Phiên Dịch Kinh Điển
“Giáo pháp của ta thậm thâm, khó gặp, khó hiểu, an lạc, cao cả, vượt ngoài sự lý luận, vi tế, có thể chứng nghiệm bởi những bậc trí..."
Sau khi chứng ngộ, Đức Phật hóa độ được nhiều người và bắt đầu thành lập tăng đoàn. Là một vị đạo sư du hóa khắp nơi, Ngài độ cho những người hữu duyên gặp Ngài: những vị tu đạo, những người bình thường, vua quan, nam phụ lão ấu — mỗi mỗi đều tùy theo nhân duyên và căn cơ của họ mà tiếp độ. Nói một cách ngắn gọn, những điều Ngài dạy đều được mọi người hưởng ứng trong mọi hoàn cảnh:
Pháp: Những lời dạy và thực hành giúp chúng ta trưởng dưỡng trí huệ vốn có của mình và dẫn đến chấm dứt khổ đau. Pháp bao gồm những xum la vạn tượng hiện hữu thiên nhiên và trật tự của vũ trụ, và cũng là toàn phần những lời dạy của Đức Phật. Pháp là viên ngọc thứ hai trong Tam Bảo, được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Công trình phiên dịch những giáo lý kinh điển từ Phạn văn sang bao nhiêu ngôn ngữ Á Châu đã là một việc vô cùng vĩ đại. Nhiệm vụ dịch sang các ngôn ngữ Tây phương còn khó khăn hơn.
Với chí nguyện phiên dịch lần lượt toàn bộ tạng kinh Phật giáo sang Anh Ngữ và các ngôn ngữ tây phương, vào năm 1970 Hòa Thượng Tuyên Hóa đã thành lập hội phiên dịch kinh điển, the Buddhist Text Translation Society. Mặc dù ngài hiểu tiếng Anh và vấn đáp khi cần thiết, Ngài luôn giảng dạy bằng Hoa ngữ. Mục đích của Ngài là để khuyến khích người Tây phương học tiếng Hoa để họ có thể trở thành dịch giả sau này, không chỉ đơn thuần dịch những bài giảng của Ngài mà là những Kinh Điển chính yếu trong Phật Giáo Đại Thừa. Chí nguyện của Ngài đã được thực hiện. Cho đến nay, hội Buddhist Text Translation Society đã ấn hành hơn 130 bản dịch Kinh điển lớn, cùng với những lời diễn giảng và các câu chuyện của Ngài.
“Giáo pháp của ta thậm thâm, khó gặp, khó hiểu, an lạc, cao cả, vượt ngoài sự lý luận, vi tế, có thể chứng nghiệm bởi những bậc trí..."
Sau khi chứng ngộ, Đức Phật hóa độ được nhiều người và bắt đầu thành lập tăng đoàn. Là một vị đạo sư du hóa khắp nơi, Ngài độ cho những người hữu duyên gặp Ngài: những vị tu đạo, những người bình thường, vua quan, nam phụ lão ấu — mỗi mỗi đều tùy theo nhân duyên và căn cơ của họ mà tiếp độ. Nói một cách ngắn gọn, những điều Ngài dạy đều được mọi người hưởng ứng trong mọi hoàn cảnh:
Pháp: Những lời dạy và thực hành giúp chúng ta trưởng dưỡng trí huệ vốn có của mình và dẫn đến chấm dứt khổ đau. Pháp bao gồm những xum la vạn tượng hiện hữu thiên nhiên và trật tự của vũ trụ, và cũng là toàn phần những lời dạy của Đức Phật. Pháp là viên ngọc thứ hai trong Tam Bảo, được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Công trình phiên dịch những giáo lý kinh điển từ Phạn văn sang bao nhiêu ngôn ngữ Á Châu đã là một việc vô cùng vĩ đại. Nhiệm vụ dịch sang các ngôn ngữ Tây phương còn khó khăn hơn.
Với chí nguyện phiên dịch lần lượt toàn bộ tạng kinh Phật giáo sang Anh Ngữ và các ngôn ngữ tây phương, vào năm 1970 Hòa Thượng Tuyên Hóa đã thành lập hội phiên dịch kinh điển, the Buddhist Text Translation Society. Mặc dù ngài hiểu tiếng Anh và vấn đáp khi cần thiết, Ngài luôn giảng dạy bằng Hoa ngữ. Mục đích của Ngài là để khuyến khích người Tây phương học tiếng Hoa để họ có thể trở thành dịch giả sau này, không chỉ đơn thuần dịch những bài giảng của Ngài mà là những Kinh Điển chính yếu trong Phật Giáo Đại Thừa. Chí nguyện của Ngài đã được thực hiện. Cho đến nay, hội Buddhist Text Translation Society đã ấn hành hơn 130 bản dịch Kinh điển lớn, cùng với những lời diễn giảng và các câu chuyện của Ngài.