Kinh Hoa Nghiêm Giảng Giải
Kinh Hoa Nghiêm, là tên tắt của Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, gốc từ tiếng Phạn là महावैपुल्यबुद्धावतंसकसूत्र . Đây là một trong những kinh quan trọng nhất trong Phật Giáo Đại Thừa, được nhiều tông phái tôn xưng là vua trong các Kinh chuyên truyền bá giáo pháp viên đốn.
Đạo Lý
“Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”, tựa Kinh dùng hai cả hai pháp dụ và nhân quả.
Tựa kinh bao hàm những đạo lý, trí huệ, người, và pháp. “Đại” nghĩa là rộng lớn bao trùm. “Phương” đại biểu cho phương thức nề nếp. “Quảng” nghĩa là biến khắp, cùng khắp, và huân nhiếp, dung nhiếp. Ba chữ Đại Phương Quảng hợp nhau đại biểu cho thể và dụng của Nhất Tâm Pháp Giới, rộng lớn không ngằn mé. Thế nên tên của Kinh là như vậy. “Phật” là vị đã nhập vào đại phương quảng vô biên pháp giới. “Hoa” là dụ cho muôn vạn đức nhân hạnh đưa tới quả vị. “Nghiêm” là muôn vạn nhân hạnh xiển dương trang nghiêm quả vị Phật. Vị vậy mà gọi là Phật Hoa Nghiêm.
Kinh này chỉ rõ bổn gốc Pháp luân. Kinh này là mẹ của các Kinh, với những đạo lý thậm thâm. Kinh lấy pháp thân của Tỳ Lô Giá Na Phật làm quả vị, “Hoa Tạng Thế Giới Hải” làm y báo, “Phổ Hiền Hạnh Nguyện” là nhân tu hành. Và sau cùng Kinh lấy đại Pháp viên dung vô ngại trùng trùng vô tận của Thập Ba La Mật làm những pháp môn tu hành của chư vị Bồ Tát. Tất cả những thứ này dùng để lộ bày những cảnh giới của Hoa Tạng.
Kinh Lăng Nghiêm Giảng Giải
Nguyên tựa kinh là “Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh”. Kinh này được truyền sang Trung Hoa do Sa Môn Bát Lặc Mật Đế vào đời nhà Đường. Bản dịch Hán Văn được hiệu đính bởi Sa Môn Hoài Địch, và sau đó được chỉnh sửa nhuận bút do ngài Phòng Dung.
Đạo Lý
Dựa theo nội dung và thể loại của tất cả Kinh điển trong ba tạng và mười hai phần Kinh, Kinh Lăng Nghiêm này là bộ Kinh duy nhất chỉ rõ năm mươi Ấm ma mà những vị tu thiền thường gặp phải. Đây là lý do tại sao Kinh Lăng Nghiêm được xem là bảo vật trong Thiền Tông. Kinh này biểu hiện của chánh pháp. Khi Phật pháp đến thời mạt, Kinh này là Kinh đầu tiên bị mất trước. Kinh Lăng Nghiêm là chìa khóa bí mật đi vào cửa Thiền, và cũng là Kinh chánh hiển lộ giáo lý Thiền. Người phàm phu nếu dụng công tu hành y như trong Kinh đây, có thể chuyển tâm phàm đưa đến thánh trí. Người này sẽ được chư Bồ Tát thọ ký và sẽ có khả năng độ hóa vô biên chúng sinh. Và kết cuộc thì người này sẽ quy chúng sinh về Phật thừa.
Hòa Thượng Hư Vân đã từng nói “Là đệ tử của Phật phải nên đọc Kinh Lăng Nghiêm.” Từ đây chúng ta hiểu được tầm mức quan trọng của Kinh này.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường được gọi là Kinh Pháp Hoa. Tiếng Phạn làसद्धर्मपुण्डरीकसूत्र, dịch sang tiếng Hoa là Diệu Pháp. Kinh này được thuyết trong những năm cuối đời của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Giáo nghĩa của Kinh này thuộc về giáo pháp viên mãn mở ra những quyền thừa, dần dần đưa đến chơn thừa. Giáo pháp viên mãn bao gồm cả Đại thừa và Tiểu thừa, chung quy về Nhất thừa dạy chúng sinh ai cũng có Phật tánh, rồi cũng sẽ thành Phật. Dựa theo thuyết Ngũ Thời Giáo của Thiên Thai Tông, Kinh Pháp Hoa được liệt kê vào thời thuyết giáo sau cùng của đức Bổn Sư, là Pháp Hoa Niết Bàn thời.
Đạo Lý
Hòa Thượng Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng kinh Pháp Hoa mỗi buổi tối ròng rã suốt hai năm, tổng cộng là 350 buổi giảng. Buổi giảng sau cùng kết thúc vào ngày 10 tháng 11 năm 1970. Kinh này chỉ rõ chư Phật, đức Thế Tôn, xuất hiện nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên là chỉ cho chúng sinh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến của Phật
Lục Tổ Pháp Bảo Đàn Kinh Giảng Giải
Lục Tổ Đàn Kinh, còn gọi là “Đàn Kinh” và “Lục Tổ Pháp Bảo Đàn Kinh”. Kinh này do Lục Tổ thuyết và được ghi lại bởi đệ tử của Ngài là Pháp Hải Pháp Sư. Đây là tài liệu duy nhất trong Phật Giáo Trung Hoa mà được gọi là “Kinh”.
Đạo Lý
Hòa Thượng Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng Kinh Pháp Bảo Đàn mỗi buổi trưa từ ngày 4 tháng 8 đến 12 tháng 9 năm 1969. Đặc điểm của Thiền Tông là bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. Kinh Pháp Bảo Đàn nhấn mạnh rằng tất cả chúng sinh đều là Phật, không có sự khác biệt của tánh Phật trong chúng sinh. Nếu dụng được tâm này thì ngay đó thành Phật. Ngoài tâm này ra, không có Phật khác.
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Giảng Giải
Kinh Địa Tạng hiện được lưu truyền là do Sa Môn Thật Xoa Nan Đà người xứ Vu Điền phiên dịch vào đời nhà Đường. Kinh nói rõ những nguyện hạnh của Địa Tạng Bồ Tát, công đức của Ngài, và những câu chuyện báo hiếu mẫu thân của Ngài trong những tiền kiếp. Vì vậy những vị nhân đức trong quá khứ đều gọi Kinh Địa Tạng là Hiếu Kinh trong Phật Giáo.
Đạo Lý
Địa Tạng có nhiều nhân duyên sâu xa với Tịnh Độ trong quá khứ. Tổ thứ tám Tịnh Độ Tông là ngài Liên Trì Đại Sư đã viết lời tựa cho Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện để khuyến khích hoằng dương Kinh này. Tổ thứ chín, Ngẫu Ích Đại Sư, trì tụng đảnh lễ và xiển dương Kinh này. Ngài Ngẫu Ích Đại Sư tu trên núi Cửu Hoa một thời gian rất lâu và tự coi như là người truyền thừa của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Ngẫu Ích Đại Sư chuyên lễ Địa Tạng Sám và trì Địa Tạng chân ngôn để sám hội tiêu trừ nghiệp chướng và hồi hướng vãng sinh về cõi Cực Lạc.
Một vị Tổ Tịnh Độ khác là Ấn Quang Đại Sư, thường dạy người trì niệm hồng danh Phật A Di Đà phát nguyện vãng sinh về Tây Phương Tịnh Độ thì phải nên tin sâu nhân quả, lánh xa việc ác, tu các hạnh lành. Chỉ như vậy mới có thề nương nơi tha lực của Phật A Di Đà mà đới nghiệp vãng sinh. Kinh Địa Tạng giải thích cặn kẽ về nhân quả báo ứng.
Hòa Thượng Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng Kinh này vào mỗi thứ Bảy từ ngày 16 tháng 11 năm 1968 và kết thúc vào ngày 29 tháng 9 năm 1969.
Kinh A Di Đà Giảng Giải
Kinh Phật Thuyết A Di Đà là một trong những Kinh điển Đại Thừa, được Tịnh Độ Tông kính trọng và được xếp vào một trong ba quyển kinh Tịnh Độ, Tịnh Độ Tam Kinh. Kinh này là một trong những kinh hy hữu vô vấn tự thuyết, được đức Bổn Sư thuyết mà không cần ai thưa thỉnh.
Phần nửa kinh đầu nói về những cảnh trang nghiêm thù thắng ở Tây Phương Cực Lạc, nguồn gốc và ý nghĩa của tên A Di Đà Phật. Phần sau khuyến tấn chúng sinh nên niệm hồng danh phát nguyện sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Sau cùng, Kinh nêu lên chư Phật từ 6 hướng – đông, tây, nam, bắc, trên, và dưới. Kinh kết thúc bằng cách khuyến tấn chúng sinh nên tin vào đức Phật A Di Đà và những sự thật về cảnh giới Cực Lạc.
Đạo Lý
Đạo lực nào và kết quả gì được nêu lên ở Kinh A Di Đà? Đó là lực bất thoái chuyển, và kết quả là vãng sinh. Một khi đã vãng sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc thì không còn thoái chuyển nữa.
Kinh Di Giáo
Kinh này ngắn chỉ một quyển do ngày Cưu Ma La Thập dịch sang Hán văn vào đời Hậu Tần. Kinh này là lời di giáo tối hậu của đức Bổn Sư trước khi Ngài nhập Niết Bàn. Kinh tóm tắt giới luật và những lời giáo huấn khác.
Đạo Lý
Đức Bổn Sư mong mõi những đệ tử của Ngài có thể tu hành theo Pháp với tâm chân chánh và đức hạnh làm nền tảng. Tu hành phải nương nơi pháp và giới luật, thì mới mong ra khỏi biển khổ sinh tử và phiền não.
Kinh Hoa Nghiêm, là tên tắt của Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, gốc từ tiếng Phạn là महावैपुल्यबुद्धावतंसकसूत्र . Đây là một trong những kinh quan trọng nhất trong Phật Giáo Đại Thừa, được nhiều tông phái tôn xưng là vua trong các Kinh chuyên truyền bá giáo pháp viên đốn.
Đạo Lý
“Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”, tựa Kinh dùng hai cả hai pháp dụ và nhân quả.
Tựa kinh bao hàm những đạo lý, trí huệ, người, và pháp. “Đại” nghĩa là rộng lớn bao trùm. “Phương” đại biểu cho phương thức nề nếp. “Quảng” nghĩa là biến khắp, cùng khắp, và huân nhiếp, dung nhiếp. Ba chữ Đại Phương Quảng hợp nhau đại biểu cho thể và dụng của Nhất Tâm Pháp Giới, rộng lớn không ngằn mé. Thế nên tên của Kinh là như vậy. “Phật” là vị đã nhập vào đại phương quảng vô biên pháp giới. “Hoa” là dụ cho muôn vạn đức nhân hạnh đưa tới quả vị. “Nghiêm” là muôn vạn nhân hạnh xiển dương trang nghiêm quả vị Phật. Vị vậy mà gọi là Phật Hoa Nghiêm.
Kinh này chỉ rõ bổn gốc Pháp luân. Kinh này là mẹ của các Kinh, với những đạo lý thậm thâm. Kinh lấy pháp thân của Tỳ Lô Giá Na Phật làm quả vị, “Hoa Tạng Thế Giới Hải” làm y báo, “Phổ Hiền Hạnh Nguyện” là nhân tu hành. Và sau cùng Kinh lấy đại Pháp viên dung vô ngại trùng trùng vô tận của Thập Ba La Mật làm những pháp môn tu hành của chư vị Bồ Tát. Tất cả những thứ này dùng để lộ bày những cảnh giới của Hoa Tạng.
Kinh Lăng Nghiêm Giảng Giải
Nguyên tựa kinh là “Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh”. Kinh này được truyền sang Trung Hoa do Sa Môn Bát Lặc Mật Đế vào đời nhà Đường. Bản dịch Hán Văn được hiệu đính bởi Sa Môn Hoài Địch, và sau đó được chỉnh sửa nhuận bút do ngài Phòng Dung.
Đạo Lý
Dựa theo nội dung và thể loại của tất cả Kinh điển trong ba tạng và mười hai phần Kinh, Kinh Lăng Nghiêm này là bộ Kinh duy nhất chỉ rõ năm mươi Ấm ma mà những vị tu thiền thường gặp phải. Đây là lý do tại sao Kinh Lăng Nghiêm được xem là bảo vật trong Thiền Tông. Kinh này biểu hiện của chánh pháp. Khi Phật pháp đến thời mạt, Kinh này là Kinh đầu tiên bị mất trước. Kinh Lăng Nghiêm là chìa khóa bí mật đi vào cửa Thiền, và cũng là Kinh chánh hiển lộ giáo lý Thiền. Người phàm phu nếu dụng công tu hành y như trong Kinh đây, có thể chuyển tâm phàm đưa đến thánh trí. Người này sẽ được chư Bồ Tát thọ ký và sẽ có khả năng độ hóa vô biên chúng sinh. Và kết cuộc thì người này sẽ quy chúng sinh về Phật thừa.
Hòa Thượng Hư Vân đã từng nói “Là đệ tử của Phật phải nên đọc Kinh Lăng Nghiêm.” Từ đây chúng ta hiểu được tầm mức quan trọng của Kinh này.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường được gọi là Kinh Pháp Hoa. Tiếng Phạn làसद्धर्मपुण्डरीकसूत्र, dịch sang tiếng Hoa là Diệu Pháp. Kinh này được thuyết trong những năm cuối đời của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Giáo nghĩa của Kinh này thuộc về giáo pháp viên mãn mở ra những quyền thừa, dần dần đưa đến chơn thừa. Giáo pháp viên mãn bao gồm cả Đại thừa và Tiểu thừa, chung quy về Nhất thừa dạy chúng sinh ai cũng có Phật tánh, rồi cũng sẽ thành Phật. Dựa theo thuyết Ngũ Thời Giáo của Thiên Thai Tông, Kinh Pháp Hoa được liệt kê vào thời thuyết giáo sau cùng của đức Bổn Sư, là Pháp Hoa Niết Bàn thời.
Đạo Lý
Hòa Thượng Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng kinh Pháp Hoa mỗi buổi tối ròng rã suốt hai năm, tổng cộng là 350 buổi giảng. Buổi giảng sau cùng kết thúc vào ngày 10 tháng 11 năm 1970. Kinh này chỉ rõ chư Phật, đức Thế Tôn, xuất hiện nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên là chỉ cho chúng sinh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến của Phật
Lục Tổ Pháp Bảo Đàn Kinh Giảng Giải
Lục Tổ Đàn Kinh, còn gọi là “Đàn Kinh” và “Lục Tổ Pháp Bảo Đàn Kinh”. Kinh này do Lục Tổ thuyết và được ghi lại bởi đệ tử của Ngài là Pháp Hải Pháp Sư. Đây là tài liệu duy nhất trong Phật Giáo Trung Hoa mà được gọi là “Kinh”.
Đạo Lý
Hòa Thượng Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng Kinh Pháp Bảo Đàn mỗi buổi trưa từ ngày 4 tháng 8 đến 12 tháng 9 năm 1969. Đặc điểm của Thiền Tông là bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. Kinh Pháp Bảo Đàn nhấn mạnh rằng tất cả chúng sinh đều là Phật, không có sự khác biệt của tánh Phật trong chúng sinh. Nếu dụng được tâm này thì ngay đó thành Phật. Ngoài tâm này ra, không có Phật khác.
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Giảng Giải
Kinh Địa Tạng hiện được lưu truyền là do Sa Môn Thật Xoa Nan Đà người xứ Vu Điền phiên dịch vào đời nhà Đường. Kinh nói rõ những nguyện hạnh của Địa Tạng Bồ Tát, công đức của Ngài, và những câu chuyện báo hiếu mẫu thân của Ngài trong những tiền kiếp. Vì vậy những vị nhân đức trong quá khứ đều gọi Kinh Địa Tạng là Hiếu Kinh trong Phật Giáo.
Đạo Lý
Địa Tạng có nhiều nhân duyên sâu xa với Tịnh Độ trong quá khứ. Tổ thứ tám Tịnh Độ Tông là ngài Liên Trì Đại Sư đã viết lời tựa cho Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện để khuyến khích hoằng dương Kinh này. Tổ thứ chín, Ngẫu Ích Đại Sư, trì tụng đảnh lễ và xiển dương Kinh này. Ngài Ngẫu Ích Đại Sư tu trên núi Cửu Hoa một thời gian rất lâu và tự coi như là người truyền thừa của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Ngẫu Ích Đại Sư chuyên lễ Địa Tạng Sám và trì Địa Tạng chân ngôn để sám hội tiêu trừ nghiệp chướng và hồi hướng vãng sinh về cõi Cực Lạc.
Một vị Tổ Tịnh Độ khác là Ấn Quang Đại Sư, thường dạy người trì niệm hồng danh Phật A Di Đà phát nguyện vãng sinh về Tây Phương Tịnh Độ thì phải nên tin sâu nhân quả, lánh xa việc ác, tu các hạnh lành. Chỉ như vậy mới có thề nương nơi tha lực của Phật A Di Đà mà đới nghiệp vãng sinh. Kinh Địa Tạng giải thích cặn kẽ về nhân quả báo ứng.
Hòa Thượng Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng Kinh này vào mỗi thứ Bảy từ ngày 16 tháng 11 năm 1968 và kết thúc vào ngày 29 tháng 9 năm 1969.
Kinh A Di Đà Giảng Giải
Kinh Phật Thuyết A Di Đà là một trong những Kinh điển Đại Thừa, được Tịnh Độ Tông kính trọng và được xếp vào một trong ba quyển kinh Tịnh Độ, Tịnh Độ Tam Kinh. Kinh này là một trong những kinh hy hữu vô vấn tự thuyết, được đức Bổn Sư thuyết mà không cần ai thưa thỉnh.
Phần nửa kinh đầu nói về những cảnh trang nghiêm thù thắng ở Tây Phương Cực Lạc, nguồn gốc và ý nghĩa của tên A Di Đà Phật. Phần sau khuyến tấn chúng sinh nên niệm hồng danh phát nguyện sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Sau cùng, Kinh nêu lên chư Phật từ 6 hướng – đông, tây, nam, bắc, trên, và dưới. Kinh kết thúc bằng cách khuyến tấn chúng sinh nên tin vào đức Phật A Di Đà và những sự thật về cảnh giới Cực Lạc.
Đạo Lý
Đạo lực nào và kết quả gì được nêu lên ở Kinh A Di Đà? Đó là lực bất thoái chuyển, và kết quả là vãng sinh. Một khi đã vãng sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc thì không còn thoái chuyển nữa.
Kinh Di Giáo
Kinh này ngắn chỉ một quyển do ngày Cưu Ma La Thập dịch sang Hán văn vào đời Hậu Tần. Kinh này là lời di giáo tối hậu của đức Bổn Sư trước khi Ngài nhập Niết Bàn. Kinh tóm tắt giới luật và những lời giáo huấn khác.
Đạo Lý
Đức Bổn Sư mong mõi những đệ tử của Ngài có thể tu hành theo Pháp với tâm chân chánh và đức hạnh làm nền tảng. Tu hành phải nương nơi pháp và giới luật, thì mới mong ra khỏi biển khổ sinh tử và phiền não.