ĐẠI THỪA DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH THIỂN THÍCH
(Đại Lão Hòa Thượng thượng Tuyên hạ Hóa giảng thuật vào năm 1968, tại Phật Giáo Giảng Đường, San Francisco, California)
Phụ Lục Phẩm 14: HẠNH AN LẠC
Đại sư Trí Giả Một Đời Lễ Bái Kinh Pháp Hoa
Trích Phẩm Phổ Hiền Lược Giảng
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Lại này Thiện nam tử! Nói “Sám hối nghiệp chướng” là như vầy:
Phục thứ, Thiện nam tử! ngôn sám hối nghiệp chướng giả:
“Lại nữa”: Sau khi giảng xong tu hạnh cúng dường rộng lớn thì phải đến sám hối nghiệp chướng, nếu quý vị tu hạnh cúng dường mà không sám hối nghiệp chướng thì chẳng thể có điều đó. “Thiện nam tử”: Vì thế mà Bồ-tát Phổ Hiền lại gọi, này thiện nam tử! “Nói sám hối nghiệp chướng là”: Sám là ăn năn lỗi trước; trước đây đã lỡ tạo bao nhiêu nghiệp chướng thì phải ăn năn sửa đổi. Hối là chừa bỏ lỗi sau; sau này không còn tái phạm nữa. Trong Phật giáo có pháp tu lạy sám hối, nghĩa là đối trước Phật tinh tấn lễ lạy Phật để sám hối tội lỗi. Khi chúng ta lễ lạy sám phải vận hết tâm thành khẩn thiết, như thế mới có kết quả, chẳng thể thiếu thành tâm, làm qua loa mà có kết quả.
Quý vị xem Đại sư Trí Giả! Lúc Kinh Lăng Nghiêm còn chưa truyền đến Trung Hoa, Ngài hướng về phương Tây lễ bái tên của Kinh Lăng Nghiêm, lễ bái mười tám năm, mười tám năm trôi qua, Ngài cũng chẳng thấy được Kinh Lăng Nghiêm. Nếu là chúng ta thì chẳng thể nói mười tám năm mà là mười tám tháng, nếu cảm thấy không có kết quả liền thôi, nói rằng tôi lễ bái mà không có kết quả gì cả nên không lễ bái nữa.
Đại sư Trí Giả một đời lễ bái Kinh Pháp Hoa, Ngài lại trọn ngày lễ bái sám hối, sao chép kinh tạng nhiều lần, tạc tượng Phật bằng gỗ và họa tượng tranh tổng cộng hơn tám vạn tôn tượng. Lúc Ngài sắp sinh, mẹ Ngài thấy hào quang ngũ sắc chiếu sáng rực nhà, sau đó thì sinh Ngài. Lúc Đại sư Trí Giả mười mấy tuổi nghe một vị Pháp sư tụng Phẩm Phổ Môn, Ngài vừa nghe qua liền nhớ hết, giống như kiếp trước Ngài đã từng tụng kinh này. Đến lúc Ngài gặp Đại sư Nam Nhạc, Đại sư vừa thấy Ngài, nói:
-Nay con đã đến, ngày trước ở hội Linh Sơn chúng ta cùng nghe Kinh Pháp Hoa, con còn nhớ không? Nay nhân duyên đã thành thục chúng ta lại đến nơi này.
Đại sư Nam Nhạc liền dạy Phẩm An Lạc Hạnh trong Kinh Pháp Hoa cho Ngài, lại dạy Ngài đọc tụng Kinh Pháp Hoa, lễ bái Kinh Pháp Hoa, Khi Ngài lễ bái đến Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự, thì chợt khai ngộ. Ngài liền đem cảnh giới chứng đắc trình lên Đại sư Nam Nhạc, nói:
-Con lễ bái kinh, lúc lễ bái đến đoạn “Đó là chân tinh tấn, đó gọi là chân cúng dường Pháp” (Thị chân tinh tấn, thị danh chân pháp cúng dường), không biết vì sao lại thấy Phật Thích-ca-mâu-ni ở tại hội Linh Sơn đang nói Kinh Pháp Hoa? Như vậy là thế nào?
Đại sư Nam Nhạc liền ấn chứng cho Ngài, nói:
-Nếu không phải là con thì không thể thấy được cảnh giới vi diệu như thế, nếu không phải là ta thì cũng chẳng thể biết được cảnh giới ấy của con; vì thế cảnh giới ấy của con hẳn phải là con mới có thể chứng đắc và cũng nhất định phải là ta mới có thể nhận biết được mà ấn chứng cho con. Nay con đã đạt được cảnh giới tiền phương tiện của Pháp Hoa Tam Muội –Triền Đà La Ni.
Sau khi Đại sư ấn chứng, Ngài thật sự đạt được trí tuệ biện tài vô ngại.
Đại sư Nam Nhạc nói với Ngài:
- Trí tuệ của con bây giờ dù cả ngàn vạn pháp sư bình thường khác, cũng không có cách nào có thể biện luận thắng con.
Từ đó, trí tuệ của Đại sư Trí Giả khai mở và khai mở trọn vẹn. Sau khi trí tuệ khai mở, Ngài càng dụng công, càng tinh tấn tu hành theo Kinh Pháp Hoa. Ngay đến khi sắp viên tịch, Ngài còn bảo vị thị giả tụng Kinh Pháp Hoa cho Ngài nghe, sau khi nghe xong, Ngài lại bảo thị giả đem nước thơm cho Ngài súc miệng rồi đọc lên bài kệ và sau đó ngồi an nhiên viên tịch.
Trước khi Đại sư Trí Giả đến núi Thiên Thai, vùng này vốn có rất nhiều người đánh cá, về sau Ngài mua lại nơi này, từ đó nơi đây cách hơn ba trăm dặm đường đều không có người đánh cá, cũng không có người sát sinh, người dân trong vùng đều quy y với Ngài. Cảnh giới của Đại sư Trí Giả thật không thể nghĩ bàn, sinh tiền Ngài tu pháp môn lễ bái sám hối.
GÁ THÂN HÀNH ĐẠO
[0022b17] Sư Thích Trí Khải họ Trần, tên Đức An, người Dĩnh châu. Khi nhà Tấn dời đô, gia đình sư chuyển đến ngụ tại Hoa Dung, Kinh châu[1]. Sư là con thứ hai của Ích Dương công Khởi Tổ, giữ chức tán kỵ triều Lương, mẹ sư họ Từ. Một lần, bà mộng thấy khói thơm năm màu xoay vần phía trên bụng, định xua đi, chợt nghe có tiếng bảo: “Do nhân duyên đời trước, nay gá thân hành đạo. Phúc đức tự tìm đến, sao lại xua đi?”; lại mấy lần mộng thấy nuốt chuột bạch, bà lấy làm lạ, bèn tìm thầy đoán mộng. Thầy bảo: “Đó là điềm rồng trắng ứng hiện”.
Đêm sư chào đời, khắp nhà sáng rực, kéo dài liên tục hai đêm mới tắt. Mọi người hân hoan, bày tiệc ăn mừng, nhưng lửa vừa nhóm liền tắt, nước nấu nóng liền nguội, tiệc không thể bày.
Bỗng có hai vị tăng gõ cửa, bước vào bảo: “Hay quá! Do phúc đức của đứa trẻ nầy ngăn chặn, sau này ắt nó sẽ xuất gia!”, dứt lời, liền biến mất. Tất cả khách mời đều ngạc nhiên.
Thuở ấu thơ, sư khi nằm thì chắp tay, khi ngồi mặt lại hướng về tây. Khi tuổi đã lớn, sư không bao giờ ăn phi thời, thấy tượng Phật thì lễ, gặp chư tăng thì kính.
Năm lên bảy, sư rất thích đến chùa, chư tăng khen ngợi tín tâm của sư, bèn truyền miệng phẩm Phổ môn. Sư chỉ nghe qua một lần liền thuộc. Năm mười tám tuổi, sư lễ ngài Pháp Tự, chùa Quả Nguyện, Tương châu cầu xuất gia; sau đó, ẩn cư nơi núi Đại Hiền, tụng các kinh Pháp hoa, Vô lượng nghĩa, Phổ hiền quán. Chưa đầy hai mươi ngày đã làu thông ba bộ.
Sư lại đến núi Đại Tô, Quang châu, thụ học Chỉ quán với thiền sư Huệ Tư. Ngài Huệ Tư học đạo với thiền sư Tựu; thiền sư Tựu lại thụ pháp nơi thiền sư Huệ Tối. Cả ba vị nầy đều chưa lường được giai vị tu chứng của sư.
Có lần, ngài Huệ Tư nói: “Xưa tại Linh sơn[2], cùng nghe Pháp Hoa. Do duyên xưa theo đuổi, nên nay ông lại đến!”, liền bảo đến đạo tràng Phổ Hiền, và giảng cho sư nghe tứ an lạc hạnh[3]. Sư ở lại núi nầy, hành Pháp hoa tam-muội, chỉ mới ba đêm, khi tụng đến phẩm Dược vương, tâm duyên theo hạnh khổ của bồ-tát Dược Vương, đến câu: “Đó là chân tinh tấn” tâm liền lĩnh ngộ, biết được sư đã từng cùng ngài Huệ Tư nghe Phật thuyết pháp nơi tịnh độ bảy báu ở núi Linh Thứu. Ngài Huệ Tư có lần bảo: “Ngoài ông, không ai cảm nhận được. Ngoài ta, không ai biết được. Đây là tiền phương tiện của Pháp hoa tam-muội.”.
Sau đó, sư vào núi Bạch Sa, Thần châu, tiếp tục tu quán Pháp hoa tam-muội, khi có điều gì nghi ngờ, lại thấy ngài Huệ Tư đến ngầm giải thích. Về sau, sư thường được ngài Huệ Tư bảo thay mình giảng kinh. Người nghe đều kính phục.
Sau sư đến trụ tại một ngôi chùa trên đỉnh Hoa Bắc, núi Thiên thai, hành hạnh đầu-đà[4]. Một hôm, trời bỗng nổi gió lớn, quật ngã cây cối, sấm sét long trời, có hàng nghìn loài quỷ, thân hình cao đến trăm trượng xuất hiện, gào thét vang dội, ghê rợn khó tả. Nhưng sư vẫn giữ tâm an nhẫn, lập tức trời quang, quỷ mất. Sau đó, sư lại cảm thấy thân đau tâm loạn, như bị thiêu đốt; lại thấy cha mẹ đã qua đời hiện ra, gối đầu lên đầu gối sư, than khổ thật bi ai. Sư lại an trú nơi pháp nhẫn, bất động như núi, hai hiện tượng kia liền biến mất. Bỗng có vị thần tăng người Tây vực đến bảo: “Người chế địch, thắng oán mới đáng là bậc dũng…”.
Từ đó về sau, sư truyền bá thiền pháp, người theo học rất đông, trở thành bậc thầy nổi tiếng đương thời, được nhiều người kính phục. Vua, hoàng hậu, hoàng phi hai triều Tùy, Trần đều đỉnh lễ sư cầu quy y và cúng dường rất trọng hậu.
Về sau, sư đến trụ tại chùa Thạch Thành. Một ngày nọ, khi tĩnh tọa trước tượng Phật, biết duyên trần đã mãn, sư bèn đặt thiền sàng ở vách đông, sư ngồi, mặt hướng về tây, niệm Phật A-di-đà, Bát-nhã, bồ-tát Quán Thế Âm. Khi ấy có người muốn dâng thuốc, sư bảo: “Thuốc có thể trừ bệnh, giữ được mạng già này ư? Bệnh không phải là thân, thuốc đâu có thể trừ được! Tuổi tác chẳng phải là tâm, thuốc đâu có thể giữ lại được!” Thị giả Trí Hỷ đến, sư bảo: “Ông nghe được những gì? Trongluận Quán tâm[5] nói những gì? Thuốc thang lộn xộn, chỉ thêm phiền người. Ta sống chỉ thêm nhọc đãy da ô uế, chết là vui được trở về. Tướng thế gian như thế, đâu đáng để than vãn!”.
Sư bảo người xướng đề kinh Pháp hoa, rồi dẫn tán rằng: “Pháp môn nầy là cha mẹ, sinh ra tuệ giải; bản-tích[6] rộng lớn, vi diệu khó lường. Ta gác kiếm, ngưng đàn ở đây vậy!”.
Sư dùng nước thơm súc miệng, rồi giảng về: Thập như[7], Tứ bất sinh[8], Thập pháp giới[9], Tam quán[10], Tứ giáo[11], Tứ vô lượng[12], Lục độ[13].
Có người hỏi quả vị tu chứng của sư, sư bảo: “Các người lười trồng căn lành, lại hỏi công đức người khác, giống như người mù hỏi màu sữa, người què hỏi đường. Ta không còn dẫn dắt chúng, các ông cần thanh tịnh sáu căn, vì người mà hại mình chỉ ở giai vị Ngũ phẩm đệ tử[14] mà thôi!”. Sư lại bảo duy-na[15]: “Người sắp qua đời, khi nghe tiếng chuông khánh, tâm càng chính niệm; do đó nên đánh khánh đến lúc tắt thở mới thôi, chứ đâu phải để thân lạnh rồi mới đánh. Các ông không nên khóc lóc, mặc tang phục như người thế gian. Mọi người hãy im lặng, ta sắp đi đây!”. Dứt lời, sư ngồi ngay ngắn trước tượng đá lớn, núi Thiên Thai, như vào thiền định mà viên tịch, nhằm ngày hai mươi hai, tháng mười một, niên hiệu Khai Hoàng mười bảy (597), thọ sáu mươi bảy tuổi. Sau đó, đệ tử y theo lời dạy an táng nhục thân sư.
Từ khi sư viên tịch đến cuối niên hiệu Nhân Thọ (604), sư bảy lần hiện thân, đắp y chống tích trượng, giống như lúc còn tại thế, trong đó hai lần tại chùa núi, một lần về ngọn Phật Lũng, bảo các đệ tử: “Ta đi xem lại sự nghiệp đời trước. Các ông đều an ổn chứ?”. Mọi người đều trông thấy, thương kính thăm hỏi, giây lâu sư mới biến mất.
Những tác phẩm do sư trước tác gồm: Pháp hoa sớ, Chỉ quán môn, Tu thiền pháp…mỗi bộ mấy mươi quyển. Sư là bậc mô phạm cho người đời, hóa đạo xa vạn dặm, đã từng xây dựng ba mươi lăm ngôi chùa lớn, tiếp tăng độ chúng hơn bốn nghìn người, sao chép mười lăm bộ tạng kinh; dùng vàng, gỗ đàn hương, tạo khoảng mười vạn tượng Phật. Tăng, tục trong hơn năm mươi châu theo sư thụ giới bồ-tát, đông không thể đếm kể; ba mươi hai vị được nối pháp, số người theo sư tu học thiền quán khắp vùng Giang Hán[16], không biết số lên đến bao nhiêu.
Sa môn Quán Đỉnh làm thị giả sư nhiều năm, thâu thập đức hạnh sáng ngời của sư, chép ra hơn hai mươi trang.
[1] Nay thuộc tây nam huyện Tiềm Giang, tỉnh Hồ Nam .
[2] Linh sơn 靈 山 (Cg:Thứu sơn, Linh nhạc): núi nằm phía đông bắc thành Vương Xá, nước Ma-kiệt-đà, Trung Ấn Độ, hình dáng núi giống chim thứu; lại có thuyết cho rằng do núi nầy có nhiều giống chim thứu cư trú, nên có tên ấy. Đức Như Lai từng giảng các kinh đại thừa như Pháp hoa… ở núi nầy. Vì thế, nơi đây trở thành thánh địa của Phật giáo.
[3] Tứ an lạc hạnh 四安樂行: bốn hạnh an lạc. Theo phẩm An lạc hạnh, quyển 4, kinh Pháp hoa, và Pháp hoa văn cú , quyển 8, hạ, khi hoằng dương kinh Pháp hoa vào đời mạt pháp, bồ-tát nên an trụ trong bốn pháp, gồm: thân an lạc hạnh, khẩu an lạc hạnh, ý an lạc hạnh và thệ nguyện an lạc hạnh. Ngoài ra, trong Pháp hoa kinh An lach hạn nghĩa của ngài Huệ Tư, gọi: thân an lạc hạnh là Chính tuệ li trước an lạc hạnh; khẩu an lạc hạnh là Vô khinh tán hủy an lạc hạnh; ý an lạc hạnh là Vô não bình đẳng an lạc hạnh; thệ nguyện an lạc hạnh là từ bi tiếp dẫn an lạc hạnh.
[4] Hạnh Đầu-đà 頭 陀行 (S:dhuta-guna): tu tập khổ hạnh, giảm thiểu tối đ ba nhu cầu ăn, ở, mặc. Người tu hạnh đầu đà phải tuân thủ mười hai hạnh:1- ở a-lan-nhã; 2-Thường hành khất thực; 3-Khất thực theo thứ tự; 4-Ngày ăn một bữa; 5-Không ăn quá nhiều; 6- Sau ngọ trai không được uống nước trái cây; 7-Đắp y bá nạp; 8-Chỉ có ba y; 9- Ở trong nghĩa địa; 10- Ngủ dưới gốc cây; 11-Ngồi chỗ đất trống; 12- Thường ngồi không nằm.
[5] Luận Quán tâm (Quán tâm luận 觀 心論; Cg: Phá tướng luận): Luận, 1 quyển, tương truyền do ngài Bồ-đề-đạt-ma soạn vào đời Lương, Trung Quốc, cũng có thuyết nói do ngài Thần Tú soạn vào đời Đường, được xếp vào Đại chính tạng, tập 85. Nội dung bộ luận dạy phương pháp quán tâm, để tổng nhiếp các pháp.
[6] Bản-tích 本 跡 (Cg: bản địa thùy tích): Bản môn và Tích môn, do đại sư Trí Khải tông Thiên Thai lập ra. Bản là bản địa, chỉ cho thật thể. Bản môn cho rằng: Bản Phật là đức Như Lai thành đạo đã lâu xa; Tích là thùy tích, chỉ cho bóng dáng của thật thể. Tích môn cho rằng: Tích Phật là Đức Phật thị hiện ở thành Già-da.
[7] Thập như 十 如 (Cg: thập như thị ) mười “như thị” mà hành giả cần phải nắm vững để tham cứu thật tướng các pháp, gồm: tướng, tính, thể, lực, tác, nhân, duyên, quả, báo và bản mạt cứu cánh đẳng.
[8] Tứ bất sinh 四不生: bốn câu bất sinh trong luận Trung quán, do ngài Long Thụ lập ra để nói rõ về nghĩa “các pháp vô sinh”, gồm: 1-Bất tự sinh: tất cả vạn pháp không thể lấy chính nó làm nhân để sinh; 2- Bất tha sinh: tất cả vạn pháp không thể do nhân khác mà sinh; 3-Bất cộng sinh: tất cả vạn pháp không thể lấy chính nó và nhân khác làm cộng nhân để sinh; 4- Bất vô nhân sinh: tất cả vạn pháp không thể do vô nhân mà sinh.
[9] Thập pháp giới 十法界: Hiển giáo y theo kinh Pháp hoa, lấy lục phàm: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a tu la, trời, người cộng với tứ thánh: thinh văn, duyên giác, bồ tát, Phật thành mười pháp giới. Mật giáo lại ý cứ vào Lý thú thích kinh, lấy ngũ phàm: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, trời, người cộng với ngũ thánh: thinh văn, duyên giác, bồ tát, Quyền Phật, Thật Phật làm thành mười pháp giới.
[10] Tam quán 三觀: ba pháp quán, gồm: không quán, giả quán và trung quán. Ngoài ra, còn có ba pháp quán do đại sư Trí Giả lập riêng khi giảng kinh Pháp hoa, gồm: tùng hạnh quán, phụ pháp quán và thác sự quán.
[11] Tứ giáo 四教: bốn giáo do đại sư Trí Giả tông Thiên Thai đời Tùy lập ra, được chia làm hai loại:
- Hóa pháp tứ giáo: nội dung giáo pháp mà Đức Phật dùng để giáo hóa chúng sinh được chia làm bốn giáo: Tạng, Thông, Biệt và Viên.
- Hóa nghi tứ giáo: phương thức giáo hóa chúng sinh của Đức Phật gồm có bốn giáo: Đốn, Tiệm, Bí mật và Bất định.
[12] Tứ vô lượng 四 無量 (S: catvāry apramāṇāni; Cg: tứ vô lượng tâm, tứ đẳng tâm): bốn tinh thần phải có của Phật, bồ-tát để độ khắp vô lượng chúng sinh, giúp họ lìa khổ, được vui, gồm: 1- Từ vô lượng; 2- Bi vô lượng; 3- Hỉ vô lượng; 4- Xả vô lượng.
[13] Lục độ 六 度 (Cg: lục ba-la-mật; S: ṣaḍ-pāramitā, ṣaṭ-pāramitā): sáu hạnh rốt ráo mà bồ-tát Đại thừa cần phải thực hiện để đạt đến Phật quả, gồm: bố thí ba-la-mật, trì giới ba-la-mật, nhẫn nhục ba-la-mật, tinh tiến ba-la-mật, thiền định ba-la-mật và trí tuệ ba-la-mật.
[14] Giai vị Ngũ phẩm đệ tử (ngũ phẩm đệ tử vị 五品弟子位): giai vị Ngoại phàm trước Thập tín,, dùng năm phẩm tu hành, chuyên tâm vào chính mình mà thực tiễn hành trì, gồm: phẩm Tùy hỉ, phẩm Đọc tụng, Phẩm thuyết pháp, phẩm Kiêm hành lục độ và phẩm Chính hạnh lục độ. Năm phẩm này xuất xứ từ phẩm Phân biệt công đức trongkinh Pháp hoa.
[15] Duy-na 維那 (Gđ: yết- ma- đà- na): một chức vụ có bổn phận trông coi, xử lý các việc trong chùa.
[16] Giang Hán 江漢: tức vùng Trường giang và Hán thủy, ý chỉ một vùng rộng lớn.
(Đại Lão Hòa Thượng thượng Tuyên hạ Hóa giảng thuật vào năm 1968, tại Phật Giáo Giảng Đường, San Francisco, California)
Phụ Lục Phẩm 14: HẠNH AN LẠC
Đại sư Trí Giả Một Đời Lễ Bái Kinh Pháp Hoa
Trích Phẩm Phổ Hiền Lược Giảng
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Lại này Thiện nam tử! Nói “Sám hối nghiệp chướng” là như vầy:
Phục thứ, Thiện nam tử! ngôn sám hối nghiệp chướng giả:
“Lại nữa”: Sau khi giảng xong tu hạnh cúng dường rộng lớn thì phải đến sám hối nghiệp chướng, nếu quý vị tu hạnh cúng dường mà không sám hối nghiệp chướng thì chẳng thể có điều đó. “Thiện nam tử”: Vì thế mà Bồ-tát Phổ Hiền lại gọi, này thiện nam tử! “Nói sám hối nghiệp chướng là”: Sám là ăn năn lỗi trước; trước đây đã lỡ tạo bao nhiêu nghiệp chướng thì phải ăn năn sửa đổi. Hối là chừa bỏ lỗi sau; sau này không còn tái phạm nữa. Trong Phật giáo có pháp tu lạy sám hối, nghĩa là đối trước Phật tinh tấn lễ lạy Phật để sám hối tội lỗi. Khi chúng ta lễ lạy sám phải vận hết tâm thành khẩn thiết, như thế mới có kết quả, chẳng thể thiếu thành tâm, làm qua loa mà có kết quả.
Quý vị xem Đại sư Trí Giả! Lúc Kinh Lăng Nghiêm còn chưa truyền đến Trung Hoa, Ngài hướng về phương Tây lễ bái tên của Kinh Lăng Nghiêm, lễ bái mười tám năm, mười tám năm trôi qua, Ngài cũng chẳng thấy được Kinh Lăng Nghiêm. Nếu là chúng ta thì chẳng thể nói mười tám năm mà là mười tám tháng, nếu cảm thấy không có kết quả liền thôi, nói rằng tôi lễ bái mà không có kết quả gì cả nên không lễ bái nữa.
Đại sư Trí Giả một đời lễ bái Kinh Pháp Hoa, Ngài lại trọn ngày lễ bái sám hối, sao chép kinh tạng nhiều lần, tạc tượng Phật bằng gỗ và họa tượng tranh tổng cộng hơn tám vạn tôn tượng. Lúc Ngài sắp sinh, mẹ Ngài thấy hào quang ngũ sắc chiếu sáng rực nhà, sau đó thì sinh Ngài. Lúc Đại sư Trí Giả mười mấy tuổi nghe một vị Pháp sư tụng Phẩm Phổ Môn, Ngài vừa nghe qua liền nhớ hết, giống như kiếp trước Ngài đã từng tụng kinh này. Đến lúc Ngài gặp Đại sư Nam Nhạc, Đại sư vừa thấy Ngài, nói:
-Nay con đã đến, ngày trước ở hội Linh Sơn chúng ta cùng nghe Kinh Pháp Hoa, con còn nhớ không? Nay nhân duyên đã thành thục chúng ta lại đến nơi này.
Đại sư Nam Nhạc liền dạy Phẩm An Lạc Hạnh trong Kinh Pháp Hoa cho Ngài, lại dạy Ngài đọc tụng Kinh Pháp Hoa, lễ bái Kinh Pháp Hoa, Khi Ngài lễ bái đến Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự, thì chợt khai ngộ. Ngài liền đem cảnh giới chứng đắc trình lên Đại sư Nam Nhạc, nói:
-Con lễ bái kinh, lúc lễ bái đến đoạn “Đó là chân tinh tấn, đó gọi là chân cúng dường Pháp” (Thị chân tinh tấn, thị danh chân pháp cúng dường), không biết vì sao lại thấy Phật Thích-ca-mâu-ni ở tại hội Linh Sơn đang nói Kinh Pháp Hoa? Như vậy là thế nào?
Đại sư Nam Nhạc liền ấn chứng cho Ngài, nói:
-Nếu không phải là con thì không thể thấy được cảnh giới vi diệu như thế, nếu không phải là ta thì cũng chẳng thể biết được cảnh giới ấy của con; vì thế cảnh giới ấy của con hẳn phải là con mới có thể chứng đắc và cũng nhất định phải là ta mới có thể nhận biết được mà ấn chứng cho con. Nay con đã đạt được cảnh giới tiền phương tiện của Pháp Hoa Tam Muội –Triền Đà La Ni.
Sau khi Đại sư ấn chứng, Ngài thật sự đạt được trí tuệ biện tài vô ngại.
Đại sư Nam Nhạc nói với Ngài:
- Trí tuệ của con bây giờ dù cả ngàn vạn pháp sư bình thường khác, cũng không có cách nào có thể biện luận thắng con.
Từ đó, trí tuệ của Đại sư Trí Giả khai mở và khai mở trọn vẹn. Sau khi trí tuệ khai mở, Ngài càng dụng công, càng tinh tấn tu hành theo Kinh Pháp Hoa. Ngay đến khi sắp viên tịch, Ngài còn bảo vị thị giả tụng Kinh Pháp Hoa cho Ngài nghe, sau khi nghe xong, Ngài lại bảo thị giả đem nước thơm cho Ngài súc miệng rồi đọc lên bài kệ và sau đó ngồi an nhiên viên tịch.
Trước khi Đại sư Trí Giả đến núi Thiên Thai, vùng này vốn có rất nhiều người đánh cá, về sau Ngài mua lại nơi này, từ đó nơi đây cách hơn ba trăm dặm đường đều không có người đánh cá, cũng không có người sát sinh, người dân trong vùng đều quy y với Ngài. Cảnh giới của Đại sư Trí Giả thật không thể nghĩ bàn, sinh tiền Ngài tu pháp môn lễ bái sám hối.
GÁ THÂN HÀNH ĐẠO
[0022b17] Sư Thích Trí Khải họ Trần, tên Đức An, người Dĩnh châu. Khi nhà Tấn dời đô, gia đình sư chuyển đến ngụ tại Hoa Dung, Kinh châu[1]. Sư là con thứ hai của Ích Dương công Khởi Tổ, giữ chức tán kỵ triều Lương, mẹ sư họ Từ. Một lần, bà mộng thấy khói thơm năm màu xoay vần phía trên bụng, định xua đi, chợt nghe có tiếng bảo: “Do nhân duyên đời trước, nay gá thân hành đạo. Phúc đức tự tìm đến, sao lại xua đi?”; lại mấy lần mộng thấy nuốt chuột bạch, bà lấy làm lạ, bèn tìm thầy đoán mộng. Thầy bảo: “Đó là điềm rồng trắng ứng hiện”.
Đêm sư chào đời, khắp nhà sáng rực, kéo dài liên tục hai đêm mới tắt. Mọi người hân hoan, bày tiệc ăn mừng, nhưng lửa vừa nhóm liền tắt, nước nấu nóng liền nguội, tiệc không thể bày.
Bỗng có hai vị tăng gõ cửa, bước vào bảo: “Hay quá! Do phúc đức của đứa trẻ nầy ngăn chặn, sau này ắt nó sẽ xuất gia!”, dứt lời, liền biến mất. Tất cả khách mời đều ngạc nhiên.
Thuở ấu thơ, sư khi nằm thì chắp tay, khi ngồi mặt lại hướng về tây. Khi tuổi đã lớn, sư không bao giờ ăn phi thời, thấy tượng Phật thì lễ, gặp chư tăng thì kính.
Năm lên bảy, sư rất thích đến chùa, chư tăng khen ngợi tín tâm của sư, bèn truyền miệng phẩm Phổ môn. Sư chỉ nghe qua một lần liền thuộc. Năm mười tám tuổi, sư lễ ngài Pháp Tự, chùa Quả Nguyện, Tương châu cầu xuất gia; sau đó, ẩn cư nơi núi Đại Hiền, tụng các kinh Pháp hoa, Vô lượng nghĩa, Phổ hiền quán. Chưa đầy hai mươi ngày đã làu thông ba bộ.
Sư lại đến núi Đại Tô, Quang châu, thụ học Chỉ quán với thiền sư Huệ Tư. Ngài Huệ Tư học đạo với thiền sư Tựu; thiền sư Tựu lại thụ pháp nơi thiền sư Huệ Tối. Cả ba vị nầy đều chưa lường được giai vị tu chứng của sư.
Có lần, ngài Huệ Tư nói: “Xưa tại Linh sơn[2], cùng nghe Pháp Hoa. Do duyên xưa theo đuổi, nên nay ông lại đến!”, liền bảo đến đạo tràng Phổ Hiền, và giảng cho sư nghe tứ an lạc hạnh[3]. Sư ở lại núi nầy, hành Pháp hoa tam-muội, chỉ mới ba đêm, khi tụng đến phẩm Dược vương, tâm duyên theo hạnh khổ của bồ-tát Dược Vương, đến câu: “Đó là chân tinh tấn” tâm liền lĩnh ngộ, biết được sư đã từng cùng ngài Huệ Tư nghe Phật thuyết pháp nơi tịnh độ bảy báu ở núi Linh Thứu. Ngài Huệ Tư có lần bảo: “Ngoài ông, không ai cảm nhận được. Ngoài ta, không ai biết được. Đây là tiền phương tiện của Pháp hoa tam-muội.”.
Sau đó, sư vào núi Bạch Sa, Thần châu, tiếp tục tu quán Pháp hoa tam-muội, khi có điều gì nghi ngờ, lại thấy ngài Huệ Tư đến ngầm giải thích. Về sau, sư thường được ngài Huệ Tư bảo thay mình giảng kinh. Người nghe đều kính phục.
Sau sư đến trụ tại một ngôi chùa trên đỉnh Hoa Bắc, núi Thiên thai, hành hạnh đầu-đà[4]. Một hôm, trời bỗng nổi gió lớn, quật ngã cây cối, sấm sét long trời, có hàng nghìn loài quỷ, thân hình cao đến trăm trượng xuất hiện, gào thét vang dội, ghê rợn khó tả. Nhưng sư vẫn giữ tâm an nhẫn, lập tức trời quang, quỷ mất. Sau đó, sư lại cảm thấy thân đau tâm loạn, như bị thiêu đốt; lại thấy cha mẹ đã qua đời hiện ra, gối đầu lên đầu gối sư, than khổ thật bi ai. Sư lại an trú nơi pháp nhẫn, bất động như núi, hai hiện tượng kia liền biến mất. Bỗng có vị thần tăng người Tây vực đến bảo: “Người chế địch, thắng oán mới đáng là bậc dũng…”.
Từ đó về sau, sư truyền bá thiền pháp, người theo học rất đông, trở thành bậc thầy nổi tiếng đương thời, được nhiều người kính phục. Vua, hoàng hậu, hoàng phi hai triều Tùy, Trần đều đỉnh lễ sư cầu quy y và cúng dường rất trọng hậu.
Về sau, sư đến trụ tại chùa Thạch Thành. Một ngày nọ, khi tĩnh tọa trước tượng Phật, biết duyên trần đã mãn, sư bèn đặt thiền sàng ở vách đông, sư ngồi, mặt hướng về tây, niệm Phật A-di-đà, Bát-nhã, bồ-tát Quán Thế Âm. Khi ấy có người muốn dâng thuốc, sư bảo: “Thuốc có thể trừ bệnh, giữ được mạng già này ư? Bệnh không phải là thân, thuốc đâu có thể trừ được! Tuổi tác chẳng phải là tâm, thuốc đâu có thể giữ lại được!” Thị giả Trí Hỷ đến, sư bảo: “Ông nghe được những gì? Trongluận Quán tâm[5] nói những gì? Thuốc thang lộn xộn, chỉ thêm phiền người. Ta sống chỉ thêm nhọc đãy da ô uế, chết là vui được trở về. Tướng thế gian như thế, đâu đáng để than vãn!”.
Sư bảo người xướng đề kinh Pháp hoa, rồi dẫn tán rằng: “Pháp môn nầy là cha mẹ, sinh ra tuệ giải; bản-tích[6] rộng lớn, vi diệu khó lường. Ta gác kiếm, ngưng đàn ở đây vậy!”.
Sư dùng nước thơm súc miệng, rồi giảng về: Thập như[7], Tứ bất sinh[8], Thập pháp giới[9], Tam quán[10], Tứ giáo[11], Tứ vô lượng[12], Lục độ[13].
Có người hỏi quả vị tu chứng của sư, sư bảo: “Các người lười trồng căn lành, lại hỏi công đức người khác, giống như người mù hỏi màu sữa, người què hỏi đường. Ta không còn dẫn dắt chúng, các ông cần thanh tịnh sáu căn, vì người mà hại mình chỉ ở giai vị Ngũ phẩm đệ tử[14] mà thôi!”. Sư lại bảo duy-na[15]: “Người sắp qua đời, khi nghe tiếng chuông khánh, tâm càng chính niệm; do đó nên đánh khánh đến lúc tắt thở mới thôi, chứ đâu phải để thân lạnh rồi mới đánh. Các ông không nên khóc lóc, mặc tang phục như người thế gian. Mọi người hãy im lặng, ta sắp đi đây!”. Dứt lời, sư ngồi ngay ngắn trước tượng đá lớn, núi Thiên Thai, như vào thiền định mà viên tịch, nhằm ngày hai mươi hai, tháng mười một, niên hiệu Khai Hoàng mười bảy (597), thọ sáu mươi bảy tuổi. Sau đó, đệ tử y theo lời dạy an táng nhục thân sư.
Từ khi sư viên tịch đến cuối niên hiệu Nhân Thọ (604), sư bảy lần hiện thân, đắp y chống tích trượng, giống như lúc còn tại thế, trong đó hai lần tại chùa núi, một lần về ngọn Phật Lũng, bảo các đệ tử: “Ta đi xem lại sự nghiệp đời trước. Các ông đều an ổn chứ?”. Mọi người đều trông thấy, thương kính thăm hỏi, giây lâu sư mới biến mất.
Những tác phẩm do sư trước tác gồm: Pháp hoa sớ, Chỉ quán môn, Tu thiền pháp…mỗi bộ mấy mươi quyển. Sư là bậc mô phạm cho người đời, hóa đạo xa vạn dặm, đã từng xây dựng ba mươi lăm ngôi chùa lớn, tiếp tăng độ chúng hơn bốn nghìn người, sao chép mười lăm bộ tạng kinh; dùng vàng, gỗ đàn hương, tạo khoảng mười vạn tượng Phật. Tăng, tục trong hơn năm mươi châu theo sư thụ giới bồ-tát, đông không thể đếm kể; ba mươi hai vị được nối pháp, số người theo sư tu học thiền quán khắp vùng Giang Hán[16], không biết số lên đến bao nhiêu.
Sa môn Quán Đỉnh làm thị giả sư nhiều năm, thâu thập đức hạnh sáng ngời của sư, chép ra hơn hai mươi trang.
[1] Nay thuộc tây nam huyện Tiềm Giang, tỉnh Hồ Nam .
[2] Linh sơn 靈 山 (Cg:Thứu sơn, Linh nhạc): núi nằm phía đông bắc thành Vương Xá, nước Ma-kiệt-đà, Trung Ấn Độ, hình dáng núi giống chim thứu; lại có thuyết cho rằng do núi nầy có nhiều giống chim thứu cư trú, nên có tên ấy. Đức Như Lai từng giảng các kinh đại thừa như Pháp hoa… ở núi nầy. Vì thế, nơi đây trở thành thánh địa của Phật giáo.
[3] Tứ an lạc hạnh 四安樂行: bốn hạnh an lạc. Theo phẩm An lạc hạnh, quyển 4, kinh Pháp hoa, và Pháp hoa văn cú , quyển 8, hạ, khi hoằng dương kinh Pháp hoa vào đời mạt pháp, bồ-tát nên an trụ trong bốn pháp, gồm: thân an lạc hạnh, khẩu an lạc hạnh, ý an lạc hạnh và thệ nguyện an lạc hạnh. Ngoài ra, trong Pháp hoa kinh An lach hạn nghĩa của ngài Huệ Tư, gọi: thân an lạc hạnh là Chính tuệ li trước an lạc hạnh; khẩu an lạc hạnh là Vô khinh tán hủy an lạc hạnh; ý an lạc hạnh là Vô não bình đẳng an lạc hạnh; thệ nguyện an lạc hạnh là từ bi tiếp dẫn an lạc hạnh.
[4] Hạnh Đầu-đà 頭 陀行 (S:dhuta-guna): tu tập khổ hạnh, giảm thiểu tối đ ba nhu cầu ăn, ở, mặc. Người tu hạnh đầu đà phải tuân thủ mười hai hạnh:1- ở a-lan-nhã; 2-Thường hành khất thực; 3-Khất thực theo thứ tự; 4-Ngày ăn một bữa; 5-Không ăn quá nhiều; 6- Sau ngọ trai không được uống nước trái cây; 7-Đắp y bá nạp; 8-Chỉ có ba y; 9- Ở trong nghĩa địa; 10- Ngủ dưới gốc cây; 11-Ngồi chỗ đất trống; 12- Thường ngồi không nằm.
[5] Luận Quán tâm (Quán tâm luận 觀 心論; Cg: Phá tướng luận): Luận, 1 quyển, tương truyền do ngài Bồ-đề-đạt-ma soạn vào đời Lương, Trung Quốc, cũng có thuyết nói do ngài Thần Tú soạn vào đời Đường, được xếp vào Đại chính tạng, tập 85. Nội dung bộ luận dạy phương pháp quán tâm, để tổng nhiếp các pháp.
[6] Bản-tích 本 跡 (Cg: bản địa thùy tích): Bản môn và Tích môn, do đại sư Trí Khải tông Thiên Thai lập ra. Bản là bản địa, chỉ cho thật thể. Bản môn cho rằng: Bản Phật là đức Như Lai thành đạo đã lâu xa; Tích là thùy tích, chỉ cho bóng dáng của thật thể. Tích môn cho rằng: Tích Phật là Đức Phật thị hiện ở thành Già-da.
[7] Thập như 十 如 (Cg: thập như thị ) mười “như thị” mà hành giả cần phải nắm vững để tham cứu thật tướng các pháp, gồm: tướng, tính, thể, lực, tác, nhân, duyên, quả, báo và bản mạt cứu cánh đẳng.
[8] Tứ bất sinh 四不生: bốn câu bất sinh trong luận Trung quán, do ngài Long Thụ lập ra để nói rõ về nghĩa “các pháp vô sinh”, gồm: 1-Bất tự sinh: tất cả vạn pháp không thể lấy chính nó làm nhân để sinh; 2- Bất tha sinh: tất cả vạn pháp không thể do nhân khác mà sinh; 3-Bất cộng sinh: tất cả vạn pháp không thể lấy chính nó và nhân khác làm cộng nhân để sinh; 4- Bất vô nhân sinh: tất cả vạn pháp không thể do vô nhân mà sinh.
[9] Thập pháp giới 十法界: Hiển giáo y theo kinh Pháp hoa, lấy lục phàm: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a tu la, trời, người cộng với tứ thánh: thinh văn, duyên giác, bồ tát, Phật thành mười pháp giới. Mật giáo lại ý cứ vào Lý thú thích kinh, lấy ngũ phàm: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, trời, người cộng với ngũ thánh: thinh văn, duyên giác, bồ tát, Quyền Phật, Thật Phật làm thành mười pháp giới.
[10] Tam quán 三觀: ba pháp quán, gồm: không quán, giả quán và trung quán. Ngoài ra, còn có ba pháp quán do đại sư Trí Giả lập riêng khi giảng kinh Pháp hoa, gồm: tùng hạnh quán, phụ pháp quán và thác sự quán.
[11] Tứ giáo 四教: bốn giáo do đại sư Trí Giả tông Thiên Thai đời Tùy lập ra, được chia làm hai loại:
- Hóa pháp tứ giáo: nội dung giáo pháp mà Đức Phật dùng để giáo hóa chúng sinh được chia làm bốn giáo: Tạng, Thông, Biệt và Viên.
- Hóa nghi tứ giáo: phương thức giáo hóa chúng sinh của Đức Phật gồm có bốn giáo: Đốn, Tiệm, Bí mật và Bất định.
[12] Tứ vô lượng 四 無量 (S: catvāry apramāṇāni; Cg: tứ vô lượng tâm, tứ đẳng tâm): bốn tinh thần phải có của Phật, bồ-tát để độ khắp vô lượng chúng sinh, giúp họ lìa khổ, được vui, gồm: 1- Từ vô lượng; 2- Bi vô lượng; 3- Hỉ vô lượng; 4- Xả vô lượng.
[13] Lục độ 六 度 (Cg: lục ba-la-mật; S: ṣaḍ-pāramitā, ṣaṭ-pāramitā): sáu hạnh rốt ráo mà bồ-tát Đại thừa cần phải thực hiện để đạt đến Phật quả, gồm: bố thí ba-la-mật, trì giới ba-la-mật, nhẫn nhục ba-la-mật, tinh tiến ba-la-mật, thiền định ba-la-mật và trí tuệ ba-la-mật.
[14] Giai vị Ngũ phẩm đệ tử (ngũ phẩm đệ tử vị 五品弟子位): giai vị Ngoại phàm trước Thập tín,, dùng năm phẩm tu hành, chuyên tâm vào chính mình mà thực tiễn hành trì, gồm: phẩm Tùy hỉ, phẩm Đọc tụng, Phẩm thuyết pháp, phẩm Kiêm hành lục độ và phẩm Chính hạnh lục độ. Năm phẩm này xuất xứ từ phẩm Phân biệt công đức trongkinh Pháp hoa.
[15] Duy-na 維那 (Gđ: yết- ma- đà- na): một chức vụ có bổn phận trông coi, xử lý các việc trong chùa.
[16] Giang Hán 江漢: tức vùng Trường giang và Hán thủy, ý chỉ một vùng rộng lớn.