Lời tựa của ban biên tập
Tháng 11-2008 tại California nước Mỹ
Kinh Lăng Nghiêm là một bộ Kinh trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật, năm 1968 Thượng Nhân Tuyên Hóa tại Phật Giáo Giảng Đường ở thành phố San Francisco nước Mỹ, tổ chức “Lớp giảng tu Lăng Nghiêm mùa hạ”.
Với thời gian 96 ngày, Thượng nhân đã giảng thuật suốt bộ Kinh Lăng Nghiêm cho hơn 30 vị sinh viên nước Mỹ, mở đầu sự nghiệp hoằng pháp cho người Tây Phương. Nội dung nghiên cứu học tập bao gồm: Kinh Tiền Huyền Đàm - nói về những nội dung trước khi vào Kinh, A Nan thị đọa, 3 lần phá thức, mười lần hiển kiến - trình bày cái thấy, bốn khoa bảy đại, từ căn giải kết, 25 bậc Thánh trình bày sự viên thông, bốn loại thanh tịnh minh hối, Lăng Nghiêm thần chú, 12 loại chúng sanh, lịch vị tu chứng, thất thú, 50 cảnh giới ấm ma… để giáo đạo chúng tôi từ căn bản bước vào, từ tự tánh tu tự tánh, là tiêu trừ những vọng tưởng điên đảo của chúng tôi, để đạt đến cảnh giới phá mê hiển chánh, ngược dòng mê quay về bờ giác.
Lớp giảng tu Kinh Lăng Nghiêm này mỗi ngày từ 6 giờ sáng cho đến 9 giờ tối, mỗi ngày giảng kinh một lần, dần dần lên đến 2 lần, rồi đến 3 lần, cho đến 4 lần; trong thời gian này sinh viên thực tập tu hành thiền tọa. Sau khi giảng Kinh, Thượng nhân cùng với sinh viên nghiên cứu sâu vào, thảo luận nghĩa lý của Kinh, đối với những chỗ khó khăn nghi ngờ tiến hành hỏi và đáp, chỉ đạo cho việc thiền tọa.
Với sự giải hành đều xem trọng, dung hòa việc nghiên cứu thảo luận Kinh điển với thực tập thiền tu, phương pháp giáo hóa này ở các nước Tây Phương có thể xem là việc sáng lập đầu tiên.
Để cho sinh viên chuyên tâm học tập, Thượng nhân ngoài việc mỗi ngày giảng kinh ba bốn lần, tất cả việc lớn nhỏ trong chùa, cho đến việc mua đồ ăn, nấu đồ ăn, quét dọn đều do một mình Thượng nhân đảm nhiệm - Tinh thần vì pháp quên thân của Thượng nhân đã làm sinh viên cảm động, thậm chí phát tâm xuất gia, hiện này nghe đến việc này không ai mà không kính phục.
Vì sinh viên nghe pháp đều là những thanh niên Tây Phương sơ cơ, Hoa văn không phải là tiếng quốc ngữ cho nên Thượng nhân không đi theo phương thức giảng kinh của các vị đại đức xưa kia mà thay đổi thành văn giảng dễ hiểu, từng câu giảng giải giải thích; và khi dạy các thanh niên Tây Phương nhận thức tiếng Hoa, từ trong đó phân tích tinh tuỷ Phật pháp, với nội dung sâu sắc, lời lẽ dễ hiểu, hy vọng người đọc học tiếng Hoa khéo tự thể hội nghĩa lý của Kinh, chớ không dùng văn tự cạn cợt lặp lại mà bỏ đi nghĩa lý tinh thâm uyên bác của kinh; và hy vọng có thể phát dương rộng lớn, làm cho Kinh Lăng Nghiêm được lưu truyền rộng rãi, khiến cho người đời sau tu học có chỗ y cứ nương tựa, khiến chánh pháp được tồn tại lâu dài ở thế gian.
Lăng Nghiêm Kinh Thiển Thích, bản phát hành của lần đầu tiên kiết tập vì nhiều chỗ biên tập không thỏa đáng, nên làm mất đi diện mạo nguyên gốc thiển thích của Thượng nhân cùng với thâm ý ở trong đó. Để tu chỉnh nhiều chỗ thiếu sót ở trong bản này! Thượng nhân đã dặn dò biên tập lại, nên có lần kiết tập thứ hai này. Những năm gần đây, vì nhân lực có hạn của ban biên tập, được sự hiệp trợ của các đạo tràng phân nhánh các nuớc, cùng bắt tay hiệp lực biên soạn lại những lời giảng giải thích của Thượng nhân. Đồng thời cung kính nghe lại những băng ghi âm giảng kinh của Thượng nhân năm xưa, tiếp tục và cẩn thận ghi chép, thận trọng cân nhắc, gọt giũa biên soạn hiệu đính những lời giảng giải của Thượng nhân, tất cả đều đem hết sức khôi phục lại diện mạo ban đầu, giữ gìn bảo toàn tinh túy, để cầu mong lần xuất bản này sẽ phương tiện cho người hiện nay đọc hiểu.
Lại nữa thời đó thiết bị ghi âm còn có hạn, khiến cho những băng ghi âm giảng giải của Thượng nhân không có cách nào toàn thiện toàn mỹ, nếu y theo lần kết tập này, thì không tránh khỏi sự thiếu sót lỗi lầm; cho nên vào những năm 70, 80, 90 nhiều lần thỉnh cầu Thượng nhân giảng bù một vài đoạn nhỏ ở trong đó để bổ sung cho được đầy đủ. Ngoài ra vào năm 1987 – 1988, Thượng nhân cũng từng chủ trì buổi thuyết giảng “Chủ Quan Trí Năng Suy Động Lực”, dùng phương thức kích thích não lực cho đệ tử và những người thời đó, để tập trung trí tuệ nghiên cứu thảo luận Kinh Lăng Nghiêm. Mọi người hoặc là giảng, hoặc là bình, ý kiến độc đáo, tuyệt vời vô cùng, Thượng nhân thì vẽ rồng điểm mắt, tùy thời mà bình giảng. Có thể nói học phong thịnh hành một thời. Đáng tiếc đương thời chỉ tiến hành cho đến quyển 1 rồi chấm dứt, lại nữa Thượng nhân cũng đã từng ở Vạn Phật Thánh Thành và Kim Luân Thánh Tự chủ trì khoá học “Ngũ Thập Ấm Ma Nghiên Thảo Phiên Dịch Hội”. Sau đó Thượng nhân vì bôn ba cứu thế độ nhân, không tránh khỏi sức khỏe suy kém, không còn tự thân chủ trì các khoá học như vậy được nữa.
Lần xuất bản mới này không những đem các lần giảng bù của Thượng nhân đưa vào trong phần giải thích vốn có, và cũng đem phần bình giảng, phân tích của Thượng nhân ở trong “Ngũ Thập Ấm Ma Nghiên Thảo Phiên Dịch Hội”, “Chủ Quan Trí Năng Suy Động Lực” cùng đưa vào phụ lục để tránh sự hối tiếc mất đi hạt châu quý giá. Những chỗ trùng lập thì cố gắng đưa vào trong phần giải thích vốn có, chỗ giống nhau thì bỏ đi, chỗ thiếu thì thêm vào; nếu có sự giải thích khác hoặc phát huy riêng, thì không có nhập chung vào mà ghi vào ở sau mỗi đoạn, mỗi mỗi đều ghi chú để tiện tham khảo.
Lại nữa bản Kinh Lăng Nghiêm Thiển Thích mới này, tài liệu phong phú, đặc biệt chia thành nhiều tập để in ấn, để tiện cho độc giả cầm đọc; nhưng lần xuất bản này theo thứ lớp, theo nghĩa mà chia tập, chớ không phải y theo quyển hoặc y theo số lượng. Ví dụ “25 bậc Thánh chứng viên thông” chiếm quyển 5 quyển 6 trong bộ kinh, nếu đưa toàn bộ phần này vào trong một tập, thì không phải càng tiện hơn cho việc nghiên cứu sao? Lại như Ngũ thập ấm ma gồm nửa phần sau quyển 9 cho đến hết quyển 10, nếu lấy phần “ngũ thập ấm ma” làm thành một tập, thì người đọc không cần qua tập khác mà vẫn có thể đọc thông suốt từ đầu cho đến cuối, thì không phải là vui sao? Nếu có một tập mà bao gồm hơn 2 quyển, thì người biên tập vẫn chú thích rõ ràng ở giữa 2 quyển để làm cho không mất đi sự hoàn chỉnh và nguyên mạo của Kinh văn.
Kinh Lăng Nghiêm từ xưa đến này phiên bản rất nhiều, mỗi mỗi đều có phần chênh lệch không nhất quán, mà kinh văn của bản này là Đại Tạng Kinh Càn Long và Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh Chánh Mạch Sớ của Giao Quang Pháp sư, trong đó có khi dẫn từ Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh giảng nghĩa của Pháp sư Viên Anh. Bị hạn chế phần mềm vi tính cũng như công tác dàn trang, một vài chữ xưa trong Kinh văn thì lấy chữ hiện đại thay thế ví dụ lấy chữ dâm bộ thủy 淫 thay thế cho chữ dâm bộ nữ 婬, lấy chữ biến bộ sước 遍thay cho chữ biến bộ xích 徧, lấy chữ tỳ bộ điền bên cạnh毗 thay cho chữ tỳ bộ điền trên đầu毘, lấy chữ tu bộ nhân 修 thay cho chữ tu bộ nhục脩, lấy chữ lưu ly 琉璃thay cho lưu ly 瑠璃 …
Cuối cùng kính xin được y theo lời dạy từ bi của Thượng Nhân, trong lần kiết tập thứ hai, chọn phần khoa phán của Ngài Pháp Sư Viên Anh đưa vào trong Kinh. Phần cương yếu và mục lục thì lấy phần khoa phán giản yếu Pháp sư Viên Anh làm chủ và dung hòa với các nhà khác để làm cho mạch lạc phân minh, đầu đuôi nhất quán thông suốt, ngắn gọn trong sáng dễ hiểu. Lần biên tập sửa chữa Kinh Lăng Nghiêm thiển thích này, trải qua thời gian mấy năm, nhưng những chỗ lầm lẫn sai sót vẫn e khó tránh, kính mong các vị độc giả hoan hỉ cho, hoặc có những chỗ chưa được tường tận chính xác, cũng kính mong các vị đại đức thùy từ chỉ dạy để cho được hoàn thiện, đây là chỗ tha thiết mong cầu của ban biên tập.
Tháng 11-2008 tại California nước Mỹ
Kinh Lăng Nghiêm là một bộ Kinh trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật, năm 1968 Thượng Nhân Tuyên Hóa tại Phật Giáo Giảng Đường ở thành phố San Francisco nước Mỹ, tổ chức “Lớp giảng tu Lăng Nghiêm mùa hạ”.
Với thời gian 96 ngày, Thượng nhân đã giảng thuật suốt bộ Kinh Lăng Nghiêm cho hơn 30 vị sinh viên nước Mỹ, mở đầu sự nghiệp hoằng pháp cho người Tây Phương. Nội dung nghiên cứu học tập bao gồm: Kinh Tiền Huyền Đàm - nói về những nội dung trước khi vào Kinh, A Nan thị đọa, 3 lần phá thức, mười lần hiển kiến - trình bày cái thấy, bốn khoa bảy đại, từ căn giải kết, 25 bậc Thánh trình bày sự viên thông, bốn loại thanh tịnh minh hối, Lăng Nghiêm thần chú, 12 loại chúng sanh, lịch vị tu chứng, thất thú, 50 cảnh giới ấm ma… để giáo đạo chúng tôi từ căn bản bước vào, từ tự tánh tu tự tánh, là tiêu trừ những vọng tưởng điên đảo của chúng tôi, để đạt đến cảnh giới phá mê hiển chánh, ngược dòng mê quay về bờ giác.
Lớp giảng tu Kinh Lăng Nghiêm này mỗi ngày từ 6 giờ sáng cho đến 9 giờ tối, mỗi ngày giảng kinh một lần, dần dần lên đến 2 lần, rồi đến 3 lần, cho đến 4 lần; trong thời gian này sinh viên thực tập tu hành thiền tọa. Sau khi giảng Kinh, Thượng nhân cùng với sinh viên nghiên cứu sâu vào, thảo luận nghĩa lý của Kinh, đối với những chỗ khó khăn nghi ngờ tiến hành hỏi và đáp, chỉ đạo cho việc thiền tọa.
Với sự giải hành đều xem trọng, dung hòa việc nghiên cứu thảo luận Kinh điển với thực tập thiền tu, phương pháp giáo hóa này ở các nước Tây Phương có thể xem là việc sáng lập đầu tiên.
Để cho sinh viên chuyên tâm học tập, Thượng nhân ngoài việc mỗi ngày giảng kinh ba bốn lần, tất cả việc lớn nhỏ trong chùa, cho đến việc mua đồ ăn, nấu đồ ăn, quét dọn đều do một mình Thượng nhân đảm nhiệm - Tinh thần vì pháp quên thân của Thượng nhân đã làm sinh viên cảm động, thậm chí phát tâm xuất gia, hiện này nghe đến việc này không ai mà không kính phục.
Vì sinh viên nghe pháp đều là những thanh niên Tây Phương sơ cơ, Hoa văn không phải là tiếng quốc ngữ cho nên Thượng nhân không đi theo phương thức giảng kinh của các vị đại đức xưa kia mà thay đổi thành văn giảng dễ hiểu, từng câu giảng giải giải thích; và khi dạy các thanh niên Tây Phương nhận thức tiếng Hoa, từ trong đó phân tích tinh tuỷ Phật pháp, với nội dung sâu sắc, lời lẽ dễ hiểu, hy vọng người đọc học tiếng Hoa khéo tự thể hội nghĩa lý của Kinh, chớ không dùng văn tự cạn cợt lặp lại mà bỏ đi nghĩa lý tinh thâm uyên bác của kinh; và hy vọng có thể phát dương rộng lớn, làm cho Kinh Lăng Nghiêm được lưu truyền rộng rãi, khiến cho người đời sau tu học có chỗ y cứ nương tựa, khiến chánh pháp được tồn tại lâu dài ở thế gian.
Lăng Nghiêm Kinh Thiển Thích, bản phát hành của lần đầu tiên kiết tập vì nhiều chỗ biên tập không thỏa đáng, nên làm mất đi diện mạo nguyên gốc thiển thích của Thượng nhân cùng với thâm ý ở trong đó. Để tu chỉnh nhiều chỗ thiếu sót ở trong bản này! Thượng nhân đã dặn dò biên tập lại, nên có lần kiết tập thứ hai này. Những năm gần đây, vì nhân lực có hạn của ban biên tập, được sự hiệp trợ của các đạo tràng phân nhánh các nuớc, cùng bắt tay hiệp lực biên soạn lại những lời giảng giải thích của Thượng nhân. Đồng thời cung kính nghe lại những băng ghi âm giảng kinh của Thượng nhân năm xưa, tiếp tục và cẩn thận ghi chép, thận trọng cân nhắc, gọt giũa biên soạn hiệu đính những lời giảng giải của Thượng nhân, tất cả đều đem hết sức khôi phục lại diện mạo ban đầu, giữ gìn bảo toàn tinh túy, để cầu mong lần xuất bản này sẽ phương tiện cho người hiện nay đọc hiểu.
Lại nữa thời đó thiết bị ghi âm còn có hạn, khiến cho những băng ghi âm giảng giải của Thượng nhân không có cách nào toàn thiện toàn mỹ, nếu y theo lần kết tập này, thì không tránh khỏi sự thiếu sót lỗi lầm; cho nên vào những năm 70, 80, 90 nhiều lần thỉnh cầu Thượng nhân giảng bù một vài đoạn nhỏ ở trong đó để bổ sung cho được đầy đủ. Ngoài ra vào năm 1987 – 1988, Thượng nhân cũng từng chủ trì buổi thuyết giảng “Chủ Quan Trí Năng Suy Động Lực”, dùng phương thức kích thích não lực cho đệ tử và những người thời đó, để tập trung trí tuệ nghiên cứu thảo luận Kinh Lăng Nghiêm. Mọi người hoặc là giảng, hoặc là bình, ý kiến độc đáo, tuyệt vời vô cùng, Thượng nhân thì vẽ rồng điểm mắt, tùy thời mà bình giảng. Có thể nói học phong thịnh hành một thời. Đáng tiếc đương thời chỉ tiến hành cho đến quyển 1 rồi chấm dứt, lại nữa Thượng nhân cũng đã từng ở Vạn Phật Thánh Thành và Kim Luân Thánh Tự chủ trì khoá học “Ngũ Thập Ấm Ma Nghiên Thảo Phiên Dịch Hội”. Sau đó Thượng nhân vì bôn ba cứu thế độ nhân, không tránh khỏi sức khỏe suy kém, không còn tự thân chủ trì các khoá học như vậy được nữa.
Lần xuất bản mới này không những đem các lần giảng bù của Thượng nhân đưa vào trong phần giải thích vốn có, và cũng đem phần bình giảng, phân tích của Thượng nhân ở trong “Ngũ Thập Ấm Ma Nghiên Thảo Phiên Dịch Hội”, “Chủ Quan Trí Năng Suy Động Lực” cùng đưa vào phụ lục để tránh sự hối tiếc mất đi hạt châu quý giá. Những chỗ trùng lập thì cố gắng đưa vào trong phần giải thích vốn có, chỗ giống nhau thì bỏ đi, chỗ thiếu thì thêm vào; nếu có sự giải thích khác hoặc phát huy riêng, thì không có nhập chung vào mà ghi vào ở sau mỗi đoạn, mỗi mỗi đều ghi chú để tiện tham khảo.
Lại nữa bản Kinh Lăng Nghiêm Thiển Thích mới này, tài liệu phong phú, đặc biệt chia thành nhiều tập để in ấn, để tiện cho độc giả cầm đọc; nhưng lần xuất bản này theo thứ lớp, theo nghĩa mà chia tập, chớ không phải y theo quyển hoặc y theo số lượng. Ví dụ “25 bậc Thánh chứng viên thông” chiếm quyển 5 quyển 6 trong bộ kinh, nếu đưa toàn bộ phần này vào trong một tập, thì không phải càng tiện hơn cho việc nghiên cứu sao? Lại như Ngũ thập ấm ma gồm nửa phần sau quyển 9 cho đến hết quyển 10, nếu lấy phần “ngũ thập ấm ma” làm thành một tập, thì người đọc không cần qua tập khác mà vẫn có thể đọc thông suốt từ đầu cho đến cuối, thì không phải là vui sao? Nếu có một tập mà bao gồm hơn 2 quyển, thì người biên tập vẫn chú thích rõ ràng ở giữa 2 quyển để làm cho không mất đi sự hoàn chỉnh và nguyên mạo của Kinh văn.
Kinh Lăng Nghiêm từ xưa đến này phiên bản rất nhiều, mỗi mỗi đều có phần chênh lệch không nhất quán, mà kinh văn của bản này là Đại Tạng Kinh Càn Long và Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh Chánh Mạch Sớ của Giao Quang Pháp sư, trong đó có khi dẫn từ Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh giảng nghĩa của Pháp sư Viên Anh. Bị hạn chế phần mềm vi tính cũng như công tác dàn trang, một vài chữ xưa trong Kinh văn thì lấy chữ hiện đại thay thế ví dụ lấy chữ dâm bộ thủy 淫 thay thế cho chữ dâm bộ nữ 婬, lấy chữ biến bộ sước 遍thay cho chữ biến bộ xích 徧, lấy chữ tỳ bộ điền bên cạnh毗 thay cho chữ tỳ bộ điền trên đầu毘, lấy chữ tu bộ nhân 修 thay cho chữ tu bộ nhục脩, lấy chữ lưu ly 琉璃thay cho lưu ly 瑠璃 …
Cuối cùng kính xin được y theo lời dạy từ bi của Thượng Nhân, trong lần kiết tập thứ hai, chọn phần khoa phán của Ngài Pháp Sư Viên Anh đưa vào trong Kinh. Phần cương yếu và mục lục thì lấy phần khoa phán giản yếu Pháp sư Viên Anh làm chủ và dung hòa với các nhà khác để làm cho mạch lạc phân minh, đầu đuôi nhất quán thông suốt, ngắn gọn trong sáng dễ hiểu. Lần biên tập sửa chữa Kinh Lăng Nghiêm thiển thích này, trải qua thời gian mấy năm, nhưng những chỗ lầm lẫn sai sót vẫn e khó tránh, kính mong các vị độc giả hoan hỉ cho, hoặc có những chỗ chưa được tường tận chính xác, cũng kính mong các vị đại đức thùy từ chỉ dạy để cho được hoàn thiện, đây là chỗ tha thiết mong cầu của ban biên tập.