Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
PHẨM THỌ KÝ CHO HÀNG HỌC VÀ VÔ HỌC THỨ CHÍN
Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng tại Phật Giáo Giảng Đường, San Francisco, California, Hoa Kỳ, năm 1968.
KỆ KHAI KINH
Phật pháp cao siêu rất thẳm sâu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu.
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
授學無學人記品第九
◎一九六八年宣化上人講述於
美國加州三藩市佛教講堂
開經偈
無上甚深微妙法 百千萬劫難遭遇
我今見聞得受持 願解如來真實義
Phẩm Thọ Ký Cho Hàng Học Và Vô Học Thứ Chín:
Thọ: chính là thọ ký cho người khác. Phần trước đức Phật đã thọ ký cho các vị đệ tử lớn, thọ ký cho năm trăm vị A-la-hán, rồi thọ ký cho một nghìn hai trăm vị đệ tử, hiện tại lại thọ ký cho hàng học và vô học. Học, là địa vị hữu học; vô học, là địa vị vô học—không còn gì để học nữa. Có câu: “Nghiên chân đoạn hoặc, mộ cầu thắng kiến”, chính là học vậy.
授學無學人記品第九:授,就是給他授一個記莂號。前邊給各位大弟子授記,又給五百個羅漢以及一千二百個弟子授記,現在又給這學無學人授記。學,就是有學位;無學,就是無學位。所謂「研真斷惑,慕求勝見」,這叫「學」。
“Nghiên chân,” chính là nghiên cứu chân lý, chúng ta nghiên cứu chân lý này rồi, lại phải thực hành chân lý đó; không phải nói chỉ là nghiên cứu mà không cần thực hành chân lý. Nếu chỉ nghiên cứu, chỉ hiểu mà thôi, không chịu thực hành, thì không có cách gì để đoạn hoặc được. “Đoạn hoặc,” chính là đoạn trừ thô hoặc, tế hoặc và trần sa hoặc.
研真,就是研究真理。我們研究這個真理,又要實行這個真理;不是說單單研究這個真理,不去實行這個真理。僅僅研究,只是明白而已,沒有去實行就無法斷惑。斷惑,是斷粗惑、細惑和塵沙惑。
“Mộ cầu thắng kiến,” tức là ngưỡng mộ mong cầu thắng kiến. “Thắng kiến,” chính là một thứ tri kiến thù thắng. Từ sơ quả Tu-đà-hoàn, nhị quả Tư-đà-hàm, đến tam quả A-na-hàm, ba quả vị này đều gọi là địa vị hữu học. Sơ quả còn gọi là địa vị kiến đạo, thấy được đạo rồi. Nhị quả, tam quả gọi là địa vị tu đạo, đang ở địa vị tu đạo, tứ quả là địa vị vô học. Vô học chính là “chân cùng hoặc tận” (đã tỏ ngộ cùng tận chân lý, đã đoạn trừ hết hoặc), không còn gì chân thật hơn chân lý này nữa, không còn các mối hoặc nữa. Hiện tại trong Pháp Hội có hai nghìn vị hữu học và vô học, hai nghìn vị này không nằm trong số một nghìn hai trăm năm mươi vị đề cập khi trước, cho nên mới thọ ký tiếp cho họ.
慕求勝見,仰慕求這勝見;勝見,就是一種殊勝的知見。從初果須陀洹、二果斯陀含,到三果阿那含,這三種果位都叫「有學位」。又,初果叫「見道位」,見到這個道了;二果、三果叫「修道位」,在這修道的地位上;四果叫「無學位」。無學,就是「真窮惑盡」,沒有再比這個真的了,也再沒有惑了。現在這些有學和無學的人有二千人,這二千人,不在那一千二百五十人之內,是另外的;所以再給他們授記莂號。
G2.授二千人記(分二)
H1.二千請記 H2.如來授與 H1(分二)
I1.二人請記 I2.二千請記
今I1
Nhĩ thời, A-nan, La-hầu-la nhi tác thị niệm: ngã đẳng mỗi tự tư duy, thiết đắc thọ ký, bất diệc khoái hồ? Tức tùng tòa khởi, đáo ư Phật tiền, đầu diện lễ túc, câu bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Ngã đẳng ư thử, diệc ưng hữu phần, duy hữu Như Lai, ngã đẳng sở quy. Hựu ngã đẳng vi nhất thiết thế gian thiên nhân, a-tu-la sở kiến tri thức, A-nan thường vi thị giả, hộ trì pháp tạng, La-hầu-la thị Phật chi tử, nhược Phật kiến thọ A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề ký giả, ngã nguyện ký mãn, chúng vọng diệc túc.
Bấy giờ, ngài A-nan và ngài La-hầu-la nghĩ như vầy: "Chúng con tự suy nghĩ, nếu được thọ ký thời sung sướng lắm", bèn liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật, đầu mặt lạy chân Phật, đồng bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Chúng con trong đây cũng đáng có phần, chỉ có đức Như Lai, là chỗ về nương của chúng con. Lại chúng con là người quen biết của tất cả trời, người, A-tu-la trong đời. A-nan thường làm vị thị giả hộ trì tạng pháp, La-hầu-la là con của Phật, nếu Phật thọ ký đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cho, thời lòng nguyện cầu của chúng con đã mãn, mà lòng trông mong của họ cũng được đầy đủ".
爾時,阿難、羅睺羅而作是念:我等每自思惟,設得授記,不亦快乎?即從座起,到於佛前,頭面禮足,俱白佛言:世尊!我等於此,亦應有分,唯有如來,我等所歸;又我等為一切世間天人阿修羅所見知識,阿難常為侍者,護持法藏,羅睺羅是佛之子,若佛見授阿耨多羅三藐三菩提記者,我願既滿,眾望亦足。
Bấy giờ, lúc ấy, ngài A-nan và ngài La-hầu-la nghĩ như vầy: hai vị tôn giả A-nan và La-hầu-la lo lắng, thấy vị đệ tử này được thọ ký làm Phật, rồi vị đệ tử kia cũng được thọ ký làm Phật, cho nên hai vị đều không đợi được nữa, đều khởi vọng tưởng. Tôn giả A-nan là đệ nhất đa văn. Tại sao được đệ nhất đa văn? Vào thời đức Phật Không Vương, ngài và đức Phật Thích-ca Mâu-ni vốn đều tu đạo cùng một lúc, cùng phát tâm xuất gia, tu đạo. Thuở ấy, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni tu Lục độ, vạn hạnh, tinh tấn không ngừng, còn tôn giả A-nan thì thích học nhiều, biết nhiều. Kết quả là đức Thích-ca Mâu-ni thành Phật trước, trong khi A-nan vẫn còn là một tôn giả hộ trì giáo pháp của Phật.
爾時:在這時候,阿難、羅睺羅而作是念:阿難和羅睺羅兩位尊者也都著急了,看見這一位弟子也得到授記作佛,那一位弟子也得到授記作佛,於是他們自己也都等不了了,都打了妄想了。
阿難尊者,他是多聞第一。怎麼會多聞第一呢?在空王佛的時候,本來他和釋迦牟尼佛都是同時修道的,一起發願出家、修道。釋迦牟尼佛就修六度萬行,精進不退,阿難尊者就歡喜學多聞;結果釋迦牟尼佛就先成佛了,他還是做尊者,來護持佛法。
A-nan là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Khánh Hỷ (vui mừng), vì ngày A-nan ra đời cũng là ngày đức Phật thành Phật. Phụ thân của tôn giả nhân hai việc vui này (hỷ sự)--, tôn giả ra đời là một việc vui; đức Phật thành Phật là một việc vui nữa--, cho nên đặt tên cho tôn giả là Khánh Hỷ
阿難是梵語,翻譯為慶喜。因為阿難出生那一天,正趕上佛也成佛;他父親就因為有這兩重的喜事──他出生,這是一重喜事;佛成佛,這是一重喜事──所以叫他「慶喜」。
Tôn giả La-hầu-la là con của đức Phật khi Phật còn là thái tử; tôn giả không chỉ là con của đức Phật Thích-ca Mâu-ni mà trong nghìn đức Phật ở Hiền kiếp thời vị lai, mỗi vị Phật thành Phật, La-hầu-la đều làm trưởng tử-- đứa con thứ nhất của đức Phật đó. Vì trong quá khứ ngài đã phát nguyện này, mong muốn được làm con của đức Phật, cho nên đây đều là do nguyện lực của ngài.
這羅睺羅尊者,是佛的兒子;不單是釋迦牟尼佛的兒子,未來的賢劫千佛、諸佛,每一位佛成佛了**,羅睺羅都去給佛做長子──做第一個兒子。因為他過去發過這種願,願意給佛做兒子,所以這都是由他那願力來的。
La-hầu-la là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Phú Chướng. Phú là che phủ, ngăn che; chướng là nghiệp chướng. Tại sao ngài có tên như vậy, đây là có nguyên nhân. La-hầu-la ở trong bụng mẹ đến sáu năm trời, mà không thể ra đời. Tại sao ngài lại ở trong bụng mẹ lâu như thế? Vì thuở xưa khi đang tu hành, La-hầu-la đã tu [đạt kết quả khiến cho chú chuột] đến nỗi lũ chuột cũng không còn sợ ngài nữa. Khi ngài sắp nhập định thì có một chú chuột xuất hiện; chú chuột này chạy rất nhanh, ngài đuổi theo sau nó, nhưng có đuổi thế nào cũng không thể bắt kịp nó. Chú chuột này chạy rất nhanh, nó chạy khoảng nửa tiếng đồng hồ thì gặp một cái hang chuột, nó liền chui ngay vào đó. Cái hang chuột này uốn khúc quanh co, không thẳng, ngài La-hầu-la bèn dùng một cái cây thọc vào hang để xua con chuột ra ngoài, nhưng vẫn không bắt được, thế là ngài dùng gạch lấp hang chuột lại.
羅睺羅也是梵語,翻譯為覆障。覆,是蓋覆、遮覆;障,是業障。他怎麼叫這麼個名字,這有原因的。羅睺羅在他母親腹裏住胎了六年,沒能出世;為什麼在母親腹裏這麼久呢?因為羅睺羅在往昔修道的時候,修得老鼠也不怕他,他想要入定,這老鼠就出來;這隻老鼠跑得非常快,他就在後邊追,怎麼樣追也追不上。這隻老鼠跑得很快,大約跑有半個鐘頭的時間,遇到一個老鼠洞,就鑽到洞裏去了。這老鼠洞彎彎曲曲的,不是直的,他用棍子想往裏逮這隻老鼠,也逮不到;於是他就給用磚頭把老鼠洞堵上了。
Cái hang chuột bị lấp suốt sáu ngày, hôm đó, ngài phát tâm từ bi: “Ta đã lấp hang chú chuột này sáu ngày, nó quá khổ rồi! Nó ở trong hang có lẽ cũng không có gì để ăn, chắc đói sắp chết rồi! Chi bằng ta mở cửa hang thả nó tự do!”. Thế là ngài mở cửa hang chuột, lấy hết gạch ngói ra. Vì ngài lấp hang chuột sáu ngày cho nên ngài phải ở trong bụng mẹ sáu năm. Đó là chịu quả báo, bởi ngài bị nghiệp chướng này ngăn che, cho nên tên của ngài là Phú Chướng (ngăn che).
這一堵,堵了六天;這一天,他發出慈悲心:「這隻老鼠,我堵牠六天了,這太苦了!它在洞裏大約也沒有東西吃,餓也快餓死了!莫如我把這個洞口給打開,由牠自由了!」於是他把老鼠洞的洞門又給打開了,把這一塊磚頭給拿開。因為他把這隻老鼠洞給堵了六天,所以他在母親肚裏頭也要住六年;這是受這種果報、受這種的業障來遮蓋著他,所以叫「覆障」。
Có người nói: “Đời này ngài làm con của đức Phật Thích-ca Mâu-ni, chịu quả báo ở trong bụng mẹ sáu năm, vậy ở vị lai ngài sẽ ở trong bụng mẹ bao nhiêu năm? Có phải khi làm trưởng tử của các đức Phật khác ngài cũng phải ở trong thai mẹ sáu năm không?” Không sai! Nhưng dù ngài có ở trong bụng mẹ sáu năm hay không ở sáu năm thì quý vị cũng không cần lo lắng cho vị tôn giả này như thế.
有人說:「那他今生做釋迦牟尼佛的兒子,在母親肚裏住了六年,受這種果報;未來的時候,他在他母親肚裏頭,又住多少年呢?是不是做其他佛的長子,也要住六年呢?」不錯!或者他住六年,或者不住六年,你不要為這位尊者來耽這種心。
Vị tôn giả này chịu quả báo ở trong bụng mẹ sáu năm, nhưng ngài không hề cảm thấy buồn khổ gì cả. Tuy ở trong bụng mẹ mà ngài vẫn có thể du hý nhân gian, vẫn rất vui vẻ. Hơn nữa, nghiệp chướng có loại nhiều đời chỉ chịu một quả báo, có loại nhiều quả báo chịu trong nhiều đời, có loại nhiều quả báo chịu trong ít đời. Một đời mà chịu nhiều quả báo, tức là chịu hết những nghiệp chướng đã tạo từ trước; nhiều đời mà chịu nhiều quả báo, là sanh ra cõi đời này rất nhiều đời, chịu rất nhiều loại quả báo. Thế nên, tôn giả La-hầu-la tương lai lúc làm trưởng tử của đức Phật khác, hoặc là có những nghiệp chướng khác đã thành thục, cũng không nhất định. Vấn đề này, không liên quan gì đến tính mạng, thân tâm của chúng ta, chúng ta không cần khởi nhiều vọng tưởng như thế.
這一位尊者他就住六年,受果報,他也不覺得怎麼樣苦悶;在母親肚裏,他遊戲人間,還是很快樂的。並且,業障有多生而受一報的,有多報多生的,有多報少生的。一生而受多報,就是在這一生之中,把以前所造的業障都受了了;多生而受多報,是出世很多生,受很多種的果報。所以這羅睺羅尊者,將來做其他佛的長子時,或者另外有旁的業障成熟了,也不一定;這個問題,於我們身心性命上沒有什麼關係,我們不需要打這麼多的妄想。
Hiện nay, hai tôn giả này đều khởi vọng tưởng, họ khởi vọng tưởng gì? Họ nghĩ: “Chúng con mỗi người tự suy nghĩ, nếu được thọ ký thời sung sướng lắm: chúng con thường hay khởi thứ vọng tưởng này. Vọng tưởng gì? Giả sử hai chúng con cũng được đức Phật Thích-ca Mâu-ni thọ ký sẽ thành Phật, thì tốt biết mấy, thì quá sung sướng, quá tốt!
現在這兩位尊者都打了妄想了,什麼呢?我等每自思惟,設得授記,不亦快乎:我們常常會自己就想起來,打這種妄想。什麼妄想呢?假使我們也得到釋迦牟尼佛給我們兩個人授記成佛,這有多好呀!這太快樂了!太好了!
Bây giờ tôi giảng hai chữ “vọng tưởng,” quý vị không nên cho rằng các vị La-hán đều khởi vọng tưởng, chẳng trách chúng ta cũng khởi vọng tưởng. Tôi nói cho quý vị biết, vọng tưởng của các vị La-hán khác với vọng tưởng của chúng ta. Quý vị không thể không biết tàm quý (hổ thẹn), mà còn nói là La-hán cũng khởi vọng tưởng! Vọng tưởng của La-hán vốn không có tưởng, họ ngẫu nhiên đột xuất khởi lên một niệm, gọi là ‘đệ nhất nghĩa”. Không phải như quý vị, và tôi khởi vọng tưởng, một ngày từ sáng đến tối, bên trái một cái, bên phải một cái, không biết chúng ta đã khởi mấy nghìn mấy vạn cái vọng tưởng. Vọng tưởng của La-hán, đối với chúng sanh chúng ta thì đó là ‘chân tưởng’, nhưng đối với quý ngài thì có thể nói đó là sanh khởi vọng tưởng, vì các ngài luôn luôn ở trong định, một niệm chẳng sanh.
我現在講這個「妄想」,你們不要以為,羅漢也打妄想,難怪我也打妄想。我告訴你們,羅漢的妄想,和你我的妄想不同。你不要不知慚愧,還說羅漢都打妄想!羅漢的妄想,根本就沒有想;他偶生一念,這叫「第一義」。不是你、我打妄想,一天到晚,左一個、右一個,不知有幾千萬萬這麼多妄想打起來。羅漢的妄想,在我們眾生份上來說,就是「真想」;在他的份上,可以說是又生出妄想來了。因為他常常在定中,一念不生;
Hiện tại họ khởi một niệm, cho nên nói là vọng tưởng, nhưng vọng tưởng đó hoàn toàn khác với vọng tưởng của chúng ta. Có người nói: “Vọng tưởng và vọng tưởng mà còn có khác nhau sao?”, nếu là giống nhau thì đâu gọi các ngài là bậc “A-la-hán”!
現在他生出這一念來,所以說是「妄想」;但是這和你、我的妄想是不同的。有人就說:「妄想和妄想還有不同的啊?」要是同,他就不叫「阿羅漢」!
Liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật, đầu mặt lạy chân Phật, đồng bạch Phật rằng: Hai vị tôn giả này sau khi khởi vọng tưởng rồi, liền từ tòa ngồi đứng lên, đến trước đức Phật, năm vóc gieo sát đất cung kính đảnh lễ hai chân đức Phật. Sau đó, họ cùng nói, họ nói gì ư? Họ nói rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Chúng con trong đây cũng đáng có phần, chỉ có đức Như Lai là chỗ về nương của chúng con: Thưa Thế Tôn! Nay trong pháp hội này, nhân duyên thọ ký này có lẽ chúng con cũng đáng có phần chứ? Chúng con cũng đáng được thọ ký chứ? Chỗ nương tựa của chúng con, chỗ tin tưởng của chúng con chỉ có đức Phật.”
即從座起,到於佛前,頭面禮足,俱白佛言:兩位尊者打這妄想之後,就從座位起身來,走到佛的面前,五體投地恭敬禮佛的兩足。然後,他們兩個人就一起說了,說什麼呢?
世尊!我等於此,亦應有分,唯有如來,我等所歸:世尊!我們在這個法會,授記這種的因緣,我們大約也應該有份吧?也應該有份來得到授記吧?我們所歸依的、所相信的,只有佛。
Hơn nữa, chúng con là người quen biết của tất cả trời, người, A-tu-la trong đời: Hơn nữa, tất cả người ở thế gian, chư thiên, a-tu-la, họ đều cho rằng hai chúng con và hai nghìn vị học, vô học đây đều là thiện tri thức.
又我等為一切世間天人阿修羅所見知識:又者,我們兩個人,和這二千學無學的人,為一切世間的人、天上的人、阿修羅眾,他們都認為我們是個善知識。
A-nan thường làm vị thị giả hộ trì tạng pháp: Tôn giả A-nan thường hầu hạ đức Phật, làm thị giả của đức Phật, và ngài cũng là người hộ trì tất cả tạng pháp mà đức Phật đã thuyết. La-hầu-la là con của Phật: Tôn giả La-hầu-la là con của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
阿難常為侍者,護持法藏:阿難常常侍候佛,給佛當侍者,他也是護持所有佛說的一切法藏。羅睺羅是佛之子:羅睺羅是佛的兒子。
“Nếu Phật thọ ký đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cho chúng con, thời lòng nguyện cầu của chúng con đã mãn, mà lòng trông mong của họ cũng được đủ: Nếu đức Thế Tôn có thể từ bi thọ ký A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thọ ký quả vị Phật cho chúng con, thì sở nguyện của chúng con đã viên mãn! Chúng con cũng muốn được thọ ký, cũng hy vọng điều này. Ngoài ra, hy vọng của hai nghìn vị học và vô học trong pháp hội đây cũng được viên mãn, đều được đầy đủ, họ cũng đều đạt được mong ước của mình.
若佛見授阿耨多羅三藐三菩提記者,我願既滿,眾望亦足:若是世尊能慈悲為我們授阿耨多羅三藐三菩提記,授無上正等正覺、佛果位這個記的話,我們所願意的就圓滿了!我們也想要得到授記,就希望這個;還有在法會中的這二千學無學人,他們的希望也都圓滿了、都充足了,他們的希望也都得到了。
I2.二千請記
Nhĩ thời, học vô học thanh văn đệ tử nhị thiên nhân, giai tùng tòa khởi, thiên đãn hữu kiên, đáo ư Phật tiền, nhất tâm hợp chưởng, chiêm ngưỡng Thế Tôn, như A-nan, La-hầu-la sở nguyện, trụ lập nhất diện.
爾時,學無學聲聞弟子二千人,皆從座起,偏袒右肩,到於佛前,一心合掌,瞻仰世尊,如阿難、羅睺羅所願,住立一面。
Lúc đó, hàng đệ tử Thanh văn, bậc học cùng vô học, hai nghìn người đều từ chỗ ngồi đứng dậy, trệch vai áo bên phải, đến trước Phật chắp tay một lòng chiêm ngưỡng dung nhan của Thế Tôn như chỗ nguyện cầu của A-nan và La-hầu-la, rồi đứng qua một phía.
Lúc đó: khi ấy, hàng đệ tử Thanh văn, bậc học cùng vô học, hai nghìn người: các đệ tử nhị thừa hữu học và vô học lúc bấy giờ gồm có hai nghìn người, đều từ chỗ ngồi đứng dậy, trệch vai áo bên phải, đến trước Phật: Cả hai nghìn vị đều từ chỗ ngồi đứng dậy, để lộ vai bên phải, đi đến trước mặt đức Phật. Chắp tay một lòng chiêm ngưỡng dung nhan của Thế Tôn như chỗ nguyện cầu của A-nan và La-hầu-la: Hai nghìn người này đều một lòng, đây là một cách giảng, cũng có thể giảng là hai nghìn người này, tâm mỗi người đều chuyên nhất, không khởi vọng tưởng. Tuy nói là không khởi vọng tưởng nhưng cũng có một niệm, một niệm này hai tôn giả A-nan và La-hầu-la đều như nhau. Nói ‘chắp tay’ cũng tức là thể hiện sự nhất niệm. Chắp tay là hợp chưởng (合掌) hay còn gọi là hợp thập (合十: mười ngón tay chụm vào nhau) chính là chuyên nhất.
爾時:在這時候,有學無學聲聞弟子二千人:這有學和無學的這些二乘弟子,有二千人之多,皆從座起,偏袒右肩,到於佛前:都從座位站起來,把右邊的肩露出來,走到佛的面前。一心合掌,瞻仰世尊,如阿難、羅睺羅所願:二千人都是一個心,這是一個講法;也是二千人每一個人的心念都專一了,不打妄想。雖然說不打妄想,但是也有一個念;這一個念,就是和阿難尊者、羅睺羅尊者是一樣的。所以「合掌」也就表示「一念」,這叫「合十」;合十,就是專一
Hai nghìn đệ tử hữu học và vô học này một lòng chắp tay, nhìn đức Phật Thích-ca Mâu-ni, sở cầu và sở nguyện trong tâm họ cũng giống như hai tôn giả A-nan và La-hầu-la vậy.
這二千個有學及無學的弟子,一心合掌,向釋迦牟尼佛來瞻看;他們的心,所希求的和所願的,也是跟阿難和羅睺羅這兩位尊者是一樣的。
Rồi đứng qua một phía: họ im lặng đứng qua một bên, không nói lời nào cả, nhưng tâm ý thì giống như tôn giả A-nan và La-hầu-la; miệng thì không nói mà tâm thì đã thông hiểu rồi, đây gọi là ‘tâm thông’. Vì quá đông người, nếu người này nói, người kia cũng nói, hai nghìn người thì có hai nghìn người nói, cho nên họ để hai tôn giả A-nan và La-hầu-la đại diện, nói rằng: ‘Hai nghìn người chúng con cũng đồng ý với cách nói của hai ngài, ý nghĩ của chúng con, sở cầu của chúng con cũng giống như của hai ngài!’.
住立一面:他們站到一邊而沒有講話。大家沒有講話,可是心意和阿難、羅睺羅是一樣的;在沒有說,而心已經通了,這叫「心通」。因為人太多了,如果你也講、他也講,兩千個人就有兩千個人講話;所以他們就以阿難尊者和羅睺羅尊者兩個人作為代表,說是:「我們這二千人,也同意他這個說法;我們的思想、我們所求的,和他也是一樣的!」
H2.如來授與(分二)
I1.記二人 I2.記二千人 I1(分二)
J1.記阿難 J2.記羅睺羅 J1(分五)
K1.長行正與授記 K2.偈頌重明果德 K3.八千菩薩生疑
K4.如來發跡釋疑 K5.阿難顯本述歎
今K1
Nhĩ thời, Phật cáo A-nan: “Nhữ ư lai thế, đương đắc tác Phật, hiệu Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn, đương cúng dường lục thập nhị ức chư Phật, hộ trì pháp tạng. Nhiên hậu đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, giáo hóa nhị thập thiên vạn ức hằng hà sa chư Bồ-tát đẳng, linh thành A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề. Quốc danh Thường Lập Thắng Phan, kỳ độ thanh tịnh, lưu ly vi địa, kiếp danh Diệu Âm Biến Mãn.”
爾時,佛告阿難:汝於來世,當得作佛,號山海慧自在通王如來、應供、正遍知、明行足、善逝、世間解、無上士、調御丈夫、天人師、佛、世尊。當供養六十二億諸佛,護持法藏,然後得阿耨多羅三藐三菩提。教化二十千萬億恆河沙諸菩薩等,令成阿耨多羅三藐三菩提。國名常立勝旛,其土清淨,琉璃為地,劫名妙音遍滿。
Bấy giờ, đức Phật bảo A-nan: Ông ở đời sau sẽ được làm Phật hiệu là Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn, ông sẽ cúng dường sáu mươi hai ức đức Phật, hộ trì tạng pháp. Sau đó sẽ chứng được đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, giáo hóa hai mươi nghìn muôn ức hằng hà sa các chúng Bồ-tát vv... làm cho thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nước tên là Thường Lập Thắng Phan, cõi đó thanh tịnh, đất bằng chất lưu ly, kiếp tên Diệu Âm Biến Mãn
Bấy giờ, đức Phật bảo A-nan: Lúc ấy, lúc hai nghìn vị học và vô học đứng sang một bên rồi, đức Phật Thích-ca Mâu-ni liền bảo với tôn giả A-nan: “Này A-nan! Ông ở đời sau sẽ được làm Phật hiệu là Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai: Trong đời vị lai, ông sẽ được thành Phật, hiệu là Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai. Vì trí huệ của tôn giả A-nan lớn như núi cao, rộng như biển cả. Trí huệ của ngài vô cùng tự tại, cho nên sau khi thành Phật, ngài sẽ có danh hiệu là Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai, cũng đầy đủ mười danh hiệu là Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn.
爾時,佛告阿難:當爾之時,這二千學無學等,住立一面這個時候。釋迦牟尼佛就告訴阿難說,阿難呀!汝於來世,當得作佛,號山海慧自在通王如來:你等到將來世,應當成佛,成佛的名字為「山海慧自在通王如來」。因為阿難的智慧,廣博猶如高山,也如大海;他智慧非常自在,所以成佛之後,名號為山海慧自在通王如來,也具足如來十號,應供、正遍知、明行足、善逝、世間解、無上士、調御丈夫、天人師、佛、世尊:
1) Ứng cúng: đáng được nhận sự cúng dường của người và chư thiên.
2) Chánh biến tri: có chánh tri, có biến tri --biết rằng tâm sanh vạn pháp, gọi là chánh tri; biết rằng vạn pháp chỉ là tâm, gọi là biến tri.
3) Minh hạnh túc: Trí huệ và tu hành đều đầy đủ viên mãn.
4) Thiện thệ: khéo đến được một nơi tốt đẹp.
5) Thế gian giải: đạt được giải thoát của thế gian, thoát khỏi tất cả khổ não của thế gian, được sanh về nơi an lạc.
(一)應供:應該接受人、天的供養。
(二)正遍知:有正知,又有遍知。知道心生萬法,這叫正知;又能知道萬法唯心,這叫遍知。
(三)明行足:這種智慧和修行,都是具足圓滿了。
(四)善逝:善能到一個好的地方去。
(五)世間解:得到世間的解脫;解脫世間一切苦惱,得生安樂之處。
6) Vô thượng sĩ: người đạt được quả vị Phật cao tột, gọi là bậc vô thượng sĩ, Bồ-tát được gọi là bậc hữu thượng sĩ; trên Bồ-tát vẫn còn đức Phật, trên đức Phật thì không còn ai nữa.
7) Điều ngự trượng phu: bậc đại trượng phu có thể điều phục tất cả chúng sanh trong ba cõi.
8) Thiên nhân sư: là vị đạo sư của người trên cõi trời và người ở nhân gian.
9) Phật: là bậc đầy đủ tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn; cho nên gọi là ‘ba giác viên mãn, vạn đức đầy đủ’, vạn đức tính đều đầy đủ, cho nên gọi là Phật.
10) Thế Tôn: bậc tôn quý trong thế gian và xuất thế gian, cho nên tất cả người trong thế gian và xuất thế gian đều phải tôn trọng đức Phật, cung kính đức Phật.
(六)無上士:到佛的果位上,叫無上士,菩薩叫有上士;菩薩上面還有佛,佛上面就什麼也都沒有了。
(七)調御丈夫:能調御三界一切眾生的一位大丈夫。
(八)天人師:是天上人和人間人的一位導師。
(九)佛:是自覺圓、覺他也圓、覺行圓滿了,所謂「三覺圓,萬德備」,萬種德性都具足了;所以就叫佛。
(十)世尊:是世、出世之尊。所有一切的世上人和出世的人,都要尊重佛、恭敬佛。
Ông sẽ cúng dường sáu mươi hai ức đức Phật, hộ trì tạng pháp: Tôn giả A-nan sẽ cúng dường sáu mươi hai ức chư Phật, hộ trì tất cả tạng pháp của sáu mươi hai ức chư Phật này. Tôn giả hộ trì là dùng vô số phương pháp để hộ trì, không phải chỉ dùng một phương pháp. Tạng pháp, chính là đại tạng kinh, là kho báu của Phật pháp. Tôn giả sẽ cúng dường nhiều đức Phật như vậy, hộ trì nhiều tạng pháp của đức Phật như vậy. Sau đó chứng được đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác: Sau đó, tôn giả sẽ đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đắc thành Phật đạo.
Sau khi thành Phật, tôn giả sẽ giáo hóa hai mươi nghìn muôn ức hằng hà sa các chúng Bồ-tát vv... làm cho thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác: chúng sanh được giáo hóa có tới hai mươi nghìn vạn ức hằng hà sa Bồ-tát, sau đó tất cả chúng sanh này đều phát tâm Bồ-đề, hành đạo Bồ-tát, đều chứng đắc quả vị thánh nhân, có nhiều Bồ-tát như thế. Sau cùng, ngài còn khiến cho hai mươi nghìn vạn ức Bồ-tát này đều chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đắc quả vị Phật.
當供養六十二億諸佛,護持法藏:阿難應當供養六十二億那麼多的諸佛,護持這六十二億諸佛的一切法藏。他護持,是用種種的方法來護持,不是一種的方法;法藏,就是大藏經、佛法的寶藏。他供養這麼多的佛、護持這麼多佛的法藏,然後得阿耨多羅三藐三菩提:然後他就得到無上正等正覺,得成佛道。
他成佛之後,教化二十千萬億恆河沙諸菩薩等,令成阿耨多羅三藐三菩提:所教化的眾生,有二十千萬億恆河沙那麼多的眾生;然後這一切眾都發菩提心、行菩薩道,都證得聖人的果位,有這麼多的菩薩。最後使令這二十千萬億的諸菩薩,也都得到無上正等正覺、佛的果位。
Nước tên là Thường Lập Thắng Phan: đất nước của vị Phật này tên là Thường Lập Thắng Phan. “Phan” là lá cờ, theo phong tục Ấn Độ, khi một người cùng với bất kỳ người nào đó biện luận, muốn mọi người biết mình sẽ cố gắng, không thể thất bại, thì phía trước chỗ ở cắm một lá cờ, giống như là để một tấm advertisement quảng cáo vậy, ý nói là không ai có thể thắng được người đó, và bất kỳ ai biện luận với người đó thì đều phải chịu thua. Vì tôn giả A-nan là đa văn đệ nhất, rất giỏi biện luận. Quý vị xem trong ‘kinh Lăng Nghiêm’, tôn giả A-nan và đức Phật luận nghị, đạo lý được giảng trong đoạn kinh đó, giảng hay đến nỗi giảng xong đạo lý này thì Tôn giả lại đưa ra vấn đề khác để hỏi, đức Phật giải đáp xong vấn đề này thì tôn giả lại nghĩ ra một vấn đề khác để hỏi. Thế nên, khi tôn giả thành Phật, cõi nước của ngài có tên là Thường Lập Thắng Phan.
國名常立勝旛:這位佛所在的國土,名為「常立勝旛」。旛,是旗旛。在印度的風俗,這個人和任何人辯論,不會失敗,就在前邊打這麼一個旛;這就好像放一個 advertisement(廣告)在這兒,說是你任何人也不能勝得了他,和任何人一辯論,他就贏。因為阿難尊者是多聞第一,善能辯論。你看《楞嚴經》,他和佛論的那個論議、講的那個道理,講得好像把這個道理都講沒了,他又提出另外一個問題來問;佛把他這個問題給答覆了,他又想出另外一個問題來問。所以他成佛,他這個國土就叫常立勝旛國。
Cõi đó thanh tịnh, đất bằng chất lưu ly: đất ở cõi nước này rất sạch sẽ, không có dơ bẩn, không giống như cõi ngũ trược ác thế của chúng ta có nhiều thứ lộn xộn, nhiều thứ không sạch sẽ. Cõi nước của tôn giả là sạch sẽ thanh tịnh, không có đời ác ngũ trược, đất bằng chất lưu ly. Thế giới Ta-bà của chúng ta nếu dùng pha lê làm tường thì đã cho là quá đẹp. Nhưng cõi nước của tôn giả thì đất vốn là lưu ly, không có một mảy bụi nào, cho nên rất sạch sẽ.
其土清淨,琉璃為地:這個國土的土地是非常清淨,沒有污濁的。不像我們這五濁惡世,有這麼些個邋遢、這麼多不潔淨的事情;他這國土是清淨的,沒有五濁惡世,是以琉璃為地。我們娑婆世界這兒,若是用玻璃作牆,以為這就是很美妙了;可是,他這個國土的地上,根本就是琉璃的,一點塵埃也沒有,所以它就清淨。
Kiếp tên Diệu Âm Biến Mãn: kiếp của ngài tên là Diệu Âm Biến Mãn. Vì tôn giả A-nan là đa văn đệ nhất, âm thanh giọng nói của ngài rất êm dịu, lời ngài nói ra ai cũng rất thích nghe. Không như tôi khi vừa cất tiếng giảng thì có người thích nghe, song cũng có người thì không thích nghe, có người vừa nghe tôi nói đã bỏ chạy mất, có người nghe thì cũng cho qua luôn. Giọng nói của tôn giả A-nan nghe còn hay hơn cả tiếng nhạc nữa. Người thích nghe âm nhạc, thì hễ nghe được tiếng của ngài thì muốn nghe nữa; người không thích nghe âm nhạc mà hễ nghe tiếng của ngài rồi cũng muốn nghe thêm. Người giỏi âm nhạc, y cũng không nói là tiếng nhạc hay; mà y nói âm thanh giọng nói của tôn giả hay, khiến cho người nghe được âm thanh đó thì khởi tâm vui vẻ, ưa thích, không muốn bỏ đi. Thế nên, người nghe âm thanh của ngài A-nan, giống như người uống rượu ngà ngà say rồi ngồi luôn tại chỗ, quý vị muốn đuổi anh ta đi, anh ta cũng không chịu đi!
劫名妙音遍滿:他這個劫,是妙音遍滿。因為阿難多聞第一,他的聲音也美妙,他說出話,人人都歡喜聽。不像我這麼講出話來,有的人歡喜聽,有的人就不歡喜聽;有的人一聽我說話,他就跑了;有的人聽,也過得去。阿難的聲音,比奏音樂還好聽;無論歡喜聽音樂的人,一聽再聽;不歡喜聽音樂的人,一聽也要聽。這善於音樂的人,他不是說音樂奏得好;他就那聲音好,令人聽見那個聲音,就生出一種歡喜心,就不願意走了。所以聽見阿難的聲音,就好像喝醉了酒似的坐那個地方;你想叫他走,他也不願意走了!
Giọng nói của ngài A-nan, không luận người nghe là trai hay gái, người lớn hay trẻ nhỏ, người thiện hay người ác, thảy đều thích lắng nghe âm thanh của ngài. Thế nên, âm thanh của ngài A-nan là một thứ âm thanh đặc biệt vi diệu. Khi Ngài thành Phật rồi, thì kiếp đó sẽ có tên là Diệu Âm Biến Mãn, vì âm thanh vi diệu của tôn giả có thể vang vọng khắp thế giới.
阿難的聲音,無論男男女女、老老少少、善善惡惡的人,都歡喜聽阿難這個音聲;所以阿難的音聲,是特別微妙的。他成佛了,這個劫名就叫妙音遍滿,因為他微妙的音聲能遍滿這個世界。
Kỳ Phật thọ mạng vô lượng thiên vạn ức a-tăng-kỳ kiếp, nhược nhân ư thiên vạn ức vô lượng a-tăng-kỳ kiếp trung, toán số giảo kế, bất năng đắc tri. Chánh pháp trụ thế bội ư thọ mạng, tượng pháp trụ thế phục bội chánh pháp. A-nan, thị Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Phật, vi thập phương vô lượng thiên vạn ức Hằng hà sa đẳng chư Phật Như Lai sở cộng tán thán, xưng kỳ công đức.
Đức Phật đó thọ mạng vô lượng nghìn muôn ức a-tăng-kỳ kiếp, nếu có người trong nghìn muôn ức vô lượng a-tăng-kỳ kiếp tính đếm số kể chẳng có thể biết được, chánh pháp trụ đời gấp bội thọ mạng, tượng pháp trụ đời lại gấp bội chánh pháp.
A-nan! Đức Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương đó, được vô lượng nghìn muôn ức hằng hà sa các đức Phật Như Lai ở mười phương đồng ngợi khen công đức của ngài.
其佛壽命無量千萬億阿僧祇劫,若人於千萬億無量阿僧祇劫中,算數校計,不能得知。正法住世,倍於壽命;像法住世,復倍正法。阿難,是山海慧自在通王佛,為十方無量千萬億恆河沙等諸佛如來所共讚歎,稱其功德。
Đức Phật đó thọ mạng vô lượng nghìn muôn ức vô lượng a-tăng-kỳ kiếp: thọ mạng của đức Phật này rất lâu dài, nhiều tới vô số lượng nghìn muôn ức a-tăng-kỳ kiếp. Một a-tăng-kỳ kiếp là một con số vô lượng, nghìn vạn ức lần vô số lượng, quý vị nói là nhiều đến bao nhiêu? Tôi không thể biết được. Nếu có người trong nghìn muôn ức vô lượng a-tăng-kỳ kiếp tính đếm số kể chẳng có thể biết được: giả sử có người ở trong khoảng thời gian dài suốt nghìn muôn ức vô lượng a-tăng-kỳ kiếp mà dùng toán học để tính toán thời gian này cũng không biết được con số chính xác của nó.
其佛壽命無量千萬億阿僧祇劫:這位佛的壽命非常長,無數量那麼多的千萬億阿僧祇劫。一個阿僧祇劫,就是一個無量數,千萬億個無量數,你說這是多少?我是不知道的。若人於千萬億無量阿僧祇劫中,算術校計,不能得知:假設有人於千萬億無量阿僧祇這麼長的時間裏邊,用算術來計算這時間,也不知道它這個數量.
Chánh pháp trụ đời gấp bội thọ mạng: chánh pháp trụ đời lâu gấp đôi thọ mạng của vị Phật này. Thọ mạng của đức Phật này là “nghìn muôn ức vô lượng a-tăng-kỳ kiếp.” Thế thì chánh pháp trụ đời của ngài sẽ là muôn muôn ức, muôn muôn ức vô lượng a-tăng-kỳ kiếp! Nhiều gấp đôi so với “nghìn muôn ức.” Tượng pháp trụ thế lại lâu gấp bội chánh pháp: tượng pháp trụ thế lại dài gấp đôi thời gian chánh pháp trụ thế. Nói tóm lại là nhiều hơn số vô lượng số đó thêm một lần. Vậy rốt cuộc là bao nhiêu? Vì tôi không học qua toán học nên tôi tính không ra. Dù là người có học toán học mà tính toán trong thời gian dài tới vô lượng trăm nghìn muôn ức kiếp cũng không tính xong được. Dù là bản lãnh lớn như máy vi tính thời nay cũng không tính rõ ràng được con số này.
正法住世,倍於壽命:正法住世,比這位佛的壽命又加一倍。佛的壽命是千萬億無量阿僧祇劫,那麼這正法住世就是萬萬億、萬萬億無量阿僧祇劫了!比那千萬億更多一倍。像法住世,復倍正法:像法住世又比正法住世的時間更加了一倍。總而言之,比那無量數的數目又加多一倍無量數。究竟這是多少?因為我沒學過算術,我算計不出來;就是學過算術的,算記無量百千萬億劫那麼長的時間,也算不完;就是現在電腦的本領最大,也算不清楚這個數目。
A-nan! Đức Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương đó: Này A-nan! Đức Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương chính là thân sau vị lai của ông, trong tương lai ông chính là đức Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương! Đức Phật đó được vô lượng nghìn muôn ức hằng hà sa các đức Phật Như Lai ở mười phương đồng ngợi khen công đức của ngài: A-nan rất biết tán thán Phật, không luận là đức Phật nào, ngài cũng tán thán trước, như trong kinh Lăng Nghiêm có chép: “Bậc diệu trạm tổng trì bất động tôn kính, vua Thủ lăng nghiêm, đời ít có. Làm tiêu tan ức kiếp điên đảo của con, không trải qua a-tăng-kỳ kiếp mà thành tựu pháp thân”.
阿難!是山海慧自在通王佛:阿難!這位山海慧自在通王佛,就是將來你的後身,你將來就是山海慧自在通王佛!為十方無量千萬億恆河沙等諸佛如來所共讚歎,稱其功德:阿難最會讚歎佛,無論哪一位佛,他都先讚歎,好像在〈楞嚴咒〉就說:
妙湛總持不動尊,首楞嚴王世希有;銷我億劫顛倒想,不歷僧祇獲法身。
“Bậc diệu trạm tổng trì bất động” là lời tán thán Phật, “vua Thủ lăng nghiêm, đời ít có” là lời tán thán pháp, “Làm tiêu tan ức kiếp điên đảo của con, không trải qua a-tăng-kỳ kiếp mà được pháp thân”, Đây toàn là những lời tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán tăng. Vì tôn giả thường tán thán chư Phật như thế, cho nên hiện tại chư Phật cũng muốn tán thán ngài. A-nan thành Phật, thì có vô lượng trăm nghìn muôn ức hằng hà sa chư Phật tán thán ngài, khen ngài tốt như thế nào, tài giỏi như thế nào; nói công đức của ngài to lớn thế nào: “Vị Phật này trong quá khứ đã hộ trì tạng pháp của chư Phật; vị Phật này trong quá khứ đã cúng dường vô lượng chư Phật, vô lượng Tam bảo! Lúc đức Phật Thích-ca Mâu-ni trụ thế, ngài đã làm thị giả cho Phật Thích Ca, về sau, ngài cũng làm thị giả cho tất cả chư Phật xuất thế, cũng là bậc đa văn đệ nhất. Vị Phật này nay được thành Phật, chúng sanh các vị nên cung kính, cúng dường và tán thán!”. Mười phương chư Phật đều chứng minh cho tôn giả như vậy, đều bảo đại chúng khởi lòng tin tôn giả. Tại sao mười phương chư Phật đều tán thán như thế? Vì trong quá khứ ngài luôn luôn tán thán chư Phật.
「妙湛總持不動尊」,這就是讚歎佛;「首楞嚴王世希有」,這就是讚歎法;「銷我億劫顛倒想,不歷僧祇獲法身」,這都讚佛、讚法,讚僧。所以他這樣讚歎諸佛,現在諸佛也就要讚歎他了。
阿難成佛,就有無量百千萬億恆河沙這麼多的諸佛來讚歎他,說他怎樣好、怎樣好;就說他功德怎麼樣大:「這一位佛,過去是護持諸佛的法藏;這一位佛,過去供養無量諸佛、無量三寶啊!在釋迦牟尼佛住世的時候,他是作侍者的;以後所有的佛出世,他都去做侍者,都是多聞第一。這一位佛現在可成佛了,你們眾生應該恭敬、供養和讚歎!」十方諸佛都給他作證明,都叫大家對他生信心。為什麼十方諸佛這麼讚歎?因為他過去盡讚歎諸佛來著。
K2.偈頌重明果德
Nhĩ thời! Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn:
Ngã kim tăng trung thuyết A-nan trì pháp giả
Thường cúng dường chư Phật Nhiên hậu thành Chánh giác
Hiệu viết Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Phật
Kỳ quốc độ thanh tịnh Danh Thường Lập Thắng Phan
Giáo hóa chư bồ-tát Kỳ số như Hằng sa
Phật hữu đại oai đức Danh văn mãn thập phương
Thọ mạng vô hữu lượng Dĩ mẫn chúng sanh cố
Chánh pháp thọ bội mạng Tượng pháp phục bội thị
Như Hằng hà sa đẳng Vô số chư chúng sanh
Ư thử Phật pháp trung Chủng Phật đạo nhân duyên.
Khi đó đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Nay Ta nói trong tăng
A-nan, người trì pháp
Thường cúng dường các Phật
Vậy sau thành chánh giác
Hiệu rằng: Sơn Hải Huệ
Tự Tại Thông Vương Phật
Cõi nước kia thanh tịnh
Tên Thường Lập Thắng Phan
Giáo hóa các Bồ-tát
Số đông như Hằng sa
Phật có oai đức lớn
Tiếng đồn khắp mười phương
Vì bởi thương chúng sanh
Nên sống lâu vô lượng
Chánh pháp gấp bội thọ mạng
Tượng pháp lại gấp bội Chánh pháp
Vô số hàng chúng sanh
Đông như cát sông Hằng
Ở trong pháp Phật đó
Gieo nhân duyên Phật đạo.
爾時,世尊欲重宣此義,而說偈言:
我今僧中說 阿難持法者 常供養諸佛 然後成正覺
號曰山海慧 自在通王佛 其國土清淨 名常立勝旛
教化諸菩薩 其數如恆沙 佛有大威德 名聞滿十方
壽命無有量 以愍眾生故 正法倍壽命 像法復倍是
如恆河沙等 無數諸眾生 於此佛法中 種佛道因緣
Khi đó đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng: đức Phật Thích-ca Mâu-ni muốn dùng kệ tụng nói lại ý nghĩa trên một lần nữa.
Nay Ta nói trong tăng: Phật Thích-ca Mâu-ni nói: “Nay ta sẽ nói nhân duyên thọ ký của A-nan cho các vị tỳ-kheo, các vị tăng nghe. A-nan người trì pháp, thường cúng dường các Phật: A-nan là một vị trì pháp thọ trì tạng pháp của chư Phật, là một vị tôn giả hộ trì Phật pháp rất có năng lực, rất có công đức. Ông thường “tận hình thọ” cúng dường chư Phật.” Thế nào là “tận hình thọ”? Tức là trọn một đời, từ lúc sanh ra cho đến khi gặp Phật pháp, học tập Phật pháp, hộ trì Phật pháp, cho đến khi chết, ngài không thay đổi tông chỉ của mình. Không như người học Phật chúng ta hiện nay, học Phật pháp được hai hôm rưỡi là đã nói: “Tôi cảm thấy không có ý nghĩa gì cả!” liền muốn bỏ đi, nhưng hễ bỏ đi thì không thể suốt đời cúng dường chư Phật, cũng không thể suốt đời hộ trì tạng pháp của chư Phật. Cho nên hễ bỏ đi thì cách xa Phật đạo, hễ cách Phật đạo càng xa, càng lâu thì sẽ bị đọa lạc. A-nan không phải như vậy, A-nan trọn đời cúng dường Tam bảo. Ngài phát nguyện này đến tận kiếp vị lai, sẽ buông bỏ tất cả những việc ưa thích, chỉ một lòng học Phật pháp. Thế nên, tướng mạo của A-nan rất đẹp. Đức Phật có ba mươi hai tướng tốt, thì A-nan có ba mươi tướng của bậc đại nhân. Tướng mạo của ngài đẹp, giọng nói của ngài hay; giọng nói của ngài rất vi diệu, hay hơn cả tiếng hót của chim ca-lăng-tần-già. Ca-lăng-tần-già là một loại chim có tiếng hót rất hay. Tiếng hót của loài chim này rất êm tai khiến mọi người đều thích lắng nghe, nhưng giọng nói của ngài A-nan còn được thích nghe hơn tiếng hót của loài chim này.
爾時:在這時候,世尊欲重宣此義,而說偈言:釋迦牟尼佛想要用偈頌再說一說這個意思。
我今僧中說:釋迦牟尼佛說,我現在對你們這些個比丘、僧人,來說一說給阿難授記的因緣。阿難持法者,常供養諸佛:阿難是受持諸佛法藏的一位持法者,他是護持佛法的一位最有功德、最有力量的尊者,他常常盡形壽來供養諸佛。怎麼叫盡形壽呢?就是他的一生,從生出來遇到佛法,就學習佛法、護持佛法,乃至於到死,他也不改變他的宗旨。不像現在我們學佛的人,學二天半佛,就說:「我覺得沒有什麼意思!」
要跑了;這一跑,就沒有能盡形壽來供養諸佛,也沒有盡形壽來護持諸佛的法藏。所以一跑,離佛道遠了;離佛道一遠,久而久之,就墮落了。阿難不是這樣子,阿難是盡形壽來供養三寶的。在盡未來際,他發這個願,把一切所歡喜的事情都放下它,來學習佛法。所以阿難的相貌是最美滿的,佛有三十二相,阿難有三十大人相。他的相貌好,聲音又好;他的聲音最美妙的,說出話,比迦陵頻迦聲都好。迦陵頻迦,就是好聲鳥,那好聲的小鳥叫,人人都歡喜聽;阿難這個聲音,比好聲鳥的聲音更好聽。
Vậy sau thành chánh giác, hiệu rằng: Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Phật: sau khi cung kính cúng dường tất cả chư Phật, ngài A-nan sẽ được thành Phật, danh diệu là Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương. Trí huệ của vị Phật này ví như núi cao, như biển sâu, thậm chí là cao hơn núi, sâu hơn biển, trí huệ của A-nan rất lớn. Cõi nước kia thanh tịnh, tên Thường Lập Thắng Phan: đất nước của ngài vô cùng thanh tịnh, không có nhiễm ô, tên của nước là Thường Lập Thắng Phan.
然後成正覺,號曰山海慧自在通王佛:恭敬供養這一切諸佛之後,然後他成佛了,名號為山海慧自在通王佛;他的智慧好像山那麼高、海那麼深,甚至於比山更高、比海也更深。阿難的智慧就那麼大!其國土清淨,名常立勝旛:他的國土裏邊非常清淨,而無染污,國名為常立勝旛。
Giáo hóa chư Bồ-tát, số nhiều như Hằng sa: các Bồ-tát được đức Phật này giáo hóa nhiều vô lượng vô biên, nhiều như số cát của trăm nghìn muôn ức con sông Hằng. Phật có oai đức lớn, tiếng đồn khắp mười phương: vị Phật này có đại oai đức, đại thần thông, đại trí huệ, sức thần thông đại tự tại, cho nên tên của ngài vang khắp mười phương thế giới, mười phương chư Phật đều khen ngợi vị Phật này.
教化諸菩薩,其數如恆沙:他所教化的那一切無量無邊的諸菩薩,它的數目有如百千萬億恆河沙那麼多。佛有大威德,名聞滿十方:這一位佛有大威德、大神通、大智慧、大自在神通之力,所以他的名字遍滿了十方世界,十方諸佛都歡喜這一位佛。
Bởi vì thương chúng sanh nên sống lâu vô lượng: thọ mạng của đức Phật này lâu dài đến vô số lượng đại kiếp. Tại sao thọ mạng của đức Phật này lâu dài như thế? Phải chăng Ngài có tướng thọ giả? Phải chăng vị Phật này cũng muốn được trường thọ? Không phải, chính vì lý do thương xót chúng sanh, cho nên thọ mạng của ngài mới lâu dài như thế. Chánh pháp gấp bội thọ mạng, tượng pháp lại gấp bội chánh pháp: thời gian chánh pháp trụ thế lâu gấp bội thọ mạng, tượng pháp trụ thế lại lâu gấp bội chánh pháp.
壽命無有量,以愍眾生故:這一位佛的壽命,有無數量那麼多的大劫。為什麼壽命這樣長呢?是不是他有壽者相呢?是不是這一位佛也願意長命呢?不是的。他因為是憐憫眾生的緣故,所以壽命也就這麼長。正法倍壽命,像法復倍是:正法住世比這佛的壽命更加一倍,像法住世又比正法住世加多了一倍。
Vô số hàng chúng sanh, đông như cát sông Hằng: chúng sanh nhiều vô lượng vô số như cát sông Hằng, ở trong pháp Phật đó, gieo nhân duyên Phật đạo: những chúng sanh này đều gieo nhiều nhân duyên Phật đạo trong Phật pháp của vị Phật này—đức Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương—tức là tôn giả A-nan. Thế nên quý vị và tôi tương lai có thể có cơ hội ở cùng với tôn giả A-nan. Hiện nay chúng ta phải tin tưởng rằng chúng ta và ngài A-nan có nhân duyên lớn; nếu không có nhân duyên lớn thì quý vị không thể nghe được kinh Pháp Hoa, quý vị không thể biết được âm thanh của tôn giả A-nan vi diệu như thế, quý vị cũng không thể biết tướng mạo của A-nan viên mãn thế nào. Cho nên chắc chắn là chúng ta có nhân duyên rất lớn với ngài A-nan.
如恆河沙等,無數諸眾生:好像恆河沙那麼多,所有這無量無數那麼多的眾生,於此佛法中,種佛道因緣:都在這一位佛──就山海慧自在通王佛,就是阿難尊者──的佛法裏邊,種下這種種佛道的因緣。所以你、我,將來或者都可以有機會和阿難尊者在一起。我們現在,你要相信自己與阿難是有大因緣的;若沒有大因緣,你是聽不見這《法華經》,你不會認識阿難的聲音這麼美妙,你也不會認識阿難的相貌這麼圓滿。所以這是與阿難尊者一定很有緣的。
Có người nghe đoạn kinh văn vừa rồi, liền khởi tâm không tin: “Làm gì có số lượng nhiều như thế? Từ trước đến nay tôi chưa từng nghe qua con số nào lớn như vậy! Số đại kiếp nhiều đến vô lượng, vô lượng, vô lượng số cát sông Hằng, tôi chưa từng nghe qua!” Không sai! Quý vị không tin con số này, điều này cũng khó trách. Vì từ trước đến giờ không nghe nói tới, bây giờ nghe thì không tin thôi. Tôi không trả lời vấn đề tin hay không tin, tôi kể một công án nhỏ để so sánh.
方才這一段經文,有人聽了,就生出一種不相信的心:「哪有這麼大的數目?我從來就沒有聽過這麼大的數目!無量無量無量恆河沙這麼多個大劫,沒有聽過!」不錯!你不相信這個數目,這很難怪;因為從來就沒有聽過,現在聽到了,就不相信了。我不答覆這個相信、不相信的問題,我說一個小小的公案,來比較一下。
Trước đây có một người rất giàu có, sanh được một đứa con trai, cậu bé này cái gì cũng không biết. Gia đình mới mời mấy vị thầy giáo về dạy cậu bé học, cậu bé cũng không học được, không cần nói nhiều, ngay cả một chữ cậu cũng không nhận biết được. Người giàu có này liền nghĩ ra một cách rất hay, cách gì đây? Ông nói: “Được rồi! Trước đây những thầy giáo mời về dạy con ta học, họ đều dạy nó học nhiều quá. Bây giờ ta mời một thầy giáo khác, chỉ dạy cho nó biết một chữ thôi. Nếu nó có thể biết được một chữ này thì tôi trả học phí cho thầy giáo, tạ ân thầy giáo!” Thế là lúc mời thầy giáo tới, ông nói rõ ràng với thầy giáo rằng: “Trong vòng một năm, thầy không cần dạy nhiều, chỉ dạy cho nó biết một chữ là được rồi. Trong tất cả văn tự, chỉ cần nó biết một chữ thôi, tôi sẽ trả tiền cho thầy. Không chỉ trả tiền cho thầy, mà tôi sẽ trả thầy gấp đôi số tiền”.
以前有個很有錢的人,生了一個兒子;這個兒子什麼都不懂,請幾個先生教他讀書,他也不會讀書,不要說多了,連一個字也不能認識。這有錢的人就想出一個最妙的方法,什麼方法呢?說:「好!以前請的先生教我這個小孩讀書,都是教他讀多;現在我再請一個先生,就教他認識一個字。能認識一個字,我就給先生學費,謝謝他!」於是請先生的時候,就和先生講明白,說:「你這一年的時間,你不要教多,就教會一個字就可以了。他在所有的文字裏,只要能認識一個字,我就給你錢;不單給你錢,還給你兩倍的錢。」
Vị thầy giáo nói: “Đây là một công việc tốt!”. Người giàu có nói: “Nhưng, nhất định nó phải biết một chữ này, nếu nó không biết thì một xu cũng không có cho thầy đâu!”. Vị thầy đáp: “Được thôi!” Thế là thầy giáo ký hợp đồng với người giàu có đó, nội dung nói trong vòng một năm chỉ dạy con ông ta học thuộc được một chữ thôi, không cần học nhiều, thì ông ta sẽ trả tiền công cao gấp đôi.
這先生說:「這是好事情!」有錢人說:「但是可必須要認識這一個字,若不認識,那麼一個 cent(一分錢)也沒有。」這先生說:「可以!」於是和這有錢的人簽了合同,說是這一年的時間,只教會這小孩子讀一個字,不要讀多了,他就給他兩倍價錢。
Thế là từ sáng đến tối, vị thầy chỉ dạy cho cậu học trò này một chữ mà thôi. Đó là chữ gì? Chữ này thì mọi người đều biết, đó là chữ nhất (一), một nét ngang. Thầy giáo nói với học trò: “Trò hãy nhớ đây là chữ nhất!”, hôm nay học chữ nhất này, ngày mai cũng học chữ nhất này, ngày mốt cũng học chữ nhất này, suốt một năm cũng học chữ nhất này, viết chữ nhất này, ‘一, 一, 一, ….’ cũng suốt một năm như thế, dù học trò thế nào thì cũng sẽ nhớ được, sẽ nhớ cặn kẽ, nhớ rõ ràng.
這先生就一天到晚,教這個學生一個字。什麼字呢?這你們大家都認識,就一橫這個「一」。說:「你記得這是個『一』!」今天也讀這個「一」,明天也讀這個「一」,後天也讀這個「一」;一年的時間,都讀這個「一」、寫這個「一」,這「一、一、一……」,「一」了一年。這一年讀了一個「一」,學生怎樣都記住了,記得 清清楚楚、明明白白。
Một hôm, vị chủ nhà này mời thầy giáo đến nhà dùng cơm, dùng cơm xong bèn ra hoa viên tản bộ, tức là đi lững thững trong hoa viên, ngắm các loại hoa. Vị chủ nhà không dám hỏi thầy: “Thầy dạy con tôi biết được một chữ chưa?”. Nhưng khi đến hoa viên, ông cho là thời điểm rất tốt, cho nên lén hỏi nhỏ thầy giáo: “Cả năm nay thầy dạy nó học thế nào rồi? Đã biết chữ hay chưa?” “Đương nhiên là biết chữ rồi! Lúc nào ông cũng có thể khảo mà”. “Vậy thì bây giờ thầy hãy hỏi và khảo bài nó đi!”
這一天,這個學東就請先生來吃飯;吃完飯,到外面花園子去散步──就是到花園裏去走一走、看看花之類的。這個學東總不敢問他:「你教會了這一個字嗎?」但是到花園裏,以為這個環境非常好,就偷偷地問先生:
「你今年教他讀書,怎麼樣呀?認字不認字?」
「當然認字啦!隨時都可以考試的。」
「那你現在就問一問、考一考啦!」
Quý vị nói xem vị thầy giáo làm thế nào? Ông dùng chân vẽ trên nền đất một vạch nằm ngang, tức là chữ nhất (一), chữ nhất này dài chừng hai thước, rồi hỏi cậu học trò: “Đây là chữ gì?”, học trò đáp: “Đây không phải chữ, đây là cái đòn gánh!”, cậu bé nói đó là cái đòn gánh để gánh đồ.
這個先生你說怎麼樣呢?就用腳在這泥土地這麼一畫,畫一個「一」,這個「一」大約有五、六尺長。就問學生說:「這個字是什麼?」這個學生一看,說:「這個不是字,這是個扁擔!」說是挑的那個扁擔。
Thầy giáo thốt lên: “Ôi! Mỗi ngày tôi đều dạy cậu, tại sao cậu không biết?”. Cậu học trò đáp: “Thầy dạy con không phải là cái chữ này! Chữ mà thầy dạy cho con thì không lớn như thế này! Đây không phải là chữ đó!”
這先生說:「唉!我天天教你,你怎麼不認識呢?」他這麼說:「你教我的,不是這個呀!你教我那一個,沒有這麼大呀!這個不是那個呀!」
Thầy giáo dạy chữ “nhất” suốt một năm mà cậu học trò này còn không biết, cho nên suốt cả năm vị thầy giáo cũng không kiếm được tiền, ông cũng phải bỏ đi luôn. Quý vị nói xem, nét chữ nhất này và chữ nhất kia có như nhau không? Con số này nhỏ hay lớn thì cũng như nhau, chẳng qua là do quý vị không nhận ra mà thôi.
這個先生教了一年「一」,這個學生還是「一」也不認識;所以這個先生一年也沒有賺到錢,他也跑了。你說這個「一」和那個「一」,是不是一樣的?這個數目或小、或大,也是一樣的,不過你不認識。
K3.八千菩薩生疑
Nhĩ thời, hội trung tân phát ý bồ-tát bát thiên nhân, hàm tác thị niệm: ngã đẳng thượng bất văn chư đại Bồ-tát đắc như thị ký, hữu hà nhân duyên nhi chư thanh văn đắc như thị quyết?
Bấy giờ, trong hội, hàng Bồ-tát mới phát tâm, tám nghìn người, đều nghĩ thế này: "Chúng ta còn chưa nghe các vị Bồ-tát lớn được thọ ký như thế, có nhân duyên gì mà các Thanh văn được thọ ký như thế."
爾時,會中新發意菩薩八千人,咸作是念:我等尚不聞諸大菩薩得如是記,有何因緣而諸聲聞得如是決?
Tôi vừa mới nói, người không sanh lòng tin là điều không có gì lạ. Bây giờ tám nghìn Bồ-tát này cũng sanh lòng hoài nghi, đều hoài nghi tại sao đức Phật Thích-ca Mâu-ni lại thiên vị như thế? “Vì là em trai của ngài nên ngài thọ ký cho, còn chúng ta không phải là em trai của ngài nên ngài không thọ ký cho chúng ta ư?”, cho nên họ sanh tâm hoài nghi.
我方才說人不生信心,這是很難怪的。現在這八千菩薩也都生了懷疑了,也都懷疑釋迦牟尼佛怎麼這樣偏心呢?「他這一個弟弟,他就給他授記;我們不是他弟弟,就不給我們授記。」所以就生了懷疑。
Bấy giờ, trong hội hàng Bồ-tát mới phát tâm, tám nghìn người, đều nghĩ thế này: lúc ấy, trong pháp hội có tám nghìn vị Bồ-tát mới phát tâm. Thế nào là “Bồ-tát mới phát tâm”? Đó đều là những vị Bồ-tát còn trẻ tuổi; Bồ-tát trẻ tuổi là bao nhiều tuổi? Khoảng bảy, tám nghìn tuổi. Trẻ tuổi không phải như chúng ta là chừng hai mươi, ba mươi tuổi. Những vị Bồ-tát mới phát tâm này đều đã trải qua mấy đại kiếp rồi. Không phải Bồ-tát mới vừa phát tâm mà là Bồ-tát vừa mới đạt tam-muội du hý thần thông của Bồ-tát. Tám nghìn vị Bồ-tát mới phát tâm này đều sanh tâm hoài nghi, đều khởi vọng tưởng. Vọng tưởng gì đây?
爾時,會中新發意菩薩八千人,咸作是念:當爾之時,在法會中,有八千位新發意的菩薩。怎麼叫新發意呢?都是一些個年輕的菩薩;年輕的菩薩多大歲數呢?大約都有七、八千歲。年輕,不是像你、我二十、三十歲,這是年輕;這些初發意菩薩,都經過幾個大劫了!不是初發心的菩薩,是初得到菩薩遊戲神通的三昧的菩薩。這初發意菩薩有八千人那麼多,他們統統都生了懷疑心、都打了妄想。什麼妄想呢?
Các ngài đều nghĩ rằng: “Chúng ta còn chưa nghe các vị Bồ-tát lớn được thọ ký như thế: chúng ta còn chưa hề nghe đức Phật thọ ký cho các vị đại Bồ-tát giống như thế.” Các ngài nói “các vị Bồ-tát lớn,” cũng là hàm ý bao gồm chính mình trong đó, tức nói những Bồ-tát lớn chúng ta, có tám nghìn người, cũng chưa từng được nghe đức Phật thọ ký cho chúng ta như thế! Có nhân duyên gì mà các Thanh văn được thọ ký như thế: vậy có nhân duyên gì, có lý do gì mà tất cả tiểu thanh văn ở đây sao có thể được thọ ký? Còn Bồ-tát lớn chúng ta lại không được thọ ký?
我等尚未聞諸大菩薩得如是記:我們尚且沒有聞到佛給諸大菩薩,得像這樣的授記。這諸大菩薩,意思間也就包括自己在內,說我們這些個大菩薩,有八千人那麼多,也沒有聽見過佛給我們這樣的授記呢!有何因緣而諸聲聞得如是決:有什麼緣故、什麼理由,而這一切的小聲聞怎麼會得到授記呢?我們這大菩薩都沒授記。
Các vị “tiểu thanh văn” này không phải là con nít, họ cũng đều đã năm, sáu chục, hoặc một trăm tuổi rồi, các vị bảy, tám chục tuổi cũng rất nhiều. Vậy tại sao nói là “tiểu thanh văn”? Vì đối với cảnh giới của hàng Bồ-tát thì những vị tỳ-kheo này là rất nhỏ.
這小聲聞,不是說小孩子,也都一百,五、六十歲的都有了,七、八十歲的也很多;那怎麼說是小聲聞呢?因為在菩薩的境界,他看這些個比丘是很小的。
Trong lòng các Bồ tát nghĩ như thế, hay là xưng hô như thế? Vẫn gọi là “đại tỳ-kheo,” bởi vì đức Phật đều gọi các vị thanh văn này là “chư đại tỳ-kheo”, cho nên đây là trong lòng các vị Bồ tát nói là “tiểu thanh văn” mà thôi, đây là theo tôi suy đoán, bởi trong lòng các vị Bồ-tát đều xem những vị Thanh văn này là còn rất trẻ, đều giống như trẻ con. Vậy, vì nhân duyên gì mà tất cả Thanh văn này được thọ ký như thế? Là đạo lý gì?
他心裏這麼想,稱呼呢?還是稱呼「大比丘」,因為佛都稱他們「諸大比丘」,所以他心裏頭說這是小聲聞──這是我這麼揣測──這些個菩薩的心裏頭,對這些個聲聞,都認為他們是很年輕的,都像小孩子似的。所以有何因緣,這一切聲聞的人得授像前邊這個記?是什麼道理?
K4.如來發跡釋疑
Nhĩ thời, Thế Tôn tri chư Bồ-tát tâm chi sở niệm, nhi cáo chi viết: Chư thiện nam tử! Ngã dữ A-nan đẳng ư Không Vương Phật sở, đồng thời phát A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề; A-nan thường nhạo đa văn, ngã thường cần tinh tấn, thị cố ngã dĩ đắc thành A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, nhi A-nan hộ trì ngã pháp, diệc hộ tương lai chư Phật pháp tạng, giáo hóa thành tựu chư Bồ-tát chúng, kỳ bổn nguyện như thị, cố hoạch tư ký.
Lúc ấy, đức Thế Tôn biết tâm niệm của các vị Bồ-tát mà bảo rằng: "Các Thiện nam tử! Ta cùng nhóm ông A-nan ở chỗ đức Phật Không Vương đồng thời phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. A-nan thường ưa học rộng, còn ta thường siêng năng tinh tấn, cho nên nay ta đã thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà A-nan hộ trì pháp của Ta, ông cũng sẽ hộ trì pháp tạng của các đức Phật tương lai, giáo hóa thành tựu các chúng Bồ-tát. Bổn nguyện của ông như thế nên được thọ ký dường ấy."
爾時,世尊知諸菩薩心之所念,而告之曰:諸善男子!我與阿難等,於空王佛所,同時發阿耨多羅三藐三菩提心;阿難常樂多聞,我常勤精進,是故我已得成阿耨多羅三藐三菩提。而阿難護持我法,亦護將來諸佛法藏,教化成就諸菩薩眾,其本願如是,故獲斯記。
Lúc ấy, đức Thế Tôn biết tâm niệm của các vị Bồ-tát: lúc ấy, đức Phật Thích-ca Mâu-ni vừa nhìn là đã biết: “Ôi! Những Bồ-tát này đều khởi vọng tưởng, đều hoài nghi Ta, không tin tưởng Ta”. Vì đức Phật Thích-ca Mâu-ni có tha tâm thông, cho nên biết những vị Bồ-tát này đang khởi vọng tưởng gì mà bảo rằng: Phật Thích-ca Mâu-ni nói với các vị Bồ-tát: “Được rồi, bây giờ Ta sẽ nói cho các vị nghe!”
爾時,世尊知諸菩薩心之所念:這個時候,釋迦牟尼佛一看,哦!你們這一些個菩薩都打了妄想了,都對我生了懷疑、不相信了。因為釋迦牟尼佛有他心通,所以知道這些菩薩打的什麼妄想。而告之曰:釋迦牟尼佛告訴這一些個菩薩,好!我現在告訴你們!
Thiện nam tử!: Này quý vị, những đứa con ngoan, những đứa con trai ưu tú! Ta cùng nhóm ông A-nan ở chỗ đức Phật Không Vương đồng thời phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác: Ta, Phật Thích Ca Mâu Ni, cùng các ông A-nan … ở vô lượng vô lượng kiếp lâu xa về trước, vào thời đức Phật Không Vương, đã cùng nhau phát nguyện, đồng thời phát tâm A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, chính là phát tâm Bồ-đề Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.” “Phát tâm,” cũng là phát nguyện, phát tâm nguyện, nguyện tâm, chính là phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
諸善男子:你們這些個好孩子,你們這些好男子!我與阿難等,於空王佛所,同時發阿耨多羅三藐三菩提心:我釋迦牟尼佛和阿難等,在無量無量久遠以前,在空王佛那個時候,我們一起發願,同時發阿耨多羅三藐三菩提心,就是發無上正等正覺的菩提心。發心,也就是發願──心願、願心;就是發的這阿耨多羅三藐三菩提心。
“A-nan thường ưa học rộng, còn ta thường siêng năng tinh tấn: sau khi phát nguyện, A-nan thích đọc sách nhiều, học nhiều Phật pháp, muốn được đa văn, còn ta thì từ sáng đến tối không hề lười biếng, ta luôn luôn tu tập pháp môn tinh tấn. A-nan muốn được đa văn, ta thì muốn được tinh tấn, cho nên nay ta đã thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác: vì lý do đó, cho nên đến nay, ta đã đắc quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trước, còn A-nan vì thích đa văn, cho nên vẫn chưa thành Phật.”
阿難常樂多聞,我常勤精進:阿難發願之後,他歡喜多看書、多學佛法,願意多聞;而我一天到晚也不懶惰的,常常修習精進的法門。阿難願意多聞,我願意精進;是故我已得成阿耨多羅三藐三菩提:因為這個,所以到現在,我就已經先得無上正等正覺;阿難因為歡喜多聞,所以還沒有成佛。
“A-nan hộ trì pháp của Ta, ông cũng sẽ hộ trì pháp tạng của các đức Phật tương lai, giáo hóa thành tựu các chúng Bồ-tát: tuy chưa thành Phật, nhưng A-nan hộ trì Phật pháp của Ta, đồng thời cũng phát nguyện hộ trì tạng pháp của vô lượng chư Phật trong tương lai, giáo hóa thành tựu tất cả Bồ-tát. Bổn nguyện của ông như thế nên được thọ ký dường ấy: vì trước đây vào thời đức Phật Không Vương, A-nan đã phát nguyện này rồi, mà hiện tại vẫn chưa thành Phật, cho nên Ta thọ ký cho A-nan như vậy.”
而阿難護持我法,亦護將來諸佛法藏,教化成就諸菩薩眾:阿難雖然沒成佛,他護持我的佛法,也發願護持將來無量諸佛的法藏,教化成就一切的諸菩薩。其本願如是,故獲斯記:阿難早在空王佛那時候,發過這個願,現在他還沒有成佛,所以我給他授這樣的記。
K5.阿難顯本述歎
A-nan diện ư Phật tiền, tự văn thọ ký cập quốc độ trang nghiêm, sở nguyện cụ túc, tâm đại hoan hỷ, đắc vị tằng hữu. Tức thời ức niệm quá khứ vô lượng thiên vạn ức chư Phật pháp tạng, thông đạt vô ngại, như kim sở văn, diệc thức bổn nguyện. Nhĩ thời, A-nan nhi thuyết kệ ngôn:
Thế Tôn thậm hy hữu Linh ngã niệm quá khứ
Vô lượng chư Phật pháp Như kim nhật sở văn
Ngã kim vô phục nghi An trụ ư Phật đạo
Phương tiện vi thị giả Hộ trì chư Phật pháp.
Ngài A-nan tận mặt ở trước Phật, tự nghe Phật thọ ký cùng cõi nước trang nghiêm, chỗ mong cầu đã đủ, lòng rất vui mừng được điều chưa từng có. Tức thời nghĩ nhớ tạng pháp của vô lượng nghìn muôn ức các đức Phật thuở quá khứ, suốt thấu không ngại như hiện nay nghe và cũng biết bổn nguyện.
Khi đó, ngài A-nan nói kệ rằng:
Thế Tôn rất ít có
Khiến con nhớ quá khứ
Vô lượng các Phật Pháp
Như chỗ nghe ngày nay
Con nay không còn nghi
An trụ trong Phật đạo
Phương tiện làm thị giả
Hộ trì các Phật pháp.
阿難面於佛前,自聞授記及國土莊嚴,所願具足,心大歡喜,得未曾有;即時憶念過去無量千萬億諸佛法藏,通達無礙,如今所聞,亦識本願。爾時,阿難而說偈言:
世尊甚希有
令我念過去
無量諸佛法
如今日所聞
我今無復疑
安住於佛道
方便為侍者
護持諸佛法
Ngài A-nan tận mặt ở trước Phật tự nghe Phật thọ ký cùng cõi nước trang nghiêm: lúc ấy, ngài A-nan ở trước đức Phật, đích thân nghe đức Phật thọ ký danh hiệu Phật cho ngài, cho đến cho ngài biết cõi nước thanh tịnh trang nghiêm, đất bằng lưu ly trong vị lai, thì chỗ mong cầu đã đủ, lòng rất vui mừng được điều chưa từng có: tâm nguyện của ngài đã viên mãn, nguyện lực đã đầy đủ. Vì vậy lòng ngài rất hoan hỷ, vô cùng sung sướng, có lẽ là vui đến nhảy cẩng lên, tức là tíu tít nhảy lên nhảy xuống, giống như đứa trẻ vậy, từ trước tới giờ chưa được vui mừng như vậy.
阿難面於佛前,自聞授記及國土莊嚴:這時候,阿難在佛的面前,自己親自聽見佛給他授佛的記睺號,以及得知他未來國土的清淨莊嚴、琉璃為地;所願具足,心大歡喜,得未曾有:他所有的心願已經圓滿、願力已經具足了,於是心生大歡喜,高興得不得了,大約比跳舞還歡喜,就跳上跳下的,像那個小孩子似的踴躍,從來就沒有得到這麼歡喜。
Tức thời nghĩ nhớ tạng pháp của vô lượng nghìn muôn ức các đức Phật thuở quá khứ, suốt thấu không ngại: lúc ấy, tôn giả A-nan liền nhớ lại tất cả tạng pháp của vô lượng trăm nghìn muôn ức chư Phật đã nói trong quá khứ, ngài đều nhớ lại hết, đều có thể ghi nhớ tất cả, và còn có thể thấu suốt không chướng ngại. Chẳng hạn như: “Ôi! Quá khứ ta đã từng ở trước đức Phật đó, ta cũng đã được nghe kinh Pháp Hoa, trong quá khứ, bất kỳ đức Phật nào ta cũng được ở trước quý ngài nghe kinh Bát-nhã, trong pháp hội của bất kỳ đức Phật nào, ta cũng đều đã nghe qua kinh Hoa Nghiêm, kinh A-hàm, kinh Phương Đẳng. Hiện tại đức Phật Thích-ca Mâu-ni thuyết pháp, cũng là pháp y như vậy”. Tuy tôn giả A-nan nhỏ hơn đức Phật hai mươi tuổi, nhưng pháp đức Phật thuyết trước đó, tuy ngài không nghe, nhưng ngài đều có thể nhớ ra được.
即時憶念過去無量千萬億諸佛法藏,通達無礙:在這時候,他即然就回憶起來了。過去很長很長無量千萬億諸佛所說的一切法藏,他都能想起來了,他都能記憶起來,並且都能通達無礙。好像:「哦!我在過去某某佛面前,我也聽《法華經》來的;我在過去哪一位佛面前,我也聽《般若經》來著;我在過去在哪一位佛的法會,《華嚴經》、《阿含經》、《方等經》,我都聽過的。現在釋迦牟尼佛說的,是一樣的法。」雖然阿難比佛小二十歲,佛先前所說的法,他雖然沒聽過,但他也都可以想起來了。
Lúc ấy ngài A-nan thấy như hiện nay nghe và cũng biết bổn nguyện: giống như hiện tại ngài đang được nghe vậy, và ngài cũng nhớ ra thệ nguyện mà ngài đã phát trước đây. Khi đó, ngài A-nan nói kệ rằng: Lúc ấy, tôn giả A-nan dùng kệ tụng để nói:
他這時候,如今所聞,亦識本願:就好像現在我所聽見的一樣,也想起他以前所發的願。爾時,阿難而說偈言:當爾之時,阿難就用偈頌來說了。
“Thế Tôn rất ít có, khiến con nhớ quá khứ, vô lượng các Phật Pháp, như chỗ nghe ngày nay: Thế Tôn là bậc rất hiếm có trên đời, có thể khiến cho con nhớ lại những việc trong vô lượng đời quá khứ, có thể khiến cho con nhớ lại tất cả tạng pháp của vô lượng chư Phật trong quá khứ. Vô lượng vô biên Phật pháp đó cũng giống như Kinh Pháp Hoa mà hôm nay con được nghe vậy. Thì ra con đã được nghe kinh Pháp Hoa nhiều lần như thế rồi!
世尊甚希有,令我念過去,無量諸佛法,如今日所聞:世尊是世上最希有的,能令我想起過去無量生生世世的事情,能令我憶念起過去無量諸佛的一切法藏;所有無量無邊那麼多的佛法,也就像我今天所聽聞《法華經》一樣。原來我聽過這麼多次的《法華經》了!
Con nay không còn nghi, an trụ trong Phật đạo, phương tiện làm thị giả, hộ trì các Phật pháp: cho nên, từ hôm nay, trong hội Pháp Hoa, tất cả con đều không hoài nghi, tất cả đều là chân thật, con nhất định phải an trụ trong đạo lộ vô thượng của Phật. Con dùng nhiều pháp phương tiện thiện xảo để làm thị giả của đức Phật, luôn luôn bảo hộ và trì tụng tạng pháp của tất cả chư Phật.
我今無復疑,安住於佛道,方便為侍者,護持諸佛法:所以,從現在法華會上,我一切都不懷疑了,一切都是真的了,我一定要安住在佛的道路上;我以種種善巧方便法來作佛的侍者,常常保護而持誦一切的諸佛法藏。
J2.記羅睺羅(分二)
K1.長行授記 K2.偈頌重明
今K1
Nhĩ thời, Phật cáo La-hầu-la: nhữ ư lai thế đương đắc tác Phật, hiệu Đạo Thất Bảo Hoa Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn, đương cúng dường thập thế giới vi trần đẳng số chư Phật Như Lai, thường vi chư Phật nhi tác trưởng tử, du như kim dã. Thị Đạo Thất Bảo Hoa Phật, quốc độ trang nghiêm, thọ mạng kiếp số, sở hóa đệ tử, chánh pháp tượng pháp, diệc như Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai vô dị, diệc vi thử Phật nhi tác trưởng tử. Quá thị dĩ hậu đương đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.
Bấy giờ, Phật bảo ông La-hầu-la: “Ông ở đời sau sẽ được làm Phật hiệu: Đạo Thất Bảo Hoa, Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn. Ông sẽ cúng dường các đức Như Lai như số vi trần trong mười phương thế giới. Thường vì các đức Phật mà làm trưởng tử, cũng như hiện nay.
Đức Phật Đạo Thất Bảo Hoa đó, cõi nước trang nghiêm, kiếp số thọ mạng, giáo hóa đệ tử, chánh pháp và tượng pháp cũng đồng như đức Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai không khác. Ông cũng làm trưởng tử cho Phật này, qua sau đây rồi sẽ được đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.”
爾時,佛告羅睺羅:汝於來世,當得作佛,號蹈七寶華如來、應供、正遍知、明行足、善逝、世間解、無上士、調御丈夫、天人師、佛、世尊。當供養十世界微塵等數諸佛如來,常為諸佛而作長子,猶如今也。是蹈七寶華佛,國土莊嚴、壽命劫數、所化弟子、正法像法,亦如山海慧自在通王如來無異,亦為此佛而作長子。過是已後,當得阿耨多羅三藐三菩提。
Bấy giờ, Phật bảo ông La-hầu-la: lúc ấy, đức Phật bảo với tôn giả Phú Chướng: “Ông ở đời sau sẽ được làm Phật: trong đời vị lai, ông sẽ được làm Phật, hiệu là Đạo Thất Bảo Hoa Như Lai:” Danh hiệu Phật của ngài La-hầu-la sẽ là Đạo Thất Bảo Hoa Như Lai, vì trên con đường mà ngài đi đều có hoa sen bằng bảy thứ báu. Lúc thành Phật, Tôn giả cũng có đầy đủ mười tôn hiệu Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn: “Ứng cúng” là xứng đáng nhận sự cúng dường của trời và người; “Chánh biến tri” là trí huệ của ngài vừa chánh tri lại vừa biến tri; “Minh hạnh túc” là việc tu hạnh và quang minh sáng suốt của ngài đều viên mãn. “Thiện thệ, Thế gian giải” là ngài có thể đạt đến nơi tốt đẹp, là người có năng lực giải thích nhất ở thế gian.
爾時,佛告羅睺羅:當爾之時,佛告訴這個覆障尊者說,汝於來世,當得作佛:你於將來世中,也應當作佛,號蹈七寶華如來:你的佛名號,就叫蹈七寶華如來;因為你所走的路,都是有七寶的蓮華。這時候,你也具足如來十號,應供、正遍知、明行足、善逝、世間解、無上士、調御丈夫、天人師、佛、世尊:應供,應該受人天的供養。正遍知,你的智慧,既能正知,又能遍知;明行足,你的這種修行和這種光明都圓滿了。善逝、世間解,是能到一個好的地方,是世間最有解釋力量的。
“Vô thượng sĩ” là không có bậc đại sĩ nào cao thượng hơn ngài, ngài là một bậc đại sĩ vô thượng. “Điều ngự trượng phu” là người có thể điều phục, giáo hóa tất cả chúng sanh, làm bậc đại trượng phu, đại anh hùng cho tất cả trời, người. “Thiên nhân sư” nghĩa là cũng có thể làm bậc thầy của người ở cõi trời, lại có thể làm bậc thầy của loài người ở thế gian. Phật là bậc tự giác viên mãn, giác tha cũng viên mãn, cho nên gọi là giác hạnh viên mãn, thành Phật. Thế Tôn là bậc tôn quý của thế gian và xuất thế gian.
無上士,沒有比你再高尚的大士,作無上的大士。調御丈夫,可以調御教化一切眾生,作一切人天的大丈夫、大英雄。天人師,也可以做天上人的師父,又可以做世間人的師父。佛,自覺圓滿,覺他也圓滿,所以叫覺行圓滿,成為佛。世尊,是世、出世之尊。
Nhưng trước lúc thành Phật, “Ông [La-hầu-la] sẽ cúng dường các đức Như Lai như số vi trần trong mười phương thế giới: ông sẽ cúng dường chư Phật Như Lai nhiều như số vi trần trong mười thế giới.” Ngoài ra tôn giả La-hầu-la còn “thường vì các đức Phật mà làm trưởng tử, cũng như hiện nay: trong số đức Như Lai nhiều như số vi trần trong mười thế giới, ông đều làm trưởng tử cho tất cả chư Phật đó. Vì trong quá khứ ông đã phát nguyện, không luận là đức Phật nào thành đạo, ông đều làm trưởng tử cho vị Phật đó, giống như hiện nay ông làm con trai của Phật Thích-ca Mâu-ni ta vậy.”
可是在你沒有成佛之前,當供養十世界微塵等數諸佛如來:你應當要供養有十世界微塵數這麼多的諸佛如來。而且常為諸佛而作長子,猶如今也:在這十世界微塵數的如來,你都是給這一切的諸佛作長子;因為在過去你發願,無論哪一位佛成道,你要作他們的長子,就好像現在你給我釋迦牟尼佛作兒子是一個樣的。
“Đức Phật Đạo Thất Bảo Hoa đó, cõi nước trang nghiêm, kiếp số thọ mạng, giáo hóa đệ tử, chánh pháp và tượng pháp cũng đồng như đức Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai, không khác”: Cõi nước của đức Phật Đạo Thất Bảo Hoa vô cùng trang nghiêm. Cõi nước trang nghiêm này không phải do tâm tham mà có được? Có phải ngài dùng bảy thứ báu để trang nghiêm cõi nước không? Không phải! Đây là do sự tu hành mà được. Lúc còn ở nhân địa, ngài thường dùng bảy món báu để bố thí, cho nên lúc thành Phật, ngài có được cõi nước trang nghiêm bằng bảy thứ báu. Thọ mạng và kiếp số của đức Phật này, cho đến đệ tử do ngài giáo hóa, cùng với thời gian chánh pháp và tượng pháp trụ thế, cũng đồng như đức Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai không khác.: Tất cả đều giống như thọ mạng, kiếp số, chánh pháp, tượng pháp của đức Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương--tất cả đều giống như đức Phật đó. “Ông cũng làm trưởng tử cho đức Phật này. Ông tôn giả La-hầu-la, cũng làm trưởng tử của Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương.”
是蹈七寶華佛,國土莊嚴、壽命劫數、所化弟子、正法像法:這一位蹈七寶華佛,他的國土非常莊嚴。這個國土莊嚴,是不是由貪心得來的?是不是他用七寶來莊嚴他的國土?不是的!這是由修行得來的;在因地,常常以七寶來作布施,所以他成佛了,就得到七寶作他的國土莊嚴。這一位佛的壽命和他的劫數、所教化的徒弟,以及他的正法住世和像法住世的時間,亦如山海慧自在通王如來無異,亦為此佛而作長子:都是和這位山海慧自在通王佛的壽命、劫數,正法、像法,一切都是和他一樣的;也做這山海慧自在通王佛的長子。
Cho nên hiện nay làm anh em cùng thầy [sư huynh đệ], nhưng tương lai lại làm con của Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương. Qua sau đây rồi sẽ được đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác: sau khi cúng dường cho đức Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương, lúc ấy, tôn giả La-hầu-la sẽ đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tức thành Phật.
所以現在做師兄弟,將來又要做山海慧自在通王佛的兒子。過是已後,當得阿耨多羅三藐三菩提:供養山海慧自在通王佛之後,那時你應該得到這阿耨多羅三藐三菩提,也成佛了。
Giảng đến điểm này, chúng ta không nên chấp trước đời này ai là cha mình, ai là mẹ mình, hoặc ai là anh của mình, ai là em trai của mình, hoặc ai là ai, có các mối quan hệ gì với mình. Vì đời này người làm cha của quý vị, có thể là đời trước làm con của quý vị, điều này đều không nhất định; đời này là chị gái của quý vị, có thể đời trước là vợ của quý vị cũng không nhất định. Điều này không cố định. Vì nhân trước quả sau, quý vị gieo nhân gì thì gặt quả đó.
講到這個地方,我們人不要執著今生誰是我的父親、誰是我的母親,或者誰是我的哥哥、誰是我的弟弟,或者誰是誰,有什麼種種的關係,這種情形。今生做你的父親,或者前生是你的兒子都不一定的;今生做你的姊姊,或者前生是你的太太也不一定,這沒有一定的!前因後果,你種什麼因,就結什麼果。
Thí dụ như vợ của quý vị, quý vị nghĩ rằng nếu như cô ấy là chị của quý vị thì tốt biết mấy! Đợi đến đời sau thì có thể cô ta sẽ là chị của quý vị; hoặc là đối với con trai của tôi, tôi còn hiếu thuận hơn cả với cha tôi, thì đời sau quý vị sẽ làm con trai của con quý vị; đời này nó là con của quý vị, nhưng đời sau có thể nó lại là cha của quý vị, không có gì là nhất định cả. Thế nên, giữa người và người, chúng ta hiện nay gặp nhau, đây đều đã có nhân duyên rất sâu đậm. Cho nên có lúc tôi la mắng quý vị, quý vị cũng không nổi giận; và có lúc quý vị cũng mắng tôi, tôi cũng không nổi giận. Có những lúc, làm như diễn kịch vậy!
譬如你的太太,你想她要是我的姊姊最好了!等來生,就做姊姊了。或者我對我這個兒子,比對我的父親都孝順,來生你就做你兒子的兒子;今生他是你的兒子,來生他又是你的父親,沒有一定的。所以人與人之間,我們現在遇到一起,這都有很深很深的因緣。所以有的時候我罵你們,你也不發脾氣;有的時候你們也罵我,我也不發脾氣。有的時候,就作戲那麼做!
Tại sao hiện nay quý vị cúi đầu lạy tôi? Vì tôi đã cúi đầu lạy quý vị quá nhiều rồi! Tôi chưa kể cho quý vị nghe, lúc mười hai tuổi tôi đã cúi đầu lạy tất cả chúng sanh? Tôi làm việc đó mỗi ngày, quý vị thử nghĩ đi! Bây giờ quý vị, những người không chịu lễ lạy, đều muốn lễ lạy tôi, đó chính là vì trước đây tôi đã lễ lạy quý vị rồi. Vì vậy, quý vị đối xử tốt với tôi, cũng không phải là chuyện trong một đời một kiếp; đối xử không tốt với tôi, cũng không phải là việc trong một đời một kiếp mà ra. Đây là đối với tôi, còn mỗi người quý vị đối với bản thân quý vị cũng như vậy, cũng đều có nhân trước quả sau cả. Gieo nhân thiện thì kết quả thiện, gieo nhân ác thì kết quả ác.
所以為什麼你們現在都要給我叩頭,因為我給你們叩頭叩得太多了!我沒講我今生由十二歲的時候,就給所有的眾生都叩頭?天天,你想一想!所以你們現在這些個不叩頭的人,都要向我來叩頭,就因為我以前給你們叩過頭。所以你們誰對我好,這也都不是一生一世的事情;對我不好,也不是一生一世的事情。這是對我;你們每一個人對你們自己,也是這樣子,也是都有前因後果。種善因,就結個善果;種惡因,就結個惡果。
Có người nói: “Pháp sư giảng đạo lý này tôi thật không tin!”, quý vị tin, thì tôi cũng giảng như thế; quý vị không tin, thì tôi cũng vẫn như thế mà giảng. Tôi không quan tâm quý vị tin hay không tin, bởi tôi biết có ngày nhất định quý vị sẽ tin. Vì sao? Vì không tin thì quý vị không còn con đường nào khác để đi. Thế giới này là lẩn quẩn trong sáu nẻo luân hồi xoay tới xoay lui, đều là chuyện tuần hoàn của nhân quả. Nhưng, với con mắt thịt [nhục nhãn] của phàm phu thì không thể biết được các loại nhân quả, thánh nhân có con mắt pháp [pháp nhãn], thì mới biết được các thứ nhân quả. Nhưng có người cũng không phải là chắc chắn chính xác, có những người chỉ toàn khởi vọng tưởng, tuy đã mở được con mắt pháp, nhưng vì vọng tưởng quá nhiều, cho nên nhìn việc gì cũng biến thành hư vọng. Điều vi diệu chính là ở chỗ này! Quý vị toàn khởi vọng tưởng thì những thứ quý vị nhìn thấy cũng đều là giả, nếu quý vị không còn vọng tưởng, có thể nói là: “Một niệm không sanh, toàn thể hiện”, thì bấy giờ cái gì cũng đều là chân thật cả.
有人說:「法師講這個道理,我才不相信!」相信,我也這麼講;不相信,我還是這麼講。我不管你相信不相信,我知道你有一天一定會相信的。為什麼?你不相信,就沒有其他的路可走;這世界就是六道輪迴,輪來輪去,都是因果循環的事情。那麼在凡夫的肉眼,就不知道種種的因果;在聖人有法眼,他知道種種的因果。但是有的人,也不是一定正確的;有的人他自己盡打妄想,雖然開了眼,因為妄想太多,所以看的事情也都變成虛妄了。這個妙,也就妙在這個地方!你盡妄想多,你看見的東西也都是假的;你若沒有妄想了,所謂「一念不生全體現」,什麼都是真的了。
Cho nên mới nói: “Nhất chân, nhất thiết chân, quả bồ-đề đã thành”, nếu quý vị ‘nhất’ (một) mà không chân thật, thì ‘nhất thiết’ (tất cả) cũng đều không chân thật. Vì sao? Nếu quý vị “một thứ” (nhất dạng) mà không chân thật, thì những thứ khác làm sao có thể chân thật được? “Một thứ” là gì? “Một thứ” này, tôi nói cho quý vị biết, từ trước giờ tôi chưa nói cho quý vị nghe. “Một thứ” này chính là cái ‘vô minh’, chính là một chút xíu không hiểu rõ của quý vị. Bởi quý vị không hiểu, nếu hiểu rõ thì quý vị đã khai ngộ rồi!
所以才說「一真一切真,菩提果子成」;你要是「一」不真,一切也不真。為什麼呢?你「一樣」都沒有真的呢!其他的怎麼還會真呢?「一樣」是什麼?這「一樣」,我告訴你們,從來我都沒有給你們講過的。這「一樣」,就是個「無明」,就是你所不明白的那一點點。你不明白的,你若明白了,那就是開悟了!
Điều này mà giảng giải thì quá nhiều, quý vị mỗi người hãy tự suy nghĩ đi: “Đời trước tôi là gì? Có phải là một con chuột không? Có phải là một con bò không? Cho nên mới không nghe lời như thế! Đời trước tôi có phải là Bồ-tát không? Tôi nghe pháp sư giảng kinh, càng nghe càng thích, thậm chí là không ăn cơm, không uống nước, phải chịu đói chịu khát tôi cũng muốn nghe kinh, đây là lý do gì?”. Điều này chắc chắn là do có nhân duyên lớn với đức Phật, không cần hỏi cũng có thể biết được. Hiện tại quý vị thích Phật pháp, thì quý vị biết rõ căn cơ của quý vị là rất tốt, chính là ở chỗ này! Quý vị không nên nói nhất định phải có tha tâm thông, hay phải đắc túc mạng thông thì mới biết được. Hiện tại quý vị thích Phật pháp, tức là quý vị có nhân duyên với Phật pháp, có nhân duyên với đức Phật vậy.
這個道理講起來太多,你們每一個人都自己想一想:「我前生是什麼?會不會是隻老鼠?會不會是頭牛?所以才這樣不聽教!我前生會不會是菩薩?我聽法師講經,我越聽越歡喜聽,甚至於不吃飯、不喝水,忍饑挨餓的,我也要聽經,這是什麼道理呢?」這一定是與佛有大因緣,不問可知;你現在歡喜佛法,你就知道你的根機是不錯的──就在這個地方!你不要一定說得他心通、得宿命通才知道。你現在歡喜佛法,你就有佛法的因緣,與佛有緣。
Tôn giả La-hầu-la này là trưởng tử của Phật Thích-ca Mâu-ni, trong đời vị lai của các đức Phật nhiều như số vi trần trong mười thế giới, ngài cũng làm trưởng tử của chư Phật đó, vì ngài đã phát nguyện như vậy. Giống như hiện tại tôi giảng kinh, tại sao quý vị thích nghe tôi giảng kinh? Tôi lại giảng bằng tiếng Trung Hoa, quý vị đều nói tiếng Anh, đó cũng vì trước đây quý vị đã phát nguyện: “Chúng tôi không quan tâm là vị pháp sư này nói chúng tôi có hiểu hay không, chỉ là chúng tôi đều thích nghe pháp của pháp sư này”. Cho nên, hiện tại giống như vầng trăng sáng giữa những vì sao, có nhiều người đến nghe kinh như thế này. Nói về trong số những người Mỹ, thì quý vị ví như vầng trăng sáng giữa những vì sao vậy, tuy là ít ỏi như vậy, không có cách nào nhiều hơn được! Bởi vì thế gian này đâu phải ai cũng là người giàu có, người giàu có thì rất ít so với người nghèo. Quý vị có thể đến nghe Phật pháp, điều này đối với trong tự tánh của quý vị là đích thực giàu có!
這位羅睺羅尊者,他是釋迦牟尼佛的長子;在未來十世界的微塵數諸佛,他都是諸佛的長子,因為他發這樣願來的。好像我現在講經,你們為什麼要聽我講經呢?我又講的是中國話,你們都是說英文的;也就因為你們在以前發願來的,「我們不管懂不懂這位法師他說話,我們都要聽他法。」所以現在好像星星裏的月亮,有這麼多人來聽經。在美國人裏邊來說,你們都好像星星裏的月亮,就有這麼少,沒有法子太多了!因為世間不是人人都是有錢的人,有錢的人比窮人是少的。你能來聽聞佛法,這對你自性裏邊,那是真正富有了!
K2.偈頌重明
Nhĩ thời, Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn:
Ngã vi thái tử thời La-hầu vi trưởng tử
Ngã kim thành Phật đạo Thọ pháp làm pháp tử
Ư vị lai thế trung Kiến vô lượng ức Phật
Giai vi kỳ trưởng tử Nhất tâm cầu Phật đạo
La-hầu-la mật hạnh Duy ngã năng tri chi
Hiện vi ngã trưởng tử Dĩ thị chư chúng sanh
Vô lượng ức thiên vạn Công đức bất khả số
An trụ ư Phật pháp Dĩ cầu vô thượng đạo.
Lúc đó đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Lúc ta làm Thái tử
La-hầu làm trưởng tử.
Ta nay thành Phật đạo
Thọ pháp làm Pháp tử.
Ở trong đời vị lai
Gặp vô lượng ức Phật
Làm trưởng tử cho kia
Một lòng cầu Phật đạo.
Mật hạnh của La-hầu
Chỉ ta biết được thôi
Hiện làm con cả ta
Để chỉ các chúng sanh
Vô lượng ức nghìn muôn
Công đức không thể đếm
An trụ trong Phật pháp
Để cầu đạo vô thượng.
爾時,世尊欲重宣此義,而說偈言:
我為太子時
羅睺為長子
我今成佛道
受法為法子
於未來世中
見無量億佛
皆為其長子
一心求佛道
羅睺羅密行
唯我能知之
現為我長子
以示諸眾生
無量億千萬
功德不可數
安住於佛法
以求無上道
Lúc đó đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng: lúc đó đức Phật Thích-ca Mâu-ni muốn nói lại ý nghĩa này một lần nữa, cho nên ngài dùng kệ tụng để nói.
Nhớ trước đây giảng kinh tôi đã giảng qua điều này rồi, có đứa trẻ rất thông minh đến nghe kinh, trở về nhà đứa bé nói với cha nó rằng: “A! Thì ra đời trước ba là con trai của con!”. Người cha hỏi: “Tại sao con biết?”, Đứa bé đáp: “Con nghe pháp sư giảng kinh giảng như thế”. Người cha nổi giận, nói: “Vị pháp sư này dạy hư cho con rồi! Bây giờ ta là ba của con, tại sao con có thể gọi ta là con của con được?” Ông ta nổi giận rồi đánh đứa bé một trận.
爾時,世尊欲重宣此義,而說偈言:當爾之時,釋迦牟尼佛想要把這個意思再重複說一說,所以就用偈頌再說一遍。
記得我以前講經,也講過這個道理。有個很聰明的小孩來聽經,回到家裏就對他爸爸說:「哦!原來前生你是我的兒子來著。」他爸爸說:「你怎麼知道?」說:「我聽法師講經這麼講的。」這個做父親的就發了脾氣,說:「這個法師把你教壞了!我現在是你的爸爸,你怎麼可以叫我『兒子』?」發了一頓脾氣,也把這小孩打了一頓;
Đứa bé ấy đến nói với tôi, nói là ba của nó không nhìn nhận, nó nhận ba nó là con mà ba nó không thừa nhận, nói là không thể có việc đó và còn đánh nó một trận. Tôi nói: “Đánh là đúng rồi! Phải đánh thêm một trận nữa mới phải! Vì lúc làm cha thì con đã đánh con trai của con, cho nên bây giờ cha của con cũng đánh con!”. Đứa bé trở về lại nói: “Ôi! Hèn chi, trước đây ba đánh con một trận, là vì đời trước con đã đánh ba!”, khiến cho cha của cậu bé dở khóc dở cười, khóc cũng không được, mà cười cũng không xong. Quý vị nói xem cậu bé này có thông minh hay không? Không thông minh, đứa bé quá khờ dại! Dù là đúng như vậy đi chăng nữa, đứa bé cũng không nên về nhà nói với cha nó như vậy! Đứa bé về nói như vậy thì cha của nó chắc chắn sẽ nổi giận thôi.
這小孩子回來告訴我,說他爸爸不認帳──他認他爸爸做兒子,他爸爸不認帳,說沒有這麼回事,打他一頓。我說:「這打得對!再打你一頓那才對!因為你做爸爸的時候,打你兒子來的,所以現在你的爸爸也打你!」這小孩子又回去又說:「哦!難怪你先前打我一頓,因為前生我打過你!」把他這個爸爸講得也啼笑皆非,哭也不得,笑也笑不出來。你說這個小孩子是不是個聰明人?不是的,這小孩子太愚癡了!就算是這樣子,你也不應該回去說嘛!你回去說,那他一定發脾氣的。
Lúc ta làm thái tử, La-hầu làm trưởng tử. Ta nay thành Phật đạo, thọ pháp làm Pháp tử: “Ta” ở đây chính là đức Phật Thích-ca Mâu-ni tự xưng. Ngài nói:”Lúc Ta còn làm thái tử, thì La-hầu-la là trưởng tử của Ta. Bây giờ Ta đã thành Phật thì truyền pháp cho La-hầu-la, La-hầu-la lãnh thọ pháp và trở thành pháp tử của Ta, cũng chính là đệ tử của Ta.”
我為太子時,羅睺為長子,我今成佛道,受法為法子:我,這是釋迦牟尼佛自稱。說是我在以前做太子的時候,羅睺羅是我的長子。我現在已經成佛了;我現在傳法給他,他接受我的法而做我的法子,也就是做我的徒弟。
Ở trong đời vị lai, gặp vô lượng ức Phật, làm trưởng tử cho kia, một lòng cầu Phật đạo: Vào đời vị lai, tôn giả La-hầu-la sẽ gặp được chư Phật nhiều vô lượng, nhiều như vi trần trong mười thế giới. Vị lai, chư Phật nhiều như số vi trần trong mười thế giới ra đời, tôn giả đều làm trưởng tử của mỗi vị Phật đó, bởi vì tôn giả một lòng muốn thành Phật đạo.
於未來世中,見無量億佛,皆為其長子,一心求佛道:於將來世,他會見到無量那麼多的佛,就是十世界微塵諸佛那麼多。將來這十世界微塵數那麼多佛出世,他都給每一位佛做長子,因為他一心想成佛道。
Mật hạnh của La-hầu: mật hạnh của La-hầu-la không ai có thể biết được. Tùy lúc, tùy nơi mà La-hầu-la đều có thể nhập định, trong nhà vệ sinh ngài cũng nhập định được. Nhà vệ sinh thời đó không như nhà vệ sinh nước như bây giờ, không có nhiều mùi dễ chịu, cho nên không ai có thể ở lâu trong đó, càng không thể ở trong đó nhập định. Vậy mà La-hầu-la đến đó thì có thể nhập định, cho nên ngài được gọi là “mật hạnh đệ nhất,” nhưng không một ai thấy ngài dụng công tu tập như thế nào. Không như chúng ta kể lể: “Tôi tụng kinh đây, tôi trì chú đây, tôi ngồi thiền đây, tôi ở đây dụng công thế nào, tu hành ra làm sao…”, để cho mọi người đều biết.
羅睺羅密行:羅睺羅他這種密行,沒有人可以知道。羅睺羅隨時隨地都可以入定的,在廁所裏也可以入定。古來的廁所,不是像現在的水廁,沒有那麼多的好味道,誰在那裏也不能久留,更不會在那兒入定的。羅睺羅到那個地方,就可以入定,所以這叫密行第一,誰也看不見他怎麼樣用功。不像我們說,我這念經了、我這持咒了、我這坐禪了,我這個地方,又是怎麼樣用功、怎麼樣修行,人人都知道。
Tôn giả La-hầu-la thì sao? Việc tu hành của tôn giả không ai biết hết, không ai thấy ngài dụng công như thế nào, ngồi thiền như thế nào. Dường như cả ngày tôn giả không tu hành, chỉ du hý nhân gian. Nhưng trong lúc đó chính là lúc ngài tu hành. Vì việc tu hành của La-hầu-la “chỉ Ta biết được thôi”: chỉ có đức Phật mới biết La-hầu-la ở nơi nào tu tam-muội du hý, nhập định, cho nên đức Phật biết rõ mật hạnh của La-hầu-la. Trong hàng đại đệ tử của Phật, La-hầu-la là “mật hạnh đệ nhất.”
羅睺羅呢?他所修行,沒有人知道,沒有人看見他怎麼樣用功、怎麼樣參禪打坐。他一天到晚就是好像不修行,盡遊戲人間。可是就在這個期間,他就是修行。他的修行,唯我能知之:只有佛才知道羅睺羅在哪個地方又修這遊戲三昧、入定了,所以佛知道羅睺羅的密行。佛的大弟子裏,羅睺羅是密行第一。
“Hiện làm con cả Ta, để chỉ các chúng sanh”: Tôn giả La-hầu-la hiện tại làm trưởng tử của Phật Thých-ca Mâu-ni, là tôn giả thị hiện cho tất cả chúng sanh được thấy, khiến cho chúng sanh biết thế nào là cầu Phật pháp, thế nào là học Phật.
現為我長子,以示諸眾生:他現在做我釋迦牟尼佛的長子,他是示現給一切眾生看,令眾生知道怎麼樣求佛法、怎麼樣學佛。
Vô lượng ức nghìn muôn, công đức không thể đếm: “Vô lượng ức nghìn muôn” là nhiều đến bao nhiêu? Công đức của ngài quá lớn lao, không phải trong một đời hay hai đời, mà đời đời kiếp kiếp ngài đều phát nguyện làm trưởng tử của Phật. An trụ trong Phật pháp, để cầu đạo vô thượng: ngài an trụ trong Phật pháp chính là để cầu đạo vô thượng, chứng thành quả vị Phật, cho nên ngài nguyện gần gũi Phật, gần gũi pháp, gần gũi tăng, gần gũi Tam bảo, ở trước Tam bảo tu hành.
無量億千萬,功德不可數:無量億千萬這麼多的什麼呢?他的功德太大了,不是一生、兩生;在生生世世,他都發願做佛的長子。安住於佛法,以求無上道:他安住於佛法,就為了求無上的、成證佛果的道路,他所以願意親近佛、願意親近法、願意親近僧,願意親近三寶,在三寶的面前來修行。
Trước đây có một vị pháp sư, ông ta rất dụng công tu hành, có biện tài vô ngại, giảng kinh thuyết pháp rất giỏi, tuy không được như nhị tổ Thần Quang giảng đến nỗi trời mưa hoa xuống, đất mọc sen vàng , nhưng mọi người cũng đều rất thích nghe. Một hôm có người đến hỏi đạo lý với vị pháp sư này: “Bậc đại tu hành còn rơi vào nhân quả hay không?”,
Vị pháp sư này liền trả lời: “À! Bậc đại tu hành không còn rơi vào nhân quả!”
以前有位法師,他很有修行,辯才無礙,講經說法講得非常好;雖然沒有二祖神光講得那麼天花亂墜、地湧金蓮,但是也人人都歡喜聽。就有一個人來請問他這個道理:
「大修行人落不落因果?」
「哦!大修行人不落因果!」
Vị pháp sư không cần suy xét gì thêm, liền buông một câu trả lời như thế, cho nên sau khi chết ông ta phải đầu thai làm hồ ly (chồn) trong suốt năm tram đời, sau đó vẫn không hiểu vì sao. Cho đến khi thiền sư Bách Trượng xây dựng tòng lâm ở Giang Tây, lúc Thiền sư đang giảng kinh thuyết pháp thì con hồ ly tinh này biến thành một người đến nghe giảng kinh. Người này như thế nào? Đó là một ông lão râu dài, hình dạng rất cổ xưa.
他也沒加思索就答覆這麼一句話,死了就去投生做狐狸,做了五百世狐狸,然後還沒明白。等到百丈禪師在江西造叢林,講經說法的時候,這狐狸精就變成一個人來聽經。這個人什麼樣子呢?很長鬍子、很古老的樣子。
Có một lần, tất cả những người nghe kinh đều ra về hết, nhưng ông lão không đi, ông đến gặp thiền sư Bách Trượng và kể:
- Tôi là con hồ ly sống sau núi, nhưng tôi biết trước đây năm trăm đời thì tôi là một vị tỳ-kheo, do vì lúc đó tôi nói một câu, cũng không biết tại sao tôi lại đầu thai làm hồ ly.
Thiền sư Bách Trượng hỏi:
- Ông đã nói câu gì?
Ông lão nói: Có một người hỏi tôi: “Bậc đại tu hành có còn rơi vào nhân quả không?’; tôi liền đáp: ‘không còn rơi vào nhân quả’”. Tôi trả lời như vậy, tôi cũng không biết rốt cuộc tôi sai ở chỗ nào?”
Thiền sư Bách Trượng bảo:“Thôi được, bây giờ ông hãy hỏi tôi câu hỏi này.
Thế là ông lão liền thỉnh vấn:
有一次,所有的聽經人都走了,他沒有走,他就對百丈禪師講:「我是後山的一隻狐狸,但是我知道我前生在五百世以前,我是一位比丘。因為那時候我說一句話,也不知道怎麼就投生做了狐狸。」百丈禪師說:「你說了什麼話呀?」他說:「有一個人問我『大修行人落不落因果?』我說『不落因果』,我就這麼答覆的,我也不知道究竟這個有什麼錯了?」
百丈禪師說:「好!你現在來問我這個問題。」於是他就請問:
- Xin hỏi thượng tọa! Bậc đại tu hành có còn rơi vào nhân quả không?
Thiền sư Bách Trượng trả lời:
- Bậc đại tu hành không còn mê mờ (lầm) nhân quả!
Vừa nghe câu ‘không còn mê mờ nhân quả’, ông lão hoát nhiên khai ngộ:
- Ôi! Tôi thật sự đã nói sai rồi! Tôi ở trong hang động phía sau núi, ngày mai xin ngài hãy đến thăm tôi.
Hôm sau, thiền sư Bách Trượng dẫn theo vài người xuất gia ra sau núi, thì thấy xác của một con hồ ly đã chết. Thiền sư Bách Trượng bèn an táng con hồ ly này theo nghi lễ dành cho một vị sư trong Phật giáo.
Cho nên khi giảng kinh, giảng đạo lý, quý vị không được không chịu suy nghĩ cho kỹ mà tùy tiện trả lời câu hỏi của người khác.
「請問上座!大修行人落不落因果?」
「大修行人不昧因果。」百丈禪師說。
他一聽「不昧因果」這一句話,就豁然開悟了:「哦!我真是說錯了!我在後山的洞裏頭住,明天您可以去看一看我。」
第二天,百丈禪師果然帶著一些個出家人到那兒一看,一隻老狐狸在那兒已經死了。百丈禪師就用佛教埋葬和尚的這種禮節,來把這狐狸給埋了。
所以講經講道理,不是隨隨便便,可以不加思索就答覆人的問題。
I2.記二千人(分三)
J1.長行授記 J2.偈頌重明 J3 得記歡喜
今J1
Nhĩ thời, Thế Tôn kiến học vô học nhị thiên nhân, kỳ ý nhu nhuyễn, tịch nhiên thanh tịnh, nhất tâm quán Phật. Phật cáo A-nan: “nhữ kiến thị học vô học nhị thiên nhân phủ?”; “Duy nhiên, dĩ kiến.” “A-nan! Thị chư nhân đẳng, đương cúng dường ngũ thập thế giới vi trần số chư Phật Như Lai, cung kính tôn trọng, hộ trì pháp tạng. Vị lai, đồng thời ư thập phương quốc, các đắc thành Phật, giai đồng nhất hiệu, danh viết Bảo Tướng Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn. Thọ mạng nhất kiếp, quốc độ trang nghiêm, Thanh văn, Bồ-tát, chánh pháp, tượng pháp, giai tất đồng đẳng.”
Bấy giờ, đức Thế Tôn thấy bậc hữu học cùng vô học hai nghìn người, chí ý hòa dịu, tịch nhiên, thanh tịnh, một lòng nhìn Phật, Phật bảo A-nan: "Ông thấy bậc hữu học vô học hai nghìn người đây chăng?". “Vâng! Con đã thấy”. “A-nan! Các ông ấy sẽ cúng dường các đức Phật Như Lai như số vi trần trong năm mươi thế giới, cung kính tôn trọng hộ trì pháp tạng. Rốt sau đồng thời ở cõi nước trong mười phương đều được thành Phật, đều đồng một hiệu là Bảo Tướng Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn, sống lâu một kiếp, cõi nước trang nghiêm, Thanh văn, Bồ-tát, chánh pháp, tượng pháp thảy đều đồng nhau.”
爾時,世尊見學無學二千人,其意柔軟,寂然清淨,一心觀佛;佛告阿難:汝見是學無學二千人不?唯然,已見。阿難!是諸人等,當供養五十世界微塵數諸佛如來,恭敬尊重,護持法藏;末後,同時於十方國,各得成佛,皆同一號,名曰寶相如來、應供、正遍知、明行足、善逝、世間解、無上士、調御丈夫、天人師、佛、世尊。壽命一劫,國土莊嚴,聲聞菩薩,正法像法,皆悉同等。
Đây là đức Phật thọ ký cho hai nghìn vị học và vô học
Bấy giờ, đức Thế Tôn thấy bậc hữu học cùng vô học hai nghìn người: lúc ấy, đức Phật Thích-ca Mâu-ni dùng trí diệu quán sát, để quán sát hai nghìn vị hữu học và vô học trong pháp hội, thì thấy họ chí ý hòa dịu.: Tâm ý của hai nghìn người này đều nhu hòa, nhẹ nhàng, không có ai nổi giận, không có ai muốn nóng giận, đây gọi là nhu hòa, “tâm ý nhu hòa,” tức là bên trong tâm nhu hòa nhẹ nhàng, bên trong ý cũng nhu hòa nhẹ nhàng. Tịch nhiên thanh tịnh: “tịch nhiên” là bất động, không khởi vọng tưởng; “thanh tịnh” là làm sạch tạp niệm, cuồng tâm, vọng tưởng! Bản thể tự tánh của phàm phu vốn thanh tịnh, đúng như Lục tổ đã nói: “Thật biết tự tánh vốn thanh tịnh, thật biết tự tánh vốn không lay động, thật biết tự tánh hay sanh muôn pháp”. Đây gọi là “tịch nhiên thanh tịnh.”
這是佛授學無學二千人的記。
爾時,世尊見學無學二千人:當爾之時,釋迦牟尼佛就用妙觀察智,來觀察法會中這二千個有學的人和無學的人。其意柔軟:這二千人的心意,都柔和而善軟,沒有人有脾氣的、沒有人想要發火的,這叫柔和;心意柔和,就是心裏也柔和善軟,意裏邊也柔和善軟。寂然清淨:寂然,就是不動,在那兒都不打妄想了;清淨,就是把你的雜念、狂心、妄想,都沒有了!凡夫自性清淨的本體,就好像六祖說的:「實知自性本是清淨,實知自性本不搖動,實知自性能生萬法。」這就叫做「寂然清淨」;
Cảnh giới này cũng giống như cảnh giới của Lục tổ đã nói. Lúc ấy, tâm ý của hai nghìn vị hữu học và vô học đều tịch nhiên thanh tịnh, một lòng nhìn Phật: cả hai nghìn người đều biến thành một cái tâm, đều dùng tâm cung kính để chiêm ngưỡng đức Phật.
Lúc ấy hai nghìn vị học và vô học đều nhìn đức Phật. Phật bảo A-nan: "Ông thấy bậc hữu học vô học hai nghìn người đây chăng?”: đức Phật hỏi ngài A-nan, vì ngài A-nan là thị giả của Phật, đức Phật quay đầu lại hỏi A-nan: “Này A-nan! Ông có thấy hai nghìn vị học và vô học đây không?” Ở đây, chúng ta phải biết hai nghìn vị học và vô học này đều có thân thể, ai cũng nhìn thấy được, thì tại sao đức Phật lại hỏi tôn giả A-nan, ‘ông có thấy hai nghìn vị học và vô học đây không?’
這個境界,也就是六祖大師所說的那個境界一樣。在這時候,寂然清淨了。一心觀佛:這兩千人都變成一個心了,都以恭敬心,來瞻仰於佛。
現在這兩千學無學的人,都來瞻仰佛。佛告阿難,汝見是學無學二千人不:於是佛就告訴阿難,因為阿難是佛的侍者,佛一回頭就告訴阿難,說:「阿難!你看見這學無學二千人嗎?」這個地方,我們要知道這學無學二千人,都有個身體,誰都看見了,為什麼佛問阿難「你看見這個學無學二千人嗎」?
Lúc này không chỉ là tôn giả A-nan nhìn thấy, mà tất cả người trong pháp hội đều nhìn thấy, đã nhìn thấy hết thì tại sao đức Phật biết rõ ngài A-nan nhìn thấy mà vẫn hỏi? Không phải là ý này! Vì điều mọi người nhìn thấy được là thân thể của họ, mà không thể nhìn thấy tâm của họ. Trong một đoạn văn ở trên không phải đã nói ‘chí ý hòa dịu, tịch nhiên thanh tịnh’ sao? Đức Phật hỏi ngài A-nan: “Ông có nhìn thấy hai nghìn vị học và vô học không?’ là muốn hỏi rằng: “Ông có thấy tâm của họ không? Ông có biết tâm của họ hiện đang nghĩ gì không?” là Phật muốn hỏi điều này, chứ không phải hỏi là: “Ông có nhìn thấy hai nghìn người ở chỗ đó hay không?’.
這時候,不單是阿難看見,就是所有在法會中的人都看見了;既然都看見,佛為什麼明知道他看見,又問他呢?不是這個意思!因為一般人所看見的,是看見他的身,而沒有看見他的心。上邊這一段文,不是說「其意柔軟,寂然清淨」?佛問阿難「汝見是學無學二千人否」,是問他:「你看見他們的心沒有?你知道他們心裏現在是想著什麼?」是問他這個;不是問說:「這二千人在這個地方,你看見沒有?」
Ngài A-nan trả lời đức Phật: “Vâng, con đã thấy. Đúng rồi, con đã thấy tâm của hai nghìn vị này.” Vì việc đức Phật thọ ký không phải như chúng ta, chẳng hạn tôi và quý vị là bạn tốt nên tôi phong quý vị làm quan, hoặc là tôi tiến cử quý vị làm đại tổng thống, không phải như vậy! Đây nhất định là phải xét xem tâm của người được Phật thọ ký cho có được tịch nhiên thanh tịnh hay không? Tâm ý có nhu hòa hay không? Tâm ý đã nhu hòa, thì đức Phật mới thọ ký cho. Không phải nói là, người đệ tử này đối xử với tôi tốt, tôi sẽ thọ ký cho người này! Hoặc giả: “A-nan là thị giả của ta, ta thọ ký cho A-nan!” Không phải như vậy, đức Phật từ bi bình đẳng, Phật xem xét trình độ của quý vị, sau đó đến khi nhân duyên thành thục mới có thể thọ ký cho, chưa thành thục thì không thể thọ ký được. Thế nên A-nan nghe đức Phật hỏi như thế thì liền trả lời: “Vâng! Con đã thấy tâm của họ rồi!”.
阿難就答覆佛說,唯然,已見:是的!我已看見他們這二千人的心了。因為佛給授記,不是像我們人,我和你是好朋友,我封你做一個官,或者我就推選你做大總統。不是這個意思!這一定要看佛給授記這個人,是不是寂然清淨了?是不是心意柔軟了?心意柔軟了,然後佛才能授記的。不是說,這個徒弟對我好一點,我給他授記吧!阿難是我的侍者,我給他授記吧!不是的。佛是大慈平等的,看你的程度,然後到因緣成熟了,才可以授記;沒有成熟,就不能給授記。所以阿難聽見佛這樣一問,就說:「是的!我已看見他們的心了!」
“A-nan! Các ông ấy sẽ cúng dường các đức Phật Như Lai như số vi trần trong năm mươi thế giới: A-nan! Hai nghìn vị học và vô học này sẽ cúng dường chư Phật Như Lai nhiều như số vi trần của năm mươi thế giới nghiền nát ra. Cung kính tôn trọng, hộ trì tạng pháp: thân tâm của họ đều cung kính, tôn trọng, tán thán, ủng hộ thọ trì kho báu Phật pháp. Rốt sau đồng thời ở cõi nước trong mười phương đều được thành Phật: cho đến khi cúng dường xong vị Phật ra đời sau cùng trong số chư Phật Như Lai nhiều như số vi trần trong năm mươi thế giới, họ cùng lúc đều được thành Phật đạo, đều thành Phật trong mười phương cõi nước của chư Phật.”
阿難!是諸人等,當供養五十世界微塵數諸佛如來:阿難!這些個學無學二千人,他們應該供養五十個世界都磨碎為微塵,供養這麼多的諸佛如來。恭敬尊重,護持法藏:他們都身心恭敬、尊重、讚歎、擁護受持佛法的寶藏。末後,同時於十方國,各得成佛:等到供養完這五十世界微塵數這麼多諸佛如來的最後那一位佛出世之後,他們都同時在十方諸佛國土,各得成佛道,都成佛了!
Đều đồng một hiệu là Bảo Tướng Như Lai: vì họ có cùng chung chí hướng, chỗ tu hành lại đều giống như nhau, cho nên quả báo trong tương lai cũng giống nhau. Vì thế mọi người đều có chung một danh hiệu Phật là Bảo Tướng Như Lai. Thân tướng của những vị Phật này đều trang nghiêm như châu báu vậy. Bảo Tướng Như Lai cũng giống như các đức Phật khác, đều đầy đủ mười danh hiệu Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn, và sống lâu một kiếp; nhưng thọ mạng của họ không giống với các đức Phật khác, sau khi thành Phật, thọ mạng của họ chỉ dài một kiếp. “Kiếp” ở đây là một tiểu kiếp. Cõi nước trang nghiêm, Thanh văn, Bồ-tát, chánh pháp, tượng pháp thảy đều đồng nhau: cõi nước của họ vô cùng trang nghiêm, và cũng đều giống như nhau, số đệ tử Thanh văn và Bồ-tát được các ngài giáo hóa cũng đều nhiều như nhau; thời gian chánh pháp trụ thế và tượng pháp trụ thế của hai nghìn người này sau khi thành Phật đều lâu dài như nhau.
皆同一號,名曰寶相如來:因為他們能志同道合,所修行的,又都是一樣的;將來得的果報也都是一樣。所以大家都同叫一個佛名號為「寶相如來」,這位佛的相,好像珠寶那麼樣莊嚴。寶相如來也和其他的佛一樣,都具足如來的十個名號,應供、正遍知、明行足、善逝、世間解、無上士、調御丈夫、天人師、佛、世尊。壽命一劫:但是他們的壽命,和其他的佛就不同了!他們成佛的壽命有一個劫數那麼長。這個「劫」,是一小劫。國土莊嚴,聲聞菩薩,正法像法,皆悉同等:他們的國土非常莊嚴,也都是一樣的;所教化的聲聞及菩薩,也都一樣有那麼多;正法住世和像法住世,這二千人成佛都是一樣的。
J2.偈頌重明
Nhĩ thời, Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn:
Thị nhị thiên Thanh văn Kim ư ngã tiền trụ
Tất giai dữ thọ ký Vị lai đương thành Phật
Sở cúng dường chư Phật Như thượng thuyết trần số
Hộ trì kỳ pháp tạng Hậu đương thành Chánh giác
Các ư thập phương quốc Tất đồng nhất danh hiệu
Câu thời tọa đạo tràng Dĩ chứng Vô thượng huệ
Giai danh vi Bảo Tướng Quốc độ cập đệ tử
Chánh pháp dữ tượng pháp Tất đẳng vô hữu dị
Hàm dĩ chư thần thông Độ thập phương chúng sanh
Danh văn phổ chu biến Tiệm nhập ư Niết-bàn.
Lúc đó, đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Hai nghìn Thanh văn đây
Nay đứng ở trước ta
Thảy đều thọ ký cho
Đời sau sẽ thành Phật
Cúng dường các đức Phật
Như số trần nói trên.
Hộ trì tạng pháp Phật
Sau sẽ thành Chánh giác
Đều ở nơi mười phương
Thảy đồng một danh hiệu
Đồng thời ngồi đạo tràng
Để chứng huệ vô thượng
Đều hiệu là Bảo Tướng
Cõi nước cùng đệ tử
Chánh pháp và tượng pháp
Thảy đều không có khác.
Đều dùng các thần thông
Độ mười phương chúng sanh
Tiếng đồn vang khắp cùng
Lần nhập vào Niết-bàn.
爾時,世尊欲重宣此義,而說偈言:
是二千聲聞
今於我前住
悉皆與授記
未來當成佛
所供養諸佛
如上說塵數
護持其法藏
後當成正覺
各於十方國
悉同一名號
俱時坐道場
以證無上慧
皆名為寶相
國土及弟子
正法與像法
悉等無有異
咸以諸神通
度十方眾生
名聞普周遍
漸入於涅槃
Lúc đó, đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng: lúc đó đức Phật Thích-ca Mâu-ni muốn dùng kệ tụng nói lại ý nghĩa này một lần nữa cho rõ ràng thêm. “Hai nghìn Thanh văn đây, nay đứng ở trước ta, thảy đều thọ ký cho, đời sau sẽ thành Phật: đức Phật Thích-ca Mâu-ni nói rằng hai nghìn vị Thanh văn này cùng tu phạm hạnh, cùng trồng căn lành, cùng phát tâm Bồ-đề, cùng tu hạnh Bồ-đề, cùng kết quả Bồ-đề, cho nên mới có chung một danh hiệu Phật. Hiện nay họ đang đứng trước mặt Ta, vì công đức tu hành của họ đã thành tựu, cho nên được Ta thọ ký sớm, tương lai làm Phật. Họ đều là chư Phật trong vị lai, đều sẽ thành Phật.
爾時,世尊欲重宣此義,而說偈言:在這時候,釋迦牟尼佛想要把這個意思,用偈頌再說詳細一點,再來說一遍。
是二千聲聞,今於我前住,悉皆與授記,未來當成佛:釋迦牟尼佛說,這二千位聲聞,他們是同修梵行、同種善根、同發菩提心、同修菩提行、同結菩提果,所以才同一個佛名號。現在他們都站在我的面前,因為他們的修行功德已經成就,所以得到我預先給他們授記,將來作佛。他們都是未來的諸佛,應該成佛的;
Cúng dường các đức Phật, như số trần nói trên: họ cúng dường chư Phật ‘nhiều như số vi trần của năm mươi thế giới nghiền nát ra’ đã nói ở trước, số nhiều đến như thế. Hộ trì tạng pháp Phật, sau sẽ thành Chánh giác: ở trong thời gian nhiều đức Phật ra đời như thế, họ hộ trì tạng pháp của nhiều đức Phật như thế, sau cùng họ cũng đều thành Phật. Đều ở nơi mười phương, thảy đồng một danh hiệu: mỗi vị đều tự phân bố đến cõi nước khắp mười phương, và đều thành Phật đạo, nhưng khi thành Phật đều có cùng một danh hiệu Phật.
所供養諸佛,如上說塵數:他們所供養的諸佛,就好像前邊所說的那個「把五十個世界都磨碎為微塵」那麼多的諸佛,有那麼多的數目。護持其法藏,後當成正覺:他們在這麼多諸佛的時間,就護持這麼多諸佛的法藏,最後他們也都成佛了。各於十方國,悉同一名號:他們各自分佈到十方的國土去,而得成佛道了;可是成佛,都是一個佛名號。
Quý vị hãy suy nghĩ điều này! Hai nghìn vị này đồng tu học với nhau, đồng tu hành với nhau, vậy mà không ai ganh tỵ ai. Hai nghìn người đều nghĩ như vầy--anh chính là tôi, tôi chính là anh, chúng ta đều là một. Tuy có đến hai nghìn người, nhưng cũng như là một người, là cùng một cái tâm, ăn thì mọi người cùng ăn, mặc y phục thì mọi người cùng mặc; lúc nghỉ ngơi thì mọi người cùng nhau nghỉ ngơi. Anh không đố kỵ tôi, tôi cũng không đố kỵ anh; anh tốt tức là tôi tốt, anh không tốt, tức là tôi không tốt; không ai phê bình ai, không ai hủy báng ai.
你們大家在這個地方想一想:這二千人在一起打同參,也就是一起修行;他也不妒嫉他,他也不妒嫉他。這二千個人都這樣想,你就是我,我就是你,我們大家都是一個。雖然有二千人,但都是一個人、一個心──吃東西,大家一起吃;穿衣服,大家一起穿;休息的時候,大家也都在一起。你也不妒忌我,我也不妒忌你;你好,就是我好;你不好,就是我不好;哪一個也不批評哪一個,哪一個也不譭謗哪一個。
Quý vị xem hai nghìn người này, họ không chỉ cùng tu học với nhau, mà còn phát nguyện đời đời đều muốn làm một công việc giống như nhau! Là việc gì? Là tu đạo. “Lúc chúng ta thành Phật, cũng cùng nhau thành Phật; danh hiệu Phật của chúng ta cũng cùng chung một tên, không có phân biệt”, không lớn, cũng không nhỏ, đều gọi là “Bất đại” (không lớn), đồng âm với chữ “Phật-đà” (Buddha), cũng gọi là “bất tiểu” (không nhỏ). Thế thì không lớn, không nhỏ, không trong, không ngoài, đều là như nhau; không cao, không thấp, mọi người đều như nhau. Mức độ của âm thanh cũng cao như nhau, tên gọi cũng giống như nhau! Quý vị xem! Đây thật là diệu pháp, điều này đúng là vi diệu! Hai nghìn người có thể biến thành một người, biến thành một cái tâm, cùng thành Phật như nhau, đều cùng một danh hiệu. Đây mới là “đây kia không tạp, không chướng ngại” (bỉ bỉ vô tạp vô chướng ngại), mọi người đây kia (bỉ thử, mình người) đều như nhau, không phân biệt, không tạp loạn, không ai chướng ngại ai cả.
你看這二千人,不單打同參在一起,又發願生生世世都要做一樣的事情!什麼事情?修道。「我們成佛的時候,也一起成佛;我們那個佛的名號,都叫一個名字,沒有分別。」也無大,也無小,都叫「不大」(諧音 Buddha、佛陀),也都叫「不小」。那麼不大不小、無內無外,都是一樣的;也不高,也不矮,大家都是一樣;聲量也一樣高,名字也一樣!你看!這真是妙法,這真是妙!二千人能變成一個人、變成一個心,同成一樣的佛,都叫同一個名號,這才是「彼彼無雜無障礙」,大家彼此都是一樣的,沒有分別、沒有雜亂的,誰也不障礙誰。
Không có ai nói: “A! Quý vị không phải là tôi!” cũng không có ai nói: “Tôi không phải là quý vị”, không có ai nghĩ như vậy cả. Không phải nói là hai người ở chung trong một phòng mà anh thì chê tôi choán chỗ nhiều quá, hoặc tôi cũng chê anh là hít thở không khí quá nhiều, chẳng chừa chỗ nào cho tôi cả! Không phải như thế đâu! Dù bao nhiêu người ở chung một phòng, thì ai nấy cũng đều vui vẻ hoan hỷ, giống như một người ở vậy.
沒有一個說:「啊!你不是我!」也沒有一個人說:「我不是你!」沒有一個這麼樣子想的。不是說兩個人住在一個房間裏,你也嫌我佔地方佔得多了,我也嫌你呼吸氣喘得多了,把我這空氣都給攆得沒有地方放了!不是這樣子的。就是多少人住在一個房間裏頭,大家也都歡歡喜喜的,就像一個人住似的。
Quý vị xem điểm này, từ đây có thể thấy được hai nghìn vị học và vô học này đều có tâm bố thí, cũng đều tu hạnh bố thí như nhau, cùng trì giới như nhau, cùng nhẫn nhục như nhau, cùng tinh tấn như nhau, cùng tu thiền định như nhau, cùng tu tập trí huệ như nhau, hết thảy đều như nhau. Không thể nói rằng--quý vị dụng công một chút thì tôi cảm thấy rất khó chịu: “Anh tinh tấn như thế, khiến cho tôi có vẻ quá tụt hậu. Anh sớm như thế đã thức dậy rồi, nếu tôi không dậy thì tỏ ra là tôi không tu hành, còn nếu tôi dậy sớm như thế, thì con mắt của tôi thật tình không chịu nổi, tôi mở mắt không lên! Ôi! Anh thật là quá xấu, làm khổ đôi mắt của tôi như thế này!”, Nếu như thế thì không thể nào có cùng chung một danh hiệu được!
你看這個地方,這就見出這學無學二千人,都是有布施心,也都同樣修布施、同樣持戒、同樣忍辱、同樣精進、同樣修禪定、同樣習般若,都是一樣的。不能說,你用功一點,我就覺得很不舒服:「你這個人這麼精進,把我相形得太落後了!你這麼早就起身了,我若不起身,就表示我不修行了;我若起身,我這個眼睛真是不幫忙,睜不開!唷!你是最壞的一個,令我這眼睛這麼辛苦!」這就不能同稱一個名號了。
Nghe đến điều này, mỗi người chúng ta, thật sự phải phát tâm đại bồ-đề, không nên làm một kẻ “tự liễu hán,” chớ nên chỉ biết đến mình, mà quên hết mọi người. Quý vị xem, hai nghìn vị học và vô học đây! Vừa rồi tôi chẳng phải đã giảng sao? Cùng chung chí hướng, nương tựa không thay đổi (chí đồng đạo hợp, y lại bất du). Thế nào là nương tựa không thay đổi? Quý vị không chướng ngại tôi, tôi cũng không chướng ngại quý vị, quý vị cũng chính là tôi, tôi cũng chính là quý vị, tất cả cùng giúp đỡ lẫn nhau, bảo vệ nhau. Mọi người đều muốn làm công việc như nhau
聽到這個地方,我們每一個人,真要發大菩提心,不要做一個自了漢,不要只知道有自己,而把人家都忘了。你看,這二千學無學的這一些個人!方才我不講嗎?志同道合,依賴不渝。什麼叫依賴不渝?你也不障礙我、我也不障礙你,你也就是我、我也就是你,互相幫助,互相警惕,大家都要做一樣的事情。
Thậm chí “sanh đồng sanh, tử đồng tử” (giờ sanh cũng giống nhau, giờ chết cũng cùng chết). Quý vị xem! Đây mới là bạn đồng tu cùng sanh cùng tử đúng nghĩa! Sống, chết cũng là hai nghìn người này với nhau. Hai nghìn người này nhất định phải cứu độ cho nhau, không thể để một người nào bị thoái chuyển, tất cả đều cùng nhau làm, đều cùng nhau tu hành! Cho nên họ được đồng thời thành Phật. Đây không phải là một nhân duyên nhỏ, mà phải là nhân duyên rất sâu, rất sâu, cho nên mới thành Phật có cùng một danh hiệu như vậy.
甚至於生的時候,我們一起生;死的時候,一起死。你看!這才是真正生死的同參!生、死也是這二千人。一定我們這二千人互相來救度,哪一個落後也不可以,都要一起幹,一起修行!所以同時成佛。這都不是一個小的因緣,這個因緣是很深很深的,所以才能同成一個名號。
Đồng thời ngồi đạo tràng, để chứng huệ vô thượng, đều hiệu là Bảo Tướng: hai nghìn vị này đều phát nguyện: “hai nghìn người chúng ta cùng thành Phật một lúc, cùng ngồi chung đạo tràng, cùng chuyển pháp luân, cùng giáo hóa chúng sanh, thảy đều cùng lúc với nhau, không có kẻ trước người sau, một giây cũng không được sai chạy.” Vì trong quá khứ, hai nghìn người họ đã cùng phát tâm như thế, tu cùng một hạnh như thế, cho nên kết quả cũng như nhau; cùng lúc tu hành, cũng cùng lúc thành Phật, đắc trí huệ vô thượng, danh hiệu thành Phật cũng là Bảo Tướng Như Lai giống nhau.
俱時坐道場,以證無上慧,皆名為寶相:這二千人都發願說,我們兩千人要一起成佛,一起坐道場、轉法輪、教化眾生,都是同時的,哪一個也不先、哪一個也不後,一秒鐘也不會錯的。因為他們這二千人在過去發同樣的心、修同樣的行,所以結同樣的果;在同時修行,也同時成佛,得到無上的智慧,成佛的名號也同樣為寶相如來。
Cõi nước cùng đệ tử, chánh pháp cùng tượng pháp, thảy đều không có khác: hai nghìn vị học và vô học này đều thành Phật, đều có danh diệu là Bảo Tướng Như Lai. Cõi nước của hai nghìn vị Bảo Tướng Như Lai này cũng lớn như nhau, đệ tử cũng nhiều như nhau. Thí dụ người này có năm nghìn đệ tử, thì người kia cũng có năm nghìn đệ tử; người nọ có một vạn đệ tử, thì người kia cũng có một vạn đệ tử; người nọ có một trăm vạn đệ tử thì người này cũng có một trăm vạn, đều giống nhau. Thời gian Chánh pháp trụ thế và tượng pháp trụ thế cũng lâu dài như nhau, bất kỳ chuyện gì cũng đều như nhau, cho nên hai nghìn người này là bạn đồng tham chân chính, một thể chân chính.
國土及弟子,正法與像法,悉等無有異:這二千學無學人都成佛,都叫寶相如來;這二千位寶相如來,他們的國土也都是一樣大、徒弟也都是一樣多。譬如他有五千徒弟,他也有五千;他有一萬,他也有一萬;他有一百萬,他也有一百萬,都一樣的。正法住世和像法住世也都一樣長的時間,無論一切一切、哪一種都是同等的。所以,這二千人真是真正的同參,真正的一體。
Đều dùng các thần thông, độ mười phương chúng sanh: trong số hai nghìn vị Phật này, mỗi vị Phật đều có sức thần thông như nhau, đến mười phương giáo hóa tất cả chúng sanh. Nơi một vị Phật này đến cũng là nơi hai nghìn vị Phật này đến; hai nghìn vị Phật đến cũng như một vị Phật đến, đều tên là Bảo Tướng Như Lai.
咸以諸神通,度十方眾生:這二千位佛之中,每一位佛都是同樣以他神通的力量,去教化十方一切眾生。這一位佛到了這個地方,也就是這兩千位佛都到了;兩千位佛都到了,還是一位佛,都是叫寶相如來。
Tiếng đồn vang khắp cùng, lần nhập vào Niết-bàn: danh tiếng của họ vang khắp mười phương thế giới, rồi họ từ từ nhập Niết-bàn tịch diệt, chứng đắc quả Vô thượng Niết-bàn bất sanh bất diệt.
Tại sao đức Phật Thích-ca Mâu-ni lại thọ ký cho các vị học và vô học này cùng một lúc, lại thọ ký cùng một danh hiệu? Vì lúc còn ở nhân địa tu hành, họ cùng học đạo với một sư phụ, hai nghìn người rất đặc biệt, muốn phát một nguyện đặc biệt. Nguyện đặc biệt như thế nào? Nguyện rằng: “Hai nghìn người chúng con nguyện đời đời kiếp kiếp đều bái cùng một vị làm sư phụ, đời đời kiếp kiếp đều muốn học Phật pháp. Hai nghìn người chúng con, đợi đến khi sư phụ của chúng con thành Phật rồi thì hết thảy chúng con cùng được sư phụ thọ ký cho. Tuy chúng con đến hai nghìn người, nhưng nguyện thành hai nghìn vị Phật có cùng một danh hiệu. Như thế sẽ giảm rất nhiều phiền toái cho sư phụ, chúng con nguyện làm một đệ tử hiếu thuận chân chính”.
名聞普周遍,漸入於涅槃:他們的聲名周遍於十方法界,漸漸地就入於這個寂滅,證得不生不滅這種涅槃的果位上。
這學無學的人,為什麼得到釋迦牟尼佛同時給他們授記,又授的同一名號呢?這二千人在因地的時候,跟著一位師父來學道,他們兩千人都很特別的,要發一個特別願。怎麼特別法呢?說:「我們兩千人,生生世世都拜同一個人做師父,生生世世都要學佛法;我們兩千個人,等我們師父成佛了,我們一齊得到師父給我們授記。我們雖然是兩千人,但是願意成兩千個同一名號的佛;這給師父減去很多麻煩,做一個真正孝順的弟子!」
Tại sao ư? “Nếu hai nghìn người chúng ta không thành Phật cùng lúc thì sư phụ chúng ta thọ ký cho chúng ta, quý vị nói xem phải dùng rất nhiều thời gian? Thọ ký xong người này, lại phải thọ ký cho người kia, thọ ký cho hai nghìn người không giống nhau về danh hiệu, thậm chí là phải mất mấy ngày trời mới có thể thọ ký xong. Thế thì, chúng ta cùng thành một vị Phật, cùng một danh hiệu, không cần nhiều thời gian, sư phụ của chúng ta đã thọ ký xong cho chúng ta xong rồi!”.
Họ đều muốn hiếu thuận với sư phụ trước, cho nên đây là những đệ tử chân chính hiếu thuận. Thông thường không cần phải mười người, chỉ tám người ở chung là đã chê nhiều người quá rồi: “Nếu chỉ có một mình tôi thôi, thì tốt biết dường nào!”. Nhưng quý vị nên biết, người sư phụ như tôi không thể chỉ độ một người, nếu chỉ độ một người thì cảnh giới đó quá nhỏ!
為什麼呢?「我們兩千個人如果成不同的佛的話,我們師父給我們授記,你說要用很多的時間?給這個授完了、又要給那個授,授有兩千個不同的名字,甚至於要好幾天,才能授完這個記。那我們都成同一個佛、同一名號,不要很多的時間,我們這個師父就給我們授完記了!」他們都要想著先孝順師父,所以這是真正孝順的弟子。不要有十個、八個的人在一起,就嫌人多:「要是單單我一個人,你說多好呀!」但是你要知道,我師父不能單單度某一個人;若單單度一個人,那個境界太小了!
J3 得記歡喜
Nhĩ thời, học vô học nhị thiên nhân, văn Phật thọ ký, hoan hỷ dõng dược, nhi thuyết kệ ngôn:
Thế Tôn huệ đăng minh
Ngã văn thọ ký âm
Tâm hoan hỷ sung mãn
Như cam lộ kiến quán.
Lúc đó, bậc hữu học cùng vô học hai nghìn người nghe đức Phật thọ ký, vui mừng hớn hở mà nói kệ rằng:
Thế Tôn đèn huệ sáng
Con nghe tiếng thọ ký
Lòng vui mừng đầy đủ
Như được nước cam lộ.
爾時,學無學二千人,聞佛授記,歡喜踊躍,而說偈言:
世尊慧燈明 我聞授記音 心歡喜充滿 如甘露見灌
Lúc đó, bậc hữu học cùng vô học hai nghìn người nghe đức Phật thọ ký: lúc ấy, hai nghìn vị học và vô học nghe đức Phật đồng thời thọ ký cho họ, sẽ đồng thời thành Phật, lại cùng một danh hiệu, nhân duyên thù thắng này là một cách thức thọ ký vô cùng đặc biệt. Lúc ấy họ vui mừng hớn hở: họ đều vui mừng đến độ muốn nhảy cẫng lên, không có niềm vui nào vui hơn! Đạt được cảnh giới tốt đẹp đặc biệt này cho nên vui mừng như thế. Giống như ngài Ca-diếp, suốt từ sáng đến tối chẳng hề mỉm cườì, ngài tu hạnh đầu-đà, việc đầu tiên là ngài không cười. Tuy trong mười hai hạnh đầu-đà không nói là có hạnh ‘không cười’ nhưng ngài không hề mỉm cười. Quý vị có nói gì với ngài, ngài cũng không cười, tóm lại là rất trang nghiêm. Nhưng lúc đức Phật Thích-ca Mâu-ni giảng đến chỗ vi diệu của cõi “Thật báo trang nghiêm độ”, thế là ngài Ca-diếp tự nhiên đứng lên nhảy múa! Quý vị xem, một vị lớn tuổi như thế, nghe nói đến cảnh giới vi diệu như vậy mà cũng nhảy múa!
爾時,學無學二千人,聞佛授記:當爾之時,這有學和無學的這兩千人,聽見佛給他們同時授記、同時成佛,又同一個名號,這種殊勝的因緣,這種特別的授記的方法。這個時候,歡喜踊躍:都歡喜的跳起來,再沒有那麼歡喜!得特別的這一種好的境界了,所以就歡喜了。好像老迦葉,一天到晚都不笑的;他修頭陀行,第一不笑的。十二頭陀行,雖然說沒有一個「不笑」的行,但是他是不笑的;你誰和他說什麼,他也不笑,總是很莊嚴的樣子。可是釋迦牟尼佛一講到那「實報莊嚴土」的時候,那種妙處,老迦葉自然就跳起來、就起舞了!你看!那麼大年紀,聽見那好的境界,他也就跳起舞來了!
Thế nên, đâu thể trách hai nghìn vị học và vô học này, hiện nay đều vui mừng nhảy múa, mà nói kệ rằng: sau khi vui mừng nhảy múa xong, họ dùng kệ tán thán đức Phật.
“Thế Tôn đèn huệ sáng, con nghe tiếng thọ ký: Thế Tôn, như ngọn đèn trí huệ, tỏa ra ánh sáng rực rỡ, hai nghìn đệ tử học và vô học chúng con đồng thời đều nghe được tiếng thọ ký này, lòng vui mừng đầy đủ, như được rưới cam lộ: hai nghìn người chúng con, trong lòng mỗi người đều vui mừng thỏa mãn, giống như được rưới nước cam lộ, đều rất vui mừng!
所以難怪這一些個二千學無學人,現在都歡喜踴躍了。而說偈言:那麼歡喜跳起來,完了之後,就用偈頌來讚佛了。
世尊慧燈明,我聞授記音:世尊這個智慧的燈,大放光明;我們這二千學無學的弟子,同時都得到這個授記的音聲。心歡喜充滿,如甘露見灌:我們二千人,每一個人都是心歡喜充滿,就好像得到甘露灌頂一個樣了,都皆大歡喜。
-----------------------
Phật pháp cao siêu rất thẳm sâu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu.
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
授學無學人記品第九
◎一九六八年宣化上人講述於
美國加州三藩市佛教講堂
開經偈
無上甚深微妙法 百千萬劫難遭遇
我今見聞得受持 願解如來真實義
Phẩm Thọ Ký Cho Hàng Học Và Vô Học Thứ Chín:
Thọ: chính là thọ ký cho người khác. Phần trước đức Phật đã thọ ký cho các vị đệ tử lớn, thọ ký cho năm trăm vị A-la-hán, rồi thọ ký cho một nghìn hai trăm vị đệ tử, hiện tại lại thọ ký cho hàng học và vô học. Học, là địa vị hữu học; vô học, là địa vị vô học—không còn gì để học nữa. Có câu: “Nghiên chân đoạn hoặc, mộ cầu thắng kiến”, chính là học vậy.
授學無學人記品第九:授,就是給他授一個記莂號。前邊給各位大弟子授記,又給五百個羅漢以及一千二百個弟子授記,現在又給這學無學人授記。學,就是有學位;無學,就是無學位。所謂「研真斷惑,慕求勝見」,這叫「學」。
“Nghiên chân,” chính là nghiên cứu chân lý, chúng ta nghiên cứu chân lý này rồi, lại phải thực hành chân lý đó; không phải nói chỉ là nghiên cứu mà không cần thực hành chân lý. Nếu chỉ nghiên cứu, chỉ hiểu mà thôi, không chịu thực hành, thì không có cách gì để đoạn hoặc được. “Đoạn hoặc,” chính là đoạn trừ thô hoặc, tế hoặc và trần sa hoặc.
研真,就是研究真理。我們研究這個真理,又要實行這個真理;不是說單單研究這個真理,不去實行這個真理。僅僅研究,只是明白而已,沒有去實行就無法斷惑。斷惑,是斷粗惑、細惑和塵沙惑。
“Mộ cầu thắng kiến,” tức là ngưỡng mộ mong cầu thắng kiến. “Thắng kiến,” chính là một thứ tri kiến thù thắng. Từ sơ quả Tu-đà-hoàn, nhị quả Tư-đà-hàm, đến tam quả A-na-hàm, ba quả vị này đều gọi là địa vị hữu học. Sơ quả còn gọi là địa vị kiến đạo, thấy được đạo rồi. Nhị quả, tam quả gọi là địa vị tu đạo, đang ở địa vị tu đạo, tứ quả là địa vị vô học. Vô học chính là “chân cùng hoặc tận” (đã tỏ ngộ cùng tận chân lý, đã đoạn trừ hết hoặc), không còn gì chân thật hơn chân lý này nữa, không còn các mối hoặc nữa. Hiện tại trong Pháp Hội có hai nghìn vị hữu học và vô học, hai nghìn vị này không nằm trong số một nghìn hai trăm năm mươi vị đề cập khi trước, cho nên mới thọ ký tiếp cho họ.
慕求勝見,仰慕求這勝見;勝見,就是一種殊勝的知見。從初果須陀洹、二果斯陀含,到三果阿那含,這三種果位都叫「有學位」。又,初果叫「見道位」,見到這個道了;二果、三果叫「修道位」,在這修道的地位上;四果叫「無學位」。無學,就是「真窮惑盡」,沒有再比這個真的了,也再沒有惑了。現在這些有學和無學的人有二千人,這二千人,不在那一千二百五十人之內,是另外的;所以再給他們授記莂號。
G2.授二千人記(分二)
H1.二千請記 H2.如來授與 H1(分二)
I1.二人請記 I2.二千請記
今I1
Nhĩ thời, A-nan, La-hầu-la nhi tác thị niệm: ngã đẳng mỗi tự tư duy, thiết đắc thọ ký, bất diệc khoái hồ? Tức tùng tòa khởi, đáo ư Phật tiền, đầu diện lễ túc, câu bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Ngã đẳng ư thử, diệc ưng hữu phần, duy hữu Như Lai, ngã đẳng sở quy. Hựu ngã đẳng vi nhất thiết thế gian thiên nhân, a-tu-la sở kiến tri thức, A-nan thường vi thị giả, hộ trì pháp tạng, La-hầu-la thị Phật chi tử, nhược Phật kiến thọ A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề ký giả, ngã nguyện ký mãn, chúng vọng diệc túc.
Bấy giờ, ngài A-nan và ngài La-hầu-la nghĩ như vầy: "Chúng con tự suy nghĩ, nếu được thọ ký thời sung sướng lắm", bèn liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật, đầu mặt lạy chân Phật, đồng bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Chúng con trong đây cũng đáng có phần, chỉ có đức Như Lai, là chỗ về nương của chúng con. Lại chúng con là người quen biết của tất cả trời, người, A-tu-la trong đời. A-nan thường làm vị thị giả hộ trì tạng pháp, La-hầu-la là con của Phật, nếu Phật thọ ký đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cho, thời lòng nguyện cầu của chúng con đã mãn, mà lòng trông mong của họ cũng được đầy đủ".
爾時,阿難、羅睺羅而作是念:我等每自思惟,設得授記,不亦快乎?即從座起,到於佛前,頭面禮足,俱白佛言:世尊!我等於此,亦應有分,唯有如來,我等所歸;又我等為一切世間天人阿修羅所見知識,阿難常為侍者,護持法藏,羅睺羅是佛之子,若佛見授阿耨多羅三藐三菩提記者,我願既滿,眾望亦足。
Bấy giờ, lúc ấy, ngài A-nan và ngài La-hầu-la nghĩ như vầy: hai vị tôn giả A-nan và La-hầu-la lo lắng, thấy vị đệ tử này được thọ ký làm Phật, rồi vị đệ tử kia cũng được thọ ký làm Phật, cho nên hai vị đều không đợi được nữa, đều khởi vọng tưởng. Tôn giả A-nan là đệ nhất đa văn. Tại sao được đệ nhất đa văn? Vào thời đức Phật Không Vương, ngài và đức Phật Thích-ca Mâu-ni vốn đều tu đạo cùng một lúc, cùng phát tâm xuất gia, tu đạo. Thuở ấy, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni tu Lục độ, vạn hạnh, tinh tấn không ngừng, còn tôn giả A-nan thì thích học nhiều, biết nhiều. Kết quả là đức Thích-ca Mâu-ni thành Phật trước, trong khi A-nan vẫn còn là một tôn giả hộ trì giáo pháp của Phật.
爾時:在這時候,阿難、羅睺羅而作是念:阿難和羅睺羅兩位尊者也都著急了,看見這一位弟子也得到授記作佛,那一位弟子也得到授記作佛,於是他們自己也都等不了了,都打了妄想了。
阿難尊者,他是多聞第一。怎麼會多聞第一呢?在空王佛的時候,本來他和釋迦牟尼佛都是同時修道的,一起發願出家、修道。釋迦牟尼佛就修六度萬行,精進不退,阿難尊者就歡喜學多聞;結果釋迦牟尼佛就先成佛了,他還是做尊者,來護持佛法。
A-nan là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Khánh Hỷ (vui mừng), vì ngày A-nan ra đời cũng là ngày đức Phật thành Phật. Phụ thân của tôn giả nhân hai việc vui này (hỷ sự)--, tôn giả ra đời là một việc vui; đức Phật thành Phật là một việc vui nữa--, cho nên đặt tên cho tôn giả là Khánh Hỷ
阿難是梵語,翻譯為慶喜。因為阿難出生那一天,正趕上佛也成佛;他父親就因為有這兩重的喜事──他出生,這是一重喜事;佛成佛,這是一重喜事──所以叫他「慶喜」。
Tôn giả La-hầu-la là con của đức Phật khi Phật còn là thái tử; tôn giả không chỉ là con của đức Phật Thích-ca Mâu-ni mà trong nghìn đức Phật ở Hiền kiếp thời vị lai, mỗi vị Phật thành Phật, La-hầu-la đều làm trưởng tử-- đứa con thứ nhất của đức Phật đó. Vì trong quá khứ ngài đã phát nguyện này, mong muốn được làm con của đức Phật, cho nên đây đều là do nguyện lực của ngài.
這羅睺羅尊者,是佛的兒子;不單是釋迦牟尼佛的兒子,未來的賢劫千佛、諸佛,每一位佛成佛了**,羅睺羅都去給佛做長子──做第一個兒子。因為他過去發過這種願,願意給佛做兒子,所以這都是由他那願力來的。
La-hầu-la là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Phú Chướng. Phú là che phủ, ngăn che; chướng là nghiệp chướng. Tại sao ngài có tên như vậy, đây là có nguyên nhân. La-hầu-la ở trong bụng mẹ đến sáu năm trời, mà không thể ra đời. Tại sao ngài lại ở trong bụng mẹ lâu như thế? Vì thuở xưa khi đang tu hành, La-hầu-la đã tu [đạt kết quả khiến cho chú chuột] đến nỗi lũ chuột cũng không còn sợ ngài nữa. Khi ngài sắp nhập định thì có một chú chuột xuất hiện; chú chuột này chạy rất nhanh, ngài đuổi theo sau nó, nhưng có đuổi thế nào cũng không thể bắt kịp nó. Chú chuột này chạy rất nhanh, nó chạy khoảng nửa tiếng đồng hồ thì gặp một cái hang chuột, nó liền chui ngay vào đó. Cái hang chuột này uốn khúc quanh co, không thẳng, ngài La-hầu-la bèn dùng một cái cây thọc vào hang để xua con chuột ra ngoài, nhưng vẫn không bắt được, thế là ngài dùng gạch lấp hang chuột lại.
羅睺羅也是梵語,翻譯為覆障。覆,是蓋覆、遮覆;障,是業障。他怎麼叫這麼個名字,這有原因的。羅睺羅在他母親腹裏住胎了六年,沒能出世;為什麼在母親腹裏這麼久呢?因為羅睺羅在往昔修道的時候,修得老鼠也不怕他,他想要入定,這老鼠就出來;這隻老鼠跑得非常快,他就在後邊追,怎麼樣追也追不上。這隻老鼠跑得很快,大約跑有半個鐘頭的時間,遇到一個老鼠洞,就鑽到洞裏去了。這老鼠洞彎彎曲曲的,不是直的,他用棍子想往裏逮這隻老鼠,也逮不到;於是他就給用磚頭把老鼠洞堵上了。
Cái hang chuột bị lấp suốt sáu ngày, hôm đó, ngài phát tâm từ bi: “Ta đã lấp hang chú chuột này sáu ngày, nó quá khổ rồi! Nó ở trong hang có lẽ cũng không có gì để ăn, chắc đói sắp chết rồi! Chi bằng ta mở cửa hang thả nó tự do!”. Thế là ngài mở cửa hang chuột, lấy hết gạch ngói ra. Vì ngài lấp hang chuột sáu ngày cho nên ngài phải ở trong bụng mẹ sáu năm. Đó là chịu quả báo, bởi ngài bị nghiệp chướng này ngăn che, cho nên tên của ngài là Phú Chướng (ngăn che).
這一堵,堵了六天;這一天,他發出慈悲心:「這隻老鼠,我堵牠六天了,這太苦了!它在洞裏大約也沒有東西吃,餓也快餓死了!莫如我把這個洞口給打開,由牠自由了!」於是他把老鼠洞的洞門又給打開了,把這一塊磚頭給拿開。因為他把這隻老鼠洞給堵了六天,所以他在母親肚裏頭也要住六年;這是受這種果報、受這種的業障來遮蓋著他,所以叫「覆障」。
Có người nói: “Đời này ngài làm con của đức Phật Thích-ca Mâu-ni, chịu quả báo ở trong bụng mẹ sáu năm, vậy ở vị lai ngài sẽ ở trong bụng mẹ bao nhiêu năm? Có phải khi làm trưởng tử của các đức Phật khác ngài cũng phải ở trong thai mẹ sáu năm không?” Không sai! Nhưng dù ngài có ở trong bụng mẹ sáu năm hay không ở sáu năm thì quý vị cũng không cần lo lắng cho vị tôn giả này như thế.
有人說:「那他今生做釋迦牟尼佛的兒子,在母親肚裏住了六年,受這種果報;未來的時候,他在他母親肚裏頭,又住多少年呢?是不是做其他佛的長子,也要住六年呢?」不錯!或者他住六年,或者不住六年,你不要為這位尊者來耽這種心。
Vị tôn giả này chịu quả báo ở trong bụng mẹ sáu năm, nhưng ngài không hề cảm thấy buồn khổ gì cả. Tuy ở trong bụng mẹ mà ngài vẫn có thể du hý nhân gian, vẫn rất vui vẻ. Hơn nữa, nghiệp chướng có loại nhiều đời chỉ chịu một quả báo, có loại nhiều quả báo chịu trong nhiều đời, có loại nhiều quả báo chịu trong ít đời. Một đời mà chịu nhiều quả báo, tức là chịu hết những nghiệp chướng đã tạo từ trước; nhiều đời mà chịu nhiều quả báo, là sanh ra cõi đời này rất nhiều đời, chịu rất nhiều loại quả báo. Thế nên, tôn giả La-hầu-la tương lai lúc làm trưởng tử của đức Phật khác, hoặc là có những nghiệp chướng khác đã thành thục, cũng không nhất định. Vấn đề này, không liên quan gì đến tính mạng, thân tâm của chúng ta, chúng ta không cần khởi nhiều vọng tưởng như thế.
這一位尊者他就住六年,受果報,他也不覺得怎麼樣苦悶;在母親肚裏,他遊戲人間,還是很快樂的。並且,業障有多生而受一報的,有多報多生的,有多報少生的。一生而受多報,就是在這一生之中,把以前所造的業障都受了了;多生而受多報,是出世很多生,受很多種的果報。所以這羅睺羅尊者,將來做其他佛的長子時,或者另外有旁的業障成熟了,也不一定;這個問題,於我們身心性命上沒有什麼關係,我們不需要打這麼多的妄想。
Hiện nay, hai tôn giả này đều khởi vọng tưởng, họ khởi vọng tưởng gì? Họ nghĩ: “Chúng con mỗi người tự suy nghĩ, nếu được thọ ký thời sung sướng lắm: chúng con thường hay khởi thứ vọng tưởng này. Vọng tưởng gì? Giả sử hai chúng con cũng được đức Phật Thích-ca Mâu-ni thọ ký sẽ thành Phật, thì tốt biết mấy, thì quá sung sướng, quá tốt!
現在這兩位尊者都打了妄想了,什麼呢?我等每自思惟,設得授記,不亦快乎:我們常常會自己就想起來,打這種妄想。什麼妄想呢?假使我們也得到釋迦牟尼佛給我們兩個人授記成佛,這有多好呀!這太快樂了!太好了!
Bây giờ tôi giảng hai chữ “vọng tưởng,” quý vị không nên cho rằng các vị La-hán đều khởi vọng tưởng, chẳng trách chúng ta cũng khởi vọng tưởng. Tôi nói cho quý vị biết, vọng tưởng của các vị La-hán khác với vọng tưởng của chúng ta. Quý vị không thể không biết tàm quý (hổ thẹn), mà còn nói là La-hán cũng khởi vọng tưởng! Vọng tưởng của La-hán vốn không có tưởng, họ ngẫu nhiên đột xuất khởi lên một niệm, gọi là ‘đệ nhất nghĩa”. Không phải như quý vị, và tôi khởi vọng tưởng, một ngày từ sáng đến tối, bên trái một cái, bên phải một cái, không biết chúng ta đã khởi mấy nghìn mấy vạn cái vọng tưởng. Vọng tưởng của La-hán, đối với chúng sanh chúng ta thì đó là ‘chân tưởng’, nhưng đối với quý ngài thì có thể nói đó là sanh khởi vọng tưởng, vì các ngài luôn luôn ở trong định, một niệm chẳng sanh.
我現在講這個「妄想」,你們不要以為,羅漢也打妄想,難怪我也打妄想。我告訴你們,羅漢的妄想,和你我的妄想不同。你不要不知慚愧,還說羅漢都打妄想!羅漢的妄想,根本就沒有想;他偶生一念,這叫「第一義」。不是你、我打妄想,一天到晚,左一個、右一個,不知有幾千萬萬這麼多妄想打起來。羅漢的妄想,在我們眾生份上來說,就是「真想」;在他的份上,可以說是又生出妄想來了。因為他常常在定中,一念不生;
Hiện tại họ khởi một niệm, cho nên nói là vọng tưởng, nhưng vọng tưởng đó hoàn toàn khác với vọng tưởng của chúng ta. Có người nói: “Vọng tưởng và vọng tưởng mà còn có khác nhau sao?”, nếu là giống nhau thì đâu gọi các ngài là bậc “A-la-hán”!
現在他生出這一念來,所以說是「妄想」;但是這和你、我的妄想是不同的。有人就說:「妄想和妄想還有不同的啊?」要是同,他就不叫「阿羅漢」!
Liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật, đầu mặt lạy chân Phật, đồng bạch Phật rằng: Hai vị tôn giả này sau khi khởi vọng tưởng rồi, liền từ tòa ngồi đứng lên, đến trước đức Phật, năm vóc gieo sát đất cung kính đảnh lễ hai chân đức Phật. Sau đó, họ cùng nói, họ nói gì ư? Họ nói rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Chúng con trong đây cũng đáng có phần, chỉ có đức Như Lai là chỗ về nương của chúng con: Thưa Thế Tôn! Nay trong pháp hội này, nhân duyên thọ ký này có lẽ chúng con cũng đáng có phần chứ? Chúng con cũng đáng được thọ ký chứ? Chỗ nương tựa của chúng con, chỗ tin tưởng của chúng con chỉ có đức Phật.”
即從座起,到於佛前,頭面禮足,俱白佛言:兩位尊者打這妄想之後,就從座位起身來,走到佛的面前,五體投地恭敬禮佛的兩足。然後,他們兩個人就一起說了,說什麼呢?
世尊!我等於此,亦應有分,唯有如來,我等所歸:世尊!我們在這個法會,授記這種的因緣,我們大約也應該有份吧?也應該有份來得到授記吧?我們所歸依的、所相信的,只有佛。
Hơn nữa, chúng con là người quen biết của tất cả trời, người, A-tu-la trong đời: Hơn nữa, tất cả người ở thế gian, chư thiên, a-tu-la, họ đều cho rằng hai chúng con và hai nghìn vị học, vô học đây đều là thiện tri thức.
又我等為一切世間天人阿修羅所見知識:又者,我們兩個人,和這二千學無學的人,為一切世間的人、天上的人、阿修羅眾,他們都認為我們是個善知識。
A-nan thường làm vị thị giả hộ trì tạng pháp: Tôn giả A-nan thường hầu hạ đức Phật, làm thị giả của đức Phật, và ngài cũng là người hộ trì tất cả tạng pháp mà đức Phật đã thuyết. La-hầu-la là con của Phật: Tôn giả La-hầu-la là con của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
阿難常為侍者,護持法藏:阿難常常侍候佛,給佛當侍者,他也是護持所有佛說的一切法藏。羅睺羅是佛之子:羅睺羅是佛的兒子。
“Nếu Phật thọ ký đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cho chúng con, thời lòng nguyện cầu của chúng con đã mãn, mà lòng trông mong của họ cũng được đủ: Nếu đức Thế Tôn có thể từ bi thọ ký A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thọ ký quả vị Phật cho chúng con, thì sở nguyện của chúng con đã viên mãn! Chúng con cũng muốn được thọ ký, cũng hy vọng điều này. Ngoài ra, hy vọng của hai nghìn vị học và vô học trong pháp hội đây cũng được viên mãn, đều được đầy đủ, họ cũng đều đạt được mong ước của mình.
若佛見授阿耨多羅三藐三菩提記者,我願既滿,眾望亦足:若是世尊能慈悲為我們授阿耨多羅三藐三菩提記,授無上正等正覺、佛果位這個記的話,我們所願意的就圓滿了!我們也想要得到授記,就希望這個;還有在法會中的這二千學無學人,他們的希望也都圓滿了、都充足了,他們的希望也都得到了。
I2.二千請記
Nhĩ thời, học vô học thanh văn đệ tử nhị thiên nhân, giai tùng tòa khởi, thiên đãn hữu kiên, đáo ư Phật tiền, nhất tâm hợp chưởng, chiêm ngưỡng Thế Tôn, như A-nan, La-hầu-la sở nguyện, trụ lập nhất diện.
爾時,學無學聲聞弟子二千人,皆從座起,偏袒右肩,到於佛前,一心合掌,瞻仰世尊,如阿難、羅睺羅所願,住立一面。
Lúc đó, hàng đệ tử Thanh văn, bậc học cùng vô học, hai nghìn người đều từ chỗ ngồi đứng dậy, trệch vai áo bên phải, đến trước Phật chắp tay một lòng chiêm ngưỡng dung nhan của Thế Tôn như chỗ nguyện cầu của A-nan và La-hầu-la, rồi đứng qua một phía.
Lúc đó: khi ấy, hàng đệ tử Thanh văn, bậc học cùng vô học, hai nghìn người: các đệ tử nhị thừa hữu học và vô học lúc bấy giờ gồm có hai nghìn người, đều từ chỗ ngồi đứng dậy, trệch vai áo bên phải, đến trước Phật: Cả hai nghìn vị đều từ chỗ ngồi đứng dậy, để lộ vai bên phải, đi đến trước mặt đức Phật. Chắp tay một lòng chiêm ngưỡng dung nhan của Thế Tôn như chỗ nguyện cầu của A-nan và La-hầu-la: Hai nghìn người này đều một lòng, đây là một cách giảng, cũng có thể giảng là hai nghìn người này, tâm mỗi người đều chuyên nhất, không khởi vọng tưởng. Tuy nói là không khởi vọng tưởng nhưng cũng có một niệm, một niệm này hai tôn giả A-nan và La-hầu-la đều như nhau. Nói ‘chắp tay’ cũng tức là thể hiện sự nhất niệm. Chắp tay là hợp chưởng (合掌) hay còn gọi là hợp thập (合十: mười ngón tay chụm vào nhau) chính là chuyên nhất.
爾時:在這時候,有學無學聲聞弟子二千人:這有學和無學的這些二乘弟子,有二千人之多,皆從座起,偏袒右肩,到於佛前:都從座位站起來,把右邊的肩露出來,走到佛的面前。一心合掌,瞻仰世尊,如阿難、羅睺羅所願:二千人都是一個心,這是一個講法;也是二千人每一個人的心念都專一了,不打妄想。雖然說不打妄想,但是也有一個念;這一個念,就是和阿難尊者、羅睺羅尊者是一樣的。所以「合掌」也就表示「一念」,這叫「合十」;合十,就是專一
Hai nghìn đệ tử hữu học và vô học này một lòng chắp tay, nhìn đức Phật Thích-ca Mâu-ni, sở cầu và sở nguyện trong tâm họ cũng giống như hai tôn giả A-nan và La-hầu-la vậy.
這二千個有學及無學的弟子,一心合掌,向釋迦牟尼佛來瞻看;他們的心,所希求的和所願的,也是跟阿難和羅睺羅這兩位尊者是一樣的。
Rồi đứng qua một phía: họ im lặng đứng qua một bên, không nói lời nào cả, nhưng tâm ý thì giống như tôn giả A-nan và La-hầu-la; miệng thì không nói mà tâm thì đã thông hiểu rồi, đây gọi là ‘tâm thông’. Vì quá đông người, nếu người này nói, người kia cũng nói, hai nghìn người thì có hai nghìn người nói, cho nên họ để hai tôn giả A-nan và La-hầu-la đại diện, nói rằng: ‘Hai nghìn người chúng con cũng đồng ý với cách nói của hai ngài, ý nghĩ của chúng con, sở cầu của chúng con cũng giống như của hai ngài!’.
住立一面:他們站到一邊而沒有講話。大家沒有講話,可是心意和阿難、羅睺羅是一樣的;在沒有說,而心已經通了,這叫「心通」。因為人太多了,如果你也講、他也講,兩千個人就有兩千個人講話;所以他們就以阿難尊者和羅睺羅尊者兩個人作為代表,說是:「我們這二千人,也同意他這個說法;我們的思想、我們所求的,和他也是一樣的!」
H2.如來授與(分二)
I1.記二人 I2.記二千人 I1(分二)
J1.記阿難 J2.記羅睺羅 J1(分五)
K1.長行正與授記 K2.偈頌重明果德 K3.八千菩薩生疑
K4.如來發跡釋疑 K5.阿難顯本述歎
今K1
Nhĩ thời, Phật cáo A-nan: “Nhữ ư lai thế, đương đắc tác Phật, hiệu Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn, đương cúng dường lục thập nhị ức chư Phật, hộ trì pháp tạng. Nhiên hậu đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, giáo hóa nhị thập thiên vạn ức hằng hà sa chư Bồ-tát đẳng, linh thành A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề. Quốc danh Thường Lập Thắng Phan, kỳ độ thanh tịnh, lưu ly vi địa, kiếp danh Diệu Âm Biến Mãn.”
爾時,佛告阿難:汝於來世,當得作佛,號山海慧自在通王如來、應供、正遍知、明行足、善逝、世間解、無上士、調御丈夫、天人師、佛、世尊。當供養六十二億諸佛,護持法藏,然後得阿耨多羅三藐三菩提。教化二十千萬億恆河沙諸菩薩等,令成阿耨多羅三藐三菩提。國名常立勝旛,其土清淨,琉璃為地,劫名妙音遍滿。
Bấy giờ, đức Phật bảo A-nan: Ông ở đời sau sẽ được làm Phật hiệu là Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn, ông sẽ cúng dường sáu mươi hai ức đức Phật, hộ trì tạng pháp. Sau đó sẽ chứng được đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, giáo hóa hai mươi nghìn muôn ức hằng hà sa các chúng Bồ-tát vv... làm cho thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nước tên là Thường Lập Thắng Phan, cõi đó thanh tịnh, đất bằng chất lưu ly, kiếp tên Diệu Âm Biến Mãn
Bấy giờ, đức Phật bảo A-nan: Lúc ấy, lúc hai nghìn vị học và vô học đứng sang một bên rồi, đức Phật Thích-ca Mâu-ni liền bảo với tôn giả A-nan: “Này A-nan! Ông ở đời sau sẽ được làm Phật hiệu là Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai: Trong đời vị lai, ông sẽ được thành Phật, hiệu là Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai. Vì trí huệ của tôn giả A-nan lớn như núi cao, rộng như biển cả. Trí huệ của ngài vô cùng tự tại, cho nên sau khi thành Phật, ngài sẽ có danh hiệu là Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai, cũng đầy đủ mười danh hiệu là Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn.
爾時,佛告阿難:當爾之時,這二千學無學等,住立一面這個時候。釋迦牟尼佛就告訴阿難說,阿難呀!汝於來世,當得作佛,號山海慧自在通王如來:你等到將來世,應當成佛,成佛的名字為「山海慧自在通王如來」。因為阿難的智慧,廣博猶如高山,也如大海;他智慧非常自在,所以成佛之後,名號為山海慧自在通王如來,也具足如來十號,應供、正遍知、明行足、善逝、世間解、無上士、調御丈夫、天人師、佛、世尊:
1) Ứng cúng: đáng được nhận sự cúng dường của người và chư thiên.
2) Chánh biến tri: có chánh tri, có biến tri --biết rằng tâm sanh vạn pháp, gọi là chánh tri; biết rằng vạn pháp chỉ là tâm, gọi là biến tri.
3) Minh hạnh túc: Trí huệ và tu hành đều đầy đủ viên mãn.
4) Thiện thệ: khéo đến được một nơi tốt đẹp.
5) Thế gian giải: đạt được giải thoát của thế gian, thoát khỏi tất cả khổ não của thế gian, được sanh về nơi an lạc.
(一)應供:應該接受人、天的供養。
(二)正遍知:有正知,又有遍知。知道心生萬法,這叫正知;又能知道萬法唯心,這叫遍知。
(三)明行足:這種智慧和修行,都是具足圓滿了。
(四)善逝:善能到一個好的地方去。
(五)世間解:得到世間的解脫;解脫世間一切苦惱,得生安樂之處。
6) Vô thượng sĩ: người đạt được quả vị Phật cao tột, gọi là bậc vô thượng sĩ, Bồ-tát được gọi là bậc hữu thượng sĩ; trên Bồ-tát vẫn còn đức Phật, trên đức Phật thì không còn ai nữa.
7) Điều ngự trượng phu: bậc đại trượng phu có thể điều phục tất cả chúng sanh trong ba cõi.
8) Thiên nhân sư: là vị đạo sư của người trên cõi trời và người ở nhân gian.
9) Phật: là bậc đầy đủ tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn; cho nên gọi là ‘ba giác viên mãn, vạn đức đầy đủ’, vạn đức tính đều đầy đủ, cho nên gọi là Phật.
10) Thế Tôn: bậc tôn quý trong thế gian và xuất thế gian, cho nên tất cả người trong thế gian và xuất thế gian đều phải tôn trọng đức Phật, cung kính đức Phật.
(六)無上士:到佛的果位上,叫無上士,菩薩叫有上士;菩薩上面還有佛,佛上面就什麼也都沒有了。
(七)調御丈夫:能調御三界一切眾生的一位大丈夫。
(八)天人師:是天上人和人間人的一位導師。
(九)佛:是自覺圓、覺他也圓、覺行圓滿了,所謂「三覺圓,萬德備」,萬種德性都具足了;所以就叫佛。
(十)世尊:是世、出世之尊。所有一切的世上人和出世的人,都要尊重佛、恭敬佛。
Ông sẽ cúng dường sáu mươi hai ức đức Phật, hộ trì tạng pháp: Tôn giả A-nan sẽ cúng dường sáu mươi hai ức chư Phật, hộ trì tất cả tạng pháp của sáu mươi hai ức chư Phật này. Tôn giả hộ trì là dùng vô số phương pháp để hộ trì, không phải chỉ dùng một phương pháp. Tạng pháp, chính là đại tạng kinh, là kho báu của Phật pháp. Tôn giả sẽ cúng dường nhiều đức Phật như vậy, hộ trì nhiều tạng pháp của đức Phật như vậy. Sau đó chứng được đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác: Sau đó, tôn giả sẽ đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đắc thành Phật đạo.
Sau khi thành Phật, tôn giả sẽ giáo hóa hai mươi nghìn muôn ức hằng hà sa các chúng Bồ-tát vv... làm cho thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác: chúng sanh được giáo hóa có tới hai mươi nghìn vạn ức hằng hà sa Bồ-tát, sau đó tất cả chúng sanh này đều phát tâm Bồ-đề, hành đạo Bồ-tát, đều chứng đắc quả vị thánh nhân, có nhiều Bồ-tát như thế. Sau cùng, ngài còn khiến cho hai mươi nghìn vạn ức Bồ-tát này đều chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đắc quả vị Phật.
當供養六十二億諸佛,護持法藏:阿難應當供養六十二億那麼多的諸佛,護持這六十二億諸佛的一切法藏。他護持,是用種種的方法來護持,不是一種的方法;法藏,就是大藏經、佛法的寶藏。他供養這麼多的佛、護持這麼多佛的法藏,然後得阿耨多羅三藐三菩提:然後他就得到無上正等正覺,得成佛道。
他成佛之後,教化二十千萬億恆河沙諸菩薩等,令成阿耨多羅三藐三菩提:所教化的眾生,有二十千萬億恆河沙那麼多的眾生;然後這一切眾都發菩提心、行菩薩道,都證得聖人的果位,有這麼多的菩薩。最後使令這二十千萬億的諸菩薩,也都得到無上正等正覺、佛的果位。
Nước tên là Thường Lập Thắng Phan: đất nước của vị Phật này tên là Thường Lập Thắng Phan. “Phan” là lá cờ, theo phong tục Ấn Độ, khi một người cùng với bất kỳ người nào đó biện luận, muốn mọi người biết mình sẽ cố gắng, không thể thất bại, thì phía trước chỗ ở cắm một lá cờ, giống như là để một tấm advertisement quảng cáo vậy, ý nói là không ai có thể thắng được người đó, và bất kỳ ai biện luận với người đó thì đều phải chịu thua. Vì tôn giả A-nan là đa văn đệ nhất, rất giỏi biện luận. Quý vị xem trong ‘kinh Lăng Nghiêm’, tôn giả A-nan và đức Phật luận nghị, đạo lý được giảng trong đoạn kinh đó, giảng hay đến nỗi giảng xong đạo lý này thì Tôn giả lại đưa ra vấn đề khác để hỏi, đức Phật giải đáp xong vấn đề này thì tôn giả lại nghĩ ra một vấn đề khác để hỏi. Thế nên, khi tôn giả thành Phật, cõi nước của ngài có tên là Thường Lập Thắng Phan.
國名常立勝旛:這位佛所在的國土,名為「常立勝旛」。旛,是旗旛。在印度的風俗,這個人和任何人辯論,不會失敗,就在前邊打這麼一個旛;這就好像放一個 advertisement(廣告)在這兒,說是你任何人也不能勝得了他,和任何人一辯論,他就贏。因為阿難尊者是多聞第一,善能辯論。你看《楞嚴經》,他和佛論的那個論議、講的那個道理,講得好像把這個道理都講沒了,他又提出另外一個問題來問;佛把他這個問題給答覆了,他又想出另外一個問題來問。所以他成佛,他這個國土就叫常立勝旛國。
Cõi đó thanh tịnh, đất bằng chất lưu ly: đất ở cõi nước này rất sạch sẽ, không có dơ bẩn, không giống như cõi ngũ trược ác thế của chúng ta có nhiều thứ lộn xộn, nhiều thứ không sạch sẽ. Cõi nước của tôn giả là sạch sẽ thanh tịnh, không có đời ác ngũ trược, đất bằng chất lưu ly. Thế giới Ta-bà của chúng ta nếu dùng pha lê làm tường thì đã cho là quá đẹp. Nhưng cõi nước của tôn giả thì đất vốn là lưu ly, không có một mảy bụi nào, cho nên rất sạch sẽ.
其土清淨,琉璃為地:這個國土的土地是非常清淨,沒有污濁的。不像我們這五濁惡世,有這麼些個邋遢、這麼多不潔淨的事情;他這國土是清淨的,沒有五濁惡世,是以琉璃為地。我們娑婆世界這兒,若是用玻璃作牆,以為這就是很美妙了;可是,他這個國土的地上,根本就是琉璃的,一點塵埃也沒有,所以它就清淨。
Kiếp tên Diệu Âm Biến Mãn: kiếp của ngài tên là Diệu Âm Biến Mãn. Vì tôn giả A-nan là đa văn đệ nhất, âm thanh giọng nói của ngài rất êm dịu, lời ngài nói ra ai cũng rất thích nghe. Không như tôi khi vừa cất tiếng giảng thì có người thích nghe, song cũng có người thì không thích nghe, có người vừa nghe tôi nói đã bỏ chạy mất, có người nghe thì cũng cho qua luôn. Giọng nói của tôn giả A-nan nghe còn hay hơn cả tiếng nhạc nữa. Người thích nghe âm nhạc, thì hễ nghe được tiếng của ngài thì muốn nghe nữa; người không thích nghe âm nhạc mà hễ nghe tiếng của ngài rồi cũng muốn nghe thêm. Người giỏi âm nhạc, y cũng không nói là tiếng nhạc hay; mà y nói âm thanh giọng nói của tôn giả hay, khiến cho người nghe được âm thanh đó thì khởi tâm vui vẻ, ưa thích, không muốn bỏ đi. Thế nên, người nghe âm thanh của ngài A-nan, giống như người uống rượu ngà ngà say rồi ngồi luôn tại chỗ, quý vị muốn đuổi anh ta đi, anh ta cũng không chịu đi!
劫名妙音遍滿:他這個劫,是妙音遍滿。因為阿難多聞第一,他的聲音也美妙,他說出話,人人都歡喜聽。不像我這麼講出話來,有的人歡喜聽,有的人就不歡喜聽;有的人一聽我說話,他就跑了;有的人聽,也過得去。阿難的聲音,比奏音樂還好聽;無論歡喜聽音樂的人,一聽再聽;不歡喜聽音樂的人,一聽也要聽。這善於音樂的人,他不是說音樂奏得好;他就那聲音好,令人聽見那個聲音,就生出一種歡喜心,就不願意走了。所以聽見阿難的聲音,就好像喝醉了酒似的坐那個地方;你想叫他走,他也不願意走了!
Giọng nói của ngài A-nan, không luận người nghe là trai hay gái, người lớn hay trẻ nhỏ, người thiện hay người ác, thảy đều thích lắng nghe âm thanh của ngài. Thế nên, âm thanh của ngài A-nan là một thứ âm thanh đặc biệt vi diệu. Khi Ngài thành Phật rồi, thì kiếp đó sẽ có tên là Diệu Âm Biến Mãn, vì âm thanh vi diệu của tôn giả có thể vang vọng khắp thế giới.
阿難的聲音,無論男男女女、老老少少、善善惡惡的人,都歡喜聽阿難這個音聲;所以阿難的音聲,是特別微妙的。他成佛了,這個劫名就叫妙音遍滿,因為他微妙的音聲能遍滿這個世界。
Kỳ Phật thọ mạng vô lượng thiên vạn ức a-tăng-kỳ kiếp, nhược nhân ư thiên vạn ức vô lượng a-tăng-kỳ kiếp trung, toán số giảo kế, bất năng đắc tri. Chánh pháp trụ thế bội ư thọ mạng, tượng pháp trụ thế phục bội chánh pháp. A-nan, thị Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Phật, vi thập phương vô lượng thiên vạn ức Hằng hà sa đẳng chư Phật Như Lai sở cộng tán thán, xưng kỳ công đức.
Đức Phật đó thọ mạng vô lượng nghìn muôn ức a-tăng-kỳ kiếp, nếu có người trong nghìn muôn ức vô lượng a-tăng-kỳ kiếp tính đếm số kể chẳng có thể biết được, chánh pháp trụ đời gấp bội thọ mạng, tượng pháp trụ đời lại gấp bội chánh pháp.
A-nan! Đức Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương đó, được vô lượng nghìn muôn ức hằng hà sa các đức Phật Như Lai ở mười phương đồng ngợi khen công đức của ngài.
其佛壽命無量千萬億阿僧祇劫,若人於千萬億無量阿僧祇劫中,算數校計,不能得知。正法住世,倍於壽命;像法住世,復倍正法。阿難,是山海慧自在通王佛,為十方無量千萬億恆河沙等諸佛如來所共讚歎,稱其功德。
Đức Phật đó thọ mạng vô lượng nghìn muôn ức vô lượng a-tăng-kỳ kiếp: thọ mạng của đức Phật này rất lâu dài, nhiều tới vô số lượng nghìn muôn ức a-tăng-kỳ kiếp. Một a-tăng-kỳ kiếp là một con số vô lượng, nghìn vạn ức lần vô số lượng, quý vị nói là nhiều đến bao nhiêu? Tôi không thể biết được. Nếu có người trong nghìn muôn ức vô lượng a-tăng-kỳ kiếp tính đếm số kể chẳng có thể biết được: giả sử có người ở trong khoảng thời gian dài suốt nghìn muôn ức vô lượng a-tăng-kỳ kiếp mà dùng toán học để tính toán thời gian này cũng không biết được con số chính xác của nó.
其佛壽命無量千萬億阿僧祇劫:這位佛的壽命非常長,無數量那麼多的千萬億阿僧祇劫。一個阿僧祇劫,就是一個無量數,千萬億個無量數,你說這是多少?我是不知道的。若人於千萬億無量阿僧祇劫中,算術校計,不能得知:假設有人於千萬億無量阿僧祇這麼長的時間裏邊,用算術來計算這時間,也不知道它這個數量.
Chánh pháp trụ đời gấp bội thọ mạng: chánh pháp trụ đời lâu gấp đôi thọ mạng của vị Phật này. Thọ mạng của đức Phật này là “nghìn muôn ức vô lượng a-tăng-kỳ kiếp.” Thế thì chánh pháp trụ đời của ngài sẽ là muôn muôn ức, muôn muôn ức vô lượng a-tăng-kỳ kiếp! Nhiều gấp đôi so với “nghìn muôn ức.” Tượng pháp trụ thế lại lâu gấp bội chánh pháp: tượng pháp trụ thế lại dài gấp đôi thời gian chánh pháp trụ thế. Nói tóm lại là nhiều hơn số vô lượng số đó thêm một lần. Vậy rốt cuộc là bao nhiêu? Vì tôi không học qua toán học nên tôi tính không ra. Dù là người có học toán học mà tính toán trong thời gian dài tới vô lượng trăm nghìn muôn ức kiếp cũng không tính xong được. Dù là bản lãnh lớn như máy vi tính thời nay cũng không tính rõ ràng được con số này.
正法住世,倍於壽命:正法住世,比這位佛的壽命又加一倍。佛的壽命是千萬億無量阿僧祇劫,那麼這正法住世就是萬萬億、萬萬億無量阿僧祇劫了!比那千萬億更多一倍。像法住世,復倍正法:像法住世又比正法住世的時間更加了一倍。總而言之,比那無量數的數目又加多一倍無量數。究竟這是多少?因為我沒學過算術,我算計不出來;就是學過算術的,算記無量百千萬億劫那麼長的時間,也算不完;就是現在電腦的本領最大,也算不清楚這個數目。
A-nan! Đức Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương đó: Này A-nan! Đức Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương chính là thân sau vị lai của ông, trong tương lai ông chính là đức Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương! Đức Phật đó được vô lượng nghìn muôn ức hằng hà sa các đức Phật Như Lai ở mười phương đồng ngợi khen công đức của ngài: A-nan rất biết tán thán Phật, không luận là đức Phật nào, ngài cũng tán thán trước, như trong kinh Lăng Nghiêm có chép: “Bậc diệu trạm tổng trì bất động tôn kính, vua Thủ lăng nghiêm, đời ít có. Làm tiêu tan ức kiếp điên đảo của con, không trải qua a-tăng-kỳ kiếp mà thành tựu pháp thân”.
阿難!是山海慧自在通王佛:阿難!這位山海慧自在通王佛,就是將來你的後身,你將來就是山海慧自在通王佛!為十方無量千萬億恆河沙等諸佛如來所共讚歎,稱其功德:阿難最會讚歎佛,無論哪一位佛,他都先讚歎,好像在〈楞嚴咒〉就說:
妙湛總持不動尊,首楞嚴王世希有;銷我億劫顛倒想,不歷僧祇獲法身。
“Bậc diệu trạm tổng trì bất động” là lời tán thán Phật, “vua Thủ lăng nghiêm, đời ít có” là lời tán thán pháp, “Làm tiêu tan ức kiếp điên đảo của con, không trải qua a-tăng-kỳ kiếp mà được pháp thân”, Đây toàn là những lời tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán tăng. Vì tôn giả thường tán thán chư Phật như thế, cho nên hiện tại chư Phật cũng muốn tán thán ngài. A-nan thành Phật, thì có vô lượng trăm nghìn muôn ức hằng hà sa chư Phật tán thán ngài, khen ngài tốt như thế nào, tài giỏi như thế nào; nói công đức của ngài to lớn thế nào: “Vị Phật này trong quá khứ đã hộ trì tạng pháp của chư Phật; vị Phật này trong quá khứ đã cúng dường vô lượng chư Phật, vô lượng Tam bảo! Lúc đức Phật Thích-ca Mâu-ni trụ thế, ngài đã làm thị giả cho Phật Thích Ca, về sau, ngài cũng làm thị giả cho tất cả chư Phật xuất thế, cũng là bậc đa văn đệ nhất. Vị Phật này nay được thành Phật, chúng sanh các vị nên cung kính, cúng dường và tán thán!”. Mười phương chư Phật đều chứng minh cho tôn giả như vậy, đều bảo đại chúng khởi lòng tin tôn giả. Tại sao mười phương chư Phật đều tán thán như thế? Vì trong quá khứ ngài luôn luôn tán thán chư Phật.
「妙湛總持不動尊」,這就是讚歎佛;「首楞嚴王世希有」,這就是讚歎法;「銷我億劫顛倒想,不歷僧祇獲法身」,這都讚佛、讚法,讚僧。所以他這樣讚歎諸佛,現在諸佛也就要讚歎他了。
阿難成佛,就有無量百千萬億恆河沙這麼多的諸佛來讚歎他,說他怎樣好、怎樣好;就說他功德怎麼樣大:「這一位佛,過去是護持諸佛的法藏;這一位佛,過去供養無量諸佛、無量三寶啊!在釋迦牟尼佛住世的時候,他是作侍者的;以後所有的佛出世,他都去做侍者,都是多聞第一。這一位佛現在可成佛了,你們眾生應該恭敬、供養和讚歎!」十方諸佛都給他作證明,都叫大家對他生信心。為什麼十方諸佛這麼讚歎?因為他過去盡讚歎諸佛來著。
K2.偈頌重明果德
Nhĩ thời! Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn:
Ngã kim tăng trung thuyết A-nan trì pháp giả
Thường cúng dường chư Phật Nhiên hậu thành Chánh giác
Hiệu viết Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Phật
Kỳ quốc độ thanh tịnh Danh Thường Lập Thắng Phan
Giáo hóa chư bồ-tát Kỳ số như Hằng sa
Phật hữu đại oai đức Danh văn mãn thập phương
Thọ mạng vô hữu lượng Dĩ mẫn chúng sanh cố
Chánh pháp thọ bội mạng Tượng pháp phục bội thị
Như Hằng hà sa đẳng Vô số chư chúng sanh
Ư thử Phật pháp trung Chủng Phật đạo nhân duyên.
Khi đó đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Nay Ta nói trong tăng
A-nan, người trì pháp
Thường cúng dường các Phật
Vậy sau thành chánh giác
Hiệu rằng: Sơn Hải Huệ
Tự Tại Thông Vương Phật
Cõi nước kia thanh tịnh
Tên Thường Lập Thắng Phan
Giáo hóa các Bồ-tát
Số đông như Hằng sa
Phật có oai đức lớn
Tiếng đồn khắp mười phương
Vì bởi thương chúng sanh
Nên sống lâu vô lượng
Chánh pháp gấp bội thọ mạng
Tượng pháp lại gấp bội Chánh pháp
Vô số hàng chúng sanh
Đông như cát sông Hằng
Ở trong pháp Phật đó
Gieo nhân duyên Phật đạo.
爾時,世尊欲重宣此義,而說偈言:
我今僧中說 阿難持法者 常供養諸佛 然後成正覺
號曰山海慧 自在通王佛 其國土清淨 名常立勝旛
教化諸菩薩 其數如恆沙 佛有大威德 名聞滿十方
壽命無有量 以愍眾生故 正法倍壽命 像法復倍是
如恆河沙等 無數諸眾生 於此佛法中 種佛道因緣
Khi đó đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng: đức Phật Thích-ca Mâu-ni muốn dùng kệ tụng nói lại ý nghĩa trên một lần nữa.
Nay Ta nói trong tăng: Phật Thích-ca Mâu-ni nói: “Nay ta sẽ nói nhân duyên thọ ký của A-nan cho các vị tỳ-kheo, các vị tăng nghe. A-nan người trì pháp, thường cúng dường các Phật: A-nan là một vị trì pháp thọ trì tạng pháp của chư Phật, là một vị tôn giả hộ trì Phật pháp rất có năng lực, rất có công đức. Ông thường “tận hình thọ” cúng dường chư Phật.” Thế nào là “tận hình thọ”? Tức là trọn một đời, từ lúc sanh ra cho đến khi gặp Phật pháp, học tập Phật pháp, hộ trì Phật pháp, cho đến khi chết, ngài không thay đổi tông chỉ của mình. Không như người học Phật chúng ta hiện nay, học Phật pháp được hai hôm rưỡi là đã nói: “Tôi cảm thấy không có ý nghĩa gì cả!” liền muốn bỏ đi, nhưng hễ bỏ đi thì không thể suốt đời cúng dường chư Phật, cũng không thể suốt đời hộ trì tạng pháp của chư Phật. Cho nên hễ bỏ đi thì cách xa Phật đạo, hễ cách Phật đạo càng xa, càng lâu thì sẽ bị đọa lạc. A-nan không phải như vậy, A-nan trọn đời cúng dường Tam bảo. Ngài phát nguyện này đến tận kiếp vị lai, sẽ buông bỏ tất cả những việc ưa thích, chỉ một lòng học Phật pháp. Thế nên, tướng mạo của A-nan rất đẹp. Đức Phật có ba mươi hai tướng tốt, thì A-nan có ba mươi tướng của bậc đại nhân. Tướng mạo của ngài đẹp, giọng nói của ngài hay; giọng nói của ngài rất vi diệu, hay hơn cả tiếng hót của chim ca-lăng-tần-già. Ca-lăng-tần-già là một loại chim có tiếng hót rất hay. Tiếng hót của loài chim này rất êm tai khiến mọi người đều thích lắng nghe, nhưng giọng nói của ngài A-nan còn được thích nghe hơn tiếng hót của loài chim này.
爾時:在這時候,世尊欲重宣此義,而說偈言:釋迦牟尼佛想要用偈頌再說一說這個意思。
我今僧中說:釋迦牟尼佛說,我現在對你們這些個比丘、僧人,來說一說給阿難授記的因緣。阿難持法者,常供養諸佛:阿難是受持諸佛法藏的一位持法者,他是護持佛法的一位最有功德、最有力量的尊者,他常常盡形壽來供養諸佛。怎麼叫盡形壽呢?就是他的一生,從生出來遇到佛法,就學習佛法、護持佛法,乃至於到死,他也不改變他的宗旨。不像現在我們學佛的人,學二天半佛,就說:「我覺得沒有什麼意思!」
要跑了;這一跑,就沒有能盡形壽來供養諸佛,也沒有盡形壽來護持諸佛的法藏。所以一跑,離佛道遠了;離佛道一遠,久而久之,就墮落了。阿難不是這樣子,阿難是盡形壽來供養三寶的。在盡未來際,他發這個願,把一切所歡喜的事情都放下它,來學習佛法。所以阿難的相貌是最美滿的,佛有三十二相,阿難有三十大人相。他的相貌好,聲音又好;他的聲音最美妙的,說出話,比迦陵頻迦聲都好。迦陵頻迦,就是好聲鳥,那好聲的小鳥叫,人人都歡喜聽;阿難這個聲音,比好聲鳥的聲音更好聽。
Vậy sau thành chánh giác, hiệu rằng: Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Phật: sau khi cung kính cúng dường tất cả chư Phật, ngài A-nan sẽ được thành Phật, danh diệu là Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương. Trí huệ của vị Phật này ví như núi cao, như biển sâu, thậm chí là cao hơn núi, sâu hơn biển, trí huệ của A-nan rất lớn. Cõi nước kia thanh tịnh, tên Thường Lập Thắng Phan: đất nước của ngài vô cùng thanh tịnh, không có nhiễm ô, tên của nước là Thường Lập Thắng Phan.
然後成正覺,號曰山海慧自在通王佛:恭敬供養這一切諸佛之後,然後他成佛了,名號為山海慧自在通王佛;他的智慧好像山那麼高、海那麼深,甚至於比山更高、比海也更深。阿難的智慧就那麼大!其國土清淨,名常立勝旛:他的國土裏邊非常清淨,而無染污,國名為常立勝旛。
Giáo hóa chư Bồ-tát, số nhiều như Hằng sa: các Bồ-tát được đức Phật này giáo hóa nhiều vô lượng vô biên, nhiều như số cát của trăm nghìn muôn ức con sông Hằng. Phật có oai đức lớn, tiếng đồn khắp mười phương: vị Phật này có đại oai đức, đại thần thông, đại trí huệ, sức thần thông đại tự tại, cho nên tên của ngài vang khắp mười phương thế giới, mười phương chư Phật đều khen ngợi vị Phật này.
教化諸菩薩,其數如恆沙:他所教化的那一切無量無邊的諸菩薩,它的數目有如百千萬億恆河沙那麼多。佛有大威德,名聞滿十方:這一位佛有大威德、大神通、大智慧、大自在神通之力,所以他的名字遍滿了十方世界,十方諸佛都歡喜這一位佛。
Bởi vì thương chúng sanh nên sống lâu vô lượng: thọ mạng của đức Phật này lâu dài đến vô số lượng đại kiếp. Tại sao thọ mạng của đức Phật này lâu dài như thế? Phải chăng Ngài có tướng thọ giả? Phải chăng vị Phật này cũng muốn được trường thọ? Không phải, chính vì lý do thương xót chúng sanh, cho nên thọ mạng của ngài mới lâu dài như thế. Chánh pháp gấp bội thọ mạng, tượng pháp lại gấp bội chánh pháp: thời gian chánh pháp trụ thế lâu gấp bội thọ mạng, tượng pháp trụ thế lại lâu gấp bội chánh pháp.
壽命無有量,以愍眾生故:這一位佛的壽命,有無數量那麼多的大劫。為什麼壽命這樣長呢?是不是他有壽者相呢?是不是這一位佛也願意長命呢?不是的。他因為是憐憫眾生的緣故,所以壽命也就這麼長。正法倍壽命,像法復倍是:正法住世比這佛的壽命更加一倍,像法住世又比正法住世加多了一倍。
Vô số hàng chúng sanh, đông như cát sông Hằng: chúng sanh nhiều vô lượng vô số như cát sông Hằng, ở trong pháp Phật đó, gieo nhân duyên Phật đạo: những chúng sanh này đều gieo nhiều nhân duyên Phật đạo trong Phật pháp của vị Phật này—đức Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương—tức là tôn giả A-nan. Thế nên quý vị và tôi tương lai có thể có cơ hội ở cùng với tôn giả A-nan. Hiện nay chúng ta phải tin tưởng rằng chúng ta và ngài A-nan có nhân duyên lớn; nếu không có nhân duyên lớn thì quý vị không thể nghe được kinh Pháp Hoa, quý vị không thể biết được âm thanh của tôn giả A-nan vi diệu như thế, quý vị cũng không thể biết tướng mạo của A-nan viên mãn thế nào. Cho nên chắc chắn là chúng ta có nhân duyên rất lớn với ngài A-nan.
如恆河沙等,無數諸眾生:好像恆河沙那麼多,所有這無量無數那麼多的眾生,於此佛法中,種佛道因緣:都在這一位佛──就山海慧自在通王佛,就是阿難尊者──的佛法裏邊,種下這種種佛道的因緣。所以你、我,將來或者都可以有機會和阿難尊者在一起。我們現在,你要相信自己與阿難是有大因緣的;若沒有大因緣,你是聽不見這《法華經》,你不會認識阿難的聲音這麼美妙,你也不會認識阿難的相貌這麼圓滿。所以這是與阿難尊者一定很有緣的。
Có người nghe đoạn kinh văn vừa rồi, liền khởi tâm không tin: “Làm gì có số lượng nhiều như thế? Từ trước đến nay tôi chưa từng nghe qua con số nào lớn như vậy! Số đại kiếp nhiều đến vô lượng, vô lượng, vô lượng số cát sông Hằng, tôi chưa từng nghe qua!” Không sai! Quý vị không tin con số này, điều này cũng khó trách. Vì từ trước đến giờ không nghe nói tới, bây giờ nghe thì không tin thôi. Tôi không trả lời vấn đề tin hay không tin, tôi kể một công án nhỏ để so sánh.
方才這一段經文,有人聽了,就生出一種不相信的心:「哪有這麼大的數目?我從來就沒有聽過這麼大的數目!無量無量無量恆河沙這麼多個大劫,沒有聽過!」不錯!你不相信這個數目,這很難怪;因為從來就沒有聽過,現在聽到了,就不相信了。我不答覆這個相信、不相信的問題,我說一個小小的公案,來比較一下。
Trước đây có một người rất giàu có, sanh được một đứa con trai, cậu bé này cái gì cũng không biết. Gia đình mới mời mấy vị thầy giáo về dạy cậu bé học, cậu bé cũng không học được, không cần nói nhiều, ngay cả một chữ cậu cũng không nhận biết được. Người giàu có này liền nghĩ ra một cách rất hay, cách gì đây? Ông nói: “Được rồi! Trước đây những thầy giáo mời về dạy con ta học, họ đều dạy nó học nhiều quá. Bây giờ ta mời một thầy giáo khác, chỉ dạy cho nó biết một chữ thôi. Nếu nó có thể biết được một chữ này thì tôi trả học phí cho thầy giáo, tạ ân thầy giáo!” Thế là lúc mời thầy giáo tới, ông nói rõ ràng với thầy giáo rằng: “Trong vòng một năm, thầy không cần dạy nhiều, chỉ dạy cho nó biết một chữ là được rồi. Trong tất cả văn tự, chỉ cần nó biết một chữ thôi, tôi sẽ trả tiền cho thầy. Không chỉ trả tiền cho thầy, mà tôi sẽ trả thầy gấp đôi số tiền”.
以前有個很有錢的人,生了一個兒子;這個兒子什麼都不懂,請幾個先生教他讀書,他也不會讀書,不要說多了,連一個字也不能認識。這有錢的人就想出一個最妙的方法,什麼方法呢?說:「好!以前請的先生教我這個小孩讀書,都是教他讀多;現在我再請一個先生,就教他認識一個字。能認識一個字,我就給先生學費,謝謝他!」於是請先生的時候,就和先生講明白,說:「你這一年的時間,你不要教多,就教會一個字就可以了。他在所有的文字裏,只要能認識一個字,我就給你錢;不單給你錢,還給你兩倍的錢。」
Vị thầy giáo nói: “Đây là một công việc tốt!”. Người giàu có nói: “Nhưng, nhất định nó phải biết một chữ này, nếu nó không biết thì một xu cũng không có cho thầy đâu!”. Vị thầy đáp: “Được thôi!” Thế là thầy giáo ký hợp đồng với người giàu có đó, nội dung nói trong vòng một năm chỉ dạy con ông ta học thuộc được một chữ thôi, không cần học nhiều, thì ông ta sẽ trả tiền công cao gấp đôi.
這先生說:「這是好事情!」有錢人說:「但是可必須要認識這一個字,若不認識,那麼一個 cent(一分錢)也沒有。」這先生說:「可以!」於是和這有錢的人簽了合同,說是這一年的時間,只教會這小孩子讀一個字,不要讀多了,他就給他兩倍價錢。
Thế là từ sáng đến tối, vị thầy chỉ dạy cho cậu học trò này một chữ mà thôi. Đó là chữ gì? Chữ này thì mọi người đều biết, đó là chữ nhất (一), một nét ngang. Thầy giáo nói với học trò: “Trò hãy nhớ đây là chữ nhất!”, hôm nay học chữ nhất này, ngày mai cũng học chữ nhất này, ngày mốt cũng học chữ nhất này, suốt một năm cũng học chữ nhất này, viết chữ nhất này, ‘一, 一, 一, ….’ cũng suốt một năm như thế, dù học trò thế nào thì cũng sẽ nhớ được, sẽ nhớ cặn kẽ, nhớ rõ ràng.
這先生就一天到晚,教這個學生一個字。什麼字呢?這你們大家都認識,就一橫這個「一」。說:「你記得這是個『一』!」今天也讀這個「一」,明天也讀這個「一」,後天也讀這個「一」;一年的時間,都讀這個「一」、寫這個「一」,這「一、一、一……」,「一」了一年。這一年讀了一個「一」,學生怎樣都記住了,記得 清清楚楚、明明白白。
Một hôm, vị chủ nhà này mời thầy giáo đến nhà dùng cơm, dùng cơm xong bèn ra hoa viên tản bộ, tức là đi lững thững trong hoa viên, ngắm các loại hoa. Vị chủ nhà không dám hỏi thầy: “Thầy dạy con tôi biết được một chữ chưa?”. Nhưng khi đến hoa viên, ông cho là thời điểm rất tốt, cho nên lén hỏi nhỏ thầy giáo: “Cả năm nay thầy dạy nó học thế nào rồi? Đã biết chữ hay chưa?” “Đương nhiên là biết chữ rồi! Lúc nào ông cũng có thể khảo mà”. “Vậy thì bây giờ thầy hãy hỏi và khảo bài nó đi!”
這一天,這個學東就請先生來吃飯;吃完飯,到外面花園子去散步──就是到花園裏去走一走、看看花之類的。這個學東總不敢問他:「你教會了這一個字嗎?」但是到花園裏,以為這個環境非常好,就偷偷地問先生:
「你今年教他讀書,怎麼樣呀?認字不認字?」
「當然認字啦!隨時都可以考試的。」
「那你現在就問一問、考一考啦!」
Quý vị nói xem vị thầy giáo làm thế nào? Ông dùng chân vẽ trên nền đất một vạch nằm ngang, tức là chữ nhất (一), chữ nhất này dài chừng hai thước, rồi hỏi cậu học trò: “Đây là chữ gì?”, học trò đáp: “Đây không phải chữ, đây là cái đòn gánh!”, cậu bé nói đó là cái đòn gánh để gánh đồ.
這個先生你說怎麼樣呢?就用腳在這泥土地這麼一畫,畫一個「一」,這個「一」大約有五、六尺長。就問學生說:「這個字是什麼?」這個學生一看,說:「這個不是字,這是個扁擔!」說是挑的那個扁擔。
Thầy giáo thốt lên: “Ôi! Mỗi ngày tôi đều dạy cậu, tại sao cậu không biết?”. Cậu học trò đáp: “Thầy dạy con không phải là cái chữ này! Chữ mà thầy dạy cho con thì không lớn như thế này! Đây không phải là chữ đó!”
這先生說:「唉!我天天教你,你怎麼不認識呢?」他這麼說:「你教我的,不是這個呀!你教我那一個,沒有這麼大呀!這個不是那個呀!」
Thầy giáo dạy chữ “nhất” suốt một năm mà cậu học trò này còn không biết, cho nên suốt cả năm vị thầy giáo cũng không kiếm được tiền, ông cũng phải bỏ đi luôn. Quý vị nói xem, nét chữ nhất này và chữ nhất kia có như nhau không? Con số này nhỏ hay lớn thì cũng như nhau, chẳng qua là do quý vị không nhận ra mà thôi.
這個先生教了一年「一」,這個學生還是「一」也不認識;所以這個先生一年也沒有賺到錢,他也跑了。你說這個「一」和那個「一」,是不是一樣的?這個數目或小、或大,也是一樣的,不過你不認識。
K3.八千菩薩生疑
Nhĩ thời, hội trung tân phát ý bồ-tát bát thiên nhân, hàm tác thị niệm: ngã đẳng thượng bất văn chư đại Bồ-tát đắc như thị ký, hữu hà nhân duyên nhi chư thanh văn đắc như thị quyết?
Bấy giờ, trong hội, hàng Bồ-tát mới phát tâm, tám nghìn người, đều nghĩ thế này: "Chúng ta còn chưa nghe các vị Bồ-tát lớn được thọ ký như thế, có nhân duyên gì mà các Thanh văn được thọ ký như thế."
爾時,會中新發意菩薩八千人,咸作是念:我等尚不聞諸大菩薩得如是記,有何因緣而諸聲聞得如是決?
Tôi vừa mới nói, người không sanh lòng tin là điều không có gì lạ. Bây giờ tám nghìn Bồ-tát này cũng sanh lòng hoài nghi, đều hoài nghi tại sao đức Phật Thích-ca Mâu-ni lại thiên vị như thế? “Vì là em trai của ngài nên ngài thọ ký cho, còn chúng ta không phải là em trai của ngài nên ngài không thọ ký cho chúng ta ư?”, cho nên họ sanh tâm hoài nghi.
我方才說人不生信心,這是很難怪的。現在這八千菩薩也都生了懷疑了,也都懷疑釋迦牟尼佛怎麼這樣偏心呢?「他這一個弟弟,他就給他授記;我們不是他弟弟,就不給我們授記。」所以就生了懷疑。
Bấy giờ, trong hội hàng Bồ-tát mới phát tâm, tám nghìn người, đều nghĩ thế này: lúc ấy, trong pháp hội có tám nghìn vị Bồ-tát mới phát tâm. Thế nào là “Bồ-tát mới phát tâm”? Đó đều là những vị Bồ-tát còn trẻ tuổi; Bồ-tát trẻ tuổi là bao nhiều tuổi? Khoảng bảy, tám nghìn tuổi. Trẻ tuổi không phải như chúng ta là chừng hai mươi, ba mươi tuổi. Những vị Bồ-tát mới phát tâm này đều đã trải qua mấy đại kiếp rồi. Không phải Bồ-tát mới vừa phát tâm mà là Bồ-tát vừa mới đạt tam-muội du hý thần thông của Bồ-tát. Tám nghìn vị Bồ-tát mới phát tâm này đều sanh tâm hoài nghi, đều khởi vọng tưởng. Vọng tưởng gì đây?
爾時,會中新發意菩薩八千人,咸作是念:當爾之時,在法會中,有八千位新發意的菩薩。怎麼叫新發意呢?都是一些個年輕的菩薩;年輕的菩薩多大歲數呢?大約都有七、八千歲。年輕,不是像你、我二十、三十歲,這是年輕;這些初發意菩薩,都經過幾個大劫了!不是初發心的菩薩,是初得到菩薩遊戲神通的三昧的菩薩。這初發意菩薩有八千人那麼多,他們統統都生了懷疑心、都打了妄想。什麼妄想呢?
Các ngài đều nghĩ rằng: “Chúng ta còn chưa nghe các vị Bồ-tát lớn được thọ ký như thế: chúng ta còn chưa hề nghe đức Phật thọ ký cho các vị đại Bồ-tát giống như thế.” Các ngài nói “các vị Bồ-tát lớn,” cũng là hàm ý bao gồm chính mình trong đó, tức nói những Bồ-tát lớn chúng ta, có tám nghìn người, cũng chưa từng được nghe đức Phật thọ ký cho chúng ta như thế! Có nhân duyên gì mà các Thanh văn được thọ ký như thế: vậy có nhân duyên gì, có lý do gì mà tất cả tiểu thanh văn ở đây sao có thể được thọ ký? Còn Bồ-tát lớn chúng ta lại không được thọ ký?
我等尚未聞諸大菩薩得如是記:我們尚且沒有聞到佛給諸大菩薩,得像這樣的授記。這諸大菩薩,意思間也就包括自己在內,說我們這些個大菩薩,有八千人那麼多,也沒有聽見過佛給我們這樣的授記呢!有何因緣而諸聲聞得如是決:有什麼緣故、什麼理由,而這一切的小聲聞怎麼會得到授記呢?我們這大菩薩都沒授記。
Các vị “tiểu thanh văn” này không phải là con nít, họ cũng đều đã năm, sáu chục, hoặc một trăm tuổi rồi, các vị bảy, tám chục tuổi cũng rất nhiều. Vậy tại sao nói là “tiểu thanh văn”? Vì đối với cảnh giới của hàng Bồ-tát thì những vị tỳ-kheo này là rất nhỏ.
這小聲聞,不是說小孩子,也都一百,五、六十歲的都有了,七、八十歲的也很多;那怎麼說是小聲聞呢?因為在菩薩的境界,他看這些個比丘是很小的。
Trong lòng các Bồ tát nghĩ như thế, hay là xưng hô như thế? Vẫn gọi là “đại tỳ-kheo,” bởi vì đức Phật đều gọi các vị thanh văn này là “chư đại tỳ-kheo”, cho nên đây là trong lòng các vị Bồ tát nói là “tiểu thanh văn” mà thôi, đây là theo tôi suy đoán, bởi trong lòng các vị Bồ-tát đều xem những vị Thanh văn này là còn rất trẻ, đều giống như trẻ con. Vậy, vì nhân duyên gì mà tất cả Thanh văn này được thọ ký như thế? Là đạo lý gì?
他心裏這麼想,稱呼呢?還是稱呼「大比丘」,因為佛都稱他們「諸大比丘」,所以他心裏頭說這是小聲聞──這是我這麼揣測──這些個菩薩的心裏頭,對這些個聲聞,都認為他們是很年輕的,都像小孩子似的。所以有何因緣,這一切聲聞的人得授像前邊這個記?是什麼道理?
K4.如來發跡釋疑
Nhĩ thời, Thế Tôn tri chư Bồ-tát tâm chi sở niệm, nhi cáo chi viết: Chư thiện nam tử! Ngã dữ A-nan đẳng ư Không Vương Phật sở, đồng thời phát A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề; A-nan thường nhạo đa văn, ngã thường cần tinh tấn, thị cố ngã dĩ đắc thành A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, nhi A-nan hộ trì ngã pháp, diệc hộ tương lai chư Phật pháp tạng, giáo hóa thành tựu chư Bồ-tát chúng, kỳ bổn nguyện như thị, cố hoạch tư ký.
Lúc ấy, đức Thế Tôn biết tâm niệm của các vị Bồ-tát mà bảo rằng: "Các Thiện nam tử! Ta cùng nhóm ông A-nan ở chỗ đức Phật Không Vương đồng thời phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. A-nan thường ưa học rộng, còn ta thường siêng năng tinh tấn, cho nên nay ta đã thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà A-nan hộ trì pháp của Ta, ông cũng sẽ hộ trì pháp tạng của các đức Phật tương lai, giáo hóa thành tựu các chúng Bồ-tát. Bổn nguyện của ông như thế nên được thọ ký dường ấy."
爾時,世尊知諸菩薩心之所念,而告之曰:諸善男子!我與阿難等,於空王佛所,同時發阿耨多羅三藐三菩提心;阿難常樂多聞,我常勤精進,是故我已得成阿耨多羅三藐三菩提。而阿難護持我法,亦護將來諸佛法藏,教化成就諸菩薩眾,其本願如是,故獲斯記。
Lúc ấy, đức Thế Tôn biết tâm niệm của các vị Bồ-tát: lúc ấy, đức Phật Thích-ca Mâu-ni vừa nhìn là đã biết: “Ôi! Những Bồ-tát này đều khởi vọng tưởng, đều hoài nghi Ta, không tin tưởng Ta”. Vì đức Phật Thích-ca Mâu-ni có tha tâm thông, cho nên biết những vị Bồ-tát này đang khởi vọng tưởng gì mà bảo rằng: Phật Thích-ca Mâu-ni nói với các vị Bồ-tát: “Được rồi, bây giờ Ta sẽ nói cho các vị nghe!”
爾時,世尊知諸菩薩心之所念:這個時候,釋迦牟尼佛一看,哦!你們這一些個菩薩都打了妄想了,都對我生了懷疑、不相信了。因為釋迦牟尼佛有他心通,所以知道這些菩薩打的什麼妄想。而告之曰:釋迦牟尼佛告訴這一些個菩薩,好!我現在告訴你們!
Thiện nam tử!: Này quý vị, những đứa con ngoan, những đứa con trai ưu tú! Ta cùng nhóm ông A-nan ở chỗ đức Phật Không Vương đồng thời phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác: Ta, Phật Thích Ca Mâu Ni, cùng các ông A-nan … ở vô lượng vô lượng kiếp lâu xa về trước, vào thời đức Phật Không Vương, đã cùng nhau phát nguyện, đồng thời phát tâm A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, chính là phát tâm Bồ-đề Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.” “Phát tâm,” cũng là phát nguyện, phát tâm nguyện, nguyện tâm, chính là phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
諸善男子:你們這些個好孩子,你們這些好男子!我與阿難等,於空王佛所,同時發阿耨多羅三藐三菩提心:我釋迦牟尼佛和阿難等,在無量無量久遠以前,在空王佛那個時候,我們一起發願,同時發阿耨多羅三藐三菩提心,就是發無上正等正覺的菩提心。發心,也就是發願──心願、願心;就是發的這阿耨多羅三藐三菩提心。
“A-nan thường ưa học rộng, còn ta thường siêng năng tinh tấn: sau khi phát nguyện, A-nan thích đọc sách nhiều, học nhiều Phật pháp, muốn được đa văn, còn ta thì từ sáng đến tối không hề lười biếng, ta luôn luôn tu tập pháp môn tinh tấn. A-nan muốn được đa văn, ta thì muốn được tinh tấn, cho nên nay ta đã thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác: vì lý do đó, cho nên đến nay, ta đã đắc quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trước, còn A-nan vì thích đa văn, cho nên vẫn chưa thành Phật.”
阿難常樂多聞,我常勤精進:阿難發願之後,他歡喜多看書、多學佛法,願意多聞;而我一天到晚也不懶惰的,常常修習精進的法門。阿難願意多聞,我願意精進;是故我已得成阿耨多羅三藐三菩提:因為這個,所以到現在,我就已經先得無上正等正覺;阿難因為歡喜多聞,所以還沒有成佛。
“A-nan hộ trì pháp của Ta, ông cũng sẽ hộ trì pháp tạng của các đức Phật tương lai, giáo hóa thành tựu các chúng Bồ-tát: tuy chưa thành Phật, nhưng A-nan hộ trì Phật pháp của Ta, đồng thời cũng phát nguyện hộ trì tạng pháp của vô lượng chư Phật trong tương lai, giáo hóa thành tựu tất cả Bồ-tát. Bổn nguyện của ông như thế nên được thọ ký dường ấy: vì trước đây vào thời đức Phật Không Vương, A-nan đã phát nguyện này rồi, mà hiện tại vẫn chưa thành Phật, cho nên Ta thọ ký cho A-nan như vậy.”
而阿難護持我法,亦護將來諸佛法藏,教化成就諸菩薩眾:阿難雖然沒成佛,他護持我的佛法,也發願護持將來無量諸佛的法藏,教化成就一切的諸菩薩。其本願如是,故獲斯記:阿難早在空王佛那時候,發過這個願,現在他還沒有成佛,所以我給他授這樣的記。
K5.阿難顯本述歎
A-nan diện ư Phật tiền, tự văn thọ ký cập quốc độ trang nghiêm, sở nguyện cụ túc, tâm đại hoan hỷ, đắc vị tằng hữu. Tức thời ức niệm quá khứ vô lượng thiên vạn ức chư Phật pháp tạng, thông đạt vô ngại, như kim sở văn, diệc thức bổn nguyện. Nhĩ thời, A-nan nhi thuyết kệ ngôn:
Thế Tôn thậm hy hữu Linh ngã niệm quá khứ
Vô lượng chư Phật pháp Như kim nhật sở văn
Ngã kim vô phục nghi An trụ ư Phật đạo
Phương tiện vi thị giả Hộ trì chư Phật pháp.
Ngài A-nan tận mặt ở trước Phật, tự nghe Phật thọ ký cùng cõi nước trang nghiêm, chỗ mong cầu đã đủ, lòng rất vui mừng được điều chưa từng có. Tức thời nghĩ nhớ tạng pháp của vô lượng nghìn muôn ức các đức Phật thuở quá khứ, suốt thấu không ngại như hiện nay nghe và cũng biết bổn nguyện.
Khi đó, ngài A-nan nói kệ rằng:
Thế Tôn rất ít có
Khiến con nhớ quá khứ
Vô lượng các Phật Pháp
Như chỗ nghe ngày nay
Con nay không còn nghi
An trụ trong Phật đạo
Phương tiện làm thị giả
Hộ trì các Phật pháp.
阿難面於佛前,自聞授記及國土莊嚴,所願具足,心大歡喜,得未曾有;即時憶念過去無量千萬億諸佛法藏,通達無礙,如今所聞,亦識本願。爾時,阿難而說偈言:
世尊甚希有
令我念過去
無量諸佛法
如今日所聞
我今無復疑
安住於佛道
方便為侍者
護持諸佛法
Ngài A-nan tận mặt ở trước Phật tự nghe Phật thọ ký cùng cõi nước trang nghiêm: lúc ấy, ngài A-nan ở trước đức Phật, đích thân nghe đức Phật thọ ký danh hiệu Phật cho ngài, cho đến cho ngài biết cõi nước thanh tịnh trang nghiêm, đất bằng lưu ly trong vị lai, thì chỗ mong cầu đã đủ, lòng rất vui mừng được điều chưa từng có: tâm nguyện của ngài đã viên mãn, nguyện lực đã đầy đủ. Vì vậy lòng ngài rất hoan hỷ, vô cùng sung sướng, có lẽ là vui đến nhảy cẩng lên, tức là tíu tít nhảy lên nhảy xuống, giống như đứa trẻ vậy, từ trước tới giờ chưa được vui mừng như vậy.
阿難面於佛前,自聞授記及國土莊嚴:這時候,阿難在佛的面前,自己親自聽見佛給他授佛的記睺號,以及得知他未來國土的清淨莊嚴、琉璃為地;所願具足,心大歡喜,得未曾有:他所有的心願已經圓滿、願力已經具足了,於是心生大歡喜,高興得不得了,大約比跳舞還歡喜,就跳上跳下的,像那個小孩子似的踴躍,從來就沒有得到這麼歡喜。
Tức thời nghĩ nhớ tạng pháp của vô lượng nghìn muôn ức các đức Phật thuở quá khứ, suốt thấu không ngại: lúc ấy, tôn giả A-nan liền nhớ lại tất cả tạng pháp của vô lượng trăm nghìn muôn ức chư Phật đã nói trong quá khứ, ngài đều nhớ lại hết, đều có thể ghi nhớ tất cả, và còn có thể thấu suốt không chướng ngại. Chẳng hạn như: “Ôi! Quá khứ ta đã từng ở trước đức Phật đó, ta cũng đã được nghe kinh Pháp Hoa, trong quá khứ, bất kỳ đức Phật nào ta cũng được ở trước quý ngài nghe kinh Bát-nhã, trong pháp hội của bất kỳ đức Phật nào, ta cũng đều đã nghe qua kinh Hoa Nghiêm, kinh A-hàm, kinh Phương Đẳng. Hiện tại đức Phật Thích-ca Mâu-ni thuyết pháp, cũng là pháp y như vậy”. Tuy tôn giả A-nan nhỏ hơn đức Phật hai mươi tuổi, nhưng pháp đức Phật thuyết trước đó, tuy ngài không nghe, nhưng ngài đều có thể nhớ ra được.
即時憶念過去無量千萬億諸佛法藏,通達無礙:在這時候,他即然就回憶起來了。過去很長很長無量千萬億諸佛所說的一切法藏,他都能想起來了,他都能記憶起來,並且都能通達無礙。好像:「哦!我在過去某某佛面前,我也聽《法華經》來的;我在過去哪一位佛面前,我也聽《般若經》來著;我在過去在哪一位佛的法會,《華嚴經》、《阿含經》、《方等經》,我都聽過的。現在釋迦牟尼佛說的,是一樣的法。」雖然阿難比佛小二十歲,佛先前所說的法,他雖然沒聽過,但他也都可以想起來了。
Lúc ấy ngài A-nan thấy như hiện nay nghe và cũng biết bổn nguyện: giống như hiện tại ngài đang được nghe vậy, và ngài cũng nhớ ra thệ nguyện mà ngài đã phát trước đây. Khi đó, ngài A-nan nói kệ rằng: Lúc ấy, tôn giả A-nan dùng kệ tụng để nói:
他這時候,如今所聞,亦識本願:就好像現在我所聽見的一樣,也想起他以前所發的願。爾時,阿難而說偈言:當爾之時,阿難就用偈頌來說了。
“Thế Tôn rất ít có, khiến con nhớ quá khứ, vô lượng các Phật Pháp, như chỗ nghe ngày nay: Thế Tôn là bậc rất hiếm có trên đời, có thể khiến cho con nhớ lại những việc trong vô lượng đời quá khứ, có thể khiến cho con nhớ lại tất cả tạng pháp của vô lượng chư Phật trong quá khứ. Vô lượng vô biên Phật pháp đó cũng giống như Kinh Pháp Hoa mà hôm nay con được nghe vậy. Thì ra con đã được nghe kinh Pháp Hoa nhiều lần như thế rồi!
世尊甚希有,令我念過去,無量諸佛法,如今日所聞:世尊是世上最希有的,能令我想起過去無量生生世世的事情,能令我憶念起過去無量諸佛的一切法藏;所有無量無邊那麼多的佛法,也就像我今天所聽聞《法華經》一樣。原來我聽過這麼多次的《法華經》了!
Con nay không còn nghi, an trụ trong Phật đạo, phương tiện làm thị giả, hộ trì các Phật pháp: cho nên, từ hôm nay, trong hội Pháp Hoa, tất cả con đều không hoài nghi, tất cả đều là chân thật, con nhất định phải an trụ trong đạo lộ vô thượng của Phật. Con dùng nhiều pháp phương tiện thiện xảo để làm thị giả của đức Phật, luôn luôn bảo hộ và trì tụng tạng pháp của tất cả chư Phật.
我今無復疑,安住於佛道,方便為侍者,護持諸佛法:所以,從現在法華會上,我一切都不懷疑了,一切都是真的了,我一定要安住在佛的道路上;我以種種善巧方便法來作佛的侍者,常常保護而持誦一切的諸佛法藏。
J2.記羅睺羅(分二)
K1.長行授記 K2.偈頌重明
今K1
Nhĩ thời, Phật cáo La-hầu-la: nhữ ư lai thế đương đắc tác Phật, hiệu Đạo Thất Bảo Hoa Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn, đương cúng dường thập thế giới vi trần đẳng số chư Phật Như Lai, thường vi chư Phật nhi tác trưởng tử, du như kim dã. Thị Đạo Thất Bảo Hoa Phật, quốc độ trang nghiêm, thọ mạng kiếp số, sở hóa đệ tử, chánh pháp tượng pháp, diệc như Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai vô dị, diệc vi thử Phật nhi tác trưởng tử. Quá thị dĩ hậu đương đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.
Bấy giờ, Phật bảo ông La-hầu-la: “Ông ở đời sau sẽ được làm Phật hiệu: Đạo Thất Bảo Hoa, Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn. Ông sẽ cúng dường các đức Như Lai như số vi trần trong mười phương thế giới. Thường vì các đức Phật mà làm trưởng tử, cũng như hiện nay.
Đức Phật Đạo Thất Bảo Hoa đó, cõi nước trang nghiêm, kiếp số thọ mạng, giáo hóa đệ tử, chánh pháp và tượng pháp cũng đồng như đức Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai không khác. Ông cũng làm trưởng tử cho Phật này, qua sau đây rồi sẽ được đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.”
爾時,佛告羅睺羅:汝於來世,當得作佛,號蹈七寶華如來、應供、正遍知、明行足、善逝、世間解、無上士、調御丈夫、天人師、佛、世尊。當供養十世界微塵等數諸佛如來,常為諸佛而作長子,猶如今也。是蹈七寶華佛,國土莊嚴、壽命劫數、所化弟子、正法像法,亦如山海慧自在通王如來無異,亦為此佛而作長子。過是已後,當得阿耨多羅三藐三菩提。
Bấy giờ, Phật bảo ông La-hầu-la: lúc ấy, đức Phật bảo với tôn giả Phú Chướng: “Ông ở đời sau sẽ được làm Phật: trong đời vị lai, ông sẽ được làm Phật, hiệu là Đạo Thất Bảo Hoa Như Lai:” Danh hiệu Phật của ngài La-hầu-la sẽ là Đạo Thất Bảo Hoa Như Lai, vì trên con đường mà ngài đi đều có hoa sen bằng bảy thứ báu. Lúc thành Phật, Tôn giả cũng có đầy đủ mười tôn hiệu Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn: “Ứng cúng” là xứng đáng nhận sự cúng dường của trời và người; “Chánh biến tri” là trí huệ của ngài vừa chánh tri lại vừa biến tri; “Minh hạnh túc” là việc tu hạnh và quang minh sáng suốt của ngài đều viên mãn. “Thiện thệ, Thế gian giải” là ngài có thể đạt đến nơi tốt đẹp, là người có năng lực giải thích nhất ở thế gian.
爾時,佛告羅睺羅:當爾之時,佛告訴這個覆障尊者說,汝於來世,當得作佛:你於將來世中,也應當作佛,號蹈七寶華如來:你的佛名號,就叫蹈七寶華如來;因為你所走的路,都是有七寶的蓮華。這時候,你也具足如來十號,應供、正遍知、明行足、善逝、世間解、無上士、調御丈夫、天人師、佛、世尊:應供,應該受人天的供養。正遍知,你的智慧,既能正知,又能遍知;明行足,你的這種修行和這種光明都圓滿了。善逝、世間解,是能到一個好的地方,是世間最有解釋力量的。
“Vô thượng sĩ” là không có bậc đại sĩ nào cao thượng hơn ngài, ngài là một bậc đại sĩ vô thượng. “Điều ngự trượng phu” là người có thể điều phục, giáo hóa tất cả chúng sanh, làm bậc đại trượng phu, đại anh hùng cho tất cả trời, người. “Thiên nhân sư” nghĩa là cũng có thể làm bậc thầy của người ở cõi trời, lại có thể làm bậc thầy của loài người ở thế gian. Phật là bậc tự giác viên mãn, giác tha cũng viên mãn, cho nên gọi là giác hạnh viên mãn, thành Phật. Thế Tôn là bậc tôn quý của thế gian và xuất thế gian.
無上士,沒有比你再高尚的大士,作無上的大士。調御丈夫,可以調御教化一切眾生,作一切人天的大丈夫、大英雄。天人師,也可以做天上人的師父,又可以做世間人的師父。佛,自覺圓滿,覺他也圓滿,所以叫覺行圓滿,成為佛。世尊,是世、出世之尊。
Nhưng trước lúc thành Phật, “Ông [La-hầu-la] sẽ cúng dường các đức Như Lai như số vi trần trong mười phương thế giới: ông sẽ cúng dường chư Phật Như Lai nhiều như số vi trần trong mười thế giới.” Ngoài ra tôn giả La-hầu-la còn “thường vì các đức Phật mà làm trưởng tử, cũng như hiện nay: trong số đức Như Lai nhiều như số vi trần trong mười thế giới, ông đều làm trưởng tử cho tất cả chư Phật đó. Vì trong quá khứ ông đã phát nguyện, không luận là đức Phật nào thành đạo, ông đều làm trưởng tử cho vị Phật đó, giống như hiện nay ông làm con trai của Phật Thích-ca Mâu-ni ta vậy.”
可是在你沒有成佛之前,當供養十世界微塵等數諸佛如來:你應當要供養有十世界微塵數這麼多的諸佛如來。而且常為諸佛而作長子,猶如今也:在這十世界微塵數的如來,你都是給這一切的諸佛作長子;因為在過去你發願,無論哪一位佛成道,你要作他們的長子,就好像現在你給我釋迦牟尼佛作兒子是一個樣的。
“Đức Phật Đạo Thất Bảo Hoa đó, cõi nước trang nghiêm, kiếp số thọ mạng, giáo hóa đệ tử, chánh pháp và tượng pháp cũng đồng như đức Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai, không khác”: Cõi nước của đức Phật Đạo Thất Bảo Hoa vô cùng trang nghiêm. Cõi nước trang nghiêm này không phải do tâm tham mà có được? Có phải ngài dùng bảy thứ báu để trang nghiêm cõi nước không? Không phải! Đây là do sự tu hành mà được. Lúc còn ở nhân địa, ngài thường dùng bảy món báu để bố thí, cho nên lúc thành Phật, ngài có được cõi nước trang nghiêm bằng bảy thứ báu. Thọ mạng và kiếp số của đức Phật này, cho đến đệ tử do ngài giáo hóa, cùng với thời gian chánh pháp và tượng pháp trụ thế, cũng đồng như đức Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai không khác.: Tất cả đều giống như thọ mạng, kiếp số, chánh pháp, tượng pháp của đức Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương--tất cả đều giống như đức Phật đó. “Ông cũng làm trưởng tử cho đức Phật này. Ông tôn giả La-hầu-la, cũng làm trưởng tử của Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương.”
是蹈七寶華佛,國土莊嚴、壽命劫數、所化弟子、正法像法:這一位蹈七寶華佛,他的國土非常莊嚴。這個國土莊嚴,是不是由貪心得來的?是不是他用七寶來莊嚴他的國土?不是的!這是由修行得來的;在因地,常常以七寶來作布施,所以他成佛了,就得到七寶作他的國土莊嚴。這一位佛的壽命和他的劫數、所教化的徒弟,以及他的正法住世和像法住世的時間,亦如山海慧自在通王如來無異,亦為此佛而作長子:都是和這位山海慧自在通王佛的壽命、劫數,正法、像法,一切都是和他一樣的;也做這山海慧自在通王佛的長子。
Cho nên hiện nay làm anh em cùng thầy [sư huynh đệ], nhưng tương lai lại làm con của Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương. Qua sau đây rồi sẽ được đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác: sau khi cúng dường cho đức Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương, lúc ấy, tôn giả La-hầu-la sẽ đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tức thành Phật.
所以現在做師兄弟,將來又要做山海慧自在通王佛的兒子。過是已後,當得阿耨多羅三藐三菩提:供養山海慧自在通王佛之後,那時你應該得到這阿耨多羅三藐三菩提,也成佛了。
Giảng đến điểm này, chúng ta không nên chấp trước đời này ai là cha mình, ai là mẹ mình, hoặc ai là anh của mình, ai là em trai của mình, hoặc ai là ai, có các mối quan hệ gì với mình. Vì đời này người làm cha của quý vị, có thể là đời trước làm con của quý vị, điều này đều không nhất định; đời này là chị gái của quý vị, có thể đời trước là vợ của quý vị cũng không nhất định. Điều này không cố định. Vì nhân trước quả sau, quý vị gieo nhân gì thì gặt quả đó.
講到這個地方,我們人不要執著今生誰是我的父親、誰是我的母親,或者誰是我的哥哥、誰是我的弟弟,或者誰是誰,有什麼種種的關係,這種情形。今生做你的父親,或者前生是你的兒子都不一定的;今生做你的姊姊,或者前生是你的太太也不一定,這沒有一定的!前因後果,你種什麼因,就結什麼果。
Thí dụ như vợ của quý vị, quý vị nghĩ rằng nếu như cô ấy là chị của quý vị thì tốt biết mấy! Đợi đến đời sau thì có thể cô ta sẽ là chị của quý vị; hoặc là đối với con trai của tôi, tôi còn hiếu thuận hơn cả với cha tôi, thì đời sau quý vị sẽ làm con trai của con quý vị; đời này nó là con của quý vị, nhưng đời sau có thể nó lại là cha của quý vị, không có gì là nhất định cả. Thế nên, giữa người và người, chúng ta hiện nay gặp nhau, đây đều đã có nhân duyên rất sâu đậm. Cho nên có lúc tôi la mắng quý vị, quý vị cũng không nổi giận; và có lúc quý vị cũng mắng tôi, tôi cũng không nổi giận. Có những lúc, làm như diễn kịch vậy!
譬如你的太太,你想她要是我的姊姊最好了!等來生,就做姊姊了。或者我對我這個兒子,比對我的父親都孝順,來生你就做你兒子的兒子;今生他是你的兒子,來生他又是你的父親,沒有一定的。所以人與人之間,我們現在遇到一起,這都有很深很深的因緣。所以有的時候我罵你們,你也不發脾氣;有的時候你們也罵我,我也不發脾氣。有的時候,就作戲那麼做!
Tại sao hiện nay quý vị cúi đầu lạy tôi? Vì tôi đã cúi đầu lạy quý vị quá nhiều rồi! Tôi chưa kể cho quý vị nghe, lúc mười hai tuổi tôi đã cúi đầu lạy tất cả chúng sanh? Tôi làm việc đó mỗi ngày, quý vị thử nghĩ đi! Bây giờ quý vị, những người không chịu lễ lạy, đều muốn lễ lạy tôi, đó chính là vì trước đây tôi đã lễ lạy quý vị rồi. Vì vậy, quý vị đối xử tốt với tôi, cũng không phải là chuyện trong một đời một kiếp; đối xử không tốt với tôi, cũng không phải là việc trong một đời một kiếp mà ra. Đây là đối với tôi, còn mỗi người quý vị đối với bản thân quý vị cũng như vậy, cũng đều có nhân trước quả sau cả. Gieo nhân thiện thì kết quả thiện, gieo nhân ác thì kết quả ác.
所以為什麼你們現在都要給我叩頭,因為我給你們叩頭叩得太多了!我沒講我今生由十二歲的時候,就給所有的眾生都叩頭?天天,你想一想!所以你們現在這些個不叩頭的人,都要向我來叩頭,就因為我以前給你們叩過頭。所以你們誰對我好,這也都不是一生一世的事情;對我不好,也不是一生一世的事情。這是對我;你們每一個人對你們自己,也是這樣子,也是都有前因後果。種善因,就結個善果;種惡因,就結個惡果。
Có người nói: “Pháp sư giảng đạo lý này tôi thật không tin!”, quý vị tin, thì tôi cũng giảng như thế; quý vị không tin, thì tôi cũng vẫn như thế mà giảng. Tôi không quan tâm quý vị tin hay không tin, bởi tôi biết có ngày nhất định quý vị sẽ tin. Vì sao? Vì không tin thì quý vị không còn con đường nào khác để đi. Thế giới này là lẩn quẩn trong sáu nẻo luân hồi xoay tới xoay lui, đều là chuyện tuần hoàn của nhân quả. Nhưng, với con mắt thịt [nhục nhãn] của phàm phu thì không thể biết được các loại nhân quả, thánh nhân có con mắt pháp [pháp nhãn], thì mới biết được các thứ nhân quả. Nhưng có người cũng không phải là chắc chắn chính xác, có những người chỉ toàn khởi vọng tưởng, tuy đã mở được con mắt pháp, nhưng vì vọng tưởng quá nhiều, cho nên nhìn việc gì cũng biến thành hư vọng. Điều vi diệu chính là ở chỗ này! Quý vị toàn khởi vọng tưởng thì những thứ quý vị nhìn thấy cũng đều là giả, nếu quý vị không còn vọng tưởng, có thể nói là: “Một niệm không sanh, toàn thể hiện”, thì bấy giờ cái gì cũng đều là chân thật cả.
有人說:「法師講這個道理,我才不相信!」相信,我也這麼講;不相信,我還是這麼講。我不管你相信不相信,我知道你有一天一定會相信的。為什麼?你不相信,就沒有其他的路可走;這世界就是六道輪迴,輪來輪去,都是因果循環的事情。那麼在凡夫的肉眼,就不知道種種的因果;在聖人有法眼,他知道種種的因果。但是有的人,也不是一定正確的;有的人他自己盡打妄想,雖然開了眼,因為妄想太多,所以看的事情也都變成虛妄了。這個妙,也就妙在這個地方!你盡妄想多,你看見的東西也都是假的;你若沒有妄想了,所謂「一念不生全體現」,什麼都是真的了。
Cho nên mới nói: “Nhất chân, nhất thiết chân, quả bồ-đề đã thành”, nếu quý vị ‘nhất’ (một) mà không chân thật, thì ‘nhất thiết’ (tất cả) cũng đều không chân thật. Vì sao? Nếu quý vị “một thứ” (nhất dạng) mà không chân thật, thì những thứ khác làm sao có thể chân thật được? “Một thứ” là gì? “Một thứ” này, tôi nói cho quý vị biết, từ trước giờ tôi chưa nói cho quý vị nghe. “Một thứ” này chính là cái ‘vô minh’, chính là một chút xíu không hiểu rõ của quý vị. Bởi quý vị không hiểu, nếu hiểu rõ thì quý vị đã khai ngộ rồi!
所以才說「一真一切真,菩提果子成」;你要是「一」不真,一切也不真。為什麼呢?你「一樣」都沒有真的呢!其他的怎麼還會真呢?「一樣」是什麼?這「一樣」,我告訴你們,從來我都沒有給你們講過的。這「一樣」,就是個「無明」,就是你所不明白的那一點點。你不明白的,你若明白了,那就是開悟了!
Điều này mà giảng giải thì quá nhiều, quý vị mỗi người hãy tự suy nghĩ đi: “Đời trước tôi là gì? Có phải là một con chuột không? Có phải là một con bò không? Cho nên mới không nghe lời như thế! Đời trước tôi có phải là Bồ-tát không? Tôi nghe pháp sư giảng kinh, càng nghe càng thích, thậm chí là không ăn cơm, không uống nước, phải chịu đói chịu khát tôi cũng muốn nghe kinh, đây là lý do gì?”. Điều này chắc chắn là do có nhân duyên lớn với đức Phật, không cần hỏi cũng có thể biết được. Hiện tại quý vị thích Phật pháp, thì quý vị biết rõ căn cơ của quý vị là rất tốt, chính là ở chỗ này! Quý vị không nên nói nhất định phải có tha tâm thông, hay phải đắc túc mạng thông thì mới biết được. Hiện tại quý vị thích Phật pháp, tức là quý vị có nhân duyên với Phật pháp, có nhân duyên với đức Phật vậy.
這個道理講起來太多,你們每一個人都自己想一想:「我前生是什麼?會不會是隻老鼠?會不會是頭牛?所以才這樣不聽教!我前生會不會是菩薩?我聽法師講經,我越聽越歡喜聽,甚至於不吃飯、不喝水,忍饑挨餓的,我也要聽經,這是什麼道理呢?」這一定是與佛有大因緣,不問可知;你現在歡喜佛法,你就知道你的根機是不錯的──就在這個地方!你不要一定說得他心通、得宿命通才知道。你現在歡喜佛法,你就有佛法的因緣,與佛有緣。
Tôn giả La-hầu-la này là trưởng tử của Phật Thích-ca Mâu-ni, trong đời vị lai của các đức Phật nhiều như số vi trần trong mười thế giới, ngài cũng làm trưởng tử của chư Phật đó, vì ngài đã phát nguyện như vậy. Giống như hiện tại tôi giảng kinh, tại sao quý vị thích nghe tôi giảng kinh? Tôi lại giảng bằng tiếng Trung Hoa, quý vị đều nói tiếng Anh, đó cũng vì trước đây quý vị đã phát nguyện: “Chúng tôi không quan tâm là vị pháp sư này nói chúng tôi có hiểu hay không, chỉ là chúng tôi đều thích nghe pháp của pháp sư này”. Cho nên, hiện tại giống như vầng trăng sáng giữa những vì sao, có nhiều người đến nghe kinh như thế này. Nói về trong số những người Mỹ, thì quý vị ví như vầng trăng sáng giữa những vì sao vậy, tuy là ít ỏi như vậy, không có cách nào nhiều hơn được! Bởi vì thế gian này đâu phải ai cũng là người giàu có, người giàu có thì rất ít so với người nghèo. Quý vị có thể đến nghe Phật pháp, điều này đối với trong tự tánh của quý vị là đích thực giàu có!
這位羅睺羅尊者,他是釋迦牟尼佛的長子;在未來十世界的微塵數諸佛,他都是諸佛的長子,因為他發這樣願來的。好像我現在講經,你們為什麼要聽我講經呢?我又講的是中國話,你們都是說英文的;也就因為你們在以前發願來的,「我們不管懂不懂這位法師他說話,我們都要聽他法。」所以現在好像星星裏的月亮,有這麼多人來聽經。在美國人裏邊來說,你們都好像星星裏的月亮,就有這麼少,沒有法子太多了!因為世間不是人人都是有錢的人,有錢的人比窮人是少的。你能來聽聞佛法,這對你自性裏邊,那是真正富有了!
K2.偈頌重明
Nhĩ thời, Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn:
Ngã vi thái tử thời La-hầu vi trưởng tử
Ngã kim thành Phật đạo Thọ pháp làm pháp tử
Ư vị lai thế trung Kiến vô lượng ức Phật
Giai vi kỳ trưởng tử Nhất tâm cầu Phật đạo
La-hầu-la mật hạnh Duy ngã năng tri chi
Hiện vi ngã trưởng tử Dĩ thị chư chúng sanh
Vô lượng ức thiên vạn Công đức bất khả số
An trụ ư Phật pháp Dĩ cầu vô thượng đạo.
Lúc đó đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Lúc ta làm Thái tử
La-hầu làm trưởng tử.
Ta nay thành Phật đạo
Thọ pháp làm Pháp tử.
Ở trong đời vị lai
Gặp vô lượng ức Phật
Làm trưởng tử cho kia
Một lòng cầu Phật đạo.
Mật hạnh của La-hầu
Chỉ ta biết được thôi
Hiện làm con cả ta
Để chỉ các chúng sanh
Vô lượng ức nghìn muôn
Công đức không thể đếm
An trụ trong Phật pháp
Để cầu đạo vô thượng.
爾時,世尊欲重宣此義,而說偈言:
我為太子時
羅睺為長子
我今成佛道
受法為法子
於未來世中
見無量億佛
皆為其長子
一心求佛道
羅睺羅密行
唯我能知之
現為我長子
以示諸眾生
無量億千萬
功德不可數
安住於佛法
以求無上道
Lúc đó đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng: lúc đó đức Phật Thích-ca Mâu-ni muốn nói lại ý nghĩa này một lần nữa, cho nên ngài dùng kệ tụng để nói.
Nhớ trước đây giảng kinh tôi đã giảng qua điều này rồi, có đứa trẻ rất thông minh đến nghe kinh, trở về nhà đứa bé nói với cha nó rằng: “A! Thì ra đời trước ba là con trai của con!”. Người cha hỏi: “Tại sao con biết?”, Đứa bé đáp: “Con nghe pháp sư giảng kinh giảng như thế”. Người cha nổi giận, nói: “Vị pháp sư này dạy hư cho con rồi! Bây giờ ta là ba của con, tại sao con có thể gọi ta là con của con được?” Ông ta nổi giận rồi đánh đứa bé một trận.
爾時,世尊欲重宣此義,而說偈言:當爾之時,釋迦牟尼佛想要把這個意思再重複說一說,所以就用偈頌再說一遍。
記得我以前講經,也講過這個道理。有個很聰明的小孩來聽經,回到家裏就對他爸爸說:「哦!原來前生你是我的兒子來著。」他爸爸說:「你怎麼知道?」說:「我聽法師講經這麼講的。」這個做父親的就發了脾氣,說:「這個法師把你教壞了!我現在是你的爸爸,你怎麼可以叫我『兒子』?」發了一頓脾氣,也把這小孩打了一頓;
Đứa bé ấy đến nói với tôi, nói là ba của nó không nhìn nhận, nó nhận ba nó là con mà ba nó không thừa nhận, nói là không thể có việc đó và còn đánh nó một trận. Tôi nói: “Đánh là đúng rồi! Phải đánh thêm một trận nữa mới phải! Vì lúc làm cha thì con đã đánh con trai của con, cho nên bây giờ cha của con cũng đánh con!”. Đứa bé trở về lại nói: “Ôi! Hèn chi, trước đây ba đánh con một trận, là vì đời trước con đã đánh ba!”, khiến cho cha của cậu bé dở khóc dở cười, khóc cũng không được, mà cười cũng không xong. Quý vị nói xem cậu bé này có thông minh hay không? Không thông minh, đứa bé quá khờ dại! Dù là đúng như vậy đi chăng nữa, đứa bé cũng không nên về nhà nói với cha nó như vậy! Đứa bé về nói như vậy thì cha của nó chắc chắn sẽ nổi giận thôi.
這小孩子回來告訴我,說他爸爸不認帳──他認他爸爸做兒子,他爸爸不認帳,說沒有這麼回事,打他一頓。我說:「這打得對!再打你一頓那才對!因為你做爸爸的時候,打你兒子來的,所以現在你的爸爸也打你!」這小孩子又回去又說:「哦!難怪你先前打我一頓,因為前生我打過你!」把他這個爸爸講得也啼笑皆非,哭也不得,笑也笑不出來。你說這個小孩子是不是個聰明人?不是的,這小孩子太愚癡了!就算是這樣子,你也不應該回去說嘛!你回去說,那他一定發脾氣的。
Lúc ta làm thái tử, La-hầu làm trưởng tử. Ta nay thành Phật đạo, thọ pháp làm Pháp tử: “Ta” ở đây chính là đức Phật Thích-ca Mâu-ni tự xưng. Ngài nói:”Lúc Ta còn làm thái tử, thì La-hầu-la là trưởng tử của Ta. Bây giờ Ta đã thành Phật thì truyền pháp cho La-hầu-la, La-hầu-la lãnh thọ pháp và trở thành pháp tử của Ta, cũng chính là đệ tử của Ta.”
我為太子時,羅睺為長子,我今成佛道,受法為法子:我,這是釋迦牟尼佛自稱。說是我在以前做太子的時候,羅睺羅是我的長子。我現在已經成佛了;我現在傳法給他,他接受我的法而做我的法子,也就是做我的徒弟。
Ở trong đời vị lai, gặp vô lượng ức Phật, làm trưởng tử cho kia, một lòng cầu Phật đạo: Vào đời vị lai, tôn giả La-hầu-la sẽ gặp được chư Phật nhiều vô lượng, nhiều như vi trần trong mười thế giới. Vị lai, chư Phật nhiều như số vi trần trong mười thế giới ra đời, tôn giả đều làm trưởng tử của mỗi vị Phật đó, bởi vì tôn giả một lòng muốn thành Phật đạo.
於未來世中,見無量億佛,皆為其長子,一心求佛道:於將來世,他會見到無量那麼多的佛,就是十世界微塵諸佛那麼多。將來這十世界微塵數那麼多佛出世,他都給每一位佛做長子,因為他一心想成佛道。
Mật hạnh của La-hầu: mật hạnh của La-hầu-la không ai có thể biết được. Tùy lúc, tùy nơi mà La-hầu-la đều có thể nhập định, trong nhà vệ sinh ngài cũng nhập định được. Nhà vệ sinh thời đó không như nhà vệ sinh nước như bây giờ, không có nhiều mùi dễ chịu, cho nên không ai có thể ở lâu trong đó, càng không thể ở trong đó nhập định. Vậy mà La-hầu-la đến đó thì có thể nhập định, cho nên ngài được gọi là “mật hạnh đệ nhất,” nhưng không một ai thấy ngài dụng công tu tập như thế nào. Không như chúng ta kể lể: “Tôi tụng kinh đây, tôi trì chú đây, tôi ngồi thiền đây, tôi ở đây dụng công thế nào, tu hành ra làm sao…”, để cho mọi người đều biết.
羅睺羅密行:羅睺羅他這種密行,沒有人可以知道。羅睺羅隨時隨地都可以入定的,在廁所裏也可以入定。古來的廁所,不是像現在的水廁,沒有那麼多的好味道,誰在那裏也不能久留,更不會在那兒入定的。羅睺羅到那個地方,就可以入定,所以這叫密行第一,誰也看不見他怎麼樣用功。不像我們說,我這念經了、我這持咒了、我這坐禪了,我這個地方,又是怎麼樣用功、怎麼樣修行,人人都知道。
Tôn giả La-hầu-la thì sao? Việc tu hành của tôn giả không ai biết hết, không ai thấy ngài dụng công như thế nào, ngồi thiền như thế nào. Dường như cả ngày tôn giả không tu hành, chỉ du hý nhân gian. Nhưng trong lúc đó chính là lúc ngài tu hành. Vì việc tu hành của La-hầu-la “chỉ Ta biết được thôi”: chỉ có đức Phật mới biết La-hầu-la ở nơi nào tu tam-muội du hý, nhập định, cho nên đức Phật biết rõ mật hạnh của La-hầu-la. Trong hàng đại đệ tử của Phật, La-hầu-la là “mật hạnh đệ nhất.”
羅睺羅呢?他所修行,沒有人知道,沒有人看見他怎麼樣用功、怎麼樣參禪打坐。他一天到晚就是好像不修行,盡遊戲人間。可是就在這個期間,他就是修行。他的修行,唯我能知之:只有佛才知道羅睺羅在哪個地方又修這遊戲三昧、入定了,所以佛知道羅睺羅的密行。佛的大弟子裏,羅睺羅是密行第一。
“Hiện làm con cả Ta, để chỉ các chúng sanh”: Tôn giả La-hầu-la hiện tại làm trưởng tử của Phật Thých-ca Mâu-ni, là tôn giả thị hiện cho tất cả chúng sanh được thấy, khiến cho chúng sanh biết thế nào là cầu Phật pháp, thế nào là học Phật.
現為我長子,以示諸眾生:他現在做我釋迦牟尼佛的長子,他是示現給一切眾生看,令眾生知道怎麼樣求佛法、怎麼樣學佛。
Vô lượng ức nghìn muôn, công đức không thể đếm: “Vô lượng ức nghìn muôn” là nhiều đến bao nhiêu? Công đức của ngài quá lớn lao, không phải trong một đời hay hai đời, mà đời đời kiếp kiếp ngài đều phát nguyện làm trưởng tử của Phật. An trụ trong Phật pháp, để cầu đạo vô thượng: ngài an trụ trong Phật pháp chính là để cầu đạo vô thượng, chứng thành quả vị Phật, cho nên ngài nguyện gần gũi Phật, gần gũi pháp, gần gũi tăng, gần gũi Tam bảo, ở trước Tam bảo tu hành.
無量億千萬,功德不可數:無量億千萬這麼多的什麼呢?他的功德太大了,不是一生、兩生;在生生世世,他都發願做佛的長子。安住於佛法,以求無上道:他安住於佛法,就為了求無上的、成證佛果的道路,他所以願意親近佛、願意親近法、願意親近僧,願意親近三寶,在三寶的面前來修行。
Trước đây có một vị pháp sư, ông ta rất dụng công tu hành, có biện tài vô ngại, giảng kinh thuyết pháp rất giỏi, tuy không được như nhị tổ Thần Quang giảng đến nỗi trời mưa hoa xuống, đất mọc sen vàng , nhưng mọi người cũng đều rất thích nghe. Một hôm có người đến hỏi đạo lý với vị pháp sư này: “Bậc đại tu hành còn rơi vào nhân quả hay không?”,
Vị pháp sư này liền trả lời: “À! Bậc đại tu hành không còn rơi vào nhân quả!”
以前有位法師,他很有修行,辯才無礙,講經說法講得非常好;雖然沒有二祖神光講得那麼天花亂墜、地湧金蓮,但是也人人都歡喜聽。就有一個人來請問他這個道理:
「大修行人落不落因果?」
「哦!大修行人不落因果!」
Vị pháp sư không cần suy xét gì thêm, liền buông một câu trả lời như thế, cho nên sau khi chết ông ta phải đầu thai làm hồ ly (chồn) trong suốt năm tram đời, sau đó vẫn không hiểu vì sao. Cho đến khi thiền sư Bách Trượng xây dựng tòng lâm ở Giang Tây, lúc Thiền sư đang giảng kinh thuyết pháp thì con hồ ly tinh này biến thành một người đến nghe giảng kinh. Người này như thế nào? Đó là một ông lão râu dài, hình dạng rất cổ xưa.
他也沒加思索就答覆這麼一句話,死了就去投生做狐狸,做了五百世狐狸,然後還沒明白。等到百丈禪師在江西造叢林,講經說法的時候,這狐狸精就變成一個人來聽經。這個人什麼樣子呢?很長鬍子、很古老的樣子。
Có một lần, tất cả những người nghe kinh đều ra về hết, nhưng ông lão không đi, ông đến gặp thiền sư Bách Trượng và kể:
- Tôi là con hồ ly sống sau núi, nhưng tôi biết trước đây năm trăm đời thì tôi là một vị tỳ-kheo, do vì lúc đó tôi nói một câu, cũng không biết tại sao tôi lại đầu thai làm hồ ly.
Thiền sư Bách Trượng hỏi:
- Ông đã nói câu gì?
Ông lão nói: Có một người hỏi tôi: “Bậc đại tu hành có còn rơi vào nhân quả không?’; tôi liền đáp: ‘không còn rơi vào nhân quả’”. Tôi trả lời như vậy, tôi cũng không biết rốt cuộc tôi sai ở chỗ nào?”
Thiền sư Bách Trượng bảo:“Thôi được, bây giờ ông hãy hỏi tôi câu hỏi này.
Thế là ông lão liền thỉnh vấn:
有一次,所有的聽經人都走了,他沒有走,他就對百丈禪師講:「我是後山的一隻狐狸,但是我知道我前生在五百世以前,我是一位比丘。因為那時候我說一句話,也不知道怎麼就投生做了狐狸。」百丈禪師說:「你說了什麼話呀?」他說:「有一個人問我『大修行人落不落因果?』我說『不落因果』,我就這麼答覆的,我也不知道究竟這個有什麼錯了?」
百丈禪師說:「好!你現在來問我這個問題。」於是他就請問:
- Xin hỏi thượng tọa! Bậc đại tu hành có còn rơi vào nhân quả không?
Thiền sư Bách Trượng trả lời:
- Bậc đại tu hành không còn mê mờ (lầm) nhân quả!
Vừa nghe câu ‘không còn mê mờ nhân quả’, ông lão hoát nhiên khai ngộ:
- Ôi! Tôi thật sự đã nói sai rồi! Tôi ở trong hang động phía sau núi, ngày mai xin ngài hãy đến thăm tôi.
Hôm sau, thiền sư Bách Trượng dẫn theo vài người xuất gia ra sau núi, thì thấy xác của một con hồ ly đã chết. Thiền sư Bách Trượng bèn an táng con hồ ly này theo nghi lễ dành cho một vị sư trong Phật giáo.
Cho nên khi giảng kinh, giảng đạo lý, quý vị không được không chịu suy nghĩ cho kỹ mà tùy tiện trả lời câu hỏi của người khác.
「請問上座!大修行人落不落因果?」
「大修行人不昧因果。」百丈禪師說。
他一聽「不昧因果」這一句話,就豁然開悟了:「哦!我真是說錯了!我在後山的洞裏頭住,明天您可以去看一看我。」
第二天,百丈禪師果然帶著一些個出家人到那兒一看,一隻老狐狸在那兒已經死了。百丈禪師就用佛教埋葬和尚的這種禮節,來把這狐狸給埋了。
所以講經講道理,不是隨隨便便,可以不加思索就答覆人的問題。
I2.記二千人(分三)
J1.長行授記 J2.偈頌重明 J3 得記歡喜
今J1
Nhĩ thời, Thế Tôn kiến học vô học nhị thiên nhân, kỳ ý nhu nhuyễn, tịch nhiên thanh tịnh, nhất tâm quán Phật. Phật cáo A-nan: “nhữ kiến thị học vô học nhị thiên nhân phủ?”; “Duy nhiên, dĩ kiến.” “A-nan! Thị chư nhân đẳng, đương cúng dường ngũ thập thế giới vi trần số chư Phật Như Lai, cung kính tôn trọng, hộ trì pháp tạng. Vị lai, đồng thời ư thập phương quốc, các đắc thành Phật, giai đồng nhất hiệu, danh viết Bảo Tướng Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn. Thọ mạng nhất kiếp, quốc độ trang nghiêm, Thanh văn, Bồ-tát, chánh pháp, tượng pháp, giai tất đồng đẳng.”
Bấy giờ, đức Thế Tôn thấy bậc hữu học cùng vô học hai nghìn người, chí ý hòa dịu, tịch nhiên, thanh tịnh, một lòng nhìn Phật, Phật bảo A-nan: "Ông thấy bậc hữu học vô học hai nghìn người đây chăng?". “Vâng! Con đã thấy”. “A-nan! Các ông ấy sẽ cúng dường các đức Phật Như Lai như số vi trần trong năm mươi thế giới, cung kính tôn trọng hộ trì pháp tạng. Rốt sau đồng thời ở cõi nước trong mười phương đều được thành Phật, đều đồng một hiệu là Bảo Tướng Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn, sống lâu một kiếp, cõi nước trang nghiêm, Thanh văn, Bồ-tát, chánh pháp, tượng pháp thảy đều đồng nhau.”
爾時,世尊見學無學二千人,其意柔軟,寂然清淨,一心觀佛;佛告阿難:汝見是學無學二千人不?唯然,已見。阿難!是諸人等,當供養五十世界微塵數諸佛如來,恭敬尊重,護持法藏;末後,同時於十方國,各得成佛,皆同一號,名曰寶相如來、應供、正遍知、明行足、善逝、世間解、無上士、調御丈夫、天人師、佛、世尊。壽命一劫,國土莊嚴,聲聞菩薩,正法像法,皆悉同等。
Đây là đức Phật thọ ký cho hai nghìn vị học và vô học
Bấy giờ, đức Thế Tôn thấy bậc hữu học cùng vô học hai nghìn người: lúc ấy, đức Phật Thích-ca Mâu-ni dùng trí diệu quán sát, để quán sát hai nghìn vị hữu học và vô học trong pháp hội, thì thấy họ chí ý hòa dịu.: Tâm ý của hai nghìn người này đều nhu hòa, nhẹ nhàng, không có ai nổi giận, không có ai muốn nóng giận, đây gọi là nhu hòa, “tâm ý nhu hòa,” tức là bên trong tâm nhu hòa nhẹ nhàng, bên trong ý cũng nhu hòa nhẹ nhàng. Tịch nhiên thanh tịnh: “tịch nhiên” là bất động, không khởi vọng tưởng; “thanh tịnh” là làm sạch tạp niệm, cuồng tâm, vọng tưởng! Bản thể tự tánh của phàm phu vốn thanh tịnh, đúng như Lục tổ đã nói: “Thật biết tự tánh vốn thanh tịnh, thật biết tự tánh vốn không lay động, thật biết tự tánh hay sanh muôn pháp”. Đây gọi là “tịch nhiên thanh tịnh.”
這是佛授學無學二千人的記。
爾時,世尊見學無學二千人:當爾之時,釋迦牟尼佛就用妙觀察智,來觀察法會中這二千個有學的人和無學的人。其意柔軟:這二千人的心意,都柔和而善軟,沒有人有脾氣的、沒有人想要發火的,這叫柔和;心意柔和,就是心裏也柔和善軟,意裏邊也柔和善軟。寂然清淨:寂然,就是不動,在那兒都不打妄想了;清淨,就是把你的雜念、狂心、妄想,都沒有了!凡夫自性清淨的本體,就好像六祖說的:「實知自性本是清淨,實知自性本不搖動,實知自性能生萬法。」這就叫做「寂然清淨」;
Cảnh giới này cũng giống như cảnh giới của Lục tổ đã nói. Lúc ấy, tâm ý của hai nghìn vị hữu học và vô học đều tịch nhiên thanh tịnh, một lòng nhìn Phật: cả hai nghìn người đều biến thành một cái tâm, đều dùng tâm cung kính để chiêm ngưỡng đức Phật.
Lúc ấy hai nghìn vị học và vô học đều nhìn đức Phật. Phật bảo A-nan: "Ông thấy bậc hữu học vô học hai nghìn người đây chăng?”: đức Phật hỏi ngài A-nan, vì ngài A-nan là thị giả của Phật, đức Phật quay đầu lại hỏi A-nan: “Này A-nan! Ông có thấy hai nghìn vị học và vô học đây không?” Ở đây, chúng ta phải biết hai nghìn vị học và vô học này đều có thân thể, ai cũng nhìn thấy được, thì tại sao đức Phật lại hỏi tôn giả A-nan, ‘ông có thấy hai nghìn vị học và vô học đây không?’
這個境界,也就是六祖大師所說的那個境界一樣。在這時候,寂然清淨了。一心觀佛:這兩千人都變成一個心了,都以恭敬心,來瞻仰於佛。
現在這兩千學無學的人,都來瞻仰佛。佛告阿難,汝見是學無學二千人不:於是佛就告訴阿難,因為阿難是佛的侍者,佛一回頭就告訴阿難,說:「阿難!你看見這學無學二千人嗎?」這個地方,我們要知道這學無學二千人,都有個身體,誰都看見了,為什麼佛問阿難「你看見這個學無學二千人嗎」?
Lúc này không chỉ là tôn giả A-nan nhìn thấy, mà tất cả người trong pháp hội đều nhìn thấy, đã nhìn thấy hết thì tại sao đức Phật biết rõ ngài A-nan nhìn thấy mà vẫn hỏi? Không phải là ý này! Vì điều mọi người nhìn thấy được là thân thể của họ, mà không thể nhìn thấy tâm của họ. Trong một đoạn văn ở trên không phải đã nói ‘chí ý hòa dịu, tịch nhiên thanh tịnh’ sao? Đức Phật hỏi ngài A-nan: “Ông có nhìn thấy hai nghìn vị học và vô học không?’ là muốn hỏi rằng: “Ông có thấy tâm của họ không? Ông có biết tâm của họ hiện đang nghĩ gì không?” là Phật muốn hỏi điều này, chứ không phải hỏi là: “Ông có nhìn thấy hai nghìn người ở chỗ đó hay không?’.
這時候,不單是阿難看見,就是所有在法會中的人都看見了;既然都看見,佛為什麼明知道他看見,又問他呢?不是這個意思!因為一般人所看見的,是看見他的身,而沒有看見他的心。上邊這一段文,不是說「其意柔軟,寂然清淨」?佛問阿難「汝見是學無學二千人否」,是問他:「你看見他們的心沒有?你知道他們心裏現在是想著什麼?」是問他這個;不是問說:「這二千人在這個地方,你看見沒有?」
Ngài A-nan trả lời đức Phật: “Vâng, con đã thấy. Đúng rồi, con đã thấy tâm của hai nghìn vị này.” Vì việc đức Phật thọ ký không phải như chúng ta, chẳng hạn tôi và quý vị là bạn tốt nên tôi phong quý vị làm quan, hoặc là tôi tiến cử quý vị làm đại tổng thống, không phải như vậy! Đây nhất định là phải xét xem tâm của người được Phật thọ ký cho có được tịch nhiên thanh tịnh hay không? Tâm ý có nhu hòa hay không? Tâm ý đã nhu hòa, thì đức Phật mới thọ ký cho. Không phải nói là, người đệ tử này đối xử với tôi tốt, tôi sẽ thọ ký cho người này! Hoặc giả: “A-nan là thị giả của ta, ta thọ ký cho A-nan!” Không phải như vậy, đức Phật từ bi bình đẳng, Phật xem xét trình độ của quý vị, sau đó đến khi nhân duyên thành thục mới có thể thọ ký cho, chưa thành thục thì không thể thọ ký được. Thế nên A-nan nghe đức Phật hỏi như thế thì liền trả lời: “Vâng! Con đã thấy tâm của họ rồi!”.
阿難就答覆佛說,唯然,已見:是的!我已看見他們這二千人的心了。因為佛給授記,不是像我們人,我和你是好朋友,我封你做一個官,或者我就推選你做大總統。不是這個意思!這一定要看佛給授記這個人,是不是寂然清淨了?是不是心意柔軟了?心意柔軟了,然後佛才能授記的。不是說,這個徒弟對我好一點,我給他授記吧!阿難是我的侍者,我給他授記吧!不是的。佛是大慈平等的,看你的程度,然後到因緣成熟了,才可以授記;沒有成熟,就不能給授記。所以阿難聽見佛這樣一問,就說:「是的!我已看見他們的心了!」
“A-nan! Các ông ấy sẽ cúng dường các đức Phật Như Lai như số vi trần trong năm mươi thế giới: A-nan! Hai nghìn vị học và vô học này sẽ cúng dường chư Phật Như Lai nhiều như số vi trần của năm mươi thế giới nghiền nát ra. Cung kính tôn trọng, hộ trì tạng pháp: thân tâm của họ đều cung kính, tôn trọng, tán thán, ủng hộ thọ trì kho báu Phật pháp. Rốt sau đồng thời ở cõi nước trong mười phương đều được thành Phật: cho đến khi cúng dường xong vị Phật ra đời sau cùng trong số chư Phật Như Lai nhiều như số vi trần trong năm mươi thế giới, họ cùng lúc đều được thành Phật đạo, đều thành Phật trong mười phương cõi nước của chư Phật.”
阿難!是諸人等,當供養五十世界微塵數諸佛如來:阿難!這些個學無學二千人,他們應該供養五十個世界都磨碎為微塵,供養這麼多的諸佛如來。恭敬尊重,護持法藏:他們都身心恭敬、尊重、讚歎、擁護受持佛法的寶藏。末後,同時於十方國,各得成佛:等到供養完這五十世界微塵數這麼多諸佛如來的最後那一位佛出世之後,他們都同時在十方諸佛國土,各得成佛道,都成佛了!
Đều đồng một hiệu là Bảo Tướng Như Lai: vì họ có cùng chung chí hướng, chỗ tu hành lại đều giống như nhau, cho nên quả báo trong tương lai cũng giống nhau. Vì thế mọi người đều có chung một danh hiệu Phật là Bảo Tướng Như Lai. Thân tướng của những vị Phật này đều trang nghiêm như châu báu vậy. Bảo Tướng Như Lai cũng giống như các đức Phật khác, đều đầy đủ mười danh hiệu Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn, và sống lâu một kiếp; nhưng thọ mạng của họ không giống với các đức Phật khác, sau khi thành Phật, thọ mạng của họ chỉ dài một kiếp. “Kiếp” ở đây là một tiểu kiếp. Cõi nước trang nghiêm, Thanh văn, Bồ-tát, chánh pháp, tượng pháp thảy đều đồng nhau: cõi nước của họ vô cùng trang nghiêm, và cũng đều giống như nhau, số đệ tử Thanh văn và Bồ-tát được các ngài giáo hóa cũng đều nhiều như nhau; thời gian chánh pháp trụ thế và tượng pháp trụ thế của hai nghìn người này sau khi thành Phật đều lâu dài như nhau.
皆同一號,名曰寶相如來:因為他們能志同道合,所修行的,又都是一樣的;將來得的果報也都是一樣。所以大家都同叫一個佛名號為「寶相如來」,這位佛的相,好像珠寶那麼樣莊嚴。寶相如來也和其他的佛一樣,都具足如來的十個名號,應供、正遍知、明行足、善逝、世間解、無上士、調御丈夫、天人師、佛、世尊。壽命一劫:但是他們的壽命,和其他的佛就不同了!他們成佛的壽命有一個劫數那麼長。這個「劫」,是一小劫。國土莊嚴,聲聞菩薩,正法像法,皆悉同等:他們的國土非常莊嚴,也都是一樣的;所教化的聲聞及菩薩,也都一樣有那麼多;正法住世和像法住世,這二千人成佛都是一樣的。
J2.偈頌重明
Nhĩ thời, Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn:
Thị nhị thiên Thanh văn Kim ư ngã tiền trụ
Tất giai dữ thọ ký Vị lai đương thành Phật
Sở cúng dường chư Phật Như thượng thuyết trần số
Hộ trì kỳ pháp tạng Hậu đương thành Chánh giác
Các ư thập phương quốc Tất đồng nhất danh hiệu
Câu thời tọa đạo tràng Dĩ chứng Vô thượng huệ
Giai danh vi Bảo Tướng Quốc độ cập đệ tử
Chánh pháp dữ tượng pháp Tất đẳng vô hữu dị
Hàm dĩ chư thần thông Độ thập phương chúng sanh
Danh văn phổ chu biến Tiệm nhập ư Niết-bàn.
Lúc đó, đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Hai nghìn Thanh văn đây
Nay đứng ở trước ta
Thảy đều thọ ký cho
Đời sau sẽ thành Phật
Cúng dường các đức Phật
Như số trần nói trên.
Hộ trì tạng pháp Phật
Sau sẽ thành Chánh giác
Đều ở nơi mười phương
Thảy đồng một danh hiệu
Đồng thời ngồi đạo tràng
Để chứng huệ vô thượng
Đều hiệu là Bảo Tướng
Cõi nước cùng đệ tử
Chánh pháp và tượng pháp
Thảy đều không có khác.
Đều dùng các thần thông
Độ mười phương chúng sanh
Tiếng đồn vang khắp cùng
Lần nhập vào Niết-bàn.
爾時,世尊欲重宣此義,而說偈言:
是二千聲聞
今於我前住
悉皆與授記
未來當成佛
所供養諸佛
如上說塵數
護持其法藏
後當成正覺
各於十方國
悉同一名號
俱時坐道場
以證無上慧
皆名為寶相
國土及弟子
正法與像法
悉等無有異
咸以諸神通
度十方眾生
名聞普周遍
漸入於涅槃
Lúc đó, đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng: lúc đó đức Phật Thích-ca Mâu-ni muốn dùng kệ tụng nói lại ý nghĩa này một lần nữa cho rõ ràng thêm. “Hai nghìn Thanh văn đây, nay đứng ở trước ta, thảy đều thọ ký cho, đời sau sẽ thành Phật: đức Phật Thích-ca Mâu-ni nói rằng hai nghìn vị Thanh văn này cùng tu phạm hạnh, cùng trồng căn lành, cùng phát tâm Bồ-đề, cùng tu hạnh Bồ-đề, cùng kết quả Bồ-đề, cho nên mới có chung một danh hiệu Phật. Hiện nay họ đang đứng trước mặt Ta, vì công đức tu hành của họ đã thành tựu, cho nên được Ta thọ ký sớm, tương lai làm Phật. Họ đều là chư Phật trong vị lai, đều sẽ thành Phật.
爾時,世尊欲重宣此義,而說偈言:在這時候,釋迦牟尼佛想要把這個意思,用偈頌再說詳細一點,再來說一遍。
是二千聲聞,今於我前住,悉皆與授記,未來當成佛:釋迦牟尼佛說,這二千位聲聞,他們是同修梵行、同種善根、同發菩提心、同修菩提行、同結菩提果,所以才同一個佛名號。現在他們都站在我的面前,因為他們的修行功德已經成就,所以得到我預先給他們授記,將來作佛。他們都是未來的諸佛,應該成佛的;
Cúng dường các đức Phật, như số trần nói trên: họ cúng dường chư Phật ‘nhiều như số vi trần của năm mươi thế giới nghiền nát ra’ đã nói ở trước, số nhiều đến như thế. Hộ trì tạng pháp Phật, sau sẽ thành Chánh giác: ở trong thời gian nhiều đức Phật ra đời như thế, họ hộ trì tạng pháp của nhiều đức Phật như thế, sau cùng họ cũng đều thành Phật. Đều ở nơi mười phương, thảy đồng một danh hiệu: mỗi vị đều tự phân bố đến cõi nước khắp mười phương, và đều thành Phật đạo, nhưng khi thành Phật đều có cùng một danh hiệu Phật.
所供養諸佛,如上說塵數:他們所供養的諸佛,就好像前邊所說的那個「把五十個世界都磨碎為微塵」那麼多的諸佛,有那麼多的數目。護持其法藏,後當成正覺:他們在這麼多諸佛的時間,就護持這麼多諸佛的法藏,最後他們也都成佛了。各於十方國,悉同一名號:他們各自分佈到十方的國土去,而得成佛道了;可是成佛,都是一個佛名號。
Quý vị hãy suy nghĩ điều này! Hai nghìn vị này đồng tu học với nhau, đồng tu hành với nhau, vậy mà không ai ganh tỵ ai. Hai nghìn người đều nghĩ như vầy--anh chính là tôi, tôi chính là anh, chúng ta đều là một. Tuy có đến hai nghìn người, nhưng cũng như là một người, là cùng một cái tâm, ăn thì mọi người cùng ăn, mặc y phục thì mọi người cùng mặc; lúc nghỉ ngơi thì mọi người cùng nhau nghỉ ngơi. Anh không đố kỵ tôi, tôi cũng không đố kỵ anh; anh tốt tức là tôi tốt, anh không tốt, tức là tôi không tốt; không ai phê bình ai, không ai hủy báng ai.
你們大家在這個地方想一想:這二千人在一起打同參,也就是一起修行;他也不妒嫉他,他也不妒嫉他。這二千個人都這樣想,你就是我,我就是你,我們大家都是一個。雖然有二千人,但都是一個人、一個心──吃東西,大家一起吃;穿衣服,大家一起穿;休息的時候,大家也都在一起。你也不妒忌我,我也不妒忌你;你好,就是我好;你不好,就是我不好;哪一個也不批評哪一個,哪一個也不譭謗哪一個。
Quý vị xem hai nghìn người này, họ không chỉ cùng tu học với nhau, mà còn phát nguyện đời đời đều muốn làm một công việc giống như nhau! Là việc gì? Là tu đạo. “Lúc chúng ta thành Phật, cũng cùng nhau thành Phật; danh hiệu Phật của chúng ta cũng cùng chung một tên, không có phân biệt”, không lớn, cũng không nhỏ, đều gọi là “Bất đại” (không lớn), đồng âm với chữ “Phật-đà” (Buddha), cũng gọi là “bất tiểu” (không nhỏ). Thế thì không lớn, không nhỏ, không trong, không ngoài, đều là như nhau; không cao, không thấp, mọi người đều như nhau. Mức độ của âm thanh cũng cao như nhau, tên gọi cũng giống như nhau! Quý vị xem! Đây thật là diệu pháp, điều này đúng là vi diệu! Hai nghìn người có thể biến thành một người, biến thành một cái tâm, cùng thành Phật như nhau, đều cùng một danh hiệu. Đây mới là “đây kia không tạp, không chướng ngại” (bỉ bỉ vô tạp vô chướng ngại), mọi người đây kia (bỉ thử, mình người) đều như nhau, không phân biệt, không tạp loạn, không ai chướng ngại ai cả.
你看這二千人,不單打同參在一起,又發願生生世世都要做一樣的事情!什麼事情?修道。「我們成佛的時候,也一起成佛;我們那個佛的名號,都叫一個名字,沒有分別。」也無大,也無小,都叫「不大」(諧音 Buddha、佛陀),也都叫「不小」。那麼不大不小、無內無外,都是一樣的;也不高,也不矮,大家都是一樣;聲量也一樣高,名字也一樣!你看!這真是妙法,這真是妙!二千人能變成一個人、變成一個心,同成一樣的佛,都叫同一個名號,這才是「彼彼無雜無障礙」,大家彼此都是一樣的,沒有分別、沒有雜亂的,誰也不障礙誰。
Không có ai nói: “A! Quý vị không phải là tôi!” cũng không có ai nói: “Tôi không phải là quý vị”, không có ai nghĩ như vậy cả. Không phải nói là hai người ở chung trong một phòng mà anh thì chê tôi choán chỗ nhiều quá, hoặc tôi cũng chê anh là hít thở không khí quá nhiều, chẳng chừa chỗ nào cho tôi cả! Không phải như thế đâu! Dù bao nhiêu người ở chung một phòng, thì ai nấy cũng đều vui vẻ hoan hỷ, giống như một người ở vậy.
沒有一個說:「啊!你不是我!」也沒有一個人說:「我不是你!」沒有一個這麼樣子想的。不是說兩個人住在一個房間裏,你也嫌我佔地方佔得多了,我也嫌你呼吸氣喘得多了,把我這空氣都給攆得沒有地方放了!不是這樣子的。就是多少人住在一個房間裏頭,大家也都歡歡喜喜的,就像一個人住似的。
Quý vị xem điểm này, từ đây có thể thấy được hai nghìn vị học và vô học này đều có tâm bố thí, cũng đều tu hạnh bố thí như nhau, cùng trì giới như nhau, cùng nhẫn nhục như nhau, cùng tinh tấn như nhau, cùng tu thiền định như nhau, cùng tu tập trí huệ như nhau, hết thảy đều như nhau. Không thể nói rằng--quý vị dụng công một chút thì tôi cảm thấy rất khó chịu: “Anh tinh tấn như thế, khiến cho tôi có vẻ quá tụt hậu. Anh sớm như thế đã thức dậy rồi, nếu tôi không dậy thì tỏ ra là tôi không tu hành, còn nếu tôi dậy sớm như thế, thì con mắt của tôi thật tình không chịu nổi, tôi mở mắt không lên! Ôi! Anh thật là quá xấu, làm khổ đôi mắt của tôi như thế này!”, Nếu như thế thì không thể nào có cùng chung một danh hiệu được!
你看這個地方,這就見出這學無學二千人,都是有布施心,也都同樣修布施、同樣持戒、同樣忍辱、同樣精進、同樣修禪定、同樣習般若,都是一樣的。不能說,你用功一點,我就覺得很不舒服:「你這個人這麼精進,把我相形得太落後了!你這麼早就起身了,我若不起身,就表示我不修行了;我若起身,我這個眼睛真是不幫忙,睜不開!唷!你是最壞的一個,令我這眼睛這麼辛苦!」這就不能同稱一個名號了。
Nghe đến điều này, mỗi người chúng ta, thật sự phải phát tâm đại bồ-đề, không nên làm một kẻ “tự liễu hán,” chớ nên chỉ biết đến mình, mà quên hết mọi người. Quý vị xem, hai nghìn vị học và vô học đây! Vừa rồi tôi chẳng phải đã giảng sao? Cùng chung chí hướng, nương tựa không thay đổi (chí đồng đạo hợp, y lại bất du). Thế nào là nương tựa không thay đổi? Quý vị không chướng ngại tôi, tôi cũng không chướng ngại quý vị, quý vị cũng chính là tôi, tôi cũng chính là quý vị, tất cả cùng giúp đỡ lẫn nhau, bảo vệ nhau. Mọi người đều muốn làm công việc như nhau
聽到這個地方,我們每一個人,真要發大菩提心,不要做一個自了漢,不要只知道有自己,而把人家都忘了。你看,這二千學無學的這一些個人!方才我不講嗎?志同道合,依賴不渝。什麼叫依賴不渝?你也不障礙我、我也不障礙你,你也就是我、我也就是你,互相幫助,互相警惕,大家都要做一樣的事情。
Thậm chí “sanh đồng sanh, tử đồng tử” (giờ sanh cũng giống nhau, giờ chết cũng cùng chết). Quý vị xem! Đây mới là bạn đồng tu cùng sanh cùng tử đúng nghĩa! Sống, chết cũng là hai nghìn người này với nhau. Hai nghìn người này nhất định phải cứu độ cho nhau, không thể để một người nào bị thoái chuyển, tất cả đều cùng nhau làm, đều cùng nhau tu hành! Cho nên họ được đồng thời thành Phật. Đây không phải là một nhân duyên nhỏ, mà phải là nhân duyên rất sâu, rất sâu, cho nên mới thành Phật có cùng một danh hiệu như vậy.
甚至於生的時候,我們一起生;死的時候,一起死。你看!這才是真正生死的同參!生、死也是這二千人。一定我們這二千人互相來救度,哪一個落後也不可以,都要一起幹,一起修行!所以同時成佛。這都不是一個小的因緣,這個因緣是很深很深的,所以才能同成一個名號。
Đồng thời ngồi đạo tràng, để chứng huệ vô thượng, đều hiệu là Bảo Tướng: hai nghìn vị này đều phát nguyện: “hai nghìn người chúng ta cùng thành Phật một lúc, cùng ngồi chung đạo tràng, cùng chuyển pháp luân, cùng giáo hóa chúng sanh, thảy đều cùng lúc với nhau, không có kẻ trước người sau, một giây cũng không được sai chạy.” Vì trong quá khứ, hai nghìn người họ đã cùng phát tâm như thế, tu cùng một hạnh như thế, cho nên kết quả cũng như nhau; cùng lúc tu hành, cũng cùng lúc thành Phật, đắc trí huệ vô thượng, danh hiệu thành Phật cũng là Bảo Tướng Như Lai giống nhau.
俱時坐道場,以證無上慧,皆名為寶相:這二千人都發願說,我們兩千人要一起成佛,一起坐道場、轉法輪、教化眾生,都是同時的,哪一個也不先、哪一個也不後,一秒鐘也不會錯的。因為他們這二千人在過去發同樣的心、修同樣的行,所以結同樣的果;在同時修行,也同時成佛,得到無上的智慧,成佛的名號也同樣為寶相如來。
Cõi nước cùng đệ tử, chánh pháp cùng tượng pháp, thảy đều không có khác: hai nghìn vị học và vô học này đều thành Phật, đều có danh diệu là Bảo Tướng Như Lai. Cõi nước của hai nghìn vị Bảo Tướng Như Lai này cũng lớn như nhau, đệ tử cũng nhiều như nhau. Thí dụ người này có năm nghìn đệ tử, thì người kia cũng có năm nghìn đệ tử; người nọ có một vạn đệ tử, thì người kia cũng có một vạn đệ tử; người nọ có một trăm vạn đệ tử thì người này cũng có một trăm vạn, đều giống nhau. Thời gian Chánh pháp trụ thế và tượng pháp trụ thế cũng lâu dài như nhau, bất kỳ chuyện gì cũng đều như nhau, cho nên hai nghìn người này là bạn đồng tham chân chính, một thể chân chính.
國土及弟子,正法與像法,悉等無有異:這二千學無學人都成佛,都叫寶相如來;這二千位寶相如來,他們的國土也都是一樣大、徒弟也都是一樣多。譬如他有五千徒弟,他也有五千;他有一萬,他也有一萬;他有一百萬,他也有一百萬,都一樣的。正法住世和像法住世也都一樣長的時間,無論一切一切、哪一種都是同等的。所以,這二千人真是真正的同參,真正的一體。
Đều dùng các thần thông, độ mười phương chúng sanh: trong số hai nghìn vị Phật này, mỗi vị Phật đều có sức thần thông như nhau, đến mười phương giáo hóa tất cả chúng sanh. Nơi một vị Phật này đến cũng là nơi hai nghìn vị Phật này đến; hai nghìn vị Phật đến cũng như một vị Phật đến, đều tên là Bảo Tướng Như Lai.
咸以諸神通,度十方眾生:這二千位佛之中,每一位佛都是同樣以他神通的力量,去教化十方一切眾生。這一位佛到了這個地方,也就是這兩千位佛都到了;兩千位佛都到了,還是一位佛,都是叫寶相如來。
Tiếng đồn vang khắp cùng, lần nhập vào Niết-bàn: danh tiếng của họ vang khắp mười phương thế giới, rồi họ từ từ nhập Niết-bàn tịch diệt, chứng đắc quả Vô thượng Niết-bàn bất sanh bất diệt.
Tại sao đức Phật Thích-ca Mâu-ni lại thọ ký cho các vị học và vô học này cùng một lúc, lại thọ ký cùng một danh hiệu? Vì lúc còn ở nhân địa tu hành, họ cùng học đạo với một sư phụ, hai nghìn người rất đặc biệt, muốn phát một nguyện đặc biệt. Nguyện đặc biệt như thế nào? Nguyện rằng: “Hai nghìn người chúng con nguyện đời đời kiếp kiếp đều bái cùng một vị làm sư phụ, đời đời kiếp kiếp đều muốn học Phật pháp. Hai nghìn người chúng con, đợi đến khi sư phụ của chúng con thành Phật rồi thì hết thảy chúng con cùng được sư phụ thọ ký cho. Tuy chúng con đến hai nghìn người, nhưng nguyện thành hai nghìn vị Phật có cùng một danh hiệu. Như thế sẽ giảm rất nhiều phiền toái cho sư phụ, chúng con nguyện làm một đệ tử hiếu thuận chân chính”.
名聞普周遍,漸入於涅槃:他們的聲名周遍於十方法界,漸漸地就入於這個寂滅,證得不生不滅這種涅槃的果位上。
這學無學的人,為什麼得到釋迦牟尼佛同時給他們授記,又授的同一名號呢?這二千人在因地的時候,跟著一位師父來學道,他們兩千人都很特別的,要發一個特別願。怎麼特別法呢?說:「我們兩千人,生生世世都拜同一個人做師父,生生世世都要學佛法;我們兩千個人,等我們師父成佛了,我們一齊得到師父給我們授記。我們雖然是兩千人,但是願意成兩千個同一名號的佛;這給師父減去很多麻煩,做一個真正孝順的弟子!」
Tại sao ư? “Nếu hai nghìn người chúng ta không thành Phật cùng lúc thì sư phụ chúng ta thọ ký cho chúng ta, quý vị nói xem phải dùng rất nhiều thời gian? Thọ ký xong người này, lại phải thọ ký cho người kia, thọ ký cho hai nghìn người không giống nhau về danh hiệu, thậm chí là phải mất mấy ngày trời mới có thể thọ ký xong. Thế thì, chúng ta cùng thành một vị Phật, cùng một danh hiệu, không cần nhiều thời gian, sư phụ của chúng ta đã thọ ký xong cho chúng ta xong rồi!”.
Họ đều muốn hiếu thuận với sư phụ trước, cho nên đây là những đệ tử chân chính hiếu thuận. Thông thường không cần phải mười người, chỉ tám người ở chung là đã chê nhiều người quá rồi: “Nếu chỉ có một mình tôi thôi, thì tốt biết dường nào!”. Nhưng quý vị nên biết, người sư phụ như tôi không thể chỉ độ một người, nếu chỉ độ một người thì cảnh giới đó quá nhỏ!
為什麼呢?「我們兩千個人如果成不同的佛的話,我們師父給我們授記,你說要用很多的時間?給這個授完了、又要給那個授,授有兩千個不同的名字,甚至於要好幾天,才能授完這個記。那我們都成同一個佛、同一名號,不要很多的時間,我們這個師父就給我們授完記了!」他們都要想著先孝順師父,所以這是真正孝順的弟子。不要有十個、八個的人在一起,就嫌人多:「要是單單我一個人,你說多好呀!」但是你要知道,我師父不能單單度某一個人;若單單度一個人,那個境界太小了!
J3 得記歡喜
Nhĩ thời, học vô học nhị thiên nhân, văn Phật thọ ký, hoan hỷ dõng dược, nhi thuyết kệ ngôn:
Thế Tôn huệ đăng minh
Ngã văn thọ ký âm
Tâm hoan hỷ sung mãn
Như cam lộ kiến quán.
Lúc đó, bậc hữu học cùng vô học hai nghìn người nghe đức Phật thọ ký, vui mừng hớn hở mà nói kệ rằng:
Thế Tôn đèn huệ sáng
Con nghe tiếng thọ ký
Lòng vui mừng đầy đủ
Như được nước cam lộ.
爾時,學無學二千人,聞佛授記,歡喜踊躍,而說偈言:
世尊慧燈明 我聞授記音 心歡喜充滿 如甘露見灌
Lúc đó, bậc hữu học cùng vô học hai nghìn người nghe đức Phật thọ ký: lúc ấy, hai nghìn vị học và vô học nghe đức Phật đồng thời thọ ký cho họ, sẽ đồng thời thành Phật, lại cùng một danh hiệu, nhân duyên thù thắng này là một cách thức thọ ký vô cùng đặc biệt. Lúc ấy họ vui mừng hớn hở: họ đều vui mừng đến độ muốn nhảy cẫng lên, không có niềm vui nào vui hơn! Đạt được cảnh giới tốt đẹp đặc biệt này cho nên vui mừng như thế. Giống như ngài Ca-diếp, suốt từ sáng đến tối chẳng hề mỉm cườì, ngài tu hạnh đầu-đà, việc đầu tiên là ngài không cười. Tuy trong mười hai hạnh đầu-đà không nói là có hạnh ‘không cười’ nhưng ngài không hề mỉm cười. Quý vị có nói gì với ngài, ngài cũng không cười, tóm lại là rất trang nghiêm. Nhưng lúc đức Phật Thích-ca Mâu-ni giảng đến chỗ vi diệu của cõi “Thật báo trang nghiêm độ”, thế là ngài Ca-diếp tự nhiên đứng lên nhảy múa! Quý vị xem, một vị lớn tuổi như thế, nghe nói đến cảnh giới vi diệu như vậy mà cũng nhảy múa!
爾時,學無學二千人,聞佛授記:當爾之時,這有學和無學的這兩千人,聽見佛給他們同時授記、同時成佛,又同一個名號,這種殊勝的因緣,這種特別的授記的方法。這個時候,歡喜踊躍:都歡喜的跳起來,再沒有那麼歡喜!得特別的這一種好的境界了,所以就歡喜了。好像老迦葉,一天到晚都不笑的;他修頭陀行,第一不笑的。十二頭陀行,雖然說沒有一個「不笑」的行,但是他是不笑的;你誰和他說什麼,他也不笑,總是很莊嚴的樣子。可是釋迦牟尼佛一講到那「實報莊嚴土」的時候,那種妙處,老迦葉自然就跳起來、就起舞了!你看!那麼大年紀,聽見那好的境界,他也就跳起舞來了!
Thế nên, đâu thể trách hai nghìn vị học và vô học này, hiện nay đều vui mừng nhảy múa, mà nói kệ rằng: sau khi vui mừng nhảy múa xong, họ dùng kệ tán thán đức Phật.
“Thế Tôn đèn huệ sáng, con nghe tiếng thọ ký: Thế Tôn, như ngọn đèn trí huệ, tỏa ra ánh sáng rực rỡ, hai nghìn đệ tử học và vô học chúng con đồng thời đều nghe được tiếng thọ ký này, lòng vui mừng đầy đủ, như được rưới cam lộ: hai nghìn người chúng con, trong lòng mỗi người đều vui mừng thỏa mãn, giống như được rưới nước cam lộ, đều rất vui mừng!
所以難怪這一些個二千學無學人,現在都歡喜踴躍了。而說偈言:那麼歡喜跳起來,完了之後,就用偈頌來讚佛了。
世尊慧燈明,我聞授記音:世尊這個智慧的燈,大放光明;我們這二千學無學的弟子,同時都得到這個授記的音聲。心歡喜充滿,如甘露見灌:我們二千人,每一個人都是心歡喜充滿,就好像得到甘露灌頂一個樣了,都皆大歡喜。
-----------------------