Hoà thượng Tuyên Hoá giảng
|
五十陰魔
Ngũ thập ấm ma
大佛頂如來密因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴經卷九
Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh quyển cửu
開經偈
無上甚深微妙法 百千萬劫難遭遇
我今見聞得受持 願解如來真實義
Khai Kinh Kệ
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngã kim kiến văn đắc thụ trì,
Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.
Huyền diệu trên đời Pháp rộng sâu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu.
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện giải Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
普告魔境當識
Phổ cáo ma cảnh đương thức
Nói rộng ma cảnh cần biết
Nguyên văn:
二、辨五魔,令識,以護墮落
甲、無問自說五陰魔境
D1無問自說五陰魔境 D2因請重明五陰起滅
D1分三 E1普告魔境當識 E2會眾頂禮欽承
E3正以詳陳魔事
E1分三 F1最後真慈不盡 F2詳標微細魔事
F3敕令諦聽許說
F1最後真慈不盡
即時如來將罷法座,於師子床攬七寶几,迴紫金山,再來恁倚。普告大眾及阿難言:汝等有學緣覺聲聞,今日迴心趣大菩提無上妙覺,吾今已說真修行法。
Âm Hán Việt:
Biện ngũ ma, linh thức, dĩ hộ đoạ lạc: phân tích 5 thứ ma, cho đại chúng hiểu rõ, để khỏi bị đoạ lạc
Vô vấn tự thuyết ngũ ấm ma cảnh: không ai hỏi mà tự nói về cảnh giới của Ngũ ấm ma
Phổ cáo ma cảnh đương thức: nói rộng cảnh giới ma cần phải biết
C2. Biện ngũ ma linh thức dĩ hộ đoạ lạc (phân nhị): phân biện 5 thứ ma, cho đại chúng hiểu rõ, để khỏi bị đoạ lạc (chia làm 2)
D1. Vô vấn tự thuyết ngũ ấm ma cảnh: không ai hỏi mà tự nói về cảnh giới của Ngũ ấm ma
D2. Nhân thỉnh trùng minh ngũ ấm khởi diệt: do thưa thỉnh mà nói thêm về sự sanh diệt của ngũ ấm
D1. Phân tam: chia làm ba
E1. Phổ cáo ma cảnh đương thức: nói rộng cảnh giới ma cần phải biết
E2. Hội chúng đảnh lễ khâm thừa: Hội chúng đảnh lễ tuân hành
E3. Chánh dĩ tường trần ma sự: nói rõ ma sự
E1. Phân tam: chia làm ba
F1. Tối hậu chân từ bất tận: sau cùng - lòng từ bi vô tận
F2. Tường tiêu vi tế ma sự: nêu rõ ma sự vi tế
F3. Sắc linh đế thính hứa thuyết: bảo lắng nghe lời sẽ thuyết giảng
F1. Tối hậu chân từ bất tận: sau cùng - lòng từ bi vô tận
Tức thời Như Lai tương bãi pháp tọa, ư sư tử sàng lãm thất bảo kỷ, hồi Tử Kim sơn, tái lai nhậm ỷ, phổ cáo đại chúng cập A Nan ngôn: nhữ đẳng hữu học Duyên Giác, Thanh văn, kim nhật hồi tâm thú đại Bồ đề Vô thượng diệu giác, ngô kim dĩ thuyết chân tu hành pháp.
Dịch:
Vào lúc bấy giờ, gần xong thời pháp, nơi toà Sư Tử, Đức Phật Như Lai, vịnh bàn thất bảo, xoay chuyển thân vàng sáng chói trang nghiêm, lại dựa toà vàng bảo trong đại chúng cùng A Nan rằng: “Các ông nay là Hữu học Thanh văn, cùng hàng Duyên Giác, nay biết hồi tâm, hướng về Vô thượng Diệu Giác Bồ đề. Nay ta nói pháp tu hành chân chánh”.
Giảng:
Tức thời Như Lai tương bãi pháp toạ: Vào lúc đó, Như Lai sắp kết thúc thời thuyết pháp, vì kinh Lăng Nghiêm sắp giảng xong. Ư sư tử sàng lãm thất bảo kỷ, vì Đức Phật thuyết pháp giống như sư tử hống, tiếng hống của sư tử trăm thú đều sợ, vì thế tôn xưng pháp toà của Đức Phật là “sư tử toà”. Cái bàn trước Đức Phật làm bằng bảy báu rất trang nghiêm, nên gọi là bàn thất bảo (bảy báu). Đức Phật ở trên pháp toà vịn bàn bảy báu, hồi Tử Kim sơn, tái lai nhậm ỷ: Đức Phật lại xoay chuyển thân vàng sáng chói như tử kim sơn, sáng chiếu khắp nơi, lại vịn vào bàn bảy báu để giảng pháp này.
Phổ cáo đại chúng cập A Nan ngôn: bảo khắp đại chúng và A Nan; nhữ đẳng hữu học Duyên Giác, Thanh văn kim nhật hồi tâm thú đại Bồ đề Vô thượng diệu giác: trước khi chứng quả vị A la hán, thì gọi là quả vị hữu học. Các ông hiện nay là những người hữu học, những người Duyên Giác tu mười hai nhân duyên mà khai ngộ, hoặc là Thanh văn tu pháp Tứ đế mà khai ngộ, các ông hiện nay thuộc hàng nhị thừa phát tâm Đại thừa, tức bỏ tâm Tiểu thừa, hồi tâm hướng về Đại thừa, hướng về diệu giác Vô thượng Bồ đề, không có giác ngộ nào cao hơn. Ngô kim dĩ thuyết chân tu hành pháp: Ta nay vì các ông mà tuyên thuyết phương pháp tu hành chân chánh.
Nguyên văn:
F2詳標微細魔事
汝猶未識,修奢摩他毗婆舍那微細魔事,魔境現前,汝不能識,洗心非正,落於邪見。或汝陰魔,或復天魔,或著鬼神,或遭魑魅,心中不明,認賊為子。又復於中得少為足,如第四禪無聞比丘,妄言證聖,天報已畢,衰相現前,謗阿羅漢身遭後有,墮阿鼻獄。
Âm Hán Việt:
F2 Tường tiêu vi tế ma sự: nêu rõ ma sự vi tế
Nhữ do vị thức tu Xa ma tha Tỳ bà xá na vi tế ma sự, ma cảnh hiện tiền, nhữ bất năng thức tẩy tâm phi chánh, lạc ư tà kiến, hoặc nhữ ấm ma, hoặc phục Thiên ma, hoặc trước quỷ thần, hoặc tao ly mỵ, tâm trung bất minh, nhận tặc vi tử.
Hựu phục ư trung đắc thiểu vi túc, như đệ Tứ thiền Vô Văn Tỳ kheo, vọng ngôn chứng Thánh, thiên báo dĩ tất, suy tướng hiện tiền, báng A la hán thân tao hậu hữu, đọa A tỳ ngục.
Dịch:
Các ông vẫn còn chưa biết được rằng, ấm ma vi tế quấy nhiễu tu hành Xa ma tha cảnh, Tỳ bà xá na, ma cảnh hiện tiền mà không nhận biết. Rửa tâm không đúng, lạc vào tà kiến, hoặc bị ấm ma, hoặc bị Thiên ma, hoặc mắc Quỷ Thần, hoặc gặp Ly Mỵ, tà tâm mê muội nhận giặc làm con.
Lại tự bản thân, được ít cho đủ, như vị Tỳ kheo tên là Vô Văn, chứng đắc Tứ thiền, vọng nói chứng Thánh. Khi hết phước rồi, ở nơi cõi trời tướng suy tự hiện, phải đền nghiệp tội phỉ báng La Hán, phải thọ thân sau, đoạ vào địa ngục A Tỳ chịu khổ.
Giảng:
Nhữ do vị thức: A Nan trước đó thưa hỏi Đức Phật cách thức tu hành như thế nào, vì chúng sanh vị lai thỉnh pháp, tuy A Nan đã hiểu đạo lý tu hành, nhưng chưa có kinh nghiệm thực tế. Lý luận thì đã hiểu, nhưng chưa có kinh nghiệm, vì thế không biết trong sự tu hành sẽ có những việc gì phát sanh. Vì thế Đức Phật nói: “A Nan à, nay còn không biết sao?” A Nan không biết cái gì? Tu Xa ma tha Tỳ bà xá na vi tế ma sự: Tu tập Lăng Nghiêm đại định là sự quán chiếu vi mật, lúc tu định này, rất có nhiều ma sự, ma này không phải hiển hiện rõ rệt mà rất vi tế.
Ma cảnh hiện tiền, nhữ bất năng thức: lúc ông dụng công tu đạo, khi hạ thủ công phu phản văn văn tự tánh, đó là lúc ma cảnh hiện tiền, ông không nhận thức được ma này sao gọi là ma. Tẩy tâm phi chánh, lạc ư tà kiến: ông tuy rửa tâm, nhưng nếu có một chút sai lầm, lầm cho tà là chánh, cho vọng là chân, tuy tu định vốn phải trừ sạch những cấu nhiễm nhơ bẩn trong tâm, nhưng không rõ biết ma cảnh thì không được chánh tâm, không phù hợp chánh tri chánh kiến thì sẽ bị đoạ lạc vào tà kiến.
Lời Ban Biên tập: dưới đây là phần giảng của Thượng nhân năm 80:
Rửa tâm ở đây, tức là quý vị có tà kiến ở trong tâm, quý vị lạc vào tà kiến. “Rửa tâm” tức là trong tâm của quý vị quét dọn chưa được sạch sẽ, tà kiến trong tâm của quý vị chưa gội rửa sạch sẽ, rửa cái tâm tà kiến đó. “Phi chánh” tức là chưa gội rửa sạch sẽ, tức là quý vị muốn không sanh không diệt, nhưng trong tâm của quý vị vẫn còn sanh diệt. Ở đây có ý nghĩa là, ví như có người nữ nói rằng: “A! Tôi không muốn có bạn trai”, nhưng trong tâm thì muốn; người nam thì nói “A! tôi không muốn có bạn gái. Không muốn, không muốn”, nhưng trong tâm chẳng phải thật sự không muốn. Ở trên đây gọi là “rửa tâm không chánh”. Vì bên trong vẫn còn chứa chấp tà niệm, vì thế nên rơi vào tà kiến. “Phi chánh” tức là chưa có rửa sạch sẽ.
Thượng nhân: Quả Mỗ! Thầy ở chùa Kim Sơn, người đó có bệnh, thầy có thấy hình dáng của người đó chăng?
Quả Mỗ trả lời: Dạ con thấy, rất là đáng sợ!
Thượng nhân: Đó là một con rồng dữ, tức là hiện tượng phi tinh nhập vào người, bị ma nhập lại còn mạo xưng là Bồ tát gì đó.
Quả Mỗ: Lần đó chúng con ở chùa Kim Sơn, nhìn thấy một hiện tượng rất đặc biệt, tức là có một cô khoảng 40 tuổi từ Đài Loan đến đây. Sau đó thương Mary, bảo với chúng con rằng, chồng cô ta không cần cô ta nữa. Vì mỗi tối cô thường nghe tiếng kêu cô làm cái này, kêu cô làm cái kia, muốn cô đi chùa này muốn cô đi miếu nọ, vì thế nửa đêm nửa khuya, 11, 12 giờ đêm đều mở cửa để đi, người chồng cảm thấy cô bệnh tâm thần nên không thích cô nữa.
Cô đi khắp nơi tìm chùa miếu, thứ bảy đến chùa Kim Sơn, không biết cô làm cái gì, mà ngồi đối diện với sư phụ với tư thế ngồi thiền. Con thấy gương mặt của cô ta rất hung dữ, ánh mắt thì sân giận, lúc đó con nghĩ thật là không nên có cái tâm sân như thế, đó là từ vô lượng kiếp tích luỹ cho đến ngày hôm nay, thật là một quả bom nguyên tử. Hai tay cô chắp lại đối diện sư phụ, sự hung dữ lộ ra mắt, mọi người ở đó đều thấy. Bỗng nhiên cô ta “u” một tiếng, thanh âm chát chúa, sau đó miệng như phun ra cái gì, tay thì múa may rất nhanh rất nhanh, thật là kỳ lạ.
Thượng nhân: đó là cô ta đang dùng pháp thuật để đấu pháp với ta, con không biết cô ta đang hiển thần thông đó.
Quả Mỗ: lại niệm chú, một lúc sau nước mắt ràn rụa đầy mặt. Sư phụ hỏi cô ta: cô muốn cái gì?
Thượng nhân: khi cô ta khóc rồi quỳ xuống, tựa như con rồng đang quỳ mọp xuống, quỳ rồi lạy! Cô ta không đấu nổi nên đầu hàng đó.
Quả Mỗ: cô ta đầu hàng xong, thỉnh sư phụ dạy cho cô ta biết phải tu hành như thế nào? Sư phụ nói: “Vì cô thừa cấp giới hoãn, cô nỗ lực dụng công tu hành, nhưng không giữ giới luật, nay đoạ làm thân rồng. Tuy có thần thông nhưng rất đau khổ, tại sao cô lại không tu hành cho tốt?” Bảo cô quy y Tam bảo thì cô ta lại nói: “Con không hiểu phải tu hành như thế nào?” Cô ta nói: Mỗi khi mở kinh Địa Tạng ra thì dường như có một sức mạnh nào không cho cô xem. Sau đó cô lại thỉnh sư phụ dạy bảo cho cô là cô muốn xem bộ kinh đó thì phải tu hành như thế nào?
Thượng Nhân: “Rửa tâm không chánh” có thể dịch là “giữ tâm không chánh” khiến người dễ hiểu hơn; vì giữ tâm không chơn chánh nên rơi vào tà kiến. Đối với Anh văn thông suốt thuận tai là tốt, không cần dịch theo từng chữ. Tôi tin rằng lúc ban đầu tiếng Phạn dịch thành tiếng Hán, cũng phiên dịch theo ý này, không nhất định hoàn toàn dịch từng chữ, vì thế Anh văn dịch thông suốt, ai xem cũng hiểu là tốt rồi, không nhất định phải chiếu theo chữ đó, cần đoạn văn trên văn dưới thông suốt mới được.
Trong đoạn kinh này, câu “nhữ bất năng thức”, tức là các loại ma cảnh đến mà quý vị không nhận biết, vì “rửa tâm không chánh”. Quý vị không nhận thức được, tức là không có trí tuệ. Tại sao không có trí tuệ? Chính vì quý vị có cái tâm không chánh đáng, có tà kiến, cho nên rơi vào tà kiến.
Sao gọi là “giữ tâm không chánh”? Ví dụ người này tu hành Phật pháp nhưng không muốn khai mở trí tuệ, chỉ muốn cầu thần thông, đó tức là rửa tâm bất chánh; người này chỉ muốn: “Tôi học Mật tông để chứng đắc cho nhanh”, đó tức là rửa tâm không chánh, cũng tức là cái sức chú ý giữ tâm của người này không chánh đáng. Đó cũng chính là nhân địa không chánh thì quả địa cũng biến thành tà. “Tẩy tâm” là cái nhân trong tâm, tham sân si trong tâm, dục niệm trong tâm không rửa sạch sẽ. Nói tóm lại, “tẩy tâm” tức là nói dục niệm của mình chưa được sạch sẽ, vì dục niệm không sạch sẽ nên vô minh che đậy, vì thế cảnh giới ma đến mà không biết, cũng không biết cái nào là ma, cái nào là Phật.
“Ông không thể biết”, vì sao không biết? Vì không có trí tuệ, cũng tức là tẩy tâm bất chánh, cũng tức là tồn tâm phi chánh, sức chú ý của quý vị không chánh đáng nên rơi vào tà kiến. Vì ma đến, quý vị xem đó là Phật, vốn là không chân chánh, mà quý vị xem đó là chân chánh, cho nên rơi vào tà kiến. Cảnh giới ma đến, quý vị lại cho là cảnh giới tốt đẹp. Kinh văn nói: “Bất tác Thánh tâm, danh thiện cảnh giới , nhược tác Thánh giải, tức thọ quần tà”, nghĩa là “Nếu không cho rằng chứng đắc Thánh quả, thì được gọi là cảnh giới thiện lành, nếu tự cho mình chứng đắc Thánh quả, thì bị rơi vào các thứ tà kiến”. Nếu quý vị cho rằng quý vị có cái gì rất là tuyệt vời: “Ta nay tài ba lỗi lạc!” Quý vị vừa tự mãn thì sẽ bị ma nhập. Quý vị sanh lòng tham tức là không chánh; quý vị sanh các tâm tham cầu, gọi là không chánh. Giữ tâm không chánh thì sẽ lạc vào tà kiến. Quý vị còn tự lợi, ích kỷ, nói vọng ngữ, đều rơi vào tà kiến.
Như có người nói rằng, mình là đệ tử của lão hoà thượng Hư Vân, cũng có đến Vạn Phật Thành; ở chùa Kim Sơn bị tẩn xuất, người này mở mắt tráo trưng nói vọng ngữ, rằng: “Ở núi bảy ngày!” Lại thấy được Bồ tát Di Lặc! Người này cảm thấy mới mấy ngày là bao nhiêu ngày! Nói bậy nói bạ. Đó gọi là giữ tâm bất chánh, rửa tâm bất chánh, chưa chứng nói chứng, chưa đắc nói đắc. Người này rơi vào cảnh giới ma, tự bản thân mình còn không biết, còn đem cái này tuyên truyền khắp nơi, vì thế đến chùa Kim Sơn bị đuổi đi mấy lần.
Năm 80 Thượng Nhân giảng bổ sung đến đây
Hoặc nhữ ấm ma: hoặc trong tâm của ông sanh ra các loài ma - tự tâm ma. Hoặc là mười loại ma do sắc ấm sanh ra, cũng là ma thuộc bản thân mình. Hoặc phục Thiên ma: hoặc lại có ma ở trên trời, hoặc là quỷ thần, hoặc gặp phải quỷ ly mỵ, trong tâm nếu hôn mê hồ đồ, thì không thể nhận biết được, cuối cùng bị mắc lừa, cho ma là Phật, thì giống như nhận giặc làm con. Tại sao có ma trên trời lại phá hoại ông? Vì ông tu hành có định lực. Ông khi có định lực thì cung điện của ma vương bị dao động, giống như động đất vậy. Ma vương cũng có thần thông, khi bị dao động thì sẽ quán sát: “A! cung điện của ta vô duyên vô cớ tại sao bị dao động? Sắp bị phá huỷ?” Ma vương liền biết ở thế giới này có người sắp thành đạo nghiệp, nên định lực này làm cho cung điện của ma vương bị huỷ nát. Ma vương nghĩ rằng: “Ngươi muốn phá cung điện của ta sao? Ta trước phá hoại định lực của ngươi”. Vì thế ma vương bèn đến phá hoại định lực của người tu đạo này.
Năm 80, Thượng nhân giảng bổ sung đến đây
Hoặc trước quỷ thần: quỷ thần cũng như vậy, nhìn thấy ông tu hành sắp chứng quả, nên sanh lòng đố kỵ: “Ngươi sắp chứng quả? Ta trước phải phá hoại sự tu hành của ngươi”. Vì thế nên vào trong tâm của ông, hoặc là nhập vào thân của ông, khiến định lực của ông không thể thành tựu, khiến ông tẩu hoả nhập ma. Sự bị ma nhập này đoạn kinh trước đã nói đến, là điều quan trọng nhất. Tại sao lại bị ma nhập? Chính vì “rửa tâm không chánh”, vì ông lập tâm không chơn chánh, không chánh đáng, nên có tà tâm, vì thế bị ma nhập! Đó gọi là tẩu hoả nhập ma.
Hoặc tao ly mỵ: hoặc gặp phải ly mỵ võng lượng, đều là những loại yêu quái. Tâm trung bất minh, nhận tặc vi tử: khi ông gặp phải loại cảnh giới này trong tâm lại không nhận thức, không hiểu rõ, ông lại nhận giặc này làm con của mình. Ông nghĩ xem, đồ của ông ma này sao không cướp đi, không trộm đi? Ông đem giặc vào nhà nhận làm con thì những đồ trân bảo vô giá trong nhà đều bị trộm cướp hết.
Cái gì là đồ trân bảo vô giá trong nhà của ông? Ta nay nói thật cho ông biết ông ráng ghi nhớ! Nên tin lời của ta, nên ghi nhớ, chớ nên không tin lời của ta! Tại sao vậy? Đây rất có sự quan trọng đối với tương lai và sinh mệnh của ông. Cái gì là châu báu của ông? Tức là Như Lai tạng tánh vốn có của ông. Như Lai tạng tánh này, người đó có thể trộm cướp được của ông không? Phía trước không phải đã giảng qua về tinh, khí, thần sao? Nếu ông muốn khôi phục Như Lai tạng tánh của ông, việc đầu tiên cần phải giữ gìn tinh, khí, thần của ông. Nếu không giữ gìn được thì tài bảo châu báu của mình bị cướp đi, bị người lấy đi, bị người trộm mất, cho nên ông phải cẩn thận một chút.
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng của Thượng Nhân tháng 1 năm 83.
Tiền là thứ mà mọi người ai cũng thích, họ cho rằng: “Mạng trời tức là tiền, bản tánh tự nhiên gọi là tiền. Tiền không thể khoảnh khắc rời bỏ, có thể rời bỏ không phải là tiền vậy”([1]). Người thế tục thông thường đều có bệnh này, đối với tiền không nhìn rõ, buông bỏ cũng không được. Bản thân mình trúng độc của tiền cũng không sao, còn muốn đầu độc con, đầu độc cháu, cứ đầu độc suốt thế hệ này qua thế hệ khác, vì thế dành tiền cho con trai, dành tiền cho con gái. Dành tiền cho con cái, con cái lại dành cho con cái, con của con lại dành tiền cho con. Cứ truyền tới truyền lui bị nước độc của đồng tiền này khiến thở không ra hơi! Đây là một việc hết sức đáng sợ. Vì thế ở đây tôi nhắc nhở quý vị, trên tiền có một loại độc, ông còn không tin tưởng, cứ muốn thân cận với đồng tiền này thì sẽ bị trúng độc! Trúng độc của tiền, cái độc này sẽ đầu độc con cháu, đầu độc suốt ngàn đời vạn kiếp.
Tôi trước đó đã giảng rất nhiều lần, ai cũng muốn tích chứa tiền bạc, cho đó là việc tốt. Vậy thì chúng ta là những người tu hành, không nên xem trọng đồng tiền, vì thế không nên tích chứa tiền bạc, không nên “tiền không thể khoảnh khắc rời bỏ”, mà chúng ta cần phải sửa lại, đối với chúng ta là: “Mạng trời tức là pháp, bản tánh tự nhiên gọi là pháp. Pháp không thể khoảnh khắc rời bỏ, có thể rời bỏ không phải là pháp vậy”. Thế nào gọi là pháp? Tức là pháp của Phật Pháp Tăng, tôi biết, còn ông chưa biết, nếu ông thật sự biết, ông sẽ không làm mất cái pháp này.
Rốt cuộc pháp là gì? Pháp tức là khí, tức là khí của chúng ta, thông thiên thông địa, cho đến chư Phật, Bồ tát cùng với chúng ta vì thế đều là nhất thể, vì cái khí này thì thông suốt. Cái khí này giống như không khí chúng ta hít vào thở ra, có thể nhìn thấy, cái mà ở trong khí chi phối khí chính là pháp. Vì thế chúng ta nhất định phải dưỡng khí không nên làm loạn khí, không nên sanh khí (tức giận), quý vị muốn tu dưỡng khí này, phải “bồi dưỡng đất tâm, hàm dưỡng bản tánh”, đó đều là dưỡng khí. Quý vị muốn dưỡng khí thì không được để cho pháp bị mất! Tôi nhắc cho quý vị một pháp môn quan trọng nhất, cần thiết nhất, các ông nghe cũng tốt, không nghe cũng không sao. Nhưng tôi cần phải bảo cho quý vị biết, là cái gì? Nếu quý vị muốn dưỡng khí, thì không nên nói nhiều lời.
Người tu hành không thể ít nói, thì không thể tu hành. Nếu ông không thể dưỡng khí thì không có pháp, vì thế “Pháp không thể khoảnh khắc rời bỏ”. Nếu quý vị cứ mãi nói chuyện, thì đã làm mất pháp một cách tuỳ tiện. Pháp đã mất rồi thì quý vị xem còn tu được đạo gì?
Tháng 1 năm 1983, Thượng Nhân giảng bổ sung đến đây
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng của Thượng Nhân năm 80
Ngũ ấm vốn là không, không có thể tánh, bản thân quý vị không có ngũ ấm. “hoặc trong tâm của ông sanh ra các loài ma”, nhữ ấm ma là cảnh giới đến với quý vị, quý vị chấp trước nó, không phải thật sự là của quý vị, căn bản quý vị không có ấm ma. Hoặc là cảnh giới ấm ma hiện tiền trước mắt quý vị, quý vị lại cho nó là thật, căn bản không phải vậy. Sắc tức là không, không tức là sắc, phải chiếu kiến năm uẩn tức là không! Ngũ uẩn không phải của mình, chiếu kiến ngũ uẩn đều là không, tức mọi thứ đều là giả. Bản thân mình không có cái này, đây là một cảnh giới hư vọng.
“Nhận giặc làm con”, quý vị cho rằng đó là thật, trong khi đó là giả. Tu hành nếu không chấp cảnh giới , phá trừ tất cả chấp trước, cái gì cũng không chấp, cũng không chấp không, cũng không chấp có, chấp vào không cũng sai, chấp vào có, “có” này tức là sắc pháp.
Đoạn kinh văn này một câu bốn chữ “hoặc nhữ ấm ma”, nhữ này không nhất định là quý vị, nên dịch là “hoặc chấp ấm ma”, “hoặc mê ấm ma”, đều có thể được. Chữ “nhữ” này là chữ hư tự, ở đây không có thực thể, quý vị không nhận thức chẳng phải là mê rồi à! Chữ “chắc” thì hay hơn một chút, dưới đây đều có ý nghĩa này, hoặc là quý vị chấp trước thiên ma, hoặc là quý vị chấp trước quỷ thần, hoặc là quý vị chấp trước có ly mỵ võng lượng.
“Tâm trung bất minh”: Trong tâm không nhận thức được nó, “nhận tặc vi tử”, quý vị bèn nhận nó là con của mình. Giống như những thứ tà khí tà kiến hiện nay, cho rằng họ đều là tuyệt vời; thực tế tương lai đều bị đoạ vào địa ngục mà bản thân họ không biết. “Hoặc tao ly mỵ”: “mỵ” này không phải thứ do mình tạo tác ra, căn bản là không có thực thể, đều là hư vọng, đều là có bóng không hình. Thứ này nếu quý vị nói rằng nhất định do tạo tác thì không thể lấy ra cho người khác xem. Thứ mà quý vị tạo ra lẽ ra có thể đem ra cho người khác xem; không nên chấp trước vọng này. Đây là một thứ vọng, do vọng mà sanh ra các thứ tà, đây là tà kiến, rơi vào tà kiến, là tri kiến không chánh đáng.
Như trước đã nói thứ rồng nhập vào thân người, lại cúi đầu đảnh lễ, lại phát uy phong, lại sân giận, lại phun độc! Phun độc cũng không làm gì được rồi lại quỳ xuống, lại khóc, lại gì nữa. Vậy quý vị nói có thật hay không? Người thông thường cũng nhìn không thấy, nhưng cô ta lại hiện ra cái hình dạng giả như vậy; quý vị nói là giả, cô ta sao lại như vậy. Tương tự như vậy, tức là xem quý vị ở bên trong có nhận thức được hay không. Nếu quý vị nhất định nói: “Con không tin cái này” thì cũng không đúng. Quý vị không tin, quý vị phải nhận thức tại sao cô ta lại như vậy? Đó mới gọi là chân, cần phải hiểu rõ điều đó. Quý vị nói: “Tôi không thấy nên không tin” đó cũng không phải là trí tuệ chơn chánh, vẫn là hồ đồ, cũng không biết tại sao như vậy.
Đệ tử: “hoặc phục thiên ma”, thiên ma này là thiên ma mình chấp trước đem đến, hay là thiên ma phát xuất từ bản thân mình?
Thượng Nhân: “Hoặc phục thiên ma” và “Hoặc chấp ấm ma”, ý nghĩa không giống nhau. Thiên ma có thật, từ trên trời đến, có nghĩa là gặp phải thiên ma. Thiên ma quỷ thần đều là thật có, những thứ ma này đều đến từ bên ngoài. Chỉ có ngũ ấm sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều là thứ do tâm hiện ra, tức là trong tâm của quý vị hiện ra.
Đệ tử: thiên ma này không phải từ tưởng ấm mà đến sao?
Thượng nhân: Đúng vậy, từ tưởng ấm mà đến, bên trong quý vị có âm khí mới chiêu lại ma bên ngoài. Ma này đều là bên trong, có bóng thì bên ngoài sẽ đến; có nhà vệ sinh thì ruồi nhặng sẽ đến vậy, vì bên trong không có chùi rửa sạch sẽ, không có dọn dẹp sạch sẽ. Ngũ ấm do hư vọng mà sanh, hư vọng mà diệt, ngũ ấm này cùng với thiên ma đều là nương theo nhau, quý vị cũng không phải nhất định nói rằng thiên ma là ở trong, ở ngoài. Ở bên trong biến hoá vô cùng, biến hoá bất khả tư nghì, quý vị nhất định nói như kia, thiên ma lại không phải như vậy; quý vị nhất định nói như kia, thiên ma lại không phải như kia. Đây đưa ra ví dụ để mọi người tham khảo, hoàn toàn không phải nhất định như vậy, đây đều là từ giả thuyết. Tức là nói những cảnh giới này đều đại khái có những vấn đề bên trong như vậy, đó đều là không nhất định.
Vì những người này tẩy tâm phi chánh, không nhận thức rõ, vì thế những cảnh giới ma này đều đến, đó gọi là ấm cảnh, tức là những cảnh giới thuộc về ấm, không phải những cảnh giới thuộc dương. Chẳng nên nghĩ bỏ đi, cũng chẳng nên nghĩ không bỏ đi, cái này tức là trong tâm bất động, tức là chân chánh. Quý vị chớ để những cảnh giới này xoay chuyển, mà phải xoay chuyển những cảnh giới này, đối với tất cả cảnh giới đều bình thản ung dung, như như bất động, thường sáng suốt hiểu rõ. Quý vị bất động chính là trí tuệ! Một khi động tức là ngu si! Nếu quý vị đeo đuổi theo nó, “Chà đây là cảnh giới tốt!”, cũng là ngu si; “Đây là cảnh giới xấu!” cũng là ngu si. Cảnh giới tốt thì sanh tâm hoan hỷ thì bị cảnh giới xoay chuyển; cảnh giới xấu thì sanh vọng tưởng ưu sầu lo lắng, cũng bị cảnh giới chuyển, thì sẽ bị loạn tâm. Giống như quân đội đánh giặc nếu ổn định thế trận thì nhất định sẽ đánh thắng.
Bạn nằm mộng: “Chà! không biết đây là cảnh giới tốt hay là cảnh giới xấu?” Vốn là giấc mộng, bạn để ý tốt hay xấu làm gì? Tại sao lại lo lắng như vậy? Tốt là mộng, không tốt cũng là mộng thì không có việc gì cả! Khi bạn khẩn trương lo lắng, hay vui mừng hoan hỷ thì không thể ăn cơm được, ốm 30 bảng([2]), hoặc là ưu sầu lo lắng đến nỗi không thể uống nước lại ốm 20 bảng. Quý vị không chấp trước giấc mộng, dù là giấc mộng khi tỉnh cũng không chấp trước, quý vị xem tự tại biết bao! Giống như đại sư Vĩnh Gia nói: “Dù có gặp đao bén cũng thường bình thản, ví nhằm thuốc độc cũng thong dong”([3]), thì vấn đề gì cũng không còn nữa.
Hựu phục ư trung đắc thiểu vi túc: trong sự tu đạo dù không chấp trước cảnh giới ma, cũng cần phải có trí tuệ chơn chánh, cần có trạch pháp nhãn. Nếu quý vị có thể nhận thức Phật pháp, tự mình được trình độ nào phải biết trình độ đó. Không nên được ít cho là đủ, giống như ai vậy? Như đệ Tứ thiền Vô Văn Tỳ kheo: giống như vị Tỳ kheo Vô Văn tu đến Tứ thiền. Sao gọi là Vô Văn Tỳ kheo? Vì vị Tỳ kheo này được chút ít cho là đầy đủ, không có trí thức lớn, trí thức không đủ, biết đạo lý trong Phật giáo rất ít, vì thế gọi là Vô Văn Tỳ kheo.
Vô Văn như thế nào? chỉ tu định vô tưởng, không cầu đa văn. Sau khi đạt đến quả vị Tứ thiền thiên, cho rằng đã chứng đắc quả tứ quả A la hán. Tứ quả là sơ quả, nhị quả, tam quả, tứ quả, đều vượt qua Tứ thiền thiên. Phật dạy chứng được tứ quả A la hán thì sẽ không bị sanh tử. Bậc Thánh nhân chứng nhị quả thì gọi là nhất lai, vì người đó còn phải một lần sanh ở cõi người, một lần sanh lên cõi trời, còn phải trải qua một lần sanh tử, mà sơ quả thì còn bảy lần sanh tử. Cảnh giới này đều vượt qua Tứ thiền thiên; mà vị Tỳ kheo Vô Văn này tu hành dụng công, trình độ của thầy chỉ đạt đến Tứ thiền thiên mà lại cho rằng đã chứng đắc tứ quả A la hán. Kỳ thực Tứ thiền thiên này không phải là chứng quả, vẫn còn là phàm phu, vẫn còn ở trong Sắc giới, chưa vượt ra ngoài tam giới, còn cách tứ quả La hán rất xa.
Vị Tỳ kheo Vô Văn này vọng ngôn chứng Thánh: vị này nói mình đã chứng đắc tứ quả A la hán. Vị này không những cho rằng tứ quả A la hán còn thấp, vị này còn cho rằng mình chính là Phật! Nhưng Phật có tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông, vậy thì vị ấy tự cho mình là Phật, quý vị hỏi xem ông ta có mấy thông. Trong lục thông, ngay quỷ thần cũng có ngũ thông, nhưng không có lậu tận thông; Phật có đầy đủ lục thông. Tôi tin rằng những người mà hiện nay tự cho mình là Phật, đừng nói đến lục thông, ngũ thông, tôi tin rằng một thông cũng không thông. Một thông cũng không thông cho nên người đó tự cho mình là Phật; nếu có một thông thì sẽ không vọng ngữ như vậy.
Thiên báo dĩ tất: sau khi thọ mạng ở cõi trời đã hết. Suy tướng hiện tiền: tướng suy hoại, có nhớ trước đó tôi đã giảng về năm tướng suy không? Người trên cõi trời khi thọ mạng sắp hết, khi sắp chết, thì có năm tướng suy hiện ra. Ai nhớ thì nói cho mọi người nghe, nếu người không biết, thì phải ghi nhớ một chút, nay tôi không cần phải giảng lại nữa.
Lời Ban Biên tập: năm tướng suy là:
1. Hoa cài đầu khô héo.
2. Y phục nhơ bẩn.
3. Mồ hôi hai nách chảy ra.
4. Thân thể dơ hôi
5. Không ưa thích toà ngồi của mình.
Báng A la hán thân tao hậu hữu, đoạ A tỳ ngục: Khi Tỳ kheo Vô Văn phước báo cõi trời đã hết, năm tướng suy hoại hiện tiền, khi thọ mạng hết, thì sẽ sanh lòng bực bội. Ai sanh lòng bực bội? Tức là vị Tỳ kheo Vô Văn này. Sanh lòng bực bội gì? Ông nói: “A! tôi nay bị Phật gạt rồi! Phật là người hay dối gạt người, Ngài nói chứng tứ quả A la hán thì không bị sanh tử luân hồi, mà nay tại sao thọ mạng của ta lại chấm dứt? Tại sao lại đi tái sanh, tại sao lại bị luân hồi? Đây là Phật vọng ngữ”. Khi ông ta huỷ báng Phật như thế, thì quý vị nói như thế nào đây? Thì đoạ địa ngục A tỳ. Địa ngục A tỳ tức là địa ngục Vô gián.
Ông ta hoàn toàn không chứng đắc tứ quả A la hán, ông ta lại nói rằng mình là tứ quả A la hán, đã chứng quả A la hán; vì thế khi phước trời hưởng hết thọ mạng chấm dứt lại bị đoạ vào địa ngục! Ông ta không biết lỗi của mình, lại nói Phật thuyết pháp sai lầm, Phật nói: “Ông chưa chứng đắc tứ quả A la hán! Nếu chứng tứ quả A la hán, tự nhiên không có sanh tử mà! Làm sao lại có năm tướng suy hiện ra?” Vì thế ông vừa huỷ báng Phật, lập tức đoạ vào Vô gián địa ngục A tỳ, đó là vị Tỳ kheo Vô Văn.
Quý vị nói hiện nay có những người cho rằng mình đã chứng đắc quả Phật, tức là Phật, những người như thế phải đoạ vào chỗ nào? Tôi cũng tìm không ra chỗ đoạ của người đó, không biết người này đi đâu, đi đến chỗ nào.
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng bổ sung của Thượng Nhân năm 80.
(Có người đưa ra câu hỏi nếu không có tâm phân biệt)
Thượng Nhân: No! Nếu thật không có tâm phân biệt thì đã chứng quả rồi, thì sẽ không còn ngu si nữa. Tại sao gọi là “Vô Văn Tỳ kheo?” chính vì ông ta không hiểu, không hiểu lời của Phật được cảnh giới Tứ thiền lại cho rằng chứng tứ quả. Vì ông ta có tà kiến này nên “thân tao hậu hữu” (phải thọ thân sau), đây không phải chỉ cái tái sanh sau này mà là thân sanh hiện nay nên đoạ vào địa ngục A tỳ.
“Đa văn”: tức là học rất nhiều, “vô văn” tức là không học nhiều, đó giống như người Trung Hoa gọi là luyện mù tu mù. Như ông ta được Tứ thiền mà lại cho rằng tứ quả, vì ông ta không có trạch pháp nhãn, không hiểu từng bước đắc pháp. Vì thế chúng ta nói: “Người này chứng quả rồi, người kia khai ngộ rồi”, đó thật là mắng người vậy! Cảnh giới Sơ thiền thì mạch đã ngừng, Nhị thiền thì khí trụ, Tam thiền thì niệm trụ, Tứ thiền thì vô niệm trụ. Ai có thể vô niệm?
Nói: “Mạch của tôi đã ngừng rồi”. Quý vị tự nói như vậy không được thừa nhận, cần có người bên cạnh chứng minh, không phải tự mình nói. Không phải nói: “Mạch tôi ngừng rồi, khí của tôi ngừng rồi, niệm của tôi cũng không còn nữa”, không phải tự mình nói, tự mình không thể phát bằng tốt nghiệp cho mình. Mạch ngừng, quý vị tự mình vốn không thể biết mạch ngừng rồi, khí của mình ngừng, quý vị cũng không thể biết được. Nếu niệm ngừng thì tự mình cũng không biết được. Quý vị nói niệm ngừng rồi thì đó vẫn còn là niệm! Quý vị sao có thể nói là biết được. Đó tức là vọng giác, cái giác đó tức là vọng tưởng của quý vị. Nếu quý vị thật đến cảnh giới đó, bản thân quý vị không biết.
Nếu chứng tứ quả, tự mình cũng không thể nói: “Tôi chứng đắc tứ quả rồi”. Quý vị chứng được tứ quả gì? Thật là vọng ngữ! Quý vị cảm thấy? Quý vị cảm thấy thì không đúng? “Cẩn thận chớ nên tin ý của mình, ý của mình không thể tin được([4]). Chứng tứ quả A la hán rồi, mới có thể tin ý của mình; quý vị chưa có chứng tứ quả A la hán những gì mình suy nghĩ đều là không đúng. Cảnh tướng của quý vị nói: “Ô! tôi cảm thấy đã đạt đến trình độ đó rồi!” đó không phải vậy, đó là quý vị đang bôi son, quý vị đang tự mình trét vàng, tự tô son trét phấn lên mặt mình.
Con mắt không chấp nhận một hạt cát, quý vị “cảm thấy như thế nào?” Đó gọi là chư ác giác quan, những cái tập khí ác của mình lại sanh ra, những cái cống cao ngã mạn đều do quý vị “cảm thấy” sanh ra: “Ai da, tôi cảm thấy tôi tuyệt vời quá!”, “Ai da, tôi cảm thấy tôi quá thần kỳ!” những điều đó không được, tiền giả ra đường không có ai sử dụng, tự mình cho mình là Phật sống, thần tiên sống, là A la hán, tức là tự trét vàng, tự tô son trét phấn lên mặt mình.
Năm 80 Thượng Nhân giảng bổ sung đến đây
Nguyên văn:
F3敕令諦聽許說
汝應諦聽,吾今為汝子細分別。
Âm Hán Việt:
F3. Sắc linh đế thính hứa thuyết: Đức Phật bảo đại chúng lắng nghe lời sẽ thuyết giảng
Nhữ ưng đế thính, ngô kim vi nhữ tử tế phân biệt.
Dịch:
Các ông lắng nghe, Ta vì các ông phân biệt rành rẽ.
Giảng:
Nhữ ưng đế thính: A Nan à! Ông phải lắng nghe, cần phải đặc biệt chú ý, chú ý mà nghe. Ngô kim vi nhữ tử tế phân biệt: Ta nay vì ông cùng với tất cả mọi người, vì ông phân biệt một cách rõ ràng, giảng cho ông nghe, ông không nên phụ lòng của tôi.
Nguyên văn:
E2會眾頂禮欽承
阿難起立,并其會中同有學者,歡喜頂禮,伏聽慈誨。
Âm Hán Việt:
E2. Hội chúng đảnh lễ khâm thừa: Hội chúng đảnh lễ tuân hành
A Nan khởi lập, tịnh kỳ hội trung đồng hữu học giả, hoan hỷ đảnh lễ, phục thính từ hối.
Dịch:
A Nan đứng dậy cùng hàng đại chúng hữu học hiện tiền hoan hỷ lễ Phật, nhất tâm lắng nghe lời dạy của Ngài.
Giảng:
A Nan khởi lập, tịnh kỳ hội trung đồng hữu học giả, hoan hỷ đảnh lễ: A Nan lập tức đứng dậy, cùng với các đại Bồ tát, đại A la hán, đại Tỳ kheo, còn có các bậc hữu học như sơ quả, nhị quả, tam quả trong hội chúng, vừa nghe Phật muốn phân biệt giảng một cách rõ ràng, mọi người đều vui mừng cùng nhau đê đầu đảnh lễ. Phục thính từ hối: “Phục” là nằm ở chỗ đó, nhưng không phải nằm trên mặt đất để nghe, “phục” này tức là hàng phục tất cả vọng niệm ở trong tâm, không còn vọng tưởng nào cả, tức là nhất tâm nghe Phật thuyết pháp, đó gọi là “phục thính từ hối”, cúi đầu kính nghe lời từ bi dạy bảo của Đức Phật.
Nguyên văn:
E3正以詳陳魔事(分三)
F1標告動成之由 F2詳分五魔境相 F3結示超證護持
F1分二
G1驚動諸魔由定 G2成就破亂由迷
G1分二
H1推真妄生滅相關 H2示大定致魔之相
H1分四
I1先明本覺同佛 I2次示妄生空界 I3比況空界徵茫 I4歸元必壞空界
I1先明本覺同佛
佛告阿難及諸大眾:汝等當知,有漏世界十二類生,本覺妙明覺圓心體,與十方佛無二無別。
Âm Hán Việt:
E3. Chánh dĩ tường trần ma sự (phân tam): nói rõ ma sự (chia làm ba)
F1. Tiêu cáo động thành chi do: Nói về nguyên do kinh động và thành tựu
F2. Tường phân ngũ ma cảnh tướng: nói rõ tướng trạng của cảnh giới ma ngũ ấm
F3. Kết thị siêu chứng hộ trì: kết luận khai thị hộ trì và chứng đắc
F1. Phân nhị: chia làm hai
G1. Kinh động chư ma do định: do thiền định kinh động các ma
G2. Thành tựu phá loạn do mê: do mê thành loạn
G1. Phân nhị: chia làm hai
H1. Suy chân vọng sanh diệt tương quan: nói về sự tương quan của sanh diệt chân vọng
H2. Thị đại định chí ma chi tướng: nói về tướng trạng do tu đại định mà chiêu vời ma đến
H1. Phân tứ: chia làm bốn
I1. Tiên minh bản giác đồng Phật: trước nói rõ tánh giác vốn đồng như Phật
I2. Thứ thị vọng sanh không giới: tiếp theo cho biết do vọng sanh ra hư không và thế giới
I3. Tỷ huống không giới trưng mang: so sánh hư không và thế giới với vật rất nhỏ
I4. Quy nguyên tất hoại không giới: quay trở về nguồn gốc thì hư không sẽ hoại mất
I1. Tiên minh bản giác đồng Phật: trước nói rõ tánh giác vốn đồng như Phật
Phật cáo A Nan cập chư đại chúng: Nhữ đẳng đương tri, hữu lậu thế giới thập nhị loại sanh, bản giác diệu minh tâm thể, dữ thập phương Phật vô nhị vô biệt.
Dịch:
Phật bảo A Nan, cùng chư đại chúng: Các ông nên biết tâm thể giác viên, bản giác diệu minh, của mười hai loại chúng sanh ở trong thế giới hữu lậu, cùng mười phương Phật, không hai không khác.
Giảng:
Phật cáo A Nan cập chư đại chúng: Phật bảo A Nan và tất cả đại chúng trong pháp hội. Nhữ đẳng đương tri: các ông nay nên biết. Hữu lậu thế giới thập nhị loại sanh, bản giác diệu minh tâm thể: thế giới hữu lậu này do khởi hoặc mà tạo nghiệp, do tạo nghiệp mà thọ quả báo, trong đó có tất cả mười hai loài chúng sanh, vốn đầy đủ cái chân tâm giác tánh diệu minh, chân tâm này là một loại tâm thể vừa viên mãn vừa giác ngộ.
Dữ thập phương Phật vô nhị vô biệt: cái tâm thể viên mãn giác ngộ diệu minh bản giác của mười hai loại chúng sanh, giống như tất cả chư Phật trong mười phương, không hai, không có sai khác, không có phân biệt. Mười phương chư Phật cũng là cái tâm thể viên mãn giác ngộ diệu minh bản giác này, mười hai loại chúng sanh cũng là cái tâm thể viên mãn giác ngộ diệu minh bản giác, đó còn gọi là Như Lai tạng tánh, cùng với tất cả chúng sanh không hai, không sai khác vậy.
Nguyên văn:
I2次示妄生空界
由汝妄想迷理為咎,癡愛發生,生發遍迷,故有空性,化迷不息,有世界生。則此十方微塵國土,非無漏者,皆是迷頑,妄想安立。
Âm Hán Việt:
I2. Thứ thị vọng sanh không giới: tiếp theo cho biết do vọng sanh ra hư không và thế giới
Do nhữ vọng tưởng mê lý vi cữu, si ái phát sanh, sanh phát biến mê, cố hữu không tánh, hóa mê bất tức, hữu thế giới sanh, tắc thử thập phương vi trần quốc thổ, phi vô lậu giả, giai thị mê ngoan, vọng tưởng an lập.
Dịch:
Do ông vọng tưởng, mê muội chân lý nên mới lỗi lầm. Si ái phát sanh, mê lầm cùng khắp, nên lại sanh ra không tánh hư vọng. Hoá ra mê lầm không phút ngừng nghỉ, nên thế giới sanh. Vậy thì mười phương, các nước đông nhiều, như hạt vi trần, không phải vô lậu, đều do vọng tưởng mê lầm kiến lập.
Giảng:
Do nhữ vọng tưởng mê lý vi cữu: A Nan à! Tự tánh của ông cùng với tự tánh của mười hai loại chúng sanh cùng với Phật thì không hai không khác. Nhưng mà ông nương chân khởi vọng, đem chân lý chân chánh làm cho mê muội đi, vì thế nên sanh ra lỗi lầm, sanh ra sai lầm. Si ái phát sanh: sai lầm lớn nhất là cái gì? Tức là ngu si và ái. Ngu si và ái có thể nói hai thứ, lại cũng có thể nói thành một thứ. Ngu si là một thứ, ái là một thứ, vừa ngu si, vừa có ái, đó là chia hai mà nói. Nếu hợp lại thành một tức là “si ái”, vì vô minh, nên cái gì cũng không hiểu rõ, chỉ biết ái từ sáng đến tối, chỉ nghĩ đến thứ này, nghĩ đến dâm dục, nghĩ đến ái dục, giờ giờ phút phút không buông bỏ được.
Nếu đối với việc nghiên cứu Phật pháp quý vị cũng chú ý như vậy, giờ giờ phút phút không quên Phật pháp thì thành Phật rất nhanh. Đáng tiếc là quý vị không có đem cái tâm háo sắc này, để ở chỗ ưa thích Phật pháp, vì thế học Phật pháp, học tới học lui, càng học càng cảm thấy khô khan không có ý nghĩa, lại nói: “Tôi nhiều tội lỗi như thế, Phật pháp đem những lỗi của tôi nói ra hết. Thật là không muốn học nữa. Học Phật pháp, làm cho những tội lỗi của tôi không còn nữa, làm sao mà có thể được?” Đây là một loại si ái ở trên nói đó là “do nhữ vọng tưởng, mê lý vi cửu”, do ông vọng tưởng, mê muội chân lý nên mới lỗi lầm. Ở đây, tôi có thể nói là si ái vi cửu, tội lỗi của si ái.
Si ái phát sanh, sanh phát biến mê: vì ông có si ái, nên sanh ra mê lầm cùng khắp, tất cả đều mê, cái gì cũng mê. Lúc ban đầu chính là si ái, ông có si ái nên cái gì cũng không hiểu, cái gì cũng không chú ý đến: “Xuống địa ngục thì xuống địa ngục, để ý cho nhiều làm gì!” vì thế cái gì cũng không quan tâm đến.
Cố hữu không tánh: Điều sai lầm lớn của chúng sanh là si ái, vì si ái mà tạo ra lỗi lầm, suốt ngày cứ nghĩ đến người nữ, người nữ thì nghĩ đến người nam, nên phát ra một loại không tánh hư vọng. Hóa mê bất tức, hữu thế giới sanh: cái mê này sẽ biến hoá, từ một cái mê hoá ra hai cái mê, hai cái mê lại hoá ra ba cái mê, hoá ra cái mê không ngừng nghỉ, mới có cái thế giới này sanh ra. Người thông minh nên quan tâm đến chỗ này, nên chú ý cho kỹ đoạn kinh văn này, điều này thật nói tận sâu vào trong xương tuỷ của người, những lỗi lầm của ông đều nói ra hết.
Tắc thử thập phương vi trần quốc thổ: đã là như thế, mười phương tất cả thế giới vi trần. Phi vô lậu giả: đây không phải là bất hoại, không phải là vô lậu, vì nó vốn không có thể tánh, do vọng tưởng tạo thành. Giai thị mê ngoan vọng tưởng an lập: đều không hiểu rõ, “mê” tức là không hiểu rõ, “ngoan” tức là ngoan cố không dễ hoá độ, đây đều là do vọng tưởng của ông tạo ra, ông có biết không?
Nguyên văn:
I3比況空界徵茫
當知虛空,生汝心內,猶如片雲點太清裏,況諸世界在虛空耶?
Âm Hán Việt:
I3. Tỷ huống không giới trưng mang: ví dụ hư không và thế giới với vật rất nhỏ
Đương tri hư không, sanh nhữ tâm nội, do như phiến vân điểm thái thanh lý, huống chư thế giới tại hư không da.
Dịch:
Nên biết hư không sanh trong tâm ông, như đám mây kia điểm trên trời xanh, huống các thế giới ở trong hư không.
Giảng:
A Nan ông không nên ham ngủ! Ông nên biết, biết cái gì đây? Đương tri hư không: Ta sở dĩ nói không nên ngủ, tức là bảo ông không nên mê hoặc, không nên có cái tâm si ái này, không nên mê muội chân lý này nữa, vì thế bảo ông không nên ngủ. Như thế, Đức Phật bảo A Nan không nên ngủ, tôi nay kêu các vị cũng không nên ham ngủ. Vấn đề chủ yếu ở đây là, ông nên biết cái hư không này sanh nhữ tâm nội: cái hư không này ở trong tâm của ông, do như phiến vân điểm thái thanh lý: như một đám mây điểm trên bầu trời trong xanh “thái thanh” cũng tức là tên khác của hư không.
Huống chư thế giới tại hư không da: huống chi tất cả thế giới ở trong hư không ấy? Hư không ở trong tâm ông, giống như đám mây ở trong hư không. Một đám mây trong hư không thì rất nhỏ, còn hư không thì rất lớn. Nhưng hư không ở trong tâm của ông cũng nhỏ như một đám mây vậy.
Quyển 6 kinh Lăng Nghiêm đã nói qua “Không sanh Đại Giác trung, như hải nhất âu phát”, hư không sanh ra trong Đại Giác, như một bọt nước nổi trên bể cả. Hư không ở trong tâm đại giác, giống như một bọt nước trong biển. Đây hình dung tự tánh cùng khắp viên mãn mọi chốn, mà thế giới nhỏ nhoi hư huyễn, không nên chấp trước, không đáng lưu luyến. Ở đây lại nói “Không sanh nhữ tâm trung, phiến vân điểm thái thanh”, hư không ở trong tâm của ông nhỏ như một đám mây điểm trên bầu trời xanh. Vậy thì tâm của ông lớn bao nhiêu? Lại nữa chư thế giới trong hư không thì sao? Tất cả thế giới ở trong hư không thì rất nhỏ nhoi. Vậy thì nếu ở trong tâm ông thì sao? Thì càng nhỏ hơn nữa. Vì thế ở đây hình dung giác tánh của chúng ta thì đầy khắp mọi nơi.
Nguyên văn:
I4歸元必壞空界
汝等一人發真歸元,此十方空皆悉消殞,云何空中所有國土而不振裂?
Âm Hán Việt:
I4. Quy nguyên tất hoại không giới: quay trở về nguồn gốc thì hư không sẽ hoại mất
Nhữ đẳng nhất nhân phát chân quy nguyên, thử thập phương không giai tất tiêu vẫn. Vân hà không trung sở hữu quốc độ nhi bất chấn liệt?
Dịch:
Nếu như các ông có được một người, phát hiện chân tâm quay trở về nguồn, mười phương hư không, thảy đều tiêu mất. Tại sao lại nói các cõi quốc độ ở trong hư không, lại không chấn động, nứt vỡ tan tành?
Giảng:
Nhữ đẳng nhất nhân phát chân quy nguyên, thử thập phương không giai tất tiêu vẫn: “Phát chân quy nguyên” tức là thành Phật; chứng tứ quả A la hán cũng gọi là “phát chân quy nguyên”. A Nan à! Có một người trong các ông nếu thành Phật, thì tất cả hư không trong mười phương đều không có. Vân hà không trung sở hữu quốc độ nhi bất chấn liệt: làm sao có thể nói tất cả quốc độ trong hư không mà không chấn động tan vỡ? Hư không đã không còn, quốc độ làm sao có thể tồn tại? Vì thế tất cả quốc độ đều không còn nữa.
Vậy thì có người nói: “Đã thành Phật, hư không liền tiêu diệt; Phật trong mười phương thành Phật rất nhiều tại sao hôm nay hư không chưa có tiêu diệt mà vẫn còn tồn tại như cũ?” Ở chúng sanh thì thấy là có, chư Phật thì thấy tất cả hư không đều không có, cái gì cũng không có. Vì thế sở kiến không giống nhau, ông không thể gộp chung lại mà xem xét. Giống như hiện nay có người đắc được ngũ nhãn, mở được ngũ nhãn, thì có thể nhìn thấy hết trong mấy ngàn dặm, mấy vạn dặm, những việc trong quốc độ này, quốc độ khác, những việc trong nước này, trong đất nước khác đều có thể thấy rõ ràng, đều có thể biết rõ ràng. Vậy thì ông là người chưa có Phật nhãn, ông có thể thấy được chăng? Không thể thấy được. Vì thế từ điểm này, ông không thể nói rằng: “Ô! tôi nhìn thấy, đó là có”, ông nhìn thấy cho rằng là có. Ở chư Phật thì nhìn thấy không có, hư không đã tan nát.
Nguyên văn:
H2示大定致魔之相(分二)
I1諸聖心精通脗 I2諸魔僉來惱亂
I1諸聖心精通淴[淴-心+日XX]
汝輩修禪,飾三摩地。十方菩薩及諸無漏大阿羅漢,心精通脗,當處湛然。
Âm Hán Việt:
H2. Thị đại định chí ma chi tướng (phân nhị): nói về tướng trạng do tu đại định mà chiêu vời ma đến
I1. Chư Thánh tâm tinh thông vẫn: Chư Thánh tâm tương thông
I2. Chư ma thiêm lai não loạn: chư ma cùng đến não loạn
I1. Chư Thánh tâm tinh thông vẫn: Chư Thánh tâm tương thông
Nhữ bối tu thiền, sức Tam ma địa, thập phương Bồ tát cập chư vô lậu Đại A la hán, tâm tinh thông vẫn, đương xứ trạm nhiên.
Dịch:
Các ông tu thiền trau dồi tu tập, Pháp Tam Ma Địa, thì được cùng với mười phương Bồ tát và A La Hán, đã chứng đắc được, quả vị Vô Lậu, tâm tưởng tương thông, ngay chỗ của ông, tự nhiên trong lặng.
Giảng:
Nhữ bối tu thiền, sức Tam ma địa: các ông tu tập thiền định, cũng tức là tu Tam ma địa, đắc được Tam ma địa thập phương Bồ tát, cập chư vô lậu Đại A la hán, tâm tinh thông vẫn: ông tu thiền định này đắc được định lực, thì (tinh) tâm (essence of your mind) của ông với tâm tất cả Bồ tát trong mười phương cùng tâm tất cả vô lậu đại A la hán cùng tương thông, cùng ăn khớp, giống như tâm một người vậy. Vì thế đương xứ trạm nhiên: sự thanh tịnh như nhiên, không cần đến chỗ khác tìm mà ở ngay chỗ của ông; đương xứ tức là Như Lai tạng tánh thanh tịnh bản nhiên biến khắp pháp giới.
Tại sao nói Bồ tát trong mười phương, đại A la hán và những người tu học đạo “tâm tinh thông vẫn”? Vì định mà Bồ tát, A la hán và ông tu thì giống nhau, đều là “phản văn văn tự tánh, tánh thành Vô thượng đạo”, nghĩa là quay lại cái nghe để nghe tự tánh, tự tánh thành đạo Vô thượng, đều là tu đại định Lăng Nghiêm này, vì thế mọi người đều giống nhau. Đã là giống nhau, cho nên tâm linh hai bên cùng tương thông, cùng ăn khớp với nhau, trong tâm đều tương hợp với nhau, giống như cùng có điện, cùng thông với nhau vậy.
Không nên nói cùng với chư Phật, chư Bồ tát, A la hán, chính là mỗi người chúng ta cùng với tâm của mỗi người, nếu ông nghĩ đến người đó thì điện tín của ông sẽ đánh vào trong tâm người ấy, nói: “Người đó biết hay không biết?” Trong tự tánh của người đó biết, trong tâm của người đó không nhất định biết nhưng tự tánh của mọi người thì ai cũng đều biết.
Ông nói: “Vậy thì người đó, tôi mỗi ngày đều nghĩ đến người đó, nghĩ đến, nhớ nhớ nhớ…, vậy thì người đó cũng sẽ nhớ đến tôi?” Dù ông có nhớ đến chết cũng không có ích dụng gì như trước đã nói người si tình, người si ái tức là như vậy. Nếu như có người thương người nọ, suốt ngày cứ nhớ nghĩ không buông bỏ được, cứ nhớ tưởng, nhớ! nhớ! nhớ! nhớ! Nhớ tới nhớ lui nhớ mà chết luôn. Tại sao chết? Nhớ đến lúc cùng nhau kết hôn, kết hôn rồi thì hôn mê luôn! Hôn mê rồi sau đó lâu ngày chết luôn! Kết hôn! Kết hôn! Kết hôn tức là hôn mê, hôn mê tức là ngu si, cũng tức là cái gì cũng không biết. Ý nghĩa (của kết hôn) tiếng Hán ở đây là như vậy, Anh văn thì có ý nghĩa gì thì tôi không biết.
Nguyên văn:
I2諸魔僉來惱亂
一切魔王及與鬼神,諸凡夫天,見其宮殿無故崩裂,大地振坼,水陸飛騰,無不驚慴。凡夫昏暗,不覺遷訛。
Âm Hán Việt:
I2. Chư ma thiêm lai não loạn: chư ma cùng đến não loạn
Nhất thiết Ma vương cập dữ quỷ thần, chư phàm phu thiên, kiến kỳ cung điện vô cố băng liệt. Đại địa chấn sách, thủy lục phi đằng, vô bất kinh nhiếp, phàm phu hôn ám, bất giác thiên ngoa.
Dịch:
Tất cả Ma vương và chúng Quỷ Thần, cùng phàm phu thiên, thấy cung điện mình, vô cớ đổ vỡ, đại địa chấn động, nứt vỡ tan tành, các loài bay nhảy, trên trời dưới nước, và trên đất liền, thảy đều kinh sợ. Phàm phu hôn muội không rõ đạo lý, nên nghĩ sai lầm.
Giảng:
Khi ông đắc được Lăng Nghiêm đại định chân Tam ma địa, ông nói như thế nào đây? Nhất thiết Ma vương cập dữ quỷ thần, chư phàm phu thiên: tất cả ma vương, và tất cả quỷ thần, cùng các cõi trời lục dục, Tứ thiền thiên, những phàm phu này. Kiến kỳ cung điện vô cố băng liệt: chỗ ở của họ thì nguy rồi, sao vậy? Cung điện của họ vô duyên vô cớ bị hư hoại.
Tôi có kể cho quý vị nghe chưa? Trước kia tôi ở Đông Bắc, có một chú đệ tử nhỏ, chú đệ tử này khoảng 14 tuổi, tuy là một chú đệ tử nhỏ, nhưng thần thông rất lớn có thể lên cõi trời, xuống cõi đất. Chú đã đắc được ngũ nhãn, nhưng chưa được lục thông, chú đắc được ngũ thông, nhưng chưa đắc lậu tận thông; nếu chứng đắc lậu tận thông, tức là đã chứng quả A la hán.
Một ngày kia, chú lên trời vui chơi, ma vương rất thích chú bèn nhốt chú trong cung điện. Cung điện của ma vương thì trong suốt giống như pha lê vậy rất là đẹp, ma vương giữ chú ở đó. Vì chú có ngũ nhãn, chú nhìn thấy pháp thân của mình đến chỗ đó, ma vương không cho chú trở về.
Chú ta bèn nói với tôi rằng: “Bạch Sư phụ! con lên cõi trời, nay không thể về được”.
Tôi hỏi chú: “Con lên cõi trời không trở về được? Ai kêu con đi vậy?”
Chú ta đáp: “Con nghĩ rằng chỗ đó rất vui nên đến đó xem. Ai ngờ người ở trên cõi đó không cho con trở về!
- Con đi chơi không nên đi đến chỗ đó mà chơi! Thiên ma ở cõi trời lục dục đó, chuyên môn muốn phá hoại định lực của người tu hành. Con không nên sợ, ta sẽ kêu con trở về.
Tôi kêu chú trở về, ma vương bèn giữ chú lại không cho chú trở về. Lúc đó chú rất sợ, nói: “Ma vương không cho con trở về làm sao bây giờ?”
Tôi nói: “Con không sợ, ta nay kêu con trở về”.
Vì thế tôi dùng chú Lăng Nghiêm, tôi đã nói cho quý vị rồi, Ngũ Đại Tâm Chú dùng để phá chú thuật của ma. Cung điện ma vương lập tức bể nát. Lần này chú được trở về. Đây là một câu chuyện có thật.
Vì thế cung điện ma vương bị chấn động vỡ nát. Đại địa chấn sách: đại địa cũng chấn động sanh ra nhiều vết nứt, mặt đất cũng bị hư hoại luôn. Thủy lục phi đằng, vô bất kinh nhiếp: các loài bay nhảy trên trời dưới nước, và trên đất liền, thảy đều kinh sợ. Phàm phu hôn ám, bất giác thiên ngoa: nhưng phàm phu ở thế gian này, sức cảm giác không rõ ràng được như thế, vì thế không biết, không cảm giác được đại địa có sự biến hoá lớn như thế. Vì cảm giác của họ không có minh mẫn, không có nhanh nhẹn, vì thế không biết đại địa chấn động sáu cách như thế.
Nguyên văn:
彼等咸得五種神通,唯除漏盡,戀此塵勞。如何令汝摧裂其處?是故鬼神,及諸天魔,魍魎,妖精,於三昧時,僉來惱汝。
Âm Hán Việt:
Bỉ đẳng hàm đắc ngũ chủng thần thông, duy trừ lậu tận, luyến thử trần lao. Như hà linh nhữ tồi liệt kỳ xứ, thị cố quỷ thần, cập chư Thiên ma, Võng lượng, Yêu tinh, ư tam muội thời, thiêm lai não nhữ.
Dịch:
Loại kia đều được năm thứ thần thông, trừ Lậu Tận Thông, lòng những luyến tiếc cảnh trần lao này, cho nên không thể để cho các ông phá chỗ của họ. Bởi thế quỷ thần, các vị thiên ma, võng lượng, yêu tinh, đều đến quấy phá, trong lúc các ông tu định Tam muội.
Giảng:
Nay đã hiểu rồi phải không? Tại sao ma đến chính là vì như thế. Bỉ đẳng hàm đắc ngũ chủng thần thông: ma ở trên trời và quỷ thần đều có năm loại thần thông. Thế nào là năm loại thần thông? Là thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thần túc thông, nhưng không có lậu tận thông. Nếu họ được lậu tận thông, họ sẽ không đến nhiễu loạn ông; vì họ không có lậu tận thông, vì thế họ còn muốn làm người xấu, làm người ác để phá hoại ông. Duy trừ lậu tận: do đó có thể biết lậu tận thông không dễ dàng chứng đắc. Thế nào gọi là lậu tận? Tôi lại giảng cho quý vị một điểm này, tức là bất luận người nam, người nữ, người nam thì nhớ người nữ, người nữ thì nhớ người nam, đó gọi là lậu, ngày nào quý vị chưa đoạn trừ niệm này, thì chưa đạt được lậu tận.
Lại nói sâu hơn một chút, tôi nay nói thật cho quý vị nghe, nếu không thật, giống như lắc cái gì bị che đậy, lắc mãi, quý vị cũng không biết bên trong là cái gì? Nói sự thật chính là muốn tinh khí của quý vị không chạy mất, tức thì lậu tận; tinh khí của quý vị nếu chạy mất thì đó là lậu. Nay tôi nói cho quý vị nghe bí mật của trời đất, nếu tinh khí các ông không mất đi thì không có lậu. Ngay cả tinh khí không mất đi ngay cả cái niệm đó, cái tâm đó đều không có, cái niệm vi tế như cái niệm tâm dâm dục cũng đều không có, đó là lậu tận. Nay đã hiểu chưa? Thiên ma tại sao chưa có lậu tận? Vì thiên ma có tâm dâm dục, quỷ thần cũng có tâm dâm dục.
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng của Thượng Nhân năm 80.
Đệ tử: sư phụ nói: “Lậu tận thông tức là không để tinh khí chạy đi”, Anh văn phải phiên dịch như thế nào?
Thượng Nhân: khi tôi giảng điều này thì giảng rất cạn, khi phiên dịch thì phiên dịch là “bao hàm mà không lậu mất” là được rồi, không nên viết rõ ràng quá, tiết lộ bí mật của trời đất. Khi tôi giảng vì sợ quý vị không hiểu, vì thế nói thẳng hết cho các ông nghe. Nếu các ông đều hiểu rõ, thì “bao hàm mà không lậu mất”, có cái ý này là được rồi. Tức là quý vị có dục niệm tức là lậu; không có dục niệm, tức là không lậu. Vì lúc đầu mới giảng kinh, nhất là thính chúng phần đông đều là người Mỹ, không phá nồi làm chìm thuyền như vậy, vẽ người vốn không nên vẽ ruột, nay tôi phá lệ mà vẽ ruột ra hết.
Năm 80 Thượng Nhân giảng bổ sung đến đây
Luyến thử trần lao: “Trần lao” là gì? Tôi bảo cho quý vị biết, tức là dâm dục, dâm dục tức là trần lao, trần lao tức là dâm dục. Họ tham luyến cái này. Như hà linh nhữ tồi liệt kỳ xứ: họ tham luyến cái này, vì thế cũng không muốn cho quý vị buông bỏ, muốn quý vị cũng phải tham luyến như họ. Ma nói: “Chúng ta hai người là bạn tốt, tôi không thể buông bỏ thứ này, bạn muốn chạy trốn? Muốn xả bỏ thứ này? Không thể được!” Vì thế ma bèn đến. Làm gì vậy? Ma không buông bỏ được cái thế giới mà ông ly khai. Thị cố quỷ thần, cập chư Thiên ma, Võng lượng Yêu tinh: vì thế tất cả quỷ thần, cùng tất cả thiên ma, còn có võng lượng, yêu tinh. Trước kia tôi giảng về yêu tinh, quý vị không hiểu nay lại nói cho quý vị biết.
Quý vị xem chữ yêu của Trung Hoa viết như thế nào? Thế nào là yêu tinh? Là bộ nữ bên cạnh thêm chữ yểu. Thế nào gọi là yểu? Yểu là dưới 30 tuổi mà chết, đó gọi là yểu. Vậy yêu tinh thì sao? Quý vị nhìn nghĩa của chữ này, tôi không cần phải giảng rất nhiều, ý nghĩa này quý vị hiểu thì được rồi. Nói tóm lại bên cạnh chữ nữ có một con quỷ đoản mạng chết sớm, thanh niên khi chết thì làm yêu tinh.
Ư tam muội thời: tam muội của ai? Tức là tam muội của ông, khi ông nhập định. Thiêm lai não nhữ: “thiêm” có nghĩa là toàn, đều, cũng có thể hiểu là toàn bộ, tức là toàn bộ ma quỷ đều đến. Đến để làm gì? Đến để muốn ăn thịt Đường Tăng.
Đường Tăng, ai là Đường Tăng? Đường Huyền Trang chính là Đường Tăng, rất nhiều yêu tinh đều muốn ăn thịt của Ngài, tức là não loạn định lực của Ngài. Vì thế quý vị tu hành có định lực, thì tất cả yêu ma quỷ quái cũng đều muốn đến để ăn thịt. Không phải ăn thịt của quý vị, tôi nói thực cho quý vị điểm này, nay tôi nói ra trắng ra hết, một chút cũng không giữ lại, tại sao vậy? Vì quý vị không có tâm dâm dục, tinh của quý vị đầy đủ.
“Tinh” đầy đủ, “khí” đầy đủ, “thần” đầy đủ, vì thế lúc này yêu ma quỷ quái nhìn thấy quý vị nhiều bảo bối như thế nói: “Tôi nhất định đến chỗ của ông để cướp bảo bối”, vì vậy cho nên họ đến phá hoại quý vị. Nguyên nhân họ phá hoại quý vị là muốn cướp bảo bối của quý vị. Quý vị có bạn gái, thì người bạn gái đó chính là người cướp đi bảo bối của quý vị! Ai có bạn trai, thì người bạn trai đó cũng chính là người cướp đi bảo bối của quý vị! Quý vị cho rằng làm cái gì? Quý vị nói: “Tôi học Phật pháp, Phật pháp giảng bố thí, tôi đem bảo bối của tôi bố thí cho người”, vậy thì quý vị sẽ biến thành quỷ nghèo. Sau đó quỷ nghèo đoạ vào địa ngục! Lúc đó người mà cướp bảo bối của quý vị, không bao giờ đến chỗ của quý vị mà nói rằng: “Tôi cho bạn một chút bảo bối, bạn có thể đi ra ngoài”, không có cách nào để giúp đỡ quý vị đâu. Lúc đó quý vị nên suy nghĩ lại xem.
Nguyên văn:
G2成就破亂由迷(分六)
H1示喻客不成害 H2正推迷亂由主 H3覺悟必能超勝 H4迷惑必致墮落 H5前墮淫室害淺 H6若墮魔類害深
H1示喻客不成害
然彼諸魔雖有大怒,彼塵勞內,汝妙覺中,如風吹光,如刀斷水,了不相觸。汝如沸湯,彼如堅冰,煖氣漸鄰,不日消殞,徒恃神力,但為其客。
Âm Hán Việt:
G2. Thành tựu phá loạn do mê (phân lục):
H1. Thị dụ khách bất thành hại: ví dụ khách không thể làm hại
H2. Chánh suy mê loạn do chủ: chỉ rõ mê loạn là do chủ nhân ngũ ấm
H3. Giác ngộ tất năng siêu thắng: giác ngộ thì sẽ vượt qua
H4. Mê hoặc tất chí đoạ lạc: mê hoặc sẽ bị đoạ lạc
H5. Tiền đoạ dâm thất hại thiển: trước đó bị đoạ trong dâm thất, tai hại còn nhẹ
H6. Nhược đoạ ma loại hại thâm: nếu đoạ vì các ấm ma, thì tai hại vô cùng
H1. Thị dụ khách bất thành hại: ví dụ khách không thể làm hại
Nhiên bỉ chư ma tuy hữu đại nộ, bỉ trần lao nội, nhữ diệu giác trung, như phong xuy quang, như đao đoạn thủy, liễu bất tương xúc. Nhữ như phí thang, bỉ như kiên băng, noãn khí tiệm lân, bất nhật tiêu vẫn, đồ thị thần lực, đãn vi kỳ khách.
Dịch:
Như các ma kia, tuy rất giận dữ nhưng ở trần lao, còn như các ông ở trong Diệu Giác, giống như ngọn gió thổi vào ánh sáng, như dao chặt nước không hề hấn gì. Ông như nước sôi, họ như băng đá, hơi ấm đến gần băng đá tự tiêu. Họ ỷ thần lực, nhưng chỉ là khách.
Giảng:
Trước đó đã nói về ma này, định lực của ông tu được có chỗ thành tựu, ma vương sợ ông thành tựu định lực, vì thế đến để phá hoại định lực của ông, khiến tam muội của ông không thể thành tựu.
Nhiên bỉ chư ma tuy hữu đại nộ: tuy ma vương đều đến nhiễu loạn ông, đem lại phiền não cho ông, nhưng những ma này đều rất phiền não phẫn nộ. Bỉ trần lao nội: họ đều có trần lao nhiễm ô, nhữ diệu giác trung: Vì thế trong tánh diệu giác của ông, như phong xuy quang: họ không có biện pháp gì phá hoại định lực của ông, không thể làm gì được ông, thì làm sao đây? Giống như gió thổi ánh sáng, ánh sáng không bị gió làm cho dao động, như đao đoạn thủy, liễu bất tương xúc: giống như dùng đao để chém nước vậy, đao chém nước, dù có chém như thế nào cũng không thể chém đứt được nước.
Nhữ như phí thang: định lực tu hành của ông có một thứ để ví dụ, ví dụ như cái gì? Ví như than nóng bỉ như kiên băng: ma vương cũng có một thứ để ví dụ, ví dụ như cái gì? Ví như băng đông cứng trong mùa đông, noãn khí tiệm lân, bất nhật tiêu vẫn: băng đông cứng này tuy kiên cố, nhưng gặp phải nước nóng, thì khí ấm dần dần tiếp cận với nó, không đến một ngày, nó liền bị tiêu tan, đồ thị thần lực, đãn vi kỳ khách: ma quỷ chỉ ỷ vào thần lực nhưng cuối cùng không được làm người chủ, chỉ là một người khách mà thôi.
Nguyên văn:
H2正推迷亂由主
成就破亂,由汝心中五陰主人,主人若迷,客得其便。
Âm Hán Việt:
H2. Chánh suy mê loạn do chủ: chỉ rõ mê loạn là do chủ nhân ngũ ấm
Thành tựu phá loạn, do nhữ tâm trung ngũ ấm chủ nhân, chủ nhân nhược mê, khách đắc kỳ tiện.
Dịch:
Thành sự phá hoại là do chủ nhân ngũ ấm trong tâm. Chủ nhân mê lầm, khách thừa cơ hội vào trong quấy phá.
Giảng:
Thành tựu phá loạn, do nhữ tâm trung ngũ ấm chủ nhân: họ không thể thành tựu sự phá hoại, thành tựu phá hoại rối loạn tức là chủ nhân năm ấm trong tâm của ông, chủ nhân nhược mê, khách đắc kỳ tiện: người chủ này nếu mê hoặc, thì người khách sẽ thừa cơ hội đắc lợi; nếu ông là người chủ không mê muội, thì họ không thể làm gì được. Ai là người chủ? Tức là tự tánh. Tự tánh của ông nếu như mê mờ thì ma sẽ có biện pháp, tức là có thể não loạn ông; tự tánh của ông nếu không mê, thì ma sẽ không có cách nào, ma sẽ bó tay không có cách nào phá hoại ông được.
Nguyên văn:
H3覺悟必能超勝
當處禪那,覺悟無惑,則彼魔事無奈汝何?陰消入明,則彼群邪咸受幽氣,明能破暗,近自消殞,如何敢留擾亂禪定?(hình trang 6)
Âm Hán Việt:
H3. Giác ngộ tất năng siêu thắng: giác ngộ thì sẽ vượt qua
Đương xứ Thiền na, giác ngộ vô hoặc, tắc bỉ ma sự vô nại nhữ hà. Ấm tiêu nhập minh, tắc bỉ quần tà hàm thọ u khí, minh năng phá ám, cận tự tiêu vẫn, như hà cảm lưu nhiễu loạn thiền định.
Dịch:
Nhưng nếu chủ nhân thường trong chánh định, giác ngộ không lầm, thì các ma kia không làm gì được. Khi ấm tiêu vong vào trong ánh sáng, thì các thứ tà thọ khí tối tăm. Sáng phá được tối, tối đến gần sáng thì tự tiêu mất, làm sao còn dám ở lại nơi đó nhiễu loạn thiền định?
Giảng:
Đương xứ Thiền na, giác ngộ vô hoặc: khi ông được sự an tĩnh của tam muội, khi được loại Thiền na chánh định chánh thọ, ông chỉ có một loại Bồ đề tâm giác ngộ mà không có nghi hoặc nào cả, tắc bỉ ma sự vô nại nhữ hà: thì tài năng của ma dù lớn đến đâu cũng không thể làm gì ông được, ma không có cách nào cả, không có cách nào đem lại cho ông sự phiền não.
Ấm tiêu nhập minh: ma thì thuộc âm, âm sẽ tiêu đi. Giống như ma là băng, ông là nước nóng, nước nóng sẽ làm tan băng, đó gọi là “ấm tiêu”. “Nhập minh”, lửa trí tuệ của ông cao vời, vì thế nên nhập minh, vào trong ánh sáng. Tắc bỉ quần tà hàm thọ u khí: thì những tà ma ngoại đạo, yêu ma quỷ quái đó, tất cả những bản lãnh của họ giống như u khí tối tăm. Minh năng phá ám: ông có định lực chân chánh, có huệ lực chân chánh, phát ra ánh sáng của trí tuệ, thì sẽ phá được cái tối tăm kia. Cận tự tiêu vẫn: nếu họ muốn đến gần để phá hoại nhiễu loạn ông, thì họ tự tiêu diệt. Như hà cảm lưu, nhiễu loạn thiền định: họ làm sao có thể dám đến đây để làm nhiễu loạn ông, sao dám đến đây để làm phiền phức ông? Ma quái sẽ không dám đến chỗ này để nhiễu loạn ông.
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng của Thượng Nhân tháng 1 năm 1983:
Loại ấm ma này, kỳ thực không phải 50 loại, mà 500 loại, 5000 loại, 5 vạn loại, 50 vạn loại đều có. Mỗi loại lại có thể chia ra l0 loại, nếu phân tích nhỏ, ngàn ngàn vạn vạn loại đều có. Quy nạp lại, thế nào gọi là ấm ma? Vốn là không có thứ gì, chính là một luồng âm khí. Luồng âm khí này từ đâu đến? Tức là từ mỗi âm niệm của mỗi người chúng ta mà có. Cái niệm âm này tức là những niệm thuộc về tham, sân, si, vì thế nên sanh ra sắc, thọ, tưởng, hành, thức, trong mỗi uẩn sanh ra các thứ ấm tướng. Ấm tướng này, khi công phu đạt đến thì tất nhiên hiện ra một loại tình huống. Nếu công phu không đến, muốn có ấm ma này cũng không có; nếu công phu đến mức thì nó sẽ xuất hiện ra.
Xuất hiện ra cũng không sao, không nên nói là sợ ma. Không nên sợ! Vậy thì sao đây? Khi ấm tướng xuất hiện, ông có thể giữ một cách thản nhiên bình tĩnh, xem như không có chuyện gì xảy ra - kiến như bất kiến, văn như bất văn, thấy mà xem như không thấy, nghe như không nghe, ngửi không có mùi vị. Nếu ông không nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, thì ấm ma này không làm cách nào được. Nếu ông không có tham, sân, si thì sẽ hàng phục được ấm ma này. Không có ích kỷ, tự lợi, mong cầu, tham muốn, tranh giành những lỗi lầm này thì ma nào cũng không làm gì được ông.[5]
Vì thế chúng ta nay nghiên cứu, không nên nói nghiên cứu ấm ma này rồi sợ ma luôn. Không cần phải sợ, nó là luồng khí giống như cái gì vậy? Đây cũng sử dụng một ví dụ thô thiển, là cái gì vậy? Giống như chúng ta nấu nước vậy, nước sôi sùng sục, thì sẽ có khí nóng bay lên, khí nóng bay lên tức là nước sôi rồi. Ông tu hành có ma xuất hiện, sự xuất hiện của ma, cũng chính vì ấm niệm trong tự tánh của ông, do âm khí huyễn hoá sanh ra. Tuy do huyễn hoá sanh ra, nếu không bị nó làm cho dao động thì không có việc gì cả. Giống như ông nấu nước sôi, khí hơi nóng bốc ra, đó không có gì lạ cả, đợi nó qua đi thì nước có thể uống được.
Người có luồng ma khí xuất hiện, giống như tinh luyện vàng, luyện ra vàng ròng thì những cặn bã trong vàng đều lọc ra hết. Tu đạo cũng giống như luyện vàng vậy, cho nên nói: “Vàng thật không sợ lửa”. Ông phải luyện ra vàng ròng, luyện ra thân kim cang bất hoại. Cho nên thân kim cang bất hoại thì phải giờ giờ phút phút, nhất tâm nhất niệm dụng công tu hành; dụng công tu hành, thì bất luận tu đến trình độ nào, cũng không nên sanh lòng hoan hỷ, cũng không nên sanh lòng lo lắng, đây là một biện pháp giải quyết ma chướng căn bản nhất, quan trọng nhất của người tu đạo.
Tháng 1 năm 1983, Thượng Nhân giảng bổ sung đến đây
Nguyên văn:
H4迷惑必致墮落
若不明悟,被陰所迷,則汝阿難必為魔子,成就魔人。
Âm Hán Việt:
H4. Mê hoặc tất chí đoạ lạc: mê hoặc sẽ bị đoạ lạc
Nhược bất minh ngộ, bị ấm sở mê, tắc nhữ A Nan tắc vi ma tử, thành tựu ma nhân.
Dịch:
Nếu không sáng suốt giác ngộ tự tâm, sẽ bị ngũ ấm làm cho mê lầm, thì chính A Nan là con của Ma, và thành người Ma.
Giảng:
Nhược bất minh ngộ, bị ấm sở mê: nếu ông không hiểu rõ, không giác ngộ, bị ngũ ấm ma làm cho mê mờ, tắc nhữ A Nan tắc vi ma tử, thành tựu ma nhân: vậy thì A Nan hiện nay ắt phải làm ma con, ma cháu, những gì ông thành tựu đều là thuộc loại ma.
Nguyên văn:
H5前墮淫室害淺
如摩登伽殊為眇劣,彼唯咒汝破佛律儀,八萬行中祗毀一戒,心清淨故,尚未淪溺。
Âm Hán Việt:
H5. Tiền đoạ dâm thất hại thiển: trước đó bị đoạ trong dâm thất, tai hại còn nhẹ
Như Ma Đăng Già, thù vi miễu liệt, bỉ duy chú nhữ phá Phật Luật nghi bát vạn hạnh trung, chỉ hủy nhất giới, tâm thanh tịnh cố, thượng vị luân nịch.
Dịch:
Như Ma Đăng Già tài nhỏ thấp kém, chỉ dùng chú thuật khiến ông phá luật của Phật dạy răn. Trong tám muôn hạnh, chỉ phá một giới, nhưng vì tâm ông hãy còn thanh tịnh, nên chưa chìm đắm.
Giảng:
Như Ma Đăng Già, thù vi miễu liệt: giống như Ma Đăng Già nữ, vốn rất nhỏ nhoi, rất thấp kém, đây là một việc rất nhỏ, một việc ma rất là bình thường. Bỉ duy chú nhữ, phá Phật Luật nghi, bát vạn hạnh trung, chỉ hủy nhất giới: Ma Đăng Già nữ chỉ dùng Tiên Phạm Thiên Chú làm mê hoặc ông, để ông phá hoại quy củ của Phật, phá hoại Luật nghi của Phật, trong tám vạn hạnh chỉ phá hoại một giới mà thôi. Tâm thanh tịnh cố, thượng vị luân nịch: vì trong tâm ông thanh tịnh, lúc đó ông chứng được sơ quả cho nên chưa bị Ma Đăng Già nữ phá hoại giới thể, chưa có bị đoạ lạc, chìm đắm trong bể khổ.
Nguyên văn:
H6若墮魔類害深
此乃隳汝寶覺全身,如宰臣家,忽逢籍沒,宛轉零落,無可哀救。
Âm Hán Việt:
H6. Nhược đoạ ma loại hại thâm: nếu đoạ vì các ấm ma, thì tai hại vô cùng
Thử nãi huy nhữ Bảo giác toàn thân, như tể thần gia, hốt phùng tịch một, uyển chuyển linh lạc, vô khả ai cứu.
Dịch:
Những ấm ma này phá hoại toàn thân Bảo giác của ông, như nhà Tể tướng bỗng bị tịch biên, linh đinh trôi dạt, không thể thương cứu.
Giảng:
Thử nãi huy nhữ Bảo giác toàn thân: ma này là một hành vi khiến ông đoạ lạc, khiến cho toàn thân Bảo giác của ông trầm luân sa đoạ. Như tể thần gia, hốt phùng tịch một: giống như nhà làm quan lớn, bỗng nhiên bị vua tịch thu tài sản. Uyển chuyển linh lạc, vô khả ai cứu: bị triển chuyển lưu lạc, không có chỗ để cầu cứu, không có chỗ để cầu thương xót, kêu người thương xót, cứu giúp.
[1] “Thiên mệnh chi vị tiền, suất tánh chi vị tiền. Tiền dã giả, bất khả tu du ly dã, khả ly phi tiền dã”.
[2] Bảng: đơn vị đo trọng lượng của Anh, Mỹ. Một bảng bằng 0,9072 cân.
[3] Túng ngộ phong đao thường thản thản, giả nhiêu độc dược dã nhàn nhàn.
[4] Thận vật tín nhữ ý, nhữ ý bất khả tín.
[5] Fifty demonic states are described in this section of the Sutra, but in fact there are countless numbers of these states… These demonic states are basically nothing but a mass of yin energy, which come from our yin thoungts. Yin thoughts include thoughts of desire, anger, and delusion. They give rise to the aggregates of form, sense-perception, cognition, mental formations, and consciousness; and in each of these aggregates, various kinds of yin phenomena naturally appear when your skill reaches a certain level. If your skill hasn’t reached that level, then you won’t encounter these demonic states even if you want to. They will manifest only when your skill has reached a certain level. Don’t worry when they appear. There’s no fear being possessed by demons. When these yin phenomena appear, you should remain calm, as if they don’t exist. See them as if not seeing them; hear them as if not hearing them… If you don’t let your attention be diverted by sights, sounds, odors, flavors, objects of touch, and objects of cognition, then the demonic states will have no way to harm you. If you are without desire, anger, and delusion, you subdue these states… The demons that you encounter in your practice are illusions produced from the yin thoughts and yin energy in your own nature. If you can remain unmoved by these illusory appearances, then there will be no problem… No matter what level you reach in your cultivation, do not become happy or afraid. That is the essence of what is needed to overcome demonic states (VIII, 21-2 http://www.cttbusa.org/shurangama8/shurangama8_2.asp )
Ngũ thập ấm ma
大佛頂如來密因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴經卷九
Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh quyển cửu
開經偈
無上甚深微妙法 百千萬劫難遭遇
我今見聞得受持 願解如來真實義
Khai Kinh Kệ
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngã kim kiến văn đắc thụ trì,
Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.
Huyền diệu trên đời Pháp rộng sâu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu.
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện giải Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
普告魔境當識
Phổ cáo ma cảnh đương thức
Nói rộng ma cảnh cần biết
Nguyên văn:
二、辨五魔,令識,以護墮落
甲、無問自說五陰魔境
- 普告魔境當識
D1無問自說五陰魔境 D2因請重明五陰起滅
D1分三 E1普告魔境當識 E2會眾頂禮欽承
E3正以詳陳魔事
E1分三 F1最後真慈不盡 F2詳標微細魔事
F3敕令諦聽許說
F1最後真慈不盡
即時如來將罷法座,於師子床攬七寶几,迴紫金山,再來恁倚。普告大眾及阿難言:汝等有學緣覺聲聞,今日迴心趣大菩提無上妙覺,吾今已說真修行法。
Âm Hán Việt:
Biện ngũ ma, linh thức, dĩ hộ đoạ lạc: phân tích 5 thứ ma, cho đại chúng hiểu rõ, để khỏi bị đoạ lạc
Vô vấn tự thuyết ngũ ấm ma cảnh: không ai hỏi mà tự nói về cảnh giới của Ngũ ấm ma
Phổ cáo ma cảnh đương thức: nói rộng cảnh giới ma cần phải biết
C2. Biện ngũ ma linh thức dĩ hộ đoạ lạc (phân nhị): phân biện 5 thứ ma, cho đại chúng hiểu rõ, để khỏi bị đoạ lạc (chia làm 2)
D1. Vô vấn tự thuyết ngũ ấm ma cảnh: không ai hỏi mà tự nói về cảnh giới của Ngũ ấm ma
D2. Nhân thỉnh trùng minh ngũ ấm khởi diệt: do thưa thỉnh mà nói thêm về sự sanh diệt của ngũ ấm
D1. Phân tam: chia làm ba
E1. Phổ cáo ma cảnh đương thức: nói rộng cảnh giới ma cần phải biết
E2. Hội chúng đảnh lễ khâm thừa: Hội chúng đảnh lễ tuân hành
E3. Chánh dĩ tường trần ma sự: nói rõ ma sự
E1. Phân tam: chia làm ba
F1. Tối hậu chân từ bất tận: sau cùng - lòng từ bi vô tận
F2. Tường tiêu vi tế ma sự: nêu rõ ma sự vi tế
F3. Sắc linh đế thính hứa thuyết: bảo lắng nghe lời sẽ thuyết giảng
F1. Tối hậu chân từ bất tận: sau cùng - lòng từ bi vô tận
Tức thời Như Lai tương bãi pháp tọa, ư sư tử sàng lãm thất bảo kỷ, hồi Tử Kim sơn, tái lai nhậm ỷ, phổ cáo đại chúng cập A Nan ngôn: nhữ đẳng hữu học Duyên Giác, Thanh văn, kim nhật hồi tâm thú đại Bồ đề Vô thượng diệu giác, ngô kim dĩ thuyết chân tu hành pháp.
Dịch:
Vào lúc bấy giờ, gần xong thời pháp, nơi toà Sư Tử, Đức Phật Như Lai, vịnh bàn thất bảo, xoay chuyển thân vàng sáng chói trang nghiêm, lại dựa toà vàng bảo trong đại chúng cùng A Nan rằng: “Các ông nay là Hữu học Thanh văn, cùng hàng Duyên Giác, nay biết hồi tâm, hướng về Vô thượng Diệu Giác Bồ đề. Nay ta nói pháp tu hành chân chánh”.
Giảng:
Tức thời Như Lai tương bãi pháp toạ: Vào lúc đó, Như Lai sắp kết thúc thời thuyết pháp, vì kinh Lăng Nghiêm sắp giảng xong. Ư sư tử sàng lãm thất bảo kỷ, vì Đức Phật thuyết pháp giống như sư tử hống, tiếng hống của sư tử trăm thú đều sợ, vì thế tôn xưng pháp toà của Đức Phật là “sư tử toà”. Cái bàn trước Đức Phật làm bằng bảy báu rất trang nghiêm, nên gọi là bàn thất bảo (bảy báu). Đức Phật ở trên pháp toà vịn bàn bảy báu, hồi Tử Kim sơn, tái lai nhậm ỷ: Đức Phật lại xoay chuyển thân vàng sáng chói như tử kim sơn, sáng chiếu khắp nơi, lại vịn vào bàn bảy báu để giảng pháp này.
Phổ cáo đại chúng cập A Nan ngôn: bảo khắp đại chúng và A Nan; nhữ đẳng hữu học Duyên Giác, Thanh văn kim nhật hồi tâm thú đại Bồ đề Vô thượng diệu giác: trước khi chứng quả vị A la hán, thì gọi là quả vị hữu học. Các ông hiện nay là những người hữu học, những người Duyên Giác tu mười hai nhân duyên mà khai ngộ, hoặc là Thanh văn tu pháp Tứ đế mà khai ngộ, các ông hiện nay thuộc hàng nhị thừa phát tâm Đại thừa, tức bỏ tâm Tiểu thừa, hồi tâm hướng về Đại thừa, hướng về diệu giác Vô thượng Bồ đề, không có giác ngộ nào cao hơn. Ngô kim dĩ thuyết chân tu hành pháp: Ta nay vì các ông mà tuyên thuyết phương pháp tu hành chân chánh.
Nguyên văn:
F2詳標微細魔事
汝猶未識,修奢摩他毗婆舍那微細魔事,魔境現前,汝不能識,洗心非正,落於邪見。或汝陰魔,或復天魔,或著鬼神,或遭魑魅,心中不明,認賊為子。又復於中得少為足,如第四禪無聞比丘,妄言證聖,天報已畢,衰相現前,謗阿羅漢身遭後有,墮阿鼻獄。
Âm Hán Việt:
F2 Tường tiêu vi tế ma sự: nêu rõ ma sự vi tế
Nhữ do vị thức tu Xa ma tha Tỳ bà xá na vi tế ma sự, ma cảnh hiện tiền, nhữ bất năng thức tẩy tâm phi chánh, lạc ư tà kiến, hoặc nhữ ấm ma, hoặc phục Thiên ma, hoặc trước quỷ thần, hoặc tao ly mỵ, tâm trung bất minh, nhận tặc vi tử.
Hựu phục ư trung đắc thiểu vi túc, như đệ Tứ thiền Vô Văn Tỳ kheo, vọng ngôn chứng Thánh, thiên báo dĩ tất, suy tướng hiện tiền, báng A la hán thân tao hậu hữu, đọa A tỳ ngục.
Dịch:
Các ông vẫn còn chưa biết được rằng, ấm ma vi tế quấy nhiễu tu hành Xa ma tha cảnh, Tỳ bà xá na, ma cảnh hiện tiền mà không nhận biết. Rửa tâm không đúng, lạc vào tà kiến, hoặc bị ấm ma, hoặc bị Thiên ma, hoặc mắc Quỷ Thần, hoặc gặp Ly Mỵ, tà tâm mê muội nhận giặc làm con.
Lại tự bản thân, được ít cho đủ, như vị Tỳ kheo tên là Vô Văn, chứng đắc Tứ thiền, vọng nói chứng Thánh. Khi hết phước rồi, ở nơi cõi trời tướng suy tự hiện, phải đền nghiệp tội phỉ báng La Hán, phải thọ thân sau, đoạ vào địa ngục A Tỳ chịu khổ.
Giảng:
Nhữ do vị thức: A Nan trước đó thưa hỏi Đức Phật cách thức tu hành như thế nào, vì chúng sanh vị lai thỉnh pháp, tuy A Nan đã hiểu đạo lý tu hành, nhưng chưa có kinh nghiệm thực tế. Lý luận thì đã hiểu, nhưng chưa có kinh nghiệm, vì thế không biết trong sự tu hành sẽ có những việc gì phát sanh. Vì thế Đức Phật nói: “A Nan à, nay còn không biết sao?” A Nan không biết cái gì? Tu Xa ma tha Tỳ bà xá na vi tế ma sự: Tu tập Lăng Nghiêm đại định là sự quán chiếu vi mật, lúc tu định này, rất có nhiều ma sự, ma này không phải hiển hiện rõ rệt mà rất vi tế.
Ma cảnh hiện tiền, nhữ bất năng thức: lúc ông dụng công tu đạo, khi hạ thủ công phu phản văn văn tự tánh, đó là lúc ma cảnh hiện tiền, ông không nhận thức được ma này sao gọi là ma. Tẩy tâm phi chánh, lạc ư tà kiến: ông tuy rửa tâm, nhưng nếu có một chút sai lầm, lầm cho tà là chánh, cho vọng là chân, tuy tu định vốn phải trừ sạch những cấu nhiễm nhơ bẩn trong tâm, nhưng không rõ biết ma cảnh thì không được chánh tâm, không phù hợp chánh tri chánh kiến thì sẽ bị đoạ lạc vào tà kiến.
Lời Ban Biên tập: dưới đây là phần giảng của Thượng nhân năm 80:
Rửa tâm ở đây, tức là quý vị có tà kiến ở trong tâm, quý vị lạc vào tà kiến. “Rửa tâm” tức là trong tâm của quý vị quét dọn chưa được sạch sẽ, tà kiến trong tâm của quý vị chưa gội rửa sạch sẽ, rửa cái tâm tà kiến đó. “Phi chánh” tức là chưa gội rửa sạch sẽ, tức là quý vị muốn không sanh không diệt, nhưng trong tâm của quý vị vẫn còn sanh diệt. Ở đây có ý nghĩa là, ví như có người nữ nói rằng: “A! Tôi không muốn có bạn trai”, nhưng trong tâm thì muốn; người nam thì nói “A! tôi không muốn có bạn gái. Không muốn, không muốn”, nhưng trong tâm chẳng phải thật sự không muốn. Ở trên đây gọi là “rửa tâm không chánh”. Vì bên trong vẫn còn chứa chấp tà niệm, vì thế nên rơi vào tà kiến. “Phi chánh” tức là chưa có rửa sạch sẽ.
Thượng nhân: Quả Mỗ! Thầy ở chùa Kim Sơn, người đó có bệnh, thầy có thấy hình dáng của người đó chăng?
Quả Mỗ trả lời: Dạ con thấy, rất là đáng sợ!
Thượng nhân: Đó là một con rồng dữ, tức là hiện tượng phi tinh nhập vào người, bị ma nhập lại còn mạo xưng là Bồ tát gì đó.
Quả Mỗ: Lần đó chúng con ở chùa Kim Sơn, nhìn thấy một hiện tượng rất đặc biệt, tức là có một cô khoảng 40 tuổi từ Đài Loan đến đây. Sau đó thương Mary, bảo với chúng con rằng, chồng cô ta không cần cô ta nữa. Vì mỗi tối cô thường nghe tiếng kêu cô làm cái này, kêu cô làm cái kia, muốn cô đi chùa này muốn cô đi miếu nọ, vì thế nửa đêm nửa khuya, 11, 12 giờ đêm đều mở cửa để đi, người chồng cảm thấy cô bệnh tâm thần nên không thích cô nữa.
Cô đi khắp nơi tìm chùa miếu, thứ bảy đến chùa Kim Sơn, không biết cô làm cái gì, mà ngồi đối diện với sư phụ với tư thế ngồi thiền. Con thấy gương mặt của cô ta rất hung dữ, ánh mắt thì sân giận, lúc đó con nghĩ thật là không nên có cái tâm sân như thế, đó là từ vô lượng kiếp tích luỹ cho đến ngày hôm nay, thật là một quả bom nguyên tử. Hai tay cô chắp lại đối diện sư phụ, sự hung dữ lộ ra mắt, mọi người ở đó đều thấy. Bỗng nhiên cô ta “u” một tiếng, thanh âm chát chúa, sau đó miệng như phun ra cái gì, tay thì múa may rất nhanh rất nhanh, thật là kỳ lạ.
Thượng nhân: đó là cô ta đang dùng pháp thuật để đấu pháp với ta, con không biết cô ta đang hiển thần thông đó.
Quả Mỗ: lại niệm chú, một lúc sau nước mắt ràn rụa đầy mặt. Sư phụ hỏi cô ta: cô muốn cái gì?
Thượng nhân: khi cô ta khóc rồi quỳ xuống, tựa như con rồng đang quỳ mọp xuống, quỳ rồi lạy! Cô ta không đấu nổi nên đầu hàng đó.
Quả Mỗ: cô ta đầu hàng xong, thỉnh sư phụ dạy cho cô ta biết phải tu hành như thế nào? Sư phụ nói: “Vì cô thừa cấp giới hoãn, cô nỗ lực dụng công tu hành, nhưng không giữ giới luật, nay đoạ làm thân rồng. Tuy có thần thông nhưng rất đau khổ, tại sao cô lại không tu hành cho tốt?” Bảo cô quy y Tam bảo thì cô ta lại nói: “Con không hiểu phải tu hành như thế nào?” Cô ta nói: Mỗi khi mở kinh Địa Tạng ra thì dường như có một sức mạnh nào không cho cô xem. Sau đó cô lại thỉnh sư phụ dạy bảo cho cô là cô muốn xem bộ kinh đó thì phải tu hành như thế nào?
Thượng Nhân: “Rửa tâm không chánh” có thể dịch là “giữ tâm không chánh” khiến người dễ hiểu hơn; vì giữ tâm không chơn chánh nên rơi vào tà kiến. Đối với Anh văn thông suốt thuận tai là tốt, không cần dịch theo từng chữ. Tôi tin rằng lúc ban đầu tiếng Phạn dịch thành tiếng Hán, cũng phiên dịch theo ý này, không nhất định hoàn toàn dịch từng chữ, vì thế Anh văn dịch thông suốt, ai xem cũng hiểu là tốt rồi, không nhất định phải chiếu theo chữ đó, cần đoạn văn trên văn dưới thông suốt mới được.
Trong đoạn kinh này, câu “nhữ bất năng thức”, tức là các loại ma cảnh đến mà quý vị không nhận biết, vì “rửa tâm không chánh”. Quý vị không nhận thức được, tức là không có trí tuệ. Tại sao không có trí tuệ? Chính vì quý vị có cái tâm không chánh đáng, có tà kiến, cho nên rơi vào tà kiến.
Sao gọi là “giữ tâm không chánh”? Ví dụ người này tu hành Phật pháp nhưng không muốn khai mở trí tuệ, chỉ muốn cầu thần thông, đó tức là rửa tâm bất chánh; người này chỉ muốn: “Tôi học Mật tông để chứng đắc cho nhanh”, đó tức là rửa tâm không chánh, cũng tức là cái sức chú ý giữ tâm của người này không chánh đáng. Đó cũng chính là nhân địa không chánh thì quả địa cũng biến thành tà. “Tẩy tâm” là cái nhân trong tâm, tham sân si trong tâm, dục niệm trong tâm không rửa sạch sẽ. Nói tóm lại, “tẩy tâm” tức là nói dục niệm của mình chưa được sạch sẽ, vì dục niệm không sạch sẽ nên vô minh che đậy, vì thế cảnh giới ma đến mà không biết, cũng không biết cái nào là ma, cái nào là Phật.
“Ông không thể biết”, vì sao không biết? Vì không có trí tuệ, cũng tức là tẩy tâm bất chánh, cũng tức là tồn tâm phi chánh, sức chú ý của quý vị không chánh đáng nên rơi vào tà kiến. Vì ma đến, quý vị xem đó là Phật, vốn là không chân chánh, mà quý vị xem đó là chân chánh, cho nên rơi vào tà kiến. Cảnh giới ma đến, quý vị lại cho là cảnh giới tốt đẹp. Kinh văn nói: “Bất tác Thánh tâm, danh thiện cảnh giới , nhược tác Thánh giải, tức thọ quần tà”, nghĩa là “Nếu không cho rằng chứng đắc Thánh quả, thì được gọi là cảnh giới thiện lành, nếu tự cho mình chứng đắc Thánh quả, thì bị rơi vào các thứ tà kiến”. Nếu quý vị cho rằng quý vị có cái gì rất là tuyệt vời: “Ta nay tài ba lỗi lạc!” Quý vị vừa tự mãn thì sẽ bị ma nhập. Quý vị sanh lòng tham tức là không chánh; quý vị sanh các tâm tham cầu, gọi là không chánh. Giữ tâm không chánh thì sẽ lạc vào tà kiến. Quý vị còn tự lợi, ích kỷ, nói vọng ngữ, đều rơi vào tà kiến.
Như có người nói rằng, mình là đệ tử của lão hoà thượng Hư Vân, cũng có đến Vạn Phật Thành; ở chùa Kim Sơn bị tẩn xuất, người này mở mắt tráo trưng nói vọng ngữ, rằng: “Ở núi bảy ngày!” Lại thấy được Bồ tát Di Lặc! Người này cảm thấy mới mấy ngày là bao nhiêu ngày! Nói bậy nói bạ. Đó gọi là giữ tâm bất chánh, rửa tâm bất chánh, chưa chứng nói chứng, chưa đắc nói đắc. Người này rơi vào cảnh giới ma, tự bản thân mình còn không biết, còn đem cái này tuyên truyền khắp nơi, vì thế đến chùa Kim Sơn bị đuổi đi mấy lần.
Năm 80 Thượng Nhân giảng bổ sung đến đây
Hoặc nhữ ấm ma: hoặc trong tâm của ông sanh ra các loài ma - tự tâm ma. Hoặc là mười loại ma do sắc ấm sanh ra, cũng là ma thuộc bản thân mình. Hoặc phục Thiên ma: hoặc lại có ma ở trên trời, hoặc là quỷ thần, hoặc gặp phải quỷ ly mỵ, trong tâm nếu hôn mê hồ đồ, thì không thể nhận biết được, cuối cùng bị mắc lừa, cho ma là Phật, thì giống như nhận giặc làm con. Tại sao có ma trên trời lại phá hoại ông? Vì ông tu hành có định lực. Ông khi có định lực thì cung điện của ma vương bị dao động, giống như động đất vậy. Ma vương cũng có thần thông, khi bị dao động thì sẽ quán sát: “A! cung điện của ta vô duyên vô cớ tại sao bị dao động? Sắp bị phá huỷ?” Ma vương liền biết ở thế giới này có người sắp thành đạo nghiệp, nên định lực này làm cho cung điện của ma vương bị huỷ nát. Ma vương nghĩ rằng: “Ngươi muốn phá cung điện của ta sao? Ta trước phá hoại định lực của ngươi”. Vì thế ma vương bèn đến phá hoại định lực của người tu đạo này.
Năm 80, Thượng nhân giảng bổ sung đến đây
Hoặc trước quỷ thần: quỷ thần cũng như vậy, nhìn thấy ông tu hành sắp chứng quả, nên sanh lòng đố kỵ: “Ngươi sắp chứng quả? Ta trước phải phá hoại sự tu hành của ngươi”. Vì thế nên vào trong tâm của ông, hoặc là nhập vào thân của ông, khiến định lực của ông không thể thành tựu, khiến ông tẩu hoả nhập ma. Sự bị ma nhập này đoạn kinh trước đã nói đến, là điều quan trọng nhất. Tại sao lại bị ma nhập? Chính vì “rửa tâm không chánh”, vì ông lập tâm không chơn chánh, không chánh đáng, nên có tà tâm, vì thế bị ma nhập! Đó gọi là tẩu hoả nhập ma.
Hoặc tao ly mỵ: hoặc gặp phải ly mỵ võng lượng, đều là những loại yêu quái. Tâm trung bất minh, nhận tặc vi tử: khi ông gặp phải loại cảnh giới này trong tâm lại không nhận thức, không hiểu rõ, ông lại nhận giặc này làm con của mình. Ông nghĩ xem, đồ của ông ma này sao không cướp đi, không trộm đi? Ông đem giặc vào nhà nhận làm con thì những đồ trân bảo vô giá trong nhà đều bị trộm cướp hết.
Cái gì là đồ trân bảo vô giá trong nhà của ông? Ta nay nói thật cho ông biết ông ráng ghi nhớ! Nên tin lời của ta, nên ghi nhớ, chớ nên không tin lời của ta! Tại sao vậy? Đây rất có sự quan trọng đối với tương lai và sinh mệnh của ông. Cái gì là châu báu của ông? Tức là Như Lai tạng tánh vốn có của ông. Như Lai tạng tánh này, người đó có thể trộm cướp được của ông không? Phía trước không phải đã giảng qua về tinh, khí, thần sao? Nếu ông muốn khôi phục Như Lai tạng tánh của ông, việc đầu tiên cần phải giữ gìn tinh, khí, thần của ông. Nếu không giữ gìn được thì tài bảo châu báu của mình bị cướp đi, bị người lấy đi, bị người trộm mất, cho nên ông phải cẩn thận một chút.
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng của Thượng Nhân tháng 1 năm 83.
Tiền là thứ mà mọi người ai cũng thích, họ cho rằng: “Mạng trời tức là tiền, bản tánh tự nhiên gọi là tiền. Tiền không thể khoảnh khắc rời bỏ, có thể rời bỏ không phải là tiền vậy”([1]). Người thế tục thông thường đều có bệnh này, đối với tiền không nhìn rõ, buông bỏ cũng không được. Bản thân mình trúng độc của tiền cũng không sao, còn muốn đầu độc con, đầu độc cháu, cứ đầu độc suốt thế hệ này qua thế hệ khác, vì thế dành tiền cho con trai, dành tiền cho con gái. Dành tiền cho con cái, con cái lại dành cho con cái, con của con lại dành tiền cho con. Cứ truyền tới truyền lui bị nước độc của đồng tiền này khiến thở không ra hơi! Đây là một việc hết sức đáng sợ. Vì thế ở đây tôi nhắc nhở quý vị, trên tiền có một loại độc, ông còn không tin tưởng, cứ muốn thân cận với đồng tiền này thì sẽ bị trúng độc! Trúng độc của tiền, cái độc này sẽ đầu độc con cháu, đầu độc suốt ngàn đời vạn kiếp.
Tôi trước đó đã giảng rất nhiều lần, ai cũng muốn tích chứa tiền bạc, cho đó là việc tốt. Vậy thì chúng ta là những người tu hành, không nên xem trọng đồng tiền, vì thế không nên tích chứa tiền bạc, không nên “tiền không thể khoảnh khắc rời bỏ”, mà chúng ta cần phải sửa lại, đối với chúng ta là: “Mạng trời tức là pháp, bản tánh tự nhiên gọi là pháp. Pháp không thể khoảnh khắc rời bỏ, có thể rời bỏ không phải là pháp vậy”. Thế nào gọi là pháp? Tức là pháp của Phật Pháp Tăng, tôi biết, còn ông chưa biết, nếu ông thật sự biết, ông sẽ không làm mất cái pháp này.
Rốt cuộc pháp là gì? Pháp tức là khí, tức là khí của chúng ta, thông thiên thông địa, cho đến chư Phật, Bồ tát cùng với chúng ta vì thế đều là nhất thể, vì cái khí này thì thông suốt. Cái khí này giống như không khí chúng ta hít vào thở ra, có thể nhìn thấy, cái mà ở trong khí chi phối khí chính là pháp. Vì thế chúng ta nhất định phải dưỡng khí không nên làm loạn khí, không nên sanh khí (tức giận), quý vị muốn tu dưỡng khí này, phải “bồi dưỡng đất tâm, hàm dưỡng bản tánh”, đó đều là dưỡng khí. Quý vị muốn dưỡng khí thì không được để cho pháp bị mất! Tôi nhắc cho quý vị một pháp môn quan trọng nhất, cần thiết nhất, các ông nghe cũng tốt, không nghe cũng không sao. Nhưng tôi cần phải bảo cho quý vị biết, là cái gì? Nếu quý vị muốn dưỡng khí, thì không nên nói nhiều lời.
Người tu hành không thể ít nói, thì không thể tu hành. Nếu ông không thể dưỡng khí thì không có pháp, vì thế “Pháp không thể khoảnh khắc rời bỏ”. Nếu quý vị cứ mãi nói chuyện, thì đã làm mất pháp một cách tuỳ tiện. Pháp đã mất rồi thì quý vị xem còn tu được đạo gì?
Tháng 1 năm 1983, Thượng Nhân giảng bổ sung đến đây
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng của Thượng Nhân năm 80
Ngũ ấm vốn là không, không có thể tánh, bản thân quý vị không có ngũ ấm. “hoặc trong tâm của ông sanh ra các loài ma”, nhữ ấm ma là cảnh giới đến với quý vị, quý vị chấp trước nó, không phải thật sự là của quý vị, căn bản quý vị không có ấm ma. Hoặc là cảnh giới ấm ma hiện tiền trước mắt quý vị, quý vị lại cho nó là thật, căn bản không phải vậy. Sắc tức là không, không tức là sắc, phải chiếu kiến năm uẩn tức là không! Ngũ uẩn không phải của mình, chiếu kiến ngũ uẩn đều là không, tức mọi thứ đều là giả. Bản thân mình không có cái này, đây là một cảnh giới hư vọng.
“Nhận giặc làm con”, quý vị cho rằng đó là thật, trong khi đó là giả. Tu hành nếu không chấp cảnh giới , phá trừ tất cả chấp trước, cái gì cũng không chấp, cũng không chấp không, cũng không chấp có, chấp vào không cũng sai, chấp vào có, “có” này tức là sắc pháp.
Đoạn kinh văn này một câu bốn chữ “hoặc nhữ ấm ma”, nhữ này không nhất định là quý vị, nên dịch là “hoặc chấp ấm ma”, “hoặc mê ấm ma”, đều có thể được. Chữ “nhữ” này là chữ hư tự, ở đây không có thực thể, quý vị không nhận thức chẳng phải là mê rồi à! Chữ “chắc” thì hay hơn một chút, dưới đây đều có ý nghĩa này, hoặc là quý vị chấp trước thiên ma, hoặc là quý vị chấp trước quỷ thần, hoặc là quý vị chấp trước có ly mỵ võng lượng.
“Tâm trung bất minh”: Trong tâm không nhận thức được nó, “nhận tặc vi tử”, quý vị bèn nhận nó là con của mình. Giống như những thứ tà khí tà kiến hiện nay, cho rằng họ đều là tuyệt vời; thực tế tương lai đều bị đoạ vào địa ngục mà bản thân họ không biết. “Hoặc tao ly mỵ”: “mỵ” này không phải thứ do mình tạo tác ra, căn bản là không có thực thể, đều là hư vọng, đều là có bóng không hình. Thứ này nếu quý vị nói rằng nhất định do tạo tác thì không thể lấy ra cho người khác xem. Thứ mà quý vị tạo ra lẽ ra có thể đem ra cho người khác xem; không nên chấp trước vọng này. Đây là một thứ vọng, do vọng mà sanh ra các thứ tà, đây là tà kiến, rơi vào tà kiến, là tri kiến không chánh đáng.
Như trước đã nói thứ rồng nhập vào thân người, lại cúi đầu đảnh lễ, lại phát uy phong, lại sân giận, lại phun độc! Phun độc cũng không làm gì được rồi lại quỳ xuống, lại khóc, lại gì nữa. Vậy quý vị nói có thật hay không? Người thông thường cũng nhìn không thấy, nhưng cô ta lại hiện ra cái hình dạng giả như vậy; quý vị nói là giả, cô ta sao lại như vậy. Tương tự như vậy, tức là xem quý vị ở bên trong có nhận thức được hay không. Nếu quý vị nhất định nói: “Con không tin cái này” thì cũng không đúng. Quý vị không tin, quý vị phải nhận thức tại sao cô ta lại như vậy? Đó mới gọi là chân, cần phải hiểu rõ điều đó. Quý vị nói: “Tôi không thấy nên không tin” đó cũng không phải là trí tuệ chơn chánh, vẫn là hồ đồ, cũng không biết tại sao như vậy.
Đệ tử: “hoặc phục thiên ma”, thiên ma này là thiên ma mình chấp trước đem đến, hay là thiên ma phát xuất từ bản thân mình?
Thượng Nhân: “Hoặc phục thiên ma” và “Hoặc chấp ấm ma”, ý nghĩa không giống nhau. Thiên ma có thật, từ trên trời đến, có nghĩa là gặp phải thiên ma. Thiên ma quỷ thần đều là thật có, những thứ ma này đều đến từ bên ngoài. Chỉ có ngũ ấm sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều là thứ do tâm hiện ra, tức là trong tâm của quý vị hiện ra.
Đệ tử: thiên ma này không phải từ tưởng ấm mà đến sao?
Thượng nhân: Đúng vậy, từ tưởng ấm mà đến, bên trong quý vị có âm khí mới chiêu lại ma bên ngoài. Ma này đều là bên trong, có bóng thì bên ngoài sẽ đến; có nhà vệ sinh thì ruồi nhặng sẽ đến vậy, vì bên trong không có chùi rửa sạch sẽ, không có dọn dẹp sạch sẽ. Ngũ ấm do hư vọng mà sanh, hư vọng mà diệt, ngũ ấm này cùng với thiên ma đều là nương theo nhau, quý vị cũng không phải nhất định nói rằng thiên ma là ở trong, ở ngoài. Ở bên trong biến hoá vô cùng, biến hoá bất khả tư nghì, quý vị nhất định nói như kia, thiên ma lại không phải như vậy; quý vị nhất định nói như kia, thiên ma lại không phải như kia. Đây đưa ra ví dụ để mọi người tham khảo, hoàn toàn không phải nhất định như vậy, đây đều là từ giả thuyết. Tức là nói những cảnh giới này đều đại khái có những vấn đề bên trong như vậy, đó đều là không nhất định.
Vì những người này tẩy tâm phi chánh, không nhận thức rõ, vì thế những cảnh giới ma này đều đến, đó gọi là ấm cảnh, tức là những cảnh giới thuộc về ấm, không phải những cảnh giới thuộc dương. Chẳng nên nghĩ bỏ đi, cũng chẳng nên nghĩ không bỏ đi, cái này tức là trong tâm bất động, tức là chân chánh. Quý vị chớ để những cảnh giới này xoay chuyển, mà phải xoay chuyển những cảnh giới này, đối với tất cả cảnh giới đều bình thản ung dung, như như bất động, thường sáng suốt hiểu rõ. Quý vị bất động chính là trí tuệ! Một khi động tức là ngu si! Nếu quý vị đeo đuổi theo nó, “Chà đây là cảnh giới tốt!”, cũng là ngu si; “Đây là cảnh giới xấu!” cũng là ngu si. Cảnh giới tốt thì sanh tâm hoan hỷ thì bị cảnh giới xoay chuyển; cảnh giới xấu thì sanh vọng tưởng ưu sầu lo lắng, cũng bị cảnh giới chuyển, thì sẽ bị loạn tâm. Giống như quân đội đánh giặc nếu ổn định thế trận thì nhất định sẽ đánh thắng.
Bạn nằm mộng: “Chà! không biết đây là cảnh giới tốt hay là cảnh giới xấu?” Vốn là giấc mộng, bạn để ý tốt hay xấu làm gì? Tại sao lại lo lắng như vậy? Tốt là mộng, không tốt cũng là mộng thì không có việc gì cả! Khi bạn khẩn trương lo lắng, hay vui mừng hoan hỷ thì không thể ăn cơm được, ốm 30 bảng([2]), hoặc là ưu sầu lo lắng đến nỗi không thể uống nước lại ốm 20 bảng. Quý vị không chấp trước giấc mộng, dù là giấc mộng khi tỉnh cũng không chấp trước, quý vị xem tự tại biết bao! Giống như đại sư Vĩnh Gia nói: “Dù có gặp đao bén cũng thường bình thản, ví nhằm thuốc độc cũng thong dong”([3]), thì vấn đề gì cũng không còn nữa.
Hựu phục ư trung đắc thiểu vi túc: trong sự tu đạo dù không chấp trước cảnh giới ma, cũng cần phải có trí tuệ chơn chánh, cần có trạch pháp nhãn. Nếu quý vị có thể nhận thức Phật pháp, tự mình được trình độ nào phải biết trình độ đó. Không nên được ít cho là đủ, giống như ai vậy? Như đệ Tứ thiền Vô Văn Tỳ kheo: giống như vị Tỳ kheo Vô Văn tu đến Tứ thiền. Sao gọi là Vô Văn Tỳ kheo? Vì vị Tỳ kheo này được chút ít cho là đầy đủ, không có trí thức lớn, trí thức không đủ, biết đạo lý trong Phật giáo rất ít, vì thế gọi là Vô Văn Tỳ kheo.
Vô Văn như thế nào? chỉ tu định vô tưởng, không cầu đa văn. Sau khi đạt đến quả vị Tứ thiền thiên, cho rằng đã chứng đắc quả tứ quả A la hán. Tứ quả là sơ quả, nhị quả, tam quả, tứ quả, đều vượt qua Tứ thiền thiên. Phật dạy chứng được tứ quả A la hán thì sẽ không bị sanh tử. Bậc Thánh nhân chứng nhị quả thì gọi là nhất lai, vì người đó còn phải một lần sanh ở cõi người, một lần sanh lên cõi trời, còn phải trải qua một lần sanh tử, mà sơ quả thì còn bảy lần sanh tử. Cảnh giới này đều vượt qua Tứ thiền thiên; mà vị Tỳ kheo Vô Văn này tu hành dụng công, trình độ của thầy chỉ đạt đến Tứ thiền thiên mà lại cho rằng đã chứng đắc tứ quả A la hán. Kỳ thực Tứ thiền thiên này không phải là chứng quả, vẫn còn là phàm phu, vẫn còn ở trong Sắc giới, chưa vượt ra ngoài tam giới, còn cách tứ quả La hán rất xa.
Vị Tỳ kheo Vô Văn này vọng ngôn chứng Thánh: vị này nói mình đã chứng đắc tứ quả A la hán. Vị này không những cho rằng tứ quả A la hán còn thấp, vị này còn cho rằng mình chính là Phật! Nhưng Phật có tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông, vậy thì vị ấy tự cho mình là Phật, quý vị hỏi xem ông ta có mấy thông. Trong lục thông, ngay quỷ thần cũng có ngũ thông, nhưng không có lậu tận thông; Phật có đầy đủ lục thông. Tôi tin rằng những người mà hiện nay tự cho mình là Phật, đừng nói đến lục thông, ngũ thông, tôi tin rằng một thông cũng không thông. Một thông cũng không thông cho nên người đó tự cho mình là Phật; nếu có một thông thì sẽ không vọng ngữ như vậy.
Thiên báo dĩ tất: sau khi thọ mạng ở cõi trời đã hết. Suy tướng hiện tiền: tướng suy hoại, có nhớ trước đó tôi đã giảng về năm tướng suy không? Người trên cõi trời khi thọ mạng sắp hết, khi sắp chết, thì có năm tướng suy hiện ra. Ai nhớ thì nói cho mọi người nghe, nếu người không biết, thì phải ghi nhớ một chút, nay tôi không cần phải giảng lại nữa.
Lời Ban Biên tập: năm tướng suy là:
1. Hoa cài đầu khô héo.
2. Y phục nhơ bẩn.
3. Mồ hôi hai nách chảy ra.
4. Thân thể dơ hôi
5. Không ưa thích toà ngồi của mình.
Báng A la hán thân tao hậu hữu, đoạ A tỳ ngục: Khi Tỳ kheo Vô Văn phước báo cõi trời đã hết, năm tướng suy hoại hiện tiền, khi thọ mạng hết, thì sẽ sanh lòng bực bội. Ai sanh lòng bực bội? Tức là vị Tỳ kheo Vô Văn này. Sanh lòng bực bội gì? Ông nói: “A! tôi nay bị Phật gạt rồi! Phật là người hay dối gạt người, Ngài nói chứng tứ quả A la hán thì không bị sanh tử luân hồi, mà nay tại sao thọ mạng của ta lại chấm dứt? Tại sao lại đi tái sanh, tại sao lại bị luân hồi? Đây là Phật vọng ngữ”. Khi ông ta huỷ báng Phật như thế, thì quý vị nói như thế nào đây? Thì đoạ địa ngục A tỳ. Địa ngục A tỳ tức là địa ngục Vô gián.
Ông ta hoàn toàn không chứng đắc tứ quả A la hán, ông ta lại nói rằng mình là tứ quả A la hán, đã chứng quả A la hán; vì thế khi phước trời hưởng hết thọ mạng chấm dứt lại bị đoạ vào địa ngục! Ông ta không biết lỗi của mình, lại nói Phật thuyết pháp sai lầm, Phật nói: “Ông chưa chứng đắc tứ quả A la hán! Nếu chứng tứ quả A la hán, tự nhiên không có sanh tử mà! Làm sao lại có năm tướng suy hiện ra?” Vì thế ông vừa huỷ báng Phật, lập tức đoạ vào Vô gián địa ngục A tỳ, đó là vị Tỳ kheo Vô Văn.
Quý vị nói hiện nay có những người cho rằng mình đã chứng đắc quả Phật, tức là Phật, những người như thế phải đoạ vào chỗ nào? Tôi cũng tìm không ra chỗ đoạ của người đó, không biết người này đi đâu, đi đến chỗ nào.
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng bổ sung của Thượng Nhân năm 80.
(Có người đưa ra câu hỏi nếu không có tâm phân biệt)
Thượng Nhân: No! Nếu thật không có tâm phân biệt thì đã chứng quả rồi, thì sẽ không còn ngu si nữa. Tại sao gọi là “Vô Văn Tỳ kheo?” chính vì ông ta không hiểu, không hiểu lời của Phật được cảnh giới Tứ thiền lại cho rằng chứng tứ quả. Vì ông ta có tà kiến này nên “thân tao hậu hữu” (phải thọ thân sau), đây không phải chỉ cái tái sanh sau này mà là thân sanh hiện nay nên đoạ vào địa ngục A tỳ.
“Đa văn”: tức là học rất nhiều, “vô văn” tức là không học nhiều, đó giống như người Trung Hoa gọi là luyện mù tu mù. Như ông ta được Tứ thiền mà lại cho rằng tứ quả, vì ông ta không có trạch pháp nhãn, không hiểu từng bước đắc pháp. Vì thế chúng ta nói: “Người này chứng quả rồi, người kia khai ngộ rồi”, đó thật là mắng người vậy! Cảnh giới Sơ thiền thì mạch đã ngừng, Nhị thiền thì khí trụ, Tam thiền thì niệm trụ, Tứ thiền thì vô niệm trụ. Ai có thể vô niệm?
Nói: “Mạch của tôi đã ngừng rồi”. Quý vị tự nói như vậy không được thừa nhận, cần có người bên cạnh chứng minh, không phải tự mình nói. Không phải nói: “Mạch tôi ngừng rồi, khí của tôi ngừng rồi, niệm của tôi cũng không còn nữa”, không phải tự mình nói, tự mình không thể phát bằng tốt nghiệp cho mình. Mạch ngừng, quý vị tự mình vốn không thể biết mạch ngừng rồi, khí của mình ngừng, quý vị cũng không thể biết được. Nếu niệm ngừng thì tự mình cũng không biết được. Quý vị nói niệm ngừng rồi thì đó vẫn còn là niệm! Quý vị sao có thể nói là biết được. Đó tức là vọng giác, cái giác đó tức là vọng tưởng của quý vị. Nếu quý vị thật đến cảnh giới đó, bản thân quý vị không biết.
Nếu chứng tứ quả, tự mình cũng không thể nói: “Tôi chứng đắc tứ quả rồi”. Quý vị chứng được tứ quả gì? Thật là vọng ngữ! Quý vị cảm thấy? Quý vị cảm thấy thì không đúng? “Cẩn thận chớ nên tin ý của mình, ý của mình không thể tin được([4]). Chứng tứ quả A la hán rồi, mới có thể tin ý của mình; quý vị chưa có chứng tứ quả A la hán những gì mình suy nghĩ đều là không đúng. Cảnh tướng của quý vị nói: “Ô! tôi cảm thấy đã đạt đến trình độ đó rồi!” đó không phải vậy, đó là quý vị đang bôi son, quý vị đang tự mình trét vàng, tự tô son trét phấn lên mặt mình.
Con mắt không chấp nhận một hạt cát, quý vị “cảm thấy như thế nào?” Đó gọi là chư ác giác quan, những cái tập khí ác của mình lại sanh ra, những cái cống cao ngã mạn đều do quý vị “cảm thấy” sanh ra: “Ai da, tôi cảm thấy tôi tuyệt vời quá!”, “Ai da, tôi cảm thấy tôi quá thần kỳ!” những điều đó không được, tiền giả ra đường không có ai sử dụng, tự mình cho mình là Phật sống, thần tiên sống, là A la hán, tức là tự trét vàng, tự tô son trét phấn lên mặt mình.
Năm 80 Thượng Nhân giảng bổ sung đến đây
Nguyên văn:
F3敕令諦聽許說
汝應諦聽,吾今為汝子細分別。
Âm Hán Việt:
F3. Sắc linh đế thính hứa thuyết: Đức Phật bảo đại chúng lắng nghe lời sẽ thuyết giảng
Nhữ ưng đế thính, ngô kim vi nhữ tử tế phân biệt.
Dịch:
Các ông lắng nghe, Ta vì các ông phân biệt rành rẽ.
Giảng:
Nhữ ưng đế thính: A Nan à! Ông phải lắng nghe, cần phải đặc biệt chú ý, chú ý mà nghe. Ngô kim vi nhữ tử tế phân biệt: Ta nay vì ông cùng với tất cả mọi người, vì ông phân biệt một cách rõ ràng, giảng cho ông nghe, ông không nên phụ lòng của tôi.
Nguyên văn:
E2會眾頂禮欽承
阿難起立,并其會中同有學者,歡喜頂禮,伏聽慈誨。
Âm Hán Việt:
E2. Hội chúng đảnh lễ khâm thừa: Hội chúng đảnh lễ tuân hành
A Nan khởi lập, tịnh kỳ hội trung đồng hữu học giả, hoan hỷ đảnh lễ, phục thính từ hối.
Dịch:
A Nan đứng dậy cùng hàng đại chúng hữu học hiện tiền hoan hỷ lễ Phật, nhất tâm lắng nghe lời dạy của Ngài.
Giảng:
A Nan khởi lập, tịnh kỳ hội trung đồng hữu học giả, hoan hỷ đảnh lễ: A Nan lập tức đứng dậy, cùng với các đại Bồ tát, đại A la hán, đại Tỳ kheo, còn có các bậc hữu học như sơ quả, nhị quả, tam quả trong hội chúng, vừa nghe Phật muốn phân biệt giảng một cách rõ ràng, mọi người đều vui mừng cùng nhau đê đầu đảnh lễ. Phục thính từ hối: “Phục” là nằm ở chỗ đó, nhưng không phải nằm trên mặt đất để nghe, “phục” này tức là hàng phục tất cả vọng niệm ở trong tâm, không còn vọng tưởng nào cả, tức là nhất tâm nghe Phật thuyết pháp, đó gọi là “phục thính từ hối”, cúi đầu kính nghe lời từ bi dạy bảo của Đức Phật.
Nguyên văn:
E3正以詳陳魔事(分三)
F1標告動成之由 F2詳分五魔境相 F3結示超證護持
F1分二
G1驚動諸魔由定 G2成就破亂由迷
G1分二
H1推真妄生滅相關 H2示大定致魔之相
H1分四
I1先明本覺同佛 I2次示妄生空界 I3比況空界徵茫 I4歸元必壞空界
I1先明本覺同佛
佛告阿難及諸大眾:汝等當知,有漏世界十二類生,本覺妙明覺圓心體,與十方佛無二無別。
Âm Hán Việt:
E3. Chánh dĩ tường trần ma sự (phân tam): nói rõ ma sự (chia làm ba)
F1. Tiêu cáo động thành chi do: Nói về nguyên do kinh động và thành tựu
F2. Tường phân ngũ ma cảnh tướng: nói rõ tướng trạng của cảnh giới ma ngũ ấm
F3. Kết thị siêu chứng hộ trì: kết luận khai thị hộ trì và chứng đắc
F1. Phân nhị: chia làm hai
G1. Kinh động chư ma do định: do thiền định kinh động các ma
G2. Thành tựu phá loạn do mê: do mê thành loạn
G1. Phân nhị: chia làm hai
H1. Suy chân vọng sanh diệt tương quan: nói về sự tương quan của sanh diệt chân vọng
H2. Thị đại định chí ma chi tướng: nói về tướng trạng do tu đại định mà chiêu vời ma đến
H1. Phân tứ: chia làm bốn
I1. Tiên minh bản giác đồng Phật: trước nói rõ tánh giác vốn đồng như Phật
I2. Thứ thị vọng sanh không giới: tiếp theo cho biết do vọng sanh ra hư không và thế giới
I3. Tỷ huống không giới trưng mang: so sánh hư không và thế giới với vật rất nhỏ
I4. Quy nguyên tất hoại không giới: quay trở về nguồn gốc thì hư không sẽ hoại mất
I1. Tiên minh bản giác đồng Phật: trước nói rõ tánh giác vốn đồng như Phật
Phật cáo A Nan cập chư đại chúng: Nhữ đẳng đương tri, hữu lậu thế giới thập nhị loại sanh, bản giác diệu minh tâm thể, dữ thập phương Phật vô nhị vô biệt.
Dịch:
Phật bảo A Nan, cùng chư đại chúng: Các ông nên biết tâm thể giác viên, bản giác diệu minh, của mười hai loại chúng sanh ở trong thế giới hữu lậu, cùng mười phương Phật, không hai không khác.
Giảng:
Phật cáo A Nan cập chư đại chúng: Phật bảo A Nan và tất cả đại chúng trong pháp hội. Nhữ đẳng đương tri: các ông nay nên biết. Hữu lậu thế giới thập nhị loại sanh, bản giác diệu minh tâm thể: thế giới hữu lậu này do khởi hoặc mà tạo nghiệp, do tạo nghiệp mà thọ quả báo, trong đó có tất cả mười hai loài chúng sanh, vốn đầy đủ cái chân tâm giác tánh diệu minh, chân tâm này là một loại tâm thể vừa viên mãn vừa giác ngộ.
Dữ thập phương Phật vô nhị vô biệt: cái tâm thể viên mãn giác ngộ diệu minh bản giác của mười hai loại chúng sanh, giống như tất cả chư Phật trong mười phương, không hai, không có sai khác, không có phân biệt. Mười phương chư Phật cũng là cái tâm thể viên mãn giác ngộ diệu minh bản giác này, mười hai loại chúng sanh cũng là cái tâm thể viên mãn giác ngộ diệu minh bản giác, đó còn gọi là Như Lai tạng tánh, cùng với tất cả chúng sanh không hai, không sai khác vậy.
Nguyên văn:
I2次示妄生空界
由汝妄想迷理為咎,癡愛發生,生發遍迷,故有空性,化迷不息,有世界生。則此十方微塵國土,非無漏者,皆是迷頑,妄想安立。
Âm Hán Việt:
I2. Thứ thị vọng sanh không giới: tiếp theo cho biết do vọng sanh ra hư không và thế giới
Do nhữ vọng tưởng mê lý vi cữu, si ái phát sanh, sanh phát biến mê, cố hữu không tánh, hóa mê bất tức, hữu thế giới sanh, tắc thử thập phương vi trần quốc thổ, phi vô lậu giả, giai thị mê ngoan, vọng tưởng an lập.
Dịch:
Do ông vọng tưởng, mê muội chân lý nên mới lỗi lầm. Si ái phát sanh, mê lầm cùng khắp, nên lại sanh ra không tánh hư vọng. Hoá ra mê lầm không phút ngừng nghỉ, nên thế giới sanh. Vậy thì mười phương, các nước đông nhiều, như hạt vi trần, không phải vô lậu, đều do vọng tưởng mê lầm kiến lập.
Giảng:
Do nhữ vọng tưởng mê lý vi cữu: A Nan à! Tự tánh của ông cùng với tự tánh của mười hai loại chúng sanh cùng với Phật thì không hai không khác. Nhưng mà ông nương chân khởi vọng, đem chân lý chân chánh làm cho mê muội đi, vì thế nên sanh ra lỗi lầm, sanh ra sai lầm. Si ái phát sanh: sai lầm lớn nhất là cái gì? Tức là ngu si và ái. Ngu si và ái có thể nói hai thứ, lại cũng có thể nói thành một thứ. Ngu si là một thứ, ái là một thứ, vừa ngu si, vừa có ái, đó là chia hai mà nói. Nếu hợp lại thành một tức là “si ái”, vì vô minh, nên cái gì cũng không hiểu rõ, chỉ biết ái từ sáng đến tối, chỉ nghĩ đến thứ này, nghĩ đến dâm dục, nghĩ đến ái dục, giờ giờ phút phút không buông bỏ được.
Nếu đối với việc nghiên cứu Phật pháp quý vị cũng chú ý như vậy, giờ giờ phút phút không quên Phật pháp thì thành Phật rất nhanh. Đáng tiếc là quý vị không có đem cái tâm háo sắc này, để ở chỗ ưa thích Phật pháp, vì thế học Phật pháp, học tới học lui, càng học càng cảm thấy khô khan không có ý nghĩa, lại nói: “Tôi nhiều tội lỗi như thế, Phật pháp đem những lỗi của tôi nói ra hết. Thật là không muốn học nữa. Học Phật pháp, làm cho những tội lỗi của tôi không còn nữa, làm sao mà có thể được?” Đây là một loại si ái ở trên nói đó là “do nhữ vọng tưởng, mê lý vi cửu”, do ông vọng tưởng, mê muội chân lý nên mới lỗi lầm. Ở đây, tôi có thể nói là si ái vi cửu, tội lỗi của si ái.
Si ái phát sanh, sanh phát biến mê: vì ông có si ái, nên sanh ra mê lầm cùng khắp, tất cả đều mê, cái gì cũng mê. Lúc ban đầu chính là si ái, ông có si ái nên cái gì cũng không hiểu, cái gì cũng không chú ý đến: “Xuống địa ngục thì xuống địa ngục, để ý cho nhiều làm gì!” vì thế cái gì cũng không quan tâm đến.
Cố hữu không tánh: Điều sai lầm lớn của chúng sanh là si ái, vì si ái mà tạo ra lỗi lầm, suốt ngày cứ nghĩ đến người nữ, người nữ thì nghĩ đến người nam, nên phát ra một loại không tánh hư vọng. Hóa mê bất tức, hữu thế giới sanh: cái mê này sẽ biến hoá, từ một cái mê hoá ra hai cái mê, hai cái mê lại hoá ra ba cái mê, hoá ra cái mê không ngừng nghỉ, mới có cái thế giới này sanh ra. Người thông minh nên quan tâm đến chỗ này, nên chú ý cho kỹ đoạn kinh văn này, điều này thật nói tận sâu vào trong xương tuỷ của người, những lỗi lầm của ông đều nói ra hết.
Tắc thử thập phương vi trần quốc thổ: đã là như thế, mười phương tất cả thế giới vi trần. Phi vô lậu giả: đây không phải là bất hoại, không phải là vô lậu, vì nó vốn không có thể tánh, do vọng tưởng tạo thành. Giai thị mê ngoan vọng tưởng an lập: đều không hiểu rõ, “mê” tức là không hiểu rõ, “ngoan” tức là ngoan cố không dễ hoá độ, đây đều là do vọng tưởng của ông tạo ra, ông có biết không?
Nguyên văn:
I3比況空界徵茫
當知虛空,生汝心內,猶如片雲點太清裏,況諸世界在虛空耶?
Âm Hán Việt:
I3. Tỷ huống không giới trưng mang: ví dụ hư không và thế giới với vật rất nhỏ
Đương tri hư không, sanh nhữ tâm nội, do như phiến vân điểm thái thanh lý, huống chư thế giới tại hư không da.
Dịch:
Nên biết hư không sanh trong tâm ông, như đám mây kia điểm trên trời xanh, huống các thế giới ở trong hư không.
Giảng:
A Nan ông không nên ham ngủ! Ông nên biết, biết cái gì đây? Đương tri hư không: Ta sở dĩ nói không nên ngủ, tức là bảo ông không nên mê hoặc, không nên có cái tâm si ái này, không nên mê muội chân lý này nữa, vì thế bảo ông không nên ngủ. Như thế, Đức Phật bảo A Nan không nên ngủ, tôi nay kêu các vị cũng không nên ham ngủ. Vấn đề chủ yếu ở đây là, ông nên biết cái hư không này sanh nhữ tâm nội: cái hư không này ở trong tâm của ông, do như phiến vân điểm thái thanh lý: như một đám mây điểm trên bầu trời trong xanh “thái thanh” cũng tức là tên khác của hư không.
Huống chư thế giới tại hư không da: huống chi tất cả thế giới ở trong hư không ấy? Hư không ở trong tâm ông, giống như đám mây ở trong hư không. Một đám mây trong hư không thì rất nhỏ, còn hư không thì rất lớn. Nhưng hư không ở trong tâm của ông cũng nhỏ như một đám mây vậy.
Quyển 6 kinh Lăng Nghiêm đã nói qua “Không sanh Đại Giác trung, như hải nhất âu phát”, hư không sanh ra trong Đại Giác, như một bọt nước nổi trên bể cả. Hư không ở trong tâm đại giác, giống như một bọt nước trong biển. Đây hình dung tự tánh cùng khắp viên mãn mọi chốn, mà thế giới nhỏ nhoi hư huyễn, không nên chấp trước, không đáng lưu luyến. Ở đây lại nói “Không sanh nhữ tâm trung, phiến vân điểm thái thanh”, hư không ở trong tâm của ông nhỏ như một đám mây điểm trên bầu trời xanh. Vậy thì tâm của ông lớn bao nhiêu? Lại nữa chư thế giới trong hư không thì sao? Tất cả thế giới ở trong hư không thì rất nhỏ nhoi. Vậy thì nếu ở trong tâm ông thì sao? Thì càng nhỏ hơn nữa. Vì thế ở đây hình dung giác tánh của chúng ta thì đầy khắp mọi nơi.
Nguyên văn:
I4歸元必壞空界
汝等一人發真歸元,此十方空皆悉消殞,云何空中所有國土而不振裂?
Âm Hán Việt:
I4. Quy nguyên tất hoại không giới: quay trở về nguồn gốc thì hư không sẽ hoại mất
Nhữ đẳng nhất nhân phát chân quy nguyên, thử thập phương không giai tất tiêu vẫn. Vân hà không trung sở hữu quốc độ nhi bất chấn liệt?
Dịch:
Nếu như các ông có được một người, phát hiện chân tâm quay trở về nguồn, mười phương hư không, thảy đều tiêu mất. Tại sao lại nói các cõi quốc độ ở trong hư không, lại không chấn động, nứt vỡ tan tành?
Giảng:
Nhữ đẳng nhất nhân phát chân quy nguyên, thử thập phương không giai tất tiêu vẫn: “Phát chân quy nguyên” tức là thành Phật; chứng tứ quả A la hán cũng gọi là “phát chân quy nguyên”. A Nan à! Có một người trong các ông nếu thành Phật, thì tất cả hư không trong mười phương đều không có. Vân hà không trung sở hữu quốc độ nhi bất chấn liệt: làm sao có thể nói tất cả quốc độ trong hư không mà không chấn động tan vỡ? Hư không đã không còn, quốc độ làm sao có thể tồn tại? Vì thế tất cả quốc độ đều không còn nữa.
Vậy thì có người nói: “Đã thành Phật, hư không liền tiêu diệt; Phật trong mười phương thành Phật rất nhiều tại sao hôm nay hư không chưa có tiêu diệt mà vẫn còn tồn tại như cũ?” Ở chúng sanh thì thấy là có, chư Phật thì thấy tất cả hư không đều không có, cái gì cũng không có. Vì thế sở kiến không giống nhau, ông không thể gộp chung lại mà xem xét. Giống như hiện nay có người đắc được ngũ nhãn, mở được ngũ nhãn, thì có thể nhìn thấy hết trong mấy ngàn dặm, mấy vạn dặm, những việc trong quốc độ này, quốc độ khác, những việc trong nước này, trong đất nước khác đều có thể thấy rõ ràng, đều có thể biết rõ ràng. Vậy thì ông là người chưa có Phật nhãn, ông có thể thấy được chăng? Không thể thấy được. Vì thế từ điểm này, ông không thể nói rằng: “Ô! tôi nhìn thấy, đó là có”, ông nhìn thấy cho rằng là có. Ở chư Phật thì nhìn thấy không có, hư không đã tan nát.
Nguyên văn:
H2示大定致魔之相(分二)
I1諸聖心精通脗 I2諸魔僉來惱亂
I1諸聖心精通淴[淴-心+日XX]
汝輩修禪,飾三摩地。十方菩薩及諸無漏大阿羅漢,心精通脗,當處湛然。
Âm Hán Việt:
H2. Thị đại định chí ma chi tướng (phân nhị): nói về tướng trạng do tu đại định mà chiêu vời ma đến
I1. Chư Thánh tâm tinh thông vẫn: Chư Thánh tâm tương thông
I2. Chư ma thiêm lai não loạn: chư ma cùng đến não loạn
I1. Chư Thánh tâm tinh thông vẫn: Chư Thánh tâm tương thông
Nhữ bối tu thiền, sức Tam ma địa, thập phương Bồ tát cập chư vô lậu Đại A la hán, tâm tinh thông vẫn, đương xứ trạm nhiên.
Dịch:
Các ông tu thiền trau dồi tu tập, Pháp Tam Ma Địa, thì được cùng với mười phương Bồ tát và A La Hán, đã chứng đắc được, quả vị Vô Lậu, tâm tưởng tương thông, ngay chỗ của ông, tự nhiên trong lặng.
Giảng:
Nhữ bối tu thiền, sức Tam ma địa: các ông tu tập thiền định, cũng tức là tu Tam ma địa, đắc được Tam ma địa thập phương Bồ tát, cập chư vô lậu Đại A la hán, tâm tinh thông vẫn: ông tu thiền định này đắc được định lực, thì (tinh) tâm (essence of your mind) của ông với tâm tất cả Bồ tát trong mười phương cùng tâm tất cả vô lậu đại A la hán cùng tương thông, cùng ăn khớp, giống như tâm một người vậy. Vì thế đương xứ trạm nhiên: sự thanh tịnh như nhiên, không cần đến chỗ khác tìm mà ở ngay chỗ của ông; đương xứ tức là Như Lai tạng tánh thanh tịnh bản nhiên biến khắp pháp giới.
Tại sao nói Bồ tát trong mười phương, đại A la hán và những người tu học đạo “tâm tinh thông vẫn”? Vì định mà Bồ tát, A la hán và ông tu thì giống nhau, đều là “phản văn văn tự tánh, tánh thành Vô thượng đạo”, nghĩa là quay lại cái nghe để nghe tự tánh, tự tánh thành đạo Vô thượng, đều là tu đại định Lăng Nghiêm này, vì thế mọi người đều giống nhau. Đã là giống nhau, cho nên tâm linh hai bên cùng tương thông, cùng ăn khớp với nhau, trong tâm đều tương hợp với nhau, giống như cùng có điện, cùng thông với nhau vậy.
Không nên nói cùng với chư Phật, chư Bồ tát, A la hán, chính là mỗi người chúng ta cùng với tâm của mỗi người, nếu ông nghĩ đến người đó thì điện tín của ông sẽ đánh vào trong tâm người ấy, nói: “Người đó biết hay không biết?” Trong tự tánh của người đó biết, trong tâm của người đó không nhất định biết nhưng tự tánh của mọi người thì ai cũng đều biết.
Ông nói: “Vậy thì người đó, tôi mỗi ngày đều nghĩ đến người đó, nghĩ đến, nhớ nhớ nhớ…, vậy thì người đó cũng sẽ nhớ đến tôi?” Dù ông có nhớ đến chết cũng không có ích dụng gì như trước đã nói người si tình, người si ái tức là như vậy. Nếu như có người thương người nọ, suốt ngày cứ nhớ nghĩ không buông bỏ được, cứ nhớ tưởng, nhớ! nhớ! nhớ! nhớ! Nhớ tới nhớ lui nhớ mà chết luôn. Tại sao chết? Nhớ đến lúc cùng nhau kết hôn, kết hôn rồi thì hôn mê luôn! Hôn mê rồi sau đó lâu ngày chết luôn! Kết hôn! Kết hôn! Kết hôn tức là hôn mê, hôn mê tức là ngu si, cũng tức là cái gì cũng không biết. Ý nghĩa (của kết hôn) tiếng Hán ở đây là như vậy, Anh văn thì có ý nghĩa gì thì tôi không biết.
Nguyên văn:
I2諸魔僉來惱亂
一切魔王及與鬼神,諸凡夫天,見其宮殿無故崩裂,大地振坼,水陸飛騰,無不驚慴。凡夫昏暗,不覺遷訛。
Âm Hán Việt:
I2. Chư ma thiêm lai não loạn: chư ma cùng đến não loạn
Nhất thiết Ma vương cập dữ quỷ thần, chư phàm phu thiên, kiến kỳ cung điện vô cố băng liệt. Đại địa chấn sách, thủy lục phi đằng, vô bất kinh nhiếp, phàm phu hôn ám, bất giác thiên ngoa.
Dịch:
Tất cả Ma vương và chúng Quỷ Thần, cùng phàm phu thiên, thấy cung điện mình, vô cớ đổ vỡ, đại địa chấn động, nứt vỡ tan tành, các loài bay nhảy, trên trời dưới nước, và trên đất liền, thảy đều kinh sợ. Phàm phu hôn muội không rõ đạo lý, nên nghĩ sai lầm.
Giảng:
Khi ông đắc được Lăng Nghiêm đại định chân Tam ma địa, ông nói như thế nào đây? Nhất thiết Ma vương cập dữ quỷ thần, chư phàm phu thiên: tất cả ma vương, và tất cả quỷ thần, cùng các cõi trời lục dục, Tứ thiền thiên, những phàm phu này. Kiến kỳ cung điện vô cố băng liệt: chỗ ở của họ thì nguy rồi, sao vậy? Cung điện của họ vô duyên vô cớ bị hư hoại.
Tôi có kể cho quý vị nghe chưa? Trước kia tôi ở Đông Bắc, có một chú đệ tử nhỏ, chú đệ tử này khoảng 14 tuổi, tuy là một chú đệ tử nhỏ, nhưng thần thông rất lớn có thể lên cõi trời, xuống cõi đất. Chú đã đắc được ngũ nhãn, nhưng chưa được lục thông, chú đắc được ngũ thông, nhưng chưa đắc lậu tận thông; nếu chứng đắc lậu tận thông, tức là đã chứng quả A la hán.
Một ngày kia, chú lên trời vui chơi, ma vương rất thích chú bèn nhốt chú trong cung điện. Cung điện của ma vương thì trong suốt giống như pha lê vậy rất là đẹp, ma vương giữ chú ở đó. Vì chú có ngũ nhãn, chú nhìn thấy pháp thân của mình đến chỗ đó, ma vương không cho chú trở về.
Chú ta bèn nói với tôi rằng: “Bạch Sư phụ! con lên cõi trời, nay không thể về được”.
Tôi hỏi chú: “Con lên cõi trời không trở về được? Ai kêu con đi vậy?”
Chú ta đáp: “Con nghĩ rằng chỗ đó rất vui nên đến đó xem. Ai ngờ người ở trên cõi đó không cho con trở về!
- Con đi chơi không nên đi đến chỗ đó mà chơi! Thiên ma ở cõi trời lục dục đó, chuyên môn muốn phá hoại định lực của người tu hành. Con không nên sợ, ta sẽ kêu con trở về.
Tôi kêu chú trở về, ma vương bèn giữ chú lại không cho chú trở về. Lúc đó chú rất sợ, nói: “Ma vương không cho con trở về làm sao bây giờ?”
Tôi nói: “Con không sợ, ta nay kêu con trở về”.
Vì thế tôi dùng chú Lăng Nghiêm, tôi đã nói cho quý vị rồi, Ngũ Đại Tâm Chú dùng để phá chú thuật của ma. Cung điện ma vương lập tức bể nát. Lần này chú được trở về. Đây là một câu chuyện có thật.
Vì thế cung điện ma vương bị chấn động vỡ nát. Đại địa chấn sách: đại địa cũng chấn động sanh ra nhiều vết nứt, mặt đất cũng bị hư hoại luôn. Thủy lục phi đằng, vô bất kinh nhiếp: các loài bay nhảy trên trời dưới nước, và trên đất liền, thảy đều kinh sợ. Phàm phu hôn ám, bất giác thiên ngoa: nhưng phàm phu ở thế gian này, sức cảm giác không rõ ràng được như thế, vì thế không biết, không cảm giác được đại địa có sự biến hoá lớn như thế. Vì cảm giác của họ không có minh mẫn, không có nhanh nhẹn, vì thế không biết đại địa chấn động sáu cách như thế.
Nguyên văn:
彼等咸得五種神通,唯除漏盡,戀此塵勞。如何令汝摧裂其處?是故鬼神,及諸天魔,魍魎,妖精,於三昧時,僉來惱汝。
Âm Hán Việt:
Bỉ đẳng hàm đắc ngũ chủng thần thông, duy trừ lậu tận, luyến thử trần lao. Như hà linh nhữ tồi liệt kỳ xứ, thị cố quỷ thần, cập chư Thiên ma, Võng lượng, Yêu tinh, ư tam muội thời, thiêm lai não nhữ.
Dịch:
Loại kia đều được năm thứ thần thông, trừ Lậu Tận Thông, lòng những luyến tiếc cảnh trần lao này, cho nên không thể để cho các ông phá chỗ của họ. Bởi thế quỷ thần, các vị thiên ma, võng lượng, yêu tinh, đều đến quấy phá, trong lúc các ông tu định Tam muội.
Giảng:
Nay đã hiểu rồi phải không? Tại sao ma đến chính là vì như thế. Bỉ đẳng hàm đắc ngũ chủng thần thông: ma ở trên trời và quỷ thần đều có năm loại thần thông. Thế nào là năm loại thần thông? Là thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thần túc thông, nhưng không có lậu tận thông. Nếu họ được lậu tận thông, họ sẽ không đến nhiễu loạn ông; vì họ không có lậu tận thông, vì thế họ còn muốn làm người xấu, làm người ác để phá hoại ông. Duy trừ lậu tận: do đó có thể biết lậu tận thông không dễ dàng chứng đắc. Thế nào gọi là lậu tận? Tôi lại giảng cho quý vị một điểm này, tức là bất luận người nam, người nữ, người nam thì nhớ người nữ, người nữ thì nhớ người nam, đó gọi là lậu, ngày nào quý vị chưa đoạn trừ niệm này, thì chưa đạt được lậu tận.
Lại nói sâu hơn một chút, tôi nay nói thật cho quý vị nghe, nếu không thật, giống như lắc cái gì bị che đậy, lắc mãi, quý vị cũng không biết bên trong là cái gì? Nói sự thật chính là muốn tinh khí của quý vị không chạy mất, tức thì lậu tận; tinh khí của quý vị nếu chạy mất thì đó là lậu. Nay tôi nói cho quý vị nghe bí mật của trời đất, nếu tinh khí các ông không mất đi thì không có lậu. Ngay cả tinh khí không mất đi ngay cả cái niệm đó, cái tâm đó đều không có, cái niệm vi tế như cái niệm tâm dâm dục cũng đều không có, đó là lậu tận. Nay đã hiểu chưa? Thiên ma tại sao chưa có lậu tận? Vì thiên ma có tâm dâm dục, quỷ thần cũng có tâm dâm dục.
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng của Thượng Nhân năm 80.
Đệ tử: sư phụ nói: “Lậu tận thông tức là không để tinh khí chạy đi”, Anh văn phải phiên dịch như thế nào?
Thượng Nhân: khi tôi giảng điều này thì giảng rất cạn, khi phiên dịch thì phiên dịch là “bao hàm mà không lậu mất” là được rồi, không nên viết rõ ràng quá, tiết lộ bí mật của trời đất. Khi tôi giảng vì sợ quý vị không hiểu, vì thế nói thẳng hết cho các ông nghe. Nếu các ông đều hiểu rõ, thì “bao hàm mà không lậu mất”, có cái ý này là được rồi. Tức là quý vị có dục niệm tức là lậu; không có dục niệm, tức là không lậu. Vì lúc đầu mới giảng kinh, nhất là thính chúng phần đông đều là người Mỹ, không phá nồi làm chìm thuyền như vậy, vẽ người vốn không nên vẽ ruột, nay tôi phá lệ mà vẽ ruột ra hết.
Năm 80 Thượng Nhân giảng bổ sung đến đây
Luyến thử trần lao: “Trần lao” là gì? Tôi bảo cho quý vị biết, tức là dâm dục, dâm dục tức là trần lao, trần lao tức là dâm dục. Họ tham luyến cái này. Như hà linh nhữ tồi liệt kỳ xứ: họ tham luyến cái này, vì thế cũng không muốn cho quý vị buông bỏ, muốn quý vị cũng phải tham luyến như họ. Ma nói: “Chúng ta hai người là bạn tốt, tôi không thể buông bỏ thứ này, bạn muốn chạy trốn? Muốn xả bỏ thứ này? Không thể được!” Vì thế ma bèn đến. Làm gì vậy? Ma không buông bỏ được cái thế giới mà ông ly khai. Thị cố quỷ thần, cập chư Thiên ma, Võng lượng Yêu tinh: vì thế tất cả quỷ thần, cùng tất cả thiên ma, còn có võng lượng, yêu tinh. Trước kia tôi giảng về yêu tinh, quý vị không hiểu nay lại nói cho quý vị biết.
Quý vị xem chữ yêu của Trung Hoa viết như thế nào? Thế nào là yêu tinh? Là bộ nữ bên cạnh thêm chữ yểu. Thế nào gọi là yểu? Yểu là dưới 30 tuổi mà chết, đó gọi là yểu. Vậy yêu tinh thì sao? Quý vị nhìn nghĩa của chữ này, tôi không cần phải giảng rất nhiều, ý nghĩa này quý vị hiểu thì được rồi. Nói tóm lại bên cạnh chữ nữ có một con quỷ đoản mạng chết sớm, thanh niên khi chết thì làm yêu tinh.
Ư tam muội thời: tam muội của ai? Tức là tam muội của ông, khi ông nhập định. Thiêm lai não nhữ: “thiêm” có nghĩa là toàn, đều, cũng có thể hiểu là toàn bộ, tức là toàn bộ ma quỷ đều đến. Đến để làm gì? Đến để muốn ăn thịt Đường Tăng.
Đường Tăng, ai là Đường Tăng? Đường Huyền Trang chính là Đường Tăng, rất nhiều yêu tinh đều muốn ăn thịt của Ngài, tức là não loạn định lực của Ngài. Vì thế quý vị tu hành có định lực, thì tất cả yêu ma quỷ quái cũng đều muốn đến để ăn thịt. Không phải ăn thịt của quý vị, tôi nói thực cho quý vị điểm này, nay tôi nói ra trắng ra hết, một chút cũng không giữ lại, tại sao vậy? Vì quý vị không có tâm dâm dục, tinh của quý vị đầy đủ.
“Tinh” đầy đủ, “khí” đầy đủ, “thần” đầy đủ, vì thế lúc này yêu ma quỷ quái nhìn thấy quý vị nhiều bảo bối như thế nói: “Tôi nhất định đến chỗ của ông để cướp bảo bối”, vì vậy cho nên họ đến phá hoại quý vị. Nguyên nhân họ phá hoại quý vị là muốn cướp bảo bối của quý vị. Quý vị có bạn gái, thì người bạn gái đó chính là người cướp đi bảo bối của quý vị! Ai có bạn trai, thì người bạn trai đó cũng chính là người cướp đi bảo bối của quý vị! Quý vị cho rằng làm cái gì? Quý vị nói: “Tôi học Phật pháp, Phật pháp giảng bố thí, tôi đem bảo bối của tôi bố thí cho người”, vậy thì quý vị sẽ biến thành quỷ nghèo. Sau đó quỷ nghèo đoạ vào địa ngục! Lúc đó người mà cướp bảo bối của quý vị, không bao giờ đến chỗ của quý vị mà nói rằng: “Tôi cho bạn một chút bảo bối, bạn có thể đi ra ngoài”, không có cách nào để giúp đỡ quý vị đâu. Lúc đó quý vị nên suy nghĩ lại xem.
Nguyên văn:
G2成就破亂由迷(分六)
H1示喻客不成害 H2正推迷亂由主 H3覺悟必能超勝 H4迷惑必致墮落 H5前墮淫室害淺 H6若墮魔類害深
H1示喻客不成害
然彼諸魔雖有大怒,彼塵勞內,汝妙覺中,如風吹光,如刀斷水,了不相觸。汝如沸湯,彼如堅冰,煖氣漸鄰,不日消殞,徒恃神力,但為其客。
Âm Hán Việt:
G2. Thành tựu phá loạn do mê (phân lục):
H1. Thị dụ khách bất thành hại: ví dụ khách không thể làm hại
H2. Chánh suy mê loạn do chủ: chỉ rõ mê loạn là do chủ nhân ngũ ấm
H3. Giác ngộ tất năng siêu thắng: giác ngộ thì sẽ vượt qua
H4. Mê hoặc tất chí đoạ lạc: mê hoặc sẽ bị đoạ lạc
H5. Tiền đoạ dâm thất hại thiển: trước đó bị đoạ trong dâm thất, tai hại còn nhẹ
H6. Nhược đoạ ma loại hại thâm: nếu đoạ vì các ấm ma, thì tai hại vô cùng
H1. Thị dụ khách bất thành hại: ví dụ khách không thể làm hại
Nhiên bỉ chư ma tuy hữu đại nộ, bỉ trần lao nội, nhữ diệu giác trung, như phong xuy quang, như đao đoạn thủy, liễu bất tương xúc. Nhữ như phí thang, bỉ như kiên băng, noãn khí tiệm lân, bất nhật tiêu vẫn, đồ thị thần lực, đãn vi kỳ khách.
Dịch:
Như các ma kia, tuy rất giận dữ nhưng ở trần lao, còn như các ông ở trong Diệu Giác, giống như ngọn gió thổi vào ánh sáng, như dao chặt nước không hề hấn gì. Ông như nước sôi, họ như băng đá, hơi ấm đến gần băng đá tự tiêu. Họ ỷ thần lực, nhưng chỉ là khách.
Giảng:
Trước đó đã nói về ma này, định lực của ông tu được có chỗ thành tựu, ma vương sợ ông thành tựu định lực, vì thế đến để phá hoại định lực của ông, khiến tam muội của ông không thể thành tựu.
Nhiên bỉ chư ma tuy hữu đại nộ: tuy ma vương đều đến nhiễu loạn ông, đem lại phiền não cho ông, nhưng những ma này đều rất phiền não phẫn nộ. Bỉ trần lao nội: họ đều có trần lao nhiễm ô, nhữ diệu giác trung: Vì thế trong tánh diệu giác của ông, như phong xuy quang: họ không có biện pháp gì phá hoại định lực của ông, không thể làm gì được ông, thì làm sao đây? Giống như gió thổi ánh sáng, ánh sáng không bị gió làm cho dao động, như đao đoạn thủy, liễu bất tương xúc: giống như dùng đao để chém nước vậy, đao chém nước, dù có chém như thế nào cũng không thể chém đứt được nước.
Nhữ như phí thang: định lực tu hành của ông có một thứ để ví dụ, ví dụ như cái gì? Ví như than nóng bỉ như kiên băng: ma vương cũng có một thứ để ví dụ, ví dụ như cái gì? Ví như băng đông cứng trong mùa đông, noãn khí tiệm lân, bất nhật tiêu vẫn: băng đông cứng này tuy kiên cố, nhưng gặp phải nước nóng, thì khí ấm dần dần tiếp cận với nó, không đến một ngày, nó liền bị tiêu tan, đồ thị thần lực, đãn vi kỳ khách: ma quỷ chỉ ỷ vào thần lực nhưng cuối cùng không được làm người chủ, chỉ là một người khách mà thôi.
Nguyên văn:
H2正推迷亂由主
成就破亂,由汝心中五陰主人,主人若迷,客得其便。
Âm Hán Việt:
H2. Chánh suy mê loạn do chủ: chỉ rõ mê loạn là do chủ nhân ngũ ấm
Thành tựu phá loạn, do nhữ tâm trung ngũ ấm chủ nhân, chủ nhân nhược mê, khách đắc kỳ tiện.
Dịch:
Thành sự phá hoại là do chủ nhân ngũ ấm trong tâm. Chủ nhân mê lầm, khách thừa cơ hội vào trong quấy phá.
Giảng:
Thành tựu phá loạn, do nhữ tâm trung ngũ ấm chủ nhân: họ không thể thành tựu sự phá hoại, thành tựu phá hoại rối loạn tức là chủ nhân năm ấm trong tâm của ông, chủ nhân nhược mê, khách đắc kỳ tiện: người chủ này nếu mê hoặc, thì người khách sẽ thừa cơ hội đắc lợi; nếu ông là người chủ không mê muội, thì họ không thể làm gì được. Ai là người chủ? Tức là tự tánh. Tự tánh của ông nếu như mê mờ thì ma sẽ có biện pháp, tức là có thể não loạn ông; tự tánh của ông nếu không mê, thì ma sẽ không có cách nào, ma sẽ bó tay không có cách nào phá hoại ông được.
Nguyên văn:
H3覺悟必能超勝
當處禪那,覺悟無惑,則彼魔事無奈汝何?陰消入明,則彼群邪咸受幽氣,明能破暗,近自消殞,如何敢留擾亂禪定?(hình trang 6)
Âm Hán Việt:
H3. Giác ngộ tất năng siêu thắng: giác ngộ thì sẽ vượt qua
Đương xứ Thiền na, giác ngộ vô hoặc, tắc bỉ ma sự vô nại nhữ hà. Ấm tiêu nhập minh, tắc bỉ quần tà hàm thọ u khí, minh năng phá ám, cận tự tiêu vẫn, như hà cảm lưu nhiễu loạn thiền định.
Dịch:
Nhưng nếu chủ nhân thường trong chánh định, giác ngộ không lầm, thì các ma kia không làm gì được. Khi ấm tiêu vong vào trong ánh sáng, thì các thứ tà thọ khí tối tăm. Sáng phá được tối, tối đến gần sáng thì tự tiêu mất, làm sao còn dám ở lại nơi đó nhiễu loạn thiền định?
Giảng:
Đương xứ Thiền na, giác ngộ vô hoặc: khi ông được sự an tĩnh của tam muội, khi được loại Thiền na chánh định chánh thọ, ông chỉ có một loại Bồ đề tâm giác ngộ mà không có nghi hoặc nào cả, tắc bỉ ma sự vô nại nhữ hà: thì tài năng của ma dù lớn đến đâu cũng không thể làm gì ông được, ma không có cách nào cả, không có cách nào đem lại cho ông sự phiền não.
Ấm tiêu nhập minh: ma thì thuộc âm, âm sẽ tiêu đi. Giống như ma là băng, ông là nước nóng, nước nóng sẽ làm tan băng, đó gọi là “ấm tiêu”. “Nhập minh”, lửa trí tuệ của ông cao vời, vì thế nên nhập minh, vào trong ánh sáng. Tắc bỉ quần tà hàm thọ u khí: thì những tà ma ngoại đạo, yêu ma quỷ quái đó, tất cả những bản lãnh của họ giống như u khí tối tăm. Minh năng phá ám: ông có định lực chân chánh, có huệ lực chân chánh, phát ra ánh sáng của trí tuệ, thì sẽ phá được cái tối tăm kia. Cận tự tiêu vẫn: nếu họ muốn đến gần để phá hoại nhiễu loạn ông, thì họ tự tiêu diệt. Như hà cảm lưu, nhiễu loạn thiền định: họ làm sao có thể dám đến đây để làm nhiễu loạn ông, sao dám đến đây để làm phiền phức ông? Ma quái sẽ không dám đến chỗ này để nhiễu loạn ông.
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng của Thượng Nhân tháng 1 năm 1983:
Loại ấm ma này, kỳ thực không phải 50 loại, mà 500 loại, 5000 loại, 5 vạn loại, 50 vạn loại đều có. Mỗi loại lại có thể chia ra l0 loại, nếu phân tích nhỏ, ngàn ngàn vạn vạn loại đều có. Quy nạp lại, thế nào gọi là ấm ma? Vốn là không có thứ gì, chính là một luồng âm khí. Luồng âm khí này từ đâu đến? Tức là từ mỗi âm niệm của mỗi người chúng ta mà có. Cái niệm âm này tức là những niệm thuộc về tham, sân, si, vì thế nên sanh ra sắc, thọ, tưởng, hành, thức, trong mỗi uẩn sanh ra các thứ ấm tướng. Ấm tướng này, khi công phu đạt đến thì tất nhiên hiện ra một loại tình huống. Nếu công phu không đến, muốn có ấm ma này cũng không có; nếu công phu đến mức thì nó sẽ xuất hiện ra.
Xuất hiện ra cũng không sao, không nên nói là sợ ma. Không nên sợ! Vậy thì sao đây? Khi ấm tướng xuất hiện, ông có thể giữ một cách thản nhiên bình tĩnh, xem như không có chuyện gì xảy ra - kiến như bất kiến, văn như bất văn, thấy mà xem như không thấy, nghe như không nghe, ngửi không có mùi vị. Nếu ông không nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, thì ấm ma này không làm cách nào được. Nếu ông không có tham, sân, si thì sẽ hàng phục được ấm ma này. Không có ích kỷ, tự lợi, mong cầu, tham muốn, tranh giành những lỗi lầm này thì ma nào cũng không làm gì được ông.[5]
Vì thế chúng ta nay nghiên cứu, không nên nói nghiên cứu ấm ma này rồi sợ ma luôn. Không cần phải sợ, nó là luồng khí giống như cái gì vậy? Đây cũng sử dụng một ví dụ thô thiển, là cái gì vậy? Giống như chúng ta nấu nước vậy, nước sôi sùng sục, thì sẽ có khí nóng bay lên, khí nóng bay lên tức là nước sôi rồi. Ông tu hành có ma xuất hiện, sự xuất hiện của ma, cũng chính vì ấm niệm trong tự tánh của ông, do âm khí huyễn hoá sanh ra. Tuy do huyễn hoá sanh ra, nếu không bị nó làm cho dao động thì không có việc gì cả. Giống như ông nấu nước sôi, khí hơi nóng bốc ra, đó không có gì lạ cả, đợi nó qua đi thì nước có thể uống được.
Người có luồng ma khí xuất hiện, giống như tinh luyện vàng, luyện ra vàng ròng thì những cặn bã trong vàng đều lọc ra hết. Tu đạo cũng giống như luyện vàng vậy, cho nên nói: “Vàng thật không sợ lửa”. Ông phải luyện ra vàng ròng, luyện ra thân kim cang bất hoại. Cho nên thân kim cang bất hoại thì phải giờ giờ phút phút, nhất tâm nhất niệm dụng công tu hành; dụng công tu hành, thì bất luận tu đến trình độ nào, cũng không nên sanh lòng hoan hỷ, cũng không nên sanh lòng lo lắng, đây là một biện pháp giải quyết ma chướng căn bản nhất, quan trọng nhất của người tu đạo.
Tháng 1 năm 1983, Thượng Nhân giảng bổ sung đến đây
Nguyên văn:
H4迷惑必致墮落
若不明悟,被陰所迷,則汝阿難必為魔子,成就魔人。
Âm Hán Việt:
H4. Mê hoặc tất chí đoạ lạc: mê hoặc sẽ bị đoạ lạc
Nhược bất minh ngộ, bị ấm sở mê, tắc nhữ A Nan tắc vi ma tử, thành tựu ma nhân.
Dịch:
Nếu không sáng suốt giác ngộ tự tâm, sẽ bị ngũ ấm làm cho mê lầm, thì chính A Nan là con của Ma, và thành người Ma.
Giảng:
Nhược bất minh ngộ, bị ấm sở mê: nếu ông không hiểu rõ, không giác ngộ, bị ngũ ấm ma làm cho mê mờ, tắc nhữ A Nan tắc vi ma tử, thành tựu ma nhân: vậy thì A Nan hiện nay ắt phải làm ma con, ma cháu, những gì ông thành tựu đều là thuộc loại ma.
Nguyên văn:
H5前墮淫室害淺
如摩登伽殊為眇劣,彼唯咒汝破佛律儀,八萬行中祗毀一戒,心清淨故,尚未淪溺。
Âm Hán Việt:
H5. Tiền đoạ dâm thất hại thiển: trước đó bị đoạ trong dâm thất, tai hại còn nhẹ
Như Ma Đăng Già, thù vi miễu liệt, bỉ duy chú nhữ phá Phật Luật nghi bát vạn hạnh trung, chỉ hủy nhất giới, tâm thanh tịnh cố, thượng vị luân nịch.
Dịch:
Như Ma Đăng Già tài nhỏ thấp kém, chỉ dùng chú thuật khiến ông phá luật của Phật dạy răn. Trong tám muôn hạnh, chỉ phá một giới, nhưng vì tâm ông hãy còn thanh tịnh, nên chưa chìm đắm.
Giảng:
Như Ma Đăng Già, thù vi miễu liệt: giống như Ma Đăng Già nữ, vốn rất nhỏ nhoi, rất thấp kém, đây là một việc rất nhỏ, một việc ma rất là bình thường. Bỉ duy chú nhữ, phá Phật Luật nghi, bát vạn hạnh trung, chỉ hủy nhất giới: Ma Đăng Già nữ chỉ dùng Tiên Phạm Thiên Chú làm mê hoặc ông, để ông phá hoại quy củ của Phật, phá hoại Luật nghi của Phật, trong tám vạn hạnh chỉ phá hoại một giới mà thôi. Tâm thanh tịnh cố, thượng vị luân nịch: vì trong tâm ông thanh tịnh, lúc đó ông chứng được sơ quả cho nên chưa bị Ma Đăng Già nữ phá hoại giới thể, chưa có bị đoạ lạc, chìm đắm trong bể khổ.
Nguyên văn:
H6若墮魔類害深
此乃隳汝寶覺全身,如宰臣家,忽逢籍沒,宛轉零落,無可哀救。
Âm Hán Việt:
H6. Nhược đoạ ma loại hại thâm: nếu đoạ vì các ấm ma, thì tai hại vô cùng
Thử nãi huy nhữ Bảo giác toàn thân, như tể thần gia, hốt phùng tịch một, uyển chuyển linh lạc, vô khả ai cứu.
Dịch:
Những ấm ma này phá hoại toàn thân Bảo giác của ông, như nhà Tể tướng bỗng bị tịch biên, linh đinh trôi dạt, không thể thương cứu.
Giảng:
Thử nãi huy nhữ Bảo giác toàn thân: ma này là một hành vi khiến ông đoạ lạc, khiến cho toàn thân Bảo giác của ông trầm luân sa đoạ. Như tể thần gia, hốt phùng tịch một: giống như nhà làm quan lớn, bỗng nhiên bị vua tịch thu tài sản. Uyển chuyển linh lạc, vô khả ai cứu: bị triển chuyển lưu lạc, không có chỗ để cầu cứu, không có chỗ để cầu thương xót, kêu người thương xót, cứu giúp.
[1] “Thiên mệnh chi vị tiền, suất tánh chi vị tiền. Tiền dã giả, bất khả tu du ly dã, khả ly phi tiền dã”.
[2] Bảng: đơn vị đo trọng lượng của Anh, Mỹ. Một bảng bằng 0,9072 cân.
[3] Túng ngộ phong đao thường thản thản, giả nhiêu độc dược dã nhàn nhàn.
[4] Thận vật tín nhữ ý, nhữ ý bất khả tín.
[5] Fifty demonic states are described in this section of the Sutra, but in fact there are countless numbers of these states… These demonic states are basically nothing but a mass of yin energy, which come from our yin thoungts. Yin thoughts include thoughts of desire, anger, and delusion. They give rise to the aggregates of form, sense-perception, cognition, mental formations, and consciousness; and in each of these aggregates, various kinds of yin phenomena naturally appear when your skill reaches a certain level. If your skill hasn’t reached that level, then you won’t encounter these demonic states even if you want to. They will manifest only when your skill has reached a certain level. Don’t worry when they appear. There’s no fear being possessed by demons. When these yin phenomena appear, you should remain calm, as if they don’t exist. See them as if not seeing them; hear them as if not hearing them… If you don’t let your attention be diverted by sights, sounds, odors, flavors, objects of touch, and objects of cognition, then the demonic states will have no way to harm you. If you are without desire, anger, and delusion, you subdue these states… The demons that you encounter in your practice are illusions produced from the yin thoughts and yin energy in your own nature. If you can remain unmoved by these illusory appearances, then there will be no problem… No matter what level you reach in your cultivation, do not become happy or afraid. That is the essence of what is needed to overcome demonic states (VIII, 21-2 http://www.cttbusa.org/shurangama8/shurangama8_2.asp )