色陰魔相
Sắc ấm ma tướng
具示始終
中間十境
01身能出礙 02內徹拾蟲 03精魄離合 04境變佛現 05空成寶色 06暗中見物 07身同草木 08遍見無礙 09遙見遙聞 10 妄見妄說
結害囑護
Cụ thị thủy chung: nói rõ trước sau
Trung gian thập cảnh: khoảng giữa có 10 cảnh
I1. Thân năng xuất ngại: thân có thể vượt ra ngoài chướng ngại
I2. Nội triệt thập trùng: bên trong rỗng suốt có thể nhặt ra các thứ côn trùng
I3. Tinh phách ly hợp: tinh phách khi lìa khi hiệp
I4. Cảnh biến Phật hiện: cảnh thay đổi Đức Phật hiện ra
I5. Không thành bảo sắc: hư không thành sắc bảy báu
I6. Ám trung kiến vật: trong bóng tối thấy các sự vật
I7. Thân đồng thảo mộc: thân giống như cây cỏ
I8. Biến kiến vô ngại: cái thấy cùng khắp, không ngăn ngại
I9. Dao kiến dao văn: nghe xa thấy xa
I10. Vọng kiến vọng thuyết: thấy vọng nói vọng
Kết hại chúc hộ: tổng kết sự tai hại và dặn dò giữ gìn
Nguyên văn:
色陰魔相
具示始終
F2詳分五魔境相(分五)
G1色陰魔相 G2受陰魔相 G3想陰魔相 G4行陰魔相 G5識陰魔相
G1分三 H1具示始終 H2中間十境 H3結害囑護
H1分二 I1始修未破區宇 I2終破顯露妄源
I1始修未破區宇
阿難當知,汝坐道場,消落諸念。其念若盡,則諸離念一切精明,動靜不移,憶忘如一。當住此處,入三摩提。如明目人,處大幽暗,精性妙淨,心未發光,此則名為色陰區宇。
Âm Hán Việt:
Sắc ấm ma tướng: tướng trạng của ma sắc ấm
Cụ thị thủy chung: nói rõ trước sau
F2. Tường phân ngũ ma cảnh tướng (phân ngũ): nói rõ tướng trạng của ma ngũ ấm
G1. Sắc ấm ma tướng: tướng trạng của ma sắc ấm
G2. Thọ ấm ma tướng: tướng trạng của ma thọ ấm
G3. Tưởng ấm ma tướng: tướng trạng của ma tưởng ấm
G4. Hành ấm ma tướng: tướng trạng của ma hành ấm
G5. Thức ấm ma tướng: tướng trạng của ma thức ấm
G1. Phân tam: chia làm ba
H1. Cụ thị thủy chung: nói rõ trước sau
H2. Trung gian thập cảnh: khoảng giữa có 10 cảnh
H3. Kết hại chúc hộ: tổng kết sự tai hại và dặn dò giữ gìn
H1. Phân nhị: chia làm hai
I1. Thủy tu vị phá khu vũ: mới tu chưa phá được khu vũ
I2. Chung phá hiển lộ vọng nguyên: sau phá được thì hiện ra nguồn gốc của vọng tưởng
I1. Thủy tu vị phá khu vũ: mới tu chưa phá được khu vũ
A Nan đương tri, nhữ tọa đạo trường, tiêu lạc chư niệm, kỳ niệm nhược tận, tắc chư ly niệm nhất thiết tinh minh, động tĩnh bất di, ức vong như nhất. Đương trụ thử xứ, nhập Tam ma đề, như minh mục nhân, xử đại u ám, tinh tánh diệu tịnh, tâm vị phát quang, thử tắc danh vi sắc ấm khu vũ.
Dịch:
A Nan nên biết, ông ngồi đạo tràng, diệt các vọng niệm, vọng ấy không còn, thì tâm lìa niệm, cả thảy tịnh minh, thuần túy sáng suốt, động tĩnh không dời, nhớ quên như một. Đương khi an trụ trong cảnh giới đó, vào Tam Ma Đề, như người sáng mắt ở nơi tối tăm, cái tính thuần khiết, thanh tịnh nhiệm mầu, nhưng tâm vẫn còn chưa phát sáng ra, gọi là cảnh giới của sắc ấm đây.
Giảng:
A Nan đương tri, nhữ tọa đạo trường, tiêu lạc chư niệm: A Nan! Ông nên biết, ông tu công phu “phản văn tự tánh”, cho nên bỏ đi các vọng niệm, tất cả niệm đều không có. Kỳ niệm nhược tận, tắc chư ly niệm nhất thiết tinh minh, động tĩnh bất di: khi niệm này không có, thì tất cả mọi thứ sẽ ly khai cái tưởng niệm này, tất cả đều tinh minh (thuần túy sáng suốt), tất cả các loại trí huệ và định lực, “động tĩnh không dời”. Ông động, thì nó cũng không thay đổi, ông tịnh nó cũng sẽ không thay đổi. Ức vong như nhất: nhớ và quên, hai loại đạo lý này thì giống nhau, là một thứ, không phải là hai thứ. Đương trụ thử xứ nhập Tam ma đề: Này A Nan! ông nên biết, tu định lực này, trụ ở trong cảnh giới thanh tịnh “động tĩnh không dời, nhớ quên như một”, đắc được một loại định lực. Như minh mục nhân, xử đại u ám: giống như người có mắt sáng, ở trong một cái phòng rất tối tăm. Tinh tánh diệu tịnh, tâm vị phát quang: tuy có diệu tánh tinh minh, loại diệu tịnh này, nhưng trong tâm chưa đắc được ánh quang minh trí huệ chơn chánh. Thử tắc danh vi sắc ấm khu vũ: Đây gọi là cảnh giới của sắc ấm, chính là chỗ mà sắc ấm quản đến.
Nguyên văn:
I2終破顯露妄源
若目明朗,十方洞開,無復幽黯,名色陰盡,是人則能超越劫濁。觀其所由,堅固妄想以為其本。
Âm Hán Việt:
I2. Chung phá hiển lộ vọng nguyên: sau phá được thì hiện ra nguồn gốc của vọng tưởng
Nhược mục minh lãng, thập phương động khai, vô phục u ám, danh sắc ấm tận, thị nhân tắc năng siêu việt kiếp trược, quán kỳ sở do, kiên cố vọng tưởng dĩ vi kỳ bổn.
Dịch:
Nếu mắt sáng tỏ, mười phương thông suốt, không còn tối tăm, đó được gọi là không còn sắc ấm. Người ấy có thể vượt qua kiếp trược. Quán xét nguyên do, vọng tưởng kiên cố chính là nguồn gốc.
Giảng:
Nhược mục minh lãng: nếu như con mắt của ông sáng tỏ, thập phương động khai, vô phục u ám: thì mười phương thế giới mở ra thông suốt, không còn cảnh tối tăm nữa. lúc này gọi đó là gì? Danh sắc ấm tận: đó gọi là sắc ấm hết. Sắc ấm ở trong ngũ ấm - sắc, thọ, tưởng, hành, thức - đều không còn nữa. Thị nhân tắc năng siêu việt kiếp trược: người này có thể vượt qua khỏi kiếp trược vào lúc này. Quán kỳ sở do: quán sát nguyên do hành động của người này, kiên cố vọng tưởng dĩ vi kỳ bổn: người này dùng vọng tưởng kiên cố để làm nguồn gốc.
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng của Thượng Nhân năm 1980
“Mười phương mở ra thông suốt”, Quả Mỗ nói dùng mắt thấy mười phương. Không phải vậy, “Mười phương mở ra thông suốt” là mình ngồi đó cảm thấy mình và hư không hợp lại thành một, mười phương đều phóng ánh sáng lớn. Đây không phải là mắt thấy, nhưng người ấy tự thấy ánh sáng này. Đó là cảnh giới , không phải giống như chúng ta tưởng tượng ra. Thường thường có người như thế, dụng công được 10 năm, thì công phu của người này sẽ được như thế. Đây là một cảnh giới không thể nghĩ bàn, không thể dùng con mắt thấy, đây là một loại feeling (cảm giác).
Những thứ này đều là huyễn giác, không phải là thật, 50 loại ấm ma được nói ở đây đều là một loại cảnh giới , không phải thật, không nên xem nó là thật. Đây là cảnh giới do huyễn hoá sanh ra, từ có hóa không, hoá tới hoá lui, đây đều là cảnh giới huyễn hoá, không phải là cảnh giới thực tại. Cho nên rất là nhiều người khi vừa gặp phải cảnh giới này, thì cảm thấy mình rất là phi thường vượt bực.
Thượng Nhân năm 80 giảng bổ sung đến đây
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng của Thượng Nhân vào ngày 2 tháng 12 năm 1993.
Đệ tử: Khi sắc ấm hết “thị nhân tắc năng siêu việt kiếp trược, quán kỳ sở do, kiên cố vọng tưởng dĩ vi kỳ bổn”. Nghĩa là “Người ấy có thể siêu vượt qua khỏi kiếp trược, quán xét nguyên do, vọng tưởng kiên cố là nguồn gốc”.
Thượng Nhân: người đó vẫn còn vọng tưởng. “Kiên” tức là người này ở nơi đó chấp trước quá nhiều.
Đệ tử: Có phải là kiên cố vọng tưởng là nguồn gốc của sắc ấm không?
Thượng Nhân: Người đó đến cảnh giới kia thì là như thế, bất luận là sắc ấm có đến hay không, không có cách nào mà tìm cho đến nguồn gốc của nó, bởi đều là hư vọng; sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy, “ngũ uẩn phù vân không khứ lai, tam độc thủy bào hư xuất một”, nghĩa là “Năm ấm hư huyễn như mây trôi qua lại, ba độc hư giả như bọt nước nổi chìm”, đó đều là giả, bất luận cảnh giới gì cũng đều là giả.
Đệ tử: Giống như nằm mộng vậy, trong mộng không có đạo lý gì có thể nói được.
Thượng Nhân: Ừ, “mộng lý minh minh hữu lục thú, giác hậu không không vô đại thiên”, trong mộng rõ ràng có 6 đường, tỉnh ra vắng lặng không đại thiên.
Thượng Nhân ngày 2 tháng 12 năm 1993 giảng bổ sung đến đây
Nguyên văn:
中間十境
身能出礙
H2中間十境(分十)
I1身能出礙 I2內徹拾蟲 I3精魄離合 I4境變佛現 I5空成寶色 I6暗中見物 I7身同草木 I8遍見無礙 I9遙見遙聞 I10 妄見妄說
I1身能出礙
阿難!當在此中,精研妙明,四大不織,少選之間,身能出礙。此名精明流溢前境,斯但功用暫得如是,非為聖證。不作聖心,名善境界;若作聖解,即受群邪。
Âm Hán Việt:
Trung gian thập cảnh: khoảng giữa có 10 cảnh
Thân năng xuất ngại: thân có thể vượt ra ngoài chướng ngại
H2. Trung gian thập cảnh (phân thập): khoảng giữa có 10 cảnh (chia làm 10)
I1. Thân năng xuất ngại: thân có thể vượt ra ngoài chướng ngại
I2. Nội triệt thập trùng: bên trong rỗng suốt có thể nhặt ra các thứ côn trùng
I3. Tinh phách ly hợp: tinh phách khi lìa khi hiệp
I4. Cảnh biến Phật hiện: cảnh thay đổi Đức Phật hiện ra
I5. Không thành bảo sắc: hư không thành sắc bảy báu
I6. Ám trung kiến vật: trong bóng tối thấy các sự vật
I7. Thân đồng thảo mộc: thân giống như cây cỏ
I8. Biến kiến vô ngại: cái thấy cùng khắp, không ngăn ngại
I9. Dao kiến dao văn: nghe xa thấy xa
I10. Vọng kiến vọng thuyết: thấy vọng nói vọng
I1. Thân năng xuất ngại: thân có thể vượt ra ngoài chướng ngại
A Nan, đương tại thử trung tinh nghiên diệu minh, tứ đại bất chức, thiểu tuyển chi gian, thân năng xuất ngại, thử danh tinh minh lưu dật tiền cảnh, tư đãn công dụng tạm đắc như thị, phi vi Thánh chứng, bất tác Thánh tâm, danh thiện cảnh giới, nhược tác Thánh, giải tức thọ quần tà.
Dịch:
A Nan nên biết, đang trong lúc đó chú tâm nghiên cứu về tánh Diệu Minh, bốn đại không hòa, thì trong khoảnh khắc, thân này có thể, ra khỏi chướng ngại, gọi là tinh minh, tràn nơi tiền cảnh, chỉ do dụng công, tạm được như vậy, không phải Thánh chứng. Nếu không cho rằng chứng đắc Thánh quả, thì được gọi là cảnh giới thiện lành, nếu tự cho mình chứng đắc Thánh quả, thì bị rơi vào các thứ tà kiến.
Giảng:
Nay nói đến 5 loại ấm ma này, ngũ ấm ma là gì? Tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc có 10 loại ma, thọ có 10 loại ma, tưởng có 10 loại ma, hành có 10 loại ma, thức có 10 loại ma, cộng lại là 50 loại ấm ma. Người tu đạo cần phải có nhận thức rõ ràng về 50 loại ấm ma này, nếu không nhận thức rõ ràng 50 loại ấm ma này, thì rất dễ dàng làm quyến thuộc của ma vương. Khi làm quyến thuộc của ma vương, bản thân mình cũng không biết vì sao mình làm quyến thuộc của ma vương! Vì không hiểu được điều quan trọng cốt yếu ở bên trong, còn không hiểu rõ, cho nên cần phải đặc biệt chú ý.
A Nan, đương tại thử trung: đương ở trong nào? Tức là ở lúc sắc ấm gần hết, khi đang ở mười phương rộng mở không còn tối tăm. Tinh nghiên diệu minh, tứ đại bất chức: vì trong lúc đó có một loại quang minh, khi đang chuyên tâm nghiên cứu cái diệu minh này thì tứ đại đều không khởi lên tác dụng (như bình thường).
Thiểu tuyển chi gian, thân năng xuất ngại: lúc mười phương rộng mở không còn tối tăm, “thiểu tuyển” tức là thời gian không lâu dài, trong một thời gian rất ngắn, lúc đó thân không còn chướng ngại giống như hư không vậy. Lúc đó gọi là gì? Gọi là ý sanh thân(1). “Thân năng xuất ngại” tức là rời cái nhục thể này còn có một cái thân khác. Như trên có kể về chú đồ đệ của tôi, chú đi lên trời đó gọi là pháp thân, còn gọi là ý sanh thân. Ý này tức là ý của nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; thân do ý sanh ra đó gọi là xuất ngại, vượt ra ngoài chướng ngại.
Thử danh tinh minh lưu dật tiền cảnh: đây gọi là loại cảnh giới tinh minh tuôn tràn ra ở trước tiền cảnh.
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng của Thượng Nhân năm 1980
Đệ tử: chữ “minh” của tinh minh, có ý nghĩa là quang minh hay là minh bạch (hiểu rõ)?
Thượng Nhân: chữ “minh” có nghĩa là pure (thanh tịnh). “Tinh” tức là đến cực điểm. Tu đạo thì sợ tự mãn, nếu ông nghĩ rằng ông đã chứng rồi thì sẽ tự mãn. Vừa tự mãn thì cống cao ngã mạn các cái đều sanh ra, cảm thấy ai cũng không bằng mình. Ông tự mãn thì nước trí huệ sẽ không rưới xuống được, ông sẽ không thể tiến bộ được. Nếu không tiến bộ thì sẽ rơi vào tà kiến, giữa đường bỏ phế, cột chân vào một chỗ không thể tiến tới được. Vì thế cái ý nghĩa này là: chúng ta là người tu đạo dù có trí huệ, có học vấn, có đạo đức thế nào đi nữa cũng không thể tự mãn; nếu tự mãn thì cách cái chết không xa.
Năm 1980 Thượng Nhân giảng bổ sung đến đây
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng của Thượng Nhân ngày 2 tháng 12 năm 1993
Đệ tử: “Thử danh tinh minh lưu dật tiền cảnh” câu này có nghĩa gì?
Thượng Nhân: vì quá tinh, quá minh, giống như thông minh giả, không thật, là trí huệ thế gian, đó cũng tức là quá tinh minh!
Đệ tử: “Tiền cảnh” là chỉ cái gì?
Thượng Nhân: cảnh giới mà phía trước đã nói đến.
Đệ tử: hay là cảnh giới lúc đang dụng công.
Thượng Nhân: tức là cảnh giới mà người này đắc được, cảnh giới mà trước đó đắc được.
Ngày 2 tháng 12 năm 1993 Thượng Nhân giảng bổ sung đến đây
Tư đãn công dụng tạm đắc như thị: cảnh giới này chỉ bất quá là một loại dụng công mà thôi, không có thường hằng, nó là ngẫu nhiên. Bất cứ lúc nào ông cũng đều có thể tự do xuất nhập, muốn đến chỗ nào thì đến chỗ đấy, muốn trở về lúc nào thì trở về lúc ấy, thao túng tự do. “Phóng chi tắc di lục hợp”(2), mở ra thì đầy ba ngàn đại thiên thế giới; “quyển chi tắc thối tạng ư mật”, thâu lại thì sao? Thì bất cứ lúc nào cũng có thể thâu trở về. Nếu không thể được như thế, không thể tùy theo ý mình đó gọi là gì? Đó là một loại dụng công tạm thời, ông dụng công đến trình độ này, tức có một cảnh giới như thế. Trong thời gian tạm được một cảnh giới như thế, không phải vĩnh viễn, không phải thường thường đều có thể như thế, không phải thường thường có thể “thân xuất ngại”, thân này có thể vượt ra khỏi các sự chướng ngại.
Phi vi Thánh chứng: đây không phải là chứng quả, Thánh nhân chứng quả không phải như vậy.
Bất tác Thánh tâm danh thiện cảnh giới : nếu ông nghĩ rằng mình chứng quả: “Bạn xem, tôi tu hành đã có công phu như thế, tôi thật là có thể xuất thần nhập hoá như thế!” Nếu ông tự mãn như thế thì sao? Thì xong đời. Vì thế, nếu ông không nghĩ rằng mình đã chứng Thánh chứng quả thì tốt, thì loại cảnh giới đó không có chướng ngại lớn, không có sai lầm lớn.
Nhược tác Thánh giải: nếu như ông nói rằng: “Ô! công phu của tôi hiện nay quá tuyệt vời! Tôi thật là giỏi, tôi nay là bậc Thánh nhân xuất thế, tôi tức là A la hán” nếu ông tự cho rằng mình là A la hán, chứng được Thánh quả, tức thọ quần tà: vào lúc này, thì hết thảy ma đều đến. Ma đã đến, thì tương lai ông sẽ đọa địa ngục.
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng của Thượng Nhân năm 80
“Phi vi Thánh chứng”, tức không phải ông đã chứng quả Thánh. “Bất tác Thánh tâm” nếu không có nghĩ như thế. “Tức thọ quần tà” đây không phải là ma nhập, mà do ông sanh ra tà tri tà kiến, rõ ràng là đúng, ông cho là sai; rõ ràng là sai ông cho là đúng. Cho sai là đúng, lấy đen làm trắng, thì sẽ không có chân lý. Thí như cảnh giới này vốn là OK, tốt đẹp, nhưng khi ông gặp phải bèn nghĩ rằng: “A! cảnh giới của ta thật tốt đẹp” thì xong đời, vừa có cống cao ngã mạn thì đó là tà kiến. Bản thân mình vừa gặp cảnh giới tốt đẹp thì đi tuyên truyền khắp nơi: “A! tôi như thế đó! Tôi như thế kia! Tôi vừa nằm mộng như thế đó! Tôi vừa ngồi thiền thấy cái kia! Như thế đó! như thế đó!” Đó đều là tà tri tà kiến.
Dù cho, đó là điều tốt đẹp của mình mà cứ suốt ngày tự quảng cáo cho mình, đó cũng là tà kiến. Thí dụ người đi trộm đồ ăn, thì không muốn nói cho người khác biết; còn nếu có đồ ăn ngon nhường cho người khác ăn thì sẽ rêu rao khắp nơi rằng: “Người ta biếu cho tôi nhân sâm mà tôi không ăn, tôi đã cho người kia rồi”. Tự mình quảng cáo, đó là tà kiến. Giống như ai đó rất muốn ăn đồ ăn ngon, nhìn thấy đồ ăn liền mở to mắt ra nhưng lại không muốn cho người khác biết. Hà mỗ lật tẩy ra, thì đuổi Hà mỗ đi. Như thế đó đều là tà kiến. Một bộ kinh các ông không biết tụng niệm đó mới là chân kinh! Bộ chơn kinh của Vạn Phật Thánh Thành các ông cần phải biết tụng niệm.
Năm 80 Thượng Nhân giảng bổ sung đến đây
Nguyên văn:
I2內徹拾蟲
阿難!復以此心,精研妙明,其身內徹。是人忽然於其身內拾出蟯蛔,身相宛然,亦無傷毀。此名精明流溢形體,斯但精行,暫得如是,非為聖證。不作聖心,名善境界;若作聖解,即受群邪。
Âm Hán Việt:
I2. Nội triệt thập trùng: bên trong rỗng suốt có thể nhặt ra các thứ sâu bọ
A Nan! phục dĩ thử tâm, tinh nghiên diệu minh, kỳ thân nội triệt. Thị nhân hốt nhiên ư kỳ thân nội xả xuất nao hồi, thân tướng uyển nhiên, diệc vô thương hủy. Thử danh tinh minh lưu dật hình thể, tư đãn tinh hành, tạm đắc như thị, phi vi Thánh chứng. Bất tác Thánh tâm, danh thiện cảnh giới, nhược tác Thánh giải, tức thọ quần tà.
Dịch:
Lại này A Nan, dùng cái tâm này nghiên cứu tinh tế về Tánh Diệu Minh, thân thành rỗng suốt. Người ấy bỗng nhiên ở trong thân thể, nhặt ra các thứ giun sán sâu bọ, nhưng mà thân tướng vẫn còn y nguyên, không hề thương tổn. Đây được gọi là tinh minh tràn đầy ở nơi hình thể. Đó là do sự tu hành tinh tiến đến chỗ tinh minh, tạm được như vậy, không phải Thánh chứng. Nếu không cho rằng chứng đắc Thánh quả, thì được gọi là cảnh giới thiện lành, nếu tự cho mình chứng đắc Thánh quả, thì bị rơi vào các thứ tà kiến.
Giảng:
Đây là cảnh giới ma thứ hai của sắc ấm. Loại ma cảnh này vì sao mà đến? Vì ông tu hành, ông dụng công, nó mới có. Nếu ông không dụng công thì dù cho có đi tìm kiếm cảnh giới ma này cũng kiếm không ra, nó sẽ không để ý đến ông. Tại sao vậy? Vì ông là một người nghèo, nó đến chỗ ông cũng không ích lợi gì. Nay ông tu hành tu cho đến lúc có bảo bối, vì thế thiên ma liền đến muốn cướp bảo bối của ông.
Vậy thì khi ma đến, ông phải làm như thế nào? Ông cần phải như như bất động, sáng suốt, không nên chấp tướng, không nên sanh một niệm chấp trước, cũng không nên nghĩ rằng: “A! cảnh giới này thật đẹp! Đến một lần nữa đi”, không nên hoan nghênh nó, cũng chẳng nên hoan nghênh nó, cũng chẳng nên xua đuổi nó, xem như không có gì xảy ra cả, nói: “Phi vi Thánh chứng”, đó không phải là cảnh giới chứng quả. “Bất tác Thánh tâm”, nếu ông không nghĩ chứng quả, “danh thiện cảnh giới ”, thì cảnh giới này rất tốt đẹp.
Nếu ông “tác Thánh giải”, cho rằng mình đã chứng đắc quả Thánh, nói: “A! tôi nay thật là tuyệt vời, ngay con trùng ở trong thân của tôi cũng có thể đem nó ra được”, tự cho rằng mình đã được thần thông tự tại, cách nghĩ đó là sai lầm! Ông chỉ cần có một niệm cống cao ma liền đến ngay. Ma tùy theo tâm cống cao của ông mà vào trong tâm ông. Vào trong tâm của ông rồi sao? Thì sẽ khiến cho ông lắc tới lắc lui, không được định lực nữa.
Cho nên tu đạo ông nhất định phải hiểu rõ một cách chân chánh ý nghĩa này, mới không rơi vào hầm hố, mới không đi sai đường. Nếu ông không hiểu rõ Phật pháp thì rất dễ dàng đi sai đường. Ông không có công phu thì không thành vấn đề; khi có công phu thì ma vương lúc nào cũng dòm ngó ông, dòm ngó ông khi có dịp sẽ nhiễu loạn ông.
A Nan, phục dĩ thử tâm tinh nghiên diệu minh: A Nan! Lại dùng cái tâm này, nghiên cứu tinh tế cảnh giới vừa tinh diệu vừa quang minh. Kỳ thân nội triệt: thì trong thân của mình thành thông suốt quang minh; người này hành trì hành trì, trong thân thể của mình cái gì cũng đều thấy hết. Nếu như thường thấy rõ thì được; nếu không phải thường thấy rõ chỉ là thỉnh thoảng thấy, thì đó là một loại cảnh giới , đây là một loại cảnh giới của sắc ấm trong ngũ ấm.
Thị nhân hốt nhiên ư kỳ thân nội, xả xuất nao hồi: người này bỗng nhiên trong thân của mình nhặt ra các thứ giun sán; trong bụng mình lấy ra các thứ côn trùng, loại trùng này có thứ dài, thứ ngắn, thứ lớn, thứ nhỏ đều có thể dùng tay bắt ra được. Các côn trùng mà bắt ra thì rõ ràng chân thật không phải là hư ngụy, nhưng da bụng thì không có hư hoại, thì làm sao người này có thể lấy ra được? Nếu ông đưa tay lấy trùng từ trong bụng ra thì da bụng sẽ bị hư hoại, nhưng da bụng của người này không bị hư hoại.
Thân tướng uyển nhiên, diệc vô thương hủy: thân tướng của người này vẫn y nguyên, chỗ này có hai cách giải thích: có thể nói thân tướng của con trùng vẫn y nguyên, không có chút thương tổn, là nguyên con, còn đang sống, đang nhúc nhích, đó là một cách giải thích; lại có thể nói: da bụng của mình vẫn y nguyên không bị thương tổn đây cũng là cách giải thích khác.
Thử danh tinh minh: đó gọi là gì? Đó gọi là “tinh minh” tinh đến chỗ cùng cực, minh đến cực điểm, vì thế trong thân thành rỗng suốt, lưu dật hình thể: đây không phải là dùng tay lấy đồ ở trong bụng mà từ trong thân của mình tuôn tràn ra. Tư đãn tinh hành: đó là do ông dụng công tinh vi nên được sự thâm diệu, phát sanh một loại diệu hạnh. Tạm đắc như thị: tạm thời như thế, không phải thường thường như thế. Nếu ông thường thường như thế, thì không nói đến. Phi vi Thánh chứng: đây không phải là cảnh giới của người chứng đắc Thánh quả.
Bất tác Thánh tâm, danh thiện cảnh giới : nếu không có nghĩ rằng mình chứng Thánh quả thì còn có thể được, không có vấn đề lớn, không có phiền phức lớn. Nhược tác Thánh giải: nếu ông nói rằng: “Tôi nay đã chứng đắc quả vị Thánh, đồ trong bụng tôi có thể lấy ra lúc nào cũng được, bạn nói có vi diệu hay không! Cảnh giới này bạn không có đâu”. Nếu có tâm ngã mạn cống cao như thế, có tâm chấp trước này, thì tức thọ quần tà: thì bị ma vương kéo đi, kéo đi tức là làm quyến thuộc của ma vương.
Nguyên văn:
I3精魄離合
又以此心,內外精研,其時魂魄意志精神,除執受身,餘皆涉入,互為賓主。忽於空中,聞說法聲,或聞十方同敷密義。此名精魄遞相離合,成就善種,暫得如是,非為聖證。不作聖心,名善境界;若作聖解,即受群邪。
Âm Hán Việt:
I3. Tinh phách ly hợp: tinh phách khi lìa khi hiệp
Hựu dĩ thử tâm, nội ngoại tinh nghiên, kỳ thời hồn phách ý chí tinh thần, trừ chấp thọ thân, dư giai thiệp nhập, hỗ vi tân chủ, hốt ư không trung, văn thuyết pháp thanh, hoặc văn thập phương đồng phu mật nghĩa. Thử danh tinh phách đệ tương ly hợp, thành tựu thiện chủng, tạm đắc như thị, phi vi Thánh chứng. Bất tác Thánh tâm, danh thiện cảnh giới ; nhược tác Thánh giải, tức thọ quần tà.
Dịch:
Lại dùng tâm ấy, nghiên cứu trong ngoài, tỉ mỉ tinh tế, lúc đó phách, hồn, tinh, thần, ý, chí, ngoài thân chấp thọ đều thiệp nhập vào, lần lượt thay nhau, làm khách làm chủ. Bỗng trong hư không, nghe tiếng thuyết pháp, hoặc nghe mười phương, đồng thuyết mật nghĩa. Đây là tinh phách, lần lượt thay nhau, khi lìa khi hiệp của các chủng tử thiện lành thành tựu, tạm được như vậy không phải Thánh chứng. Nếu không cho rằng chứng đắc Thánh quả, thì được gọi là cảnh giới thiện lành, nếu tự cho mình chứng đắc Thánh quả, thì bị rơi vào các thứ tà kiến.
Giảng:
Hựu dĩ thử tâm nội ngoại tinh nghiên: lại lấy cái tâm tinh nghiên diệu minh, càng tinh lại cầu tinh hơn nữa, bồi dưỡng không ngừng. Kỳ thời hồn phách ý chí tinh thần: lúc đó hồn, phách, ý của mình cùng với chí khí của mình, cùng với các thứ tinh, thần của mình, trừ chấp thọ thân: cái thân này ngoài bát thức chấp trì thân căn, dư giai thiệp nhập: hồn, phách, ý, chí, tinh, thần, cùng nhau liên hệ qua lại, bạn đến chỗ tôi, tôi đến chỗ bạn, cùng nhau giúp đỡ, cùng nhau liên hệ qua lại. Hỗ vi tân chủ: có lúc ông làm chủ nhân tôi làm người khách; có lúc người kia làm chủ ông làm khách, đây là sáu loại thay nhau làm khách với chủ.
Hồn có 3, phách có 7. Trước kia không phải tôi đã giảng rồi ở thân người có 10 huynh đệ sao? Có người chỉ có lỗ tai, có người chỉ có con mắt, không có 5 căn kia; có người chỉ có lỗ mũi, không có miệng, cũng không có mắt, cũng không có lỗ tai. Tam hồn thất phách mỗi mỗi có một căn, không có 5 căn kia. Vì thế nếu đơn độc một mình thì không thể thành lập, cần phải cùng với mọi người cộng đồng hợp tác. Người có lỗ tai thì giúp đỡ người không có lỗ tai; người có con mắt thì giúp đỡ người không có con mắt đó là lợi dụng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau.
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng của Thượng Nhân ngày 2 tháng 12 năm 1993
Thượng Nhân: tam hồn thất phách, giống như đứa trẻ vậy, nhưng chỉ có một căn, không có nhiều căn; nó ở trên thân người, cho nên người ta có thể nói làm, hoạt động hay động tác gì đó, đều do thứ này sai khiến. Khi hồn phách tụ tập lại một chỗ, sau đó tu tập thành tựu, trong Phật giáo chính là “Phật”, trong Đạo giáo, tam hồn thất phách này chính là tu “tiên”. Có người chỉ có con mắt, có người chỉ có lỗ tai, cùng giúp đỡ lẫn nhau. Đứa trẻ có thể nghe thì giúp đứa trẻ có thể thấy, cùng nhau giúp đỡ thì có thể dùng chung với nhau vậy. Cho nên ông tu hành thành tựu thì có thể lục căn sử dụng chung, lỗ tai có thể ăn cơm, cũng có thể nói chuyện, đây là những cảnh giới mà ông không thể nghĩ tới được.
Đệ tử: kính bạch Thượng Nhân, Ngài có nói Ngài có một đệ tử đi lên trời vui chơi bị thiên ma lưu giữ lại, sau đó chú nói với Ngài rằng: “Làm sao đây? Con không thể trở về!” Đó có phải là có một số hồn phách của chú đi lên đó không?
Thượng Nhân: đó là trong ba hồn bảy phách, hoặc là đi một thứ, hoặc là đi hai thứ, hoặc là đi ba thứ, bốn thứ không nhất định. Khi ra đi lại tập trung vào một chỗ, không phải trở về bảy phách hoặc là ba hồn, ra đi cho hợp thành một thứ. Điều này diệu mầu như thế, đó là một luồng linh khí mà!
Đệ tử: đây có phải là trình độ tu hành không giống nhau, có người có thể xuất ra ít, có người có thể xuất ra nhiều?
Thượng Nhân: không xuất ra thì tốt một chút. Xuất ra hết đi chơi cũng có nguy hiểm, có lúc gặp phải ma, bị ma bắt đi, bắt đi hồn phách, thì người đó khờ đi. Ngu ngốc, người giống như vegetable (thực vật), như người không có hồn phách vậy, hồn phách đã bị ma bắt đi rồi. Hồn tức là quỷ tu hành có chỗ thành tựu, thuộc dương tức là thuộc thần, lại tu hành tốt hơn thì đó là tiên, tu tốt hơn nữa đó chính là Phật, đều là cái này thành tựu.
Đệ tử: ví dụ như có người thực vật, hoặc như có một người, tam hồn thất phách của người này ra đi một số, tuy thân thể vẫn còn, vậy những hồn phách xuất đi, có phải biến thành một cái khác không?
Thượng Nhân: không phải biến thành một cái khác mà là đi theo ma. Vì thế người này có lúc sáng suốt, có lúc hồ đồ mê muội.
Đệ tử: một người tu hành xuất ra một số hồn phách, nếu gặp phải Phật Bồ tát…
Thượng Nhân; nếu chân chánh tu hành, trong cõi minh minh đều có hộ pháp. Tôi gặp phải những người kỳ lạ rất nhiều, những người có thể xuất thần nhập hóa, tôi gặp rất nhiều. Các ông chưa gặp những cảnh giới này đều không nhận thức, không biết được. Như người nhảy đồng, lên đồng ở Đài Loan đều là tác dụng của “50 loại ấm ma”.
Đệ tử: họ tu đến trình độ đó sao?
Thượng Nhân: họ cũng đang tu tiến, cũng đang lập công! Cũng có lúc giống người, có người học tốt, có người không học tốt; không học tốt thì làm quyến thuộc của ma vương.
Ngày 2 tháng 12 năm 1993 Thượng Nhân giảng bổ sung đến đây
Hốt ư không trung: bỗng nhiên trong hư không, văn thuyết pháp thanh: trong hư không giảng kinh thuyết pháp. Ai giảng vậy? “Chỉ văn kỳ thanh bất kiến kỳ nhân”, nghĩa là chỉ nghe tiếng thuyết pháp chứ không nhìn thấy ai thuyết pháp, kỳ thật chính là hồn, phách, ý, chí, tinh, thần của chính bản thân người đó thay nhau làm chủ khách để thuyết giảng. Hoặc văn thập phương đồng phu mật nghĩa: hoặc là nghe trong mười phương hư không đều giảng kinh thuyết pháp. Đó là ý nghĩa gì? Đây tức là ông đang ở nhân địa, nhân địa tức là tiền sanh, tiền sanh ông đã nghe kinh, nghe pháp, trong hồn, phách, ý, chí, tinh, thần của ông vẫn không quên. Nên đời này ông dụng công đến cực điểm, vì thế đã đưa những thứ này ra, nghe tiếng gì đó dường như là tiếng giảng kinh thuyết pháp.
Thử danh tinh phách đệ tương ly hợp: đây gọi là tinh hồn “đệ tương ly hợp”, hoặc là ông và tôi hợp tác, hoặc là tôi và ông hợp tác cùng thay nhau khi lìa khi hợp, kết hợp với nhau thành một đảng, làm thành một đoàn thể. Thành tựu thiện chủng: hoặc là thuyết pháp, khiến ông trong lúc không hiểu rõ, lại nhắc nhở ông, khiến cho chủng tử thiện căn của ông. Tạm đắc như thị: đây là tạm thời được như vậy, không phải vĩnh viễn. Phi vi Thánh chứng: đây không phải là chứng quả ông không nên cho rằng đây là cảnh giới : “Ô! thật là tuyệt vời, bạn xem, tôi nay không cần đi nghe kinh, bất cứ lúc nào, ở đâu tôi cũng đều nghe trong không trung đang thuyết pháp đó!” Ông nghe tiếng thuyết pháp, đó là thuyết pháp, chứ không phải ông đã chứng Thánh quả.
Bất tác Thánh tâm, danh thiện cảnh giới : nếu không nghĩ rằng mình đã chứng quả Thánh thì có thể được, không có vấn đề lớn. Ông không sanh tâm cống cao, không sanh tâm tự mãn, không sanh tâm cho rằng mình là người tuyệt vời, không sanh tâm gạt người, “A! bạn xem tôi dụng công đến nỗi không người giảng kinh thuyết pháp mà tôi đều nghe tiếng giảng kinh thuyết pháp! Bạn có được như vậy chăng?” Cố ý đi nói cho người khác biết cảnh giới này của mình để kêu người tin tưởng mình. “Bạn có lúc nào được như vậy không?” “Không có a!”, “Ô! tôi thì được như vậy!” Đó là khoe khoang chỗ hay của mình như vậy, như vậy thì sao? Nhược tác Thánh giải, tức thọ quần tà: ông vừa tự mãn, vừa chấp trước, vừa cống cao, vừa ngã mạn, vừa cho rằng mình cao vượt hơn người thì sẽ bị ma nhập, ma nhập thì sao? Thì nhất định sẽ bị đọa l%B
Sắc ấm ma tướng
具示始終
中間十境
01身能出礙 02內徹拾蟲 03精魄離合 04境變佛現 05空成寶色 06暗中見物 07身同草木 08遍見無礙 09遙見遙聞 10 妄見妄說
結害囑護
Cụ thị thủy chung: nói rõ trước sau
Trung gian thập cảnh: khoảng giữa có 10 cảnh
I1. Thân năng xuất ngại: thân có thể vượt ra ngoài chướng ngại
I2. Nội triệt thập trùng: bên trong rỗng suốt có thể nhặt ra các thứ côn trùng
I3. Tinh phách ly hợp: tinh phách khi lìa khi hiệp
I4. Cảnh biến Phật hiện: cảnh thay đổi Đức Phật hiện ra
I5. Không thành bảo sắc: hư không thành sắc bảy báu
I6. Ám trung kiến vật: trong bóng tối thấy các sự vật
I7. Thân đồng thảo mộc: thân giống như cây cỏ
I8. Biến kiến vô ngại: cái thấy cùng khắp, không ngăn ngại
I9. Dao kiến dao văn: nghe xa thấy xa
I10. Vọng kiến vọng thuyết: thấy vọng nói vọng
Kết hại chúc hộ: tổng kết sự tai hại và dặn dò giữ gìn
Nguyên văn:
色陰魔相
具示始終
F2詳分五魔境相(分五)
G1色陰魔相 G2受陰魔相 G3想陰魔相 G4行陰魔相 G5識陰魔相
G1分三 H1具示始終 H2中間十境 H3結害囑護
H1分二 I1始修未破區宇 I2終破顯露妄源
I1始修未破區宇
阿難當知,汝坐道場,消落諸念。其念若盡,則諸離念一切精明,動靜不移,憶忘如一。當住此處,入三摩提。如明目人,處大幽暗,精性妙淨,心未發光,此則名為色陰區宇。
Âm Hán Việt:
Sắc ấm ma tướng: tướng trạng của ma sắc ấm
Cụ thị thủy chung: nói rõ trước sau
F2. Tường phân ngũ ma cảnh tướng (phân ngũ): nói rõ tướng trạng của ma ngũ ấm
G1. Sắc ấm ma tướng: tướng trạng của ma sắc ấm
G2. Thọ ấm ma tướng: tướng trạng của ma thọ ấm
G3. Tưởng ấm ma tướng: tướng trạng của ma tưởng ấm
G4. Hành ấm ma tướng: tướng trạng của ma hành ấm
G5. Thức ấm ma tướng: tướng trạng của ma thức ấm
G1. Phân tam: chia làm ba
H1. Cụ thị thủy chung: nói rõ trước sau
H2. Trung gian thập cảnh: khoảng giữa có 10 cảnh
H3. Kết hại chúc hộ: tổng kết sự tai hại và dặn dò giữ gìn
H1. Phân nhị: chia làm hai
I1. Thủy tu vị phá khu vũ: mới tu chưa phá được khu vũ
I2. Chung phá hiển lộ vọng nguyên: sau phá được thì hiện ra nguồn gốc của vọng tưởng
I1. Thủy tu vị phá khu vũ: mới tu chưa phá được khu vũ
A Nan đương tri, nhữ tọa đạo trường, tiêu lạc chư niệm, kỳ niệm nhược tận, tắc chư ly niệm nhất thiết tinh minh, động tĩnh bất di, ức vong như nhất. Đương trụ thử xứ, nhập Tam ma đề, như minh mục nhân, xử đại u ám, tinh tánh diệu tịnh, tâm vị phát quang, thử tắc danh vi sắc ấm khu vũ.
Dịch:
A Nan nên biết, ông ngồi đạo tràng, diệt các vọng niệm, vọng ấy không còn, thì tâm lìa niệm, cả thảy tịnh minh, thuần túy sáng suốt, động tĩnh không dời, nhớ quên như một. Đương khi an trụ trong cảnh giới đó, vào Tam Ma Đề, như người sáng mắt ở nơi tối tăm, cái tính thuần khiết, thanh tịnh nhiệm mầu, nhưng tâm vẫn còn chưa phát sáng ra, gọi là cảnh giới của sắc ấm đây.
Giảng:
A Nan đương tri, nhữ tọa đạo trường, tiêu lạc chư niệm: A Nan! Ông nên biết, ông tu công phu “phản văn tự tánh”, cho nên bỏ đi các vọng niệm, tất cả niệm đều không có. Kỳ niệm nhược tận, tắc chư ly niệm nhất thiết tinh minh, động tĩnh bất di: khi niệm này không có, thì tất cả mọi thứ sẽ ly khai cái tưởng niệm này, tất cả đều tinh minh (thuần túy sáng suốt), tất cả các loại trí huệ và định lực, “động tĩnh không dời”. Ông động, thì nó cũng không thay đổi, ông tịnh nó cũng sẽ không thay đổi. Ức vong như nhất: nhớ và quên, hai loại đạo lý này thì giống nhau, là một thứ, không phải là hai thứ. Đương trụ thử xứ nhập Tam ma đề: Này A Nan! ông nên biết, tu định lực này, trụ ở trong cảnh giới thanh tịnh “động tĩnh không dời, nhớ quên như một”, đắc được một loại định lực. Như minh mục nhân, xử đại u ám: giống như người có mắt sáng, ở trong một cái phòng rất tối tăm. Tinh tánh diệu tịnh, tâm vị phát quang: tuy có diệu tánh tinh minh, loại diệu tịnh này, nhưng trong tâm chưa đắc được ánh quang minh trí huệ chơn chánh. Thử tắc danh vi sắc ấm khu vũ: Đây gọi là cảnh giới của sắc ấm, chính là chỗ mà sắc ấm quản đến.
Nguyên văn:
I2終破顯露妄源
若目明朗,十方洞開,無復幽黯,名色陰盡,是人則能超越劫濁。觀其所由,堅固妄想以為其本。
Âm Hán Việt:
I2. Chung phá hiển lộ vọng nguyên: sau phá được thì hiện ra nguồn gốc của vọng tưởng
Nhược mục minh lãng, thập phương động khai, vô phục u ám, danh sắc ấm tận, thị nhân tắc năng siêu việt kiếp trược, quán kỳ sở do, kiên cố vọng tưởng dĩ vi kỳ bổn.
Dịch:
Nếu mắt sáng tỏ, mười phương thông suốt, không còn tối tăm, đó được gọi là không còn sắc ấm. Người ấy có thể vượt qua kiếp trược. Quán xét nguyên do, vọng tưởng kiên cố chính là nguồn gốc.
Giảng:
Nhược mục minh lãng: nếu như con mắt của ông sáng tỏ, thập phương động khai, vô phục u ám: thì mười phương thế giới mở ra thông suốt, không còn cảnh tối tăm nữa. lúc này gọi đó là gì? Danh sắc ấm tận: đó gọi là sắc ấm hết. Sắc ấm ở trong ngũ ấm - sắc, thọ, tưởng, hành, thức - đều không còn nữa. Thị nhân tắc năng siêu việt kiếp trược: người này có thể vượt qua khỏi kiếp trược vào lúc này. Quán kỳ sở do: quán sát nguyên do hành động của người này, kiên cố vọng tưởng dĩ vi kỳ bổn: người này dùng vọng tưởng kiên cố để làm nguồn gốc.
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng của Thượng Nhân năm 1980
“Mười phương mở ra thông suốt”, Quả Mỗ nói dùng mắt thấy mười phương. Không phải vậy, “Mười phương mở ra thông suốt” là mình ngồi đó cảm thấy mình và hư không hợp lại thành một, mười phương đều phóng ánh sáng lớn. Đây không phải là mắt thấy, nhưng người ấy tự thấy ánh sáng này. Đó là cảnh giới , không phải giống như chúng ta tưởng tượng ra. Thường thường có người như thế, dụng công được 10 năm, thì công phu của người này sẽ được như thế. Đây là một cảnh giới không thể nghĩ bàn, không thể dùng con mắt thấy, đây là một loại feeling (cảm giác).
Những thứ này đều là huyễn giác, không phải là thật, 50 loại ấm ma được nói ở đây đều là một loại cảnh giới , không phải thật, không nên xem nó là thật. Đây là cảnh giới do huyễn hoá sanh ra, từ có hóa không, hoá tới hoá lui, đây đều là cảnh giới huyễn hoá, không phải là cảnh giới thực tại. Cho nên rất là nhiều người khi vừa gặp phải cảnh giới này, thì cảm thấy mình rất là phi thường vượt bực.
Thượng Nhân năm 80 giảng bổ sung đến đây
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng của Thượng Nhân vào ngày 2 tháng 12 năm 1993.
Đệ tử: Khi sắc ấm hết “thị nhân tắc năng siêu việt kiếp trược, quán kỳ sở do, kiên cố vọng tưởng dĩ vi kỳ bổn”. Nghĩa là “Người ấy có thể siêu vượt qua khỏi kiếp trược, quán xét nguyên do, vọng tưởng kiên cố là nguồn gốc”.
Thượng Nhân: người đó vẫn còn vọng tưởng. “Kiên” tức là người này ở nơi đó chấp trước quá nhiều.
Đệ tử: Có phải là kiên cố vọng tưởng là nguồn gốc của sắc ấm không?
Thượng Nhân: Người đó đến cảnh giới kia thì là như thế, bất luận là sắc ấm có đến hay không, không có cách nào mà tìm cho đến nguồn gốc của nó, bởi đều là hư vọng; sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy, “ngũ uẩn phù vân không khứ lai, tam độc thủy bào hư xuất một”, nghĩa là “Năm ấm hư huyễn như mây trôi qua lại, ba độc hư giả như bọt nước nổi chìm”, đó đều là giả, bất luận cảnh giới gì cũng đều là giả.
Đệ tử: Giống như nằm mộng vậy, trong mộng không có đạo lý gì có thể nói được.
Thượng Nhân: Ừ, “mộng lý minh minh hữu lục thú, giác hậu không không vô đại thiên”, trong mộng rõ ràng có 6 đường, tỉnh ra vắng lặng không đại thiên.
Thượng Nhân ngày 2 tháng 12 năm 1993 giảng bổ sung đến đây
Nguyên văn:
中間十境
身能出礙
H2中間十境(分十)
I1身能出礙 I2內徹拾蟲 I3精魄離合 I4境變佛現 I5空成寶色 I6暗中見物 I7身同草木 I8遍見無礙 I9遙見遙聞 I10 妄見妄說
I1身能出礙
阿難!當在此中,精研妙明,四大不織,少選之間,身能出礙。此名精明流溢前境,斯但功用暫得如是,非為聖證。不作聖心,名善境界;若作聖解,即受群邪。
Âm Hán Việt:
Trung gian thập cảnh: khoảng giữa có 10 cảnh
Thân năng xuất ngại: thân có thể vượt ra ngoài chướng ngại
H2. Trung gian thập cảnh (phân thập): khoảng giữa có 10 cảnh (chia làm 10)
I1. Thân năng xuất ngại: thân có thể vượt ra ngoài chướng ngại
I2. Nội triệt thập trùng: bên trong rỗng suốt có thể nhặt ra các thứ côn trùng
I3. Tinh phách ly hợp: tinh phách khi lìa khi hiệp
I4. Cảnh biến Phật hiện: cảnh thay đổi Đức Phật hiện ra
I5. Không thành bảo sắc: hư không thành sắc bảy báu
I6. Ám trung kiến vật: trong bóng tối thấy các sự vật
I7. Thân đồng thảo mộc: thân giống như cây cỏ
I8. Biến kiến vô ngại: cái thấy cùng khắp, không ngăn ngại
I9. Dao kiến dao văn: nghe xa thấy xa
I10. Vọng kiến vọng thuyết: thấy vọng nói vọng
I1. Thân năng xuất ngại: thân có thể vượt ra ngoài chướng ngại
A Nan, đương tại thử trung tinh nghiên diệu minh, tứ đại bất chức, thiểu tuyển chi gian, thân năng xuất ngại, thử danh tinh minh lưu dật tiền cảnh, tư đãn công dụng tạm đắc như thị, phi vi Thánh chứng, bất tác Thánh tâm, danh thiện cảnh giới, nhược tác Thánh, giải tức thọ quần tà.
Dịch:
A Nan nên biết, đang trong lúc đó chú tâm nghiên cứu về tánh Diệu Minh, bốn đại không hòa, thì trong khoảnh khắc, thân này có thể, ra khỏi chướng ngại, gọi là tinh minh, tràn nơi tiền cảnh, chỉ do dụng công, tạm được như vậy, không phải Thánh chứng. Nếu không cho rằng chứng đắc Thánh quả, thì được gọi là cảnh giới thiện lành, nếu tự cho mình chứng đắc Thánh quả, thì bị rơi vào các thứ tà kiến.
Giảng:
Nay nói đến 5 loại ấm ma này, ngũ ấm ma là gì? Tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc có 10 loại ma, thọ có 10 loại ma, tưởng có 10 loại ma, hành có 10 loại ma, thức có 10 loại ma, cộng lại là 50 loại ấm ma. Người tu đạo cần phải có nhận thức rõ ràng về 50 loại ấm ma này, nếu không nhận thức rõ ràng 50 loại ấm ma này, thì rất dễ dàng làm quyến thuộc của ma vương. Khi làm quyến thuộc của ma vương, bản thân mình cũng không biết vì sao mình làm quyến thuộc của ma vương! Vì không hiểu được điều quan trọng cốt yếu ở bên trong, còn không hiểu rõ, cho nên cần phải đặc biệt chú ý.
A Nan, đương tại thử trung: đương ở trong nào? Tức là ở lúc sắc ấm gần hết, khi đang ở mười phương rộng mở không còn tối tăm. Tinh nghiên diệu minh, tứ đại bất chức: vì trong lúc đó có một loại quang minh, khi đang chuyên tâm nghiên cứu cái diệu minh này thì tứ đại đều không khởi lên tác dụng (như bình thường).
Thiểu tuyển chi gian, thân năng xuất ngại: lúc mười phương rộng mở không còn tối tăm, “thiểu tuyển” tức là thời gian không lâu dài, trong một thời gian rất ngắn, lúc đó thân không còn chướng ngại giống như hư không vậy. Lúc đó gọi là gì? Gọi là ý sanh thân(1). “Thân năng xuất ngại” tức là rời cái nhục thể này còn có một cái thân khác. Như trên có kể về chú đồ đệ của tôi, chú đi lên trời đó gọi là pháp thân, còn gọi là ý sanh thân. Ý này tức là ý của nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; thân do ý sanh ra đó gọi là xuất ngại, vượt ra ngoài chướng ngại.
Thử danh tinh minh lưu dật tiền cảnh: đây gọi là loại cảnh giới tinh minh tuôn tràn ra ở trước tiền cảnh.
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng của Thượng Nhân năm 1980
Đệ tử: chữ “minh” của tinh minh, có ý nghĩa là quang minh hay là minh bạch (hiểu rõ)?
Thượng Nhân: chữ “minh” có nghĩa là pure (thanh tịnh). “Tinh” tức là đến cực điểm. Tu đạo thì sợ tự mãn, nếu ông nghĩ rằng ông đã chứng rồi thì sẽ tự mãn. Vừa tự mãn thì cống cao ngã mạn các cái đều sanh ra, cảm thấy ai cũng không bằng mình. Ông tự mãn thì nước trí huệ sẽ không rưới xuống được, ông sẽ không thể tiến bộ được. Nếu không tiến bộ thì sẽ rơi vào tà kiến, giữa đường bỏ phế, cột chân vào một chỗ không thể tiến tới được. Vì thế cái ý nghĩa này là: chúng ta là người tu đạo dù có trí huệ, có học vấn, có đạo đức thế nào đi nữa cũng không thể tự mãn; nếu tự mãn thì cách cái chết không xa.
Năm 1980 Thượng Nhân giảng bổ sung đến đây
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng của Thượng Nhân ngày 2 tháng 12 năm 1993
Đệ tử: “Thử danh tinh minh lưu dật tiền cảnh” câu này có nghĩa gì?
Thượng Nhân: vì quá tinh, quá minh, giống như thông minh giả, không thật, là trí huệ thế gian, đó cũng tức là quá tinh minh!
Đệ tử: “Tiền cảnh” là chỉ cái gì?
Thượng Nhân: cảnh giới mà phía trước đã nói đến.
Đệ tử: hay là cảnh giới lúc đang dụng công.
Thượng Nhân: tức là cảnh giới mà người này đắc được, cảnh giới mà trước đó đắc được.
Ngày 2 tháng 12 năm 1993 Thượng Nhân giảng bổ sung đến đây
Tư đãn công dụng tạm đắc như thị: cảnh giới này chỉ bất quá là một loại dụng công mà thôi, không có thường hằng, nó là ngẫu nhiên. Bất cứ lúc nào ông cũng đều có thể tự do xuất nhập, muốn đến chỗ nào thì đến chỗ đấy, muốn trở về lúc nào thì trở về lúc ấy, thao túng tự do. “Phóng chi tắc di lục hợp”(2), mở ra thì đầy ba ngàn đại thiên thế giới; “quyển chi tắc thối tạng ư mật”, thâu lại thì sao? Thì bất cứ lúc nào cũng có thể thâu trở về. Nếu không thể được như thế, không thể tùy theo ý mình đó gọi là gì? Đó là một loại dụng công tạm thời, ông dụng công đến trình độ này, tức có một cảnh giới như thế. Trong thời gian tạm được một cảnh giới như thế, không phải vĩnh viễn, không phải thường thường đều có thể như thế, không phải thường thường có thể “thân xuất ngại”, thân này có thể vượt ra khỏi các sự chướng ngại.
Phi vi Thánh chứng: đây không phải là chứng quả, Thánh nhân chứng quả không phải như vậy.
Bất tác Thánh tâm danh thiện cảnh giới : nếu ông nghĩ rằng mình chứng quả: “Bạn xem, tôi tu hành đã có công phu như thế, tôi thật là có thể xuất thần nhập hoá như thế!” Nếu ông tự mãn như thế thì sao? Thì xong đời. Vì thế, nếu ông không nghĩ rằng mình đã chứng Thánh chứng quả thì tốt, thì loại cảnh giới đó không có chướng ngại lớn, không có sai lầm lớn.
Nhược tác Thánh giải: nếu như ông nói rằng: “Ô! công phu của tôi hiện nay quá tuyệt vời! Tôi thật là giỏi, tôi nay là bậc Thánh nhân xuất thế, tôi tức là A la hán” nếu ông tự cho rằng mình là A la hán, chứng được Thánh quả, tức thọ quần tà: vào lúc này, thì hết thảy ma đều đến. Ma đã đến, thì tương lai ông sẽ đọa địa ngục.
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng của Thượng Nhân năm 80
“Phi vi Thánh chứng”, tức không phải ông đã chứng quả Thánh. “Bất tác Thánh tâm” nếu không có nghĩ như thế. “Tức thọ quần tà” đây không phải là ma nhập, mà do ông sanh ra tà tri tà kiến, rõ ràng là đúng, ông cho là sai; rõ ràng là sai ông cho là đúng. Cho sai là đúng, lấy đen làm trắng, thì sẽ không có chân lý. Thí như cảnh giới này vốn là OK, tốt đẹp, nhưng khi ông gặp phải bèn nghĩ rằng: “A! cảnh giới của ta thật tốt đẹp” thì xong đời, vừa có cống cao ngã mạn thì đó là tà kiến. Bản thân mình vừa gặp cảnh giới tốt đẹp thì đi tuyên truyền khắp nơi: “A! tôi như thế đó! Tôi như thế kia! Tôi vừa nằm mộng như thế đó! Tôi vừa ngồi thiền thấy cái kia! Như thế đó! như thế đó!” Đó đều là tà tri tà kiến.
Dù cho, đó là điều tốt đẹp của mình mà cứ suốt ngày tự quảng cáo cho mình, đó cũng là tà kiến. Thí dụ người đi trộm đồ ăn, thì không muốn nói cho người khác biết; còn nếu có đồ ăn ngon nhường cho người khác ăn thì sẽ rêu rao khắp nơi rằng: “Người ta biếu cho tôi nhân sâm mà tôi không ăn, tôi đã cho người kia rồi”. Tự mình quảng cáo, đó là tà kiến. Giống như ai đó rất muốn ăn đồ ăn ngon, nhìn thấy đồ ăn liền mở to mắt ra nhưng lại không muốn cho người khác biết. Hà mỗ lật tẩy ra, thì đuổi Hà mỗ đi. Như thế đó đều là tà kiến. Một bộ kinh các ông không biết tụng niệm đó mới là chân kinh! Bộ chơn kinh của Vạn Phật Thánh Thành các ông cần phải biết tụng niệm.
Năm 80 Thượng Nhân giảng bổ sung đến đây
Nguyên văn:
I2內徹拾蟲
阿難!復以此心,精研妙明,其身內徹。是人忽然於其身內拾出蟯蛔,身相宛然,亦無傷毀。此名精明流溢形體,斯但精行,暫得如是,非為聖證。不作聖心,名善境界;若作聖解,即受群邪。
Âm Hán Việt:
I2. Nội triệt thập trùng: bên trong rỗng suốt có thể nhặt ra các thứ sâu bọ
A Nan! phục dĩ thử tâm, tinh nghiên diệu minh, kỳ thân nội triệt. Thị nhân hốt nhiên ư kỳ thân nội xả xuất nao hồi, thân tướng uyển nhiên, diệc vô thương hủy. Thử danh tinh minh lưu dật hình thể, tư đãn tinh hành, tạm đắc như thị, phi vi Thánh chứng. Bất tác Thánh tâm, danh thiện cảnh giới, nhược tác Thánh giải, tức thọ quần tà.
Dịch:
Lại này A Nan, dùng cái tâm này nghiên cứu tinh tế về Tánh Diệu Minh, thân thành rỗng suốt. Người ấy bỗng nhiên ở trong thân thể, nhặt ra các thứ giun sán sâu bọ, nhưng mà thân tướng vẫn còn y nguyên, không hề thương tổn. Đây được gọi là tinh minh tràn đầy ở nơi hình thể. Đó là do sự tu hành tinh tiến đến chỗ tinh minh, tạm được như vậy, không phải Thánh chứng. Nếu không cho rằng chứng đắc Thánh quả, thì được gọi là cảnh giới thiện lành, nếu tự cho mình chứng đắc Thánh quả, thì bị rơi vào các thứ tà kiến.
Giảng:
Đây là cảnh giới ma thứ hai của sắc ấm. Loại ma cảnh này vì sao mà đến? Vì ông tu hành, ông dụng công, nó mới có. Nếu ông không dụng công thì dù cho có đi tìm kiếm cảnh giới ma này cũng kiếm không ra, nó sẽ không để ý đến ông. Tại sao vậy? Vì ông là một người nghèo, nó đến chỗ ông cũng không ích lợi gì. Nay ông tu hành tu cho đến lúc có bảo bối, vì thế thiên ma liền đến muốn cướp bảo bối của ông.
Vậy thì khi ma đến, ông phải làm như thế nào? Ông cần phải như như bất động, sáng suốt, không nên chấp tướng, không nên sanh một niệm chấp trước, cũng không nên nghĩ rằng: “A! cảnh giới này thật đẹp! Đến một lần nữa đi”, không nên hoan nghênh nó, cũng chẳng nên hoan nghênh nó, cũng chẳng nên xua đuổi nó, xem như không có gì xảy ra cả, nói: “Phi vi Thánh chứng”, đó không phải là cảnh giới chứng quả. “Bất tác Thánh tâm”, nếu ông không nghĩ chứng quả, “danh thiện cảnh giới ”, thì cảnh giới này rất tốt đẹp.
Nếu ông “tác Thánh giải”, cho rằng mình đã chứng đắc quả Thánh, nói: “A! tôi nay thật là tuyệt vời, ngay con trùng ở trong thân của tôi cũng có thể đem nó ra được”, tự cho rằng mình đã được thần thông tự tại, cách nghĩ đó là sai lầm! Ông chỉ cần có một niệm cống cao ma liền đến ngay. Ma tùy theo tâm cống cao của ông mà vào trong tâm ông. Vào trong tâm của ông rồi sao? Thì sẽ khiến cho ông lắc tới lắc lui, không được định lực nữa.
Cho nên tu đạo ông nhất định phải hiểu rõ một cách chân chánh ý nghĩa này, mới không rơi vào hầm hố, mới không đi sai đường. Nếu ông không hiểu rõ Phật pháp thì rất dễ dàng đi sai đường. Ông không có công phu thì không thành vấn đề; khi có công phu thì ma vương lúc nào cũng dòm ngó ông, dòm ngó ông khi có dịp sẽ nhiễu loạn ông.
A Nan, phục dĩ thử tâm tinh nghiên diệu minh: A Nan! Lại dùng cái tâm này, nghiên cứu tinh tế cảnh giới vừa tinh diệu vừa quang minh. Kỳ thân nội triệt: thì trong thân của mình thành thông suốt quang minh; người này hành trì hành trì, trong thân thể của mình cái gì cũng đều thấy hết. Nếu như thường thấy rõ thì được; nếu không phải thường thấy rõ chỉ là thỉnh thoảng thấy, thì đó là một loại cảnh giới , đây là một loại cảnh giới của sắc ấm trong ngũ ấm.
Thị nhân hốt nhiên ư kỳ thân nội, xả xuất nao hồi: người này bỗng nhiên trong thân của mình nhặt ra các thứ giun sán; trong bụng mình lấy ra các thứ côn trùng, loại trùng này có thứ dài, thứ ngắn, thứ lớn, thứ nhỏ đều có thể dùng tay bắt ra được. Các côn trùng mà bắt ra thì rõ ràng chân thật không phải là hư ngụy, nhưng da bụng thì không có hư hoại, thì làm sao người này có thể lấy ra được? Nếu ông đưa tay lấy trùng từ trong bụng ra thì da bụng sẽ bị hư hoại, nhưng da bụng của người này không bị hư hoại.
Thân tướng uyển nhiên, diệc vô thương hủy: thân tướng của người này vẫn y nguyên, chỗ này có hai cách giải thích: có thể nói thân tướng của con trùng vẫn y nguyên, không có chút thương tổn, là nguyên con, còn đang sống, đang nhúc nhích, đó là một cách giải thích; lại có thể nói: da bụng của mình vẫn y nguyên không bị thương tổn đây cũng là cách giải thích khác.
Thử danh tinh minh: đó gọi là gì? Đó gọi là “tinh minh” tinh đến chỗ cùng cực, minh đến cực điểm, vì thế trong thân thành rỗng suốt, lưu dật hình thể: đây không phải là dùng tay lấy đồ ở trong bụng mà từ trong thân của mình tuôn tràn ra. Tư đãn tinh hành: đó là do ông dụng công tinh vi nên được sự thâm diệu, phát sanh một loại diệu hạnh. Tạm đắc như thị: tạm thời như thế, không phải thường thường như thế. Nếu ông thường thường như thế, thì không nói đến. Phi vi Thánh chứng: đây không phải là cảnh giới của người chứng đắc Thánh quả.
Bất tác Thánh tâm, danh thiện cảnh giới : nếu không có nghĩ rằng mình chứng Thánh quả thì còn có thể được, không có vấn đề lớn, không có phiền phức lớn. Nhược tác Thánh giải: nếu ông nói rằng: “Tôi nay đã chứng đắc quả vị Thánh, đồ trong bụng tôi có thể lấy ra lúc nào cũng được, bạn nói có vi diệu hay không! Cảnh giới này bạn không có đâu”. Nếu có tâm ngã mạn cống cao như thế, có tâm chấp trước này, thì tức thọ quần tà: thì bị ma vương kéo đi, kéo đi tức là làm quyến thuộc của ma vương.
Nguyên văn:
I3精魄離合
又以此心,內外精研,其時魂魄意志精神,除執受身,餘皆涉入,互為賓主。忽於空中,聞說法聲,或聞十方同敷密義。此名精魄遞相離合,成就善種,暫得如是,非為聖證。不作聖心,名善境界;若作聖解,即受群邪。
Âm Hán Việt:
I3. Tinh phách ly hợp: tinh phách khi lìa khi hiệp
Hựu dĩ thử tâm, nội ngoại tinh nghiên, kỳ thời hồn phách ý chí tinh thần, trừ chấp thọ thân, dư giai thiệp nhập, hỗ vi tân chủ, hốt ư không trung, văn thuyết pháp thanh, hoặc văn thập phương đồng phu mật nghĩa. Thử danh tinh phách đệ tương ly hợp, thành tựu thiện chủng, tạm đắc như thị, phi vi Thánh chứng. Bất tác Thánh tâm, danh thiện cảnh giới ; nhược tác Thánh giải, tức thọ quần tà.
Dịch:
Lại dùng tâm ấy, nghiên cứu trong ngoài, tỉ mỉ tinh tế, lúc đó phách, hồn, tinh, thần, ý, chí, ngoài thân chấp thọ đều thiệp nhập vào, lần lượt thay nhau, làm khách làm chủ. Bỗng trong hư không, nghe tiếng thuyết pháp, hoặc nghe mười phương, đồng thuyết mật nghĩa. Đây là tinh phách, lần lượt thay nhau, khi lìa khi hiệp của các chủng tử thiện lành thành tựu, tạm được như vậy không phải Thánh chứng. Nếu không cho rằng chứng đắc Thánh quả, thì được gọi là cảnh giới thiện lành, nếu tự cho mình chứng đắc Thánh quả, thì bị rơi vào các thứ tà kiến.
Giảng:
Hựu dĩ thử tâm nội ngoại tinh nghiên: lại lấy cái tâm tinh nghiên diệu minh, càng tinh lại cầu tinh hơn nữa, bồi dưỡng không ngừng. Kỳ thời hồn phách ý chí tinh thần: lúc đó hồn, phách, ý của mình cùng với chí khí của mình, cùng với các thứ tinh, thần của mình, trừ chấp thọ thân: cái thân này ngoài bát thức chấp trì thân căn, dư giai thiệp nhập: hồn, phách, ý, chí, tinh, thần, cùng nhau liên hệ qua lại, bạn đến chỗ tôi, tôi đến chỗ bạn, cùng nhau giúp đỡ, cùng nhau liên hệ qua lại. Hỗ vi tân chủ: có lúc ông làm chủ nhân tôi làm người khách; có lúc người kia làm chủ ông làm khách, đây là sáu loại thay nhau làm khách với chủ.
Hồn có 3, phách có 7. Trước kia không phải tôi đã giảng rồi ở thân người có 10 huynh đệ sao? Có người chỉ có lỗ tai, có người chỉ có con mắt, không có 5 căn kia; có người chỉ có lỗ mũi, không có miệng, cũng không có mắt, cũng không có lỗ tai. Tam hồn thất phách mỗi mỗi có một căn, không có 5 căn kia. Vì thế nếu đơn độc một mình thì không thể thành lập, cần phải cùng với mọi người cộng đồng hợp tác. Người có lỗ tai thì giúp đỡ người không có lỗ tai; người có con mắt thì giúp đỡ người không có con mắt đó là lợi dụng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau.
Lời Ban Biên tập: dưới đây là lời giảng của Thượng Nhân ngày 2 tháng 12 năm 1993
Thượng Nhân: tam hồn thất phách, giống như đứa trẻ vậy, nhưng chỉ có một căn, không có nhiều căn; nó ở trên thân người, cho nên người ta có thể nói làm, hoạt động hay động tác gì đó, đều do thứ này sai khiến. Khi hồn phách tụ tập lại một chỗ, sau đó tu tập thành tựu, trong Phật giáo chính là “Phật”, trong Đạo giáo, tam hồn thất phách này chính là tu “tiên”. Có người chỉ có con mắt, có người chỉ có lỗ tai, cùng giúp đỡ lẫn nhau. Đứa trẻ có thể nghe thì giúp đứa trẻ có thể thấy, cùng nhau giúp đỡ thì có thể dùng chung với nhau vậy. Cho nên ông tu hành thành tựu thì có thể lục căn sử dụng chung, lỗ tai có thể ăn cơm, cũng có thể nói chuyện, đây là những cảnh giới mà ông không thể nghĩ tới được.
Đệ tử: kính bạch Thượng Nhân, Ngài có nói Ngài có một đệ tử đi lên trời vui chơi bị thiên ma lưu giữ lại, sau đó chú nói với Ngài rằng: “Làm sao đây? Con không thể trở về!” Đó có phải là có một số hồn phách của chú đi lên đó không?
Thượng Nhân: đó là trong ba hồn bảy phách, hoặc là đi một thứ, hoặc là đi hai thứ, hoặc là đi ba thứ, bốn thứ không nhất định. Khi ra đi lại tập trung vào một chỗ, không phải trở về bảy phách hoặc là ba hồn, ra đi cho hợp thành một thứ. Điều này diệu mầu như thế, đó là một luồng linh khí mà!
Đệ tử: đây có phải là trình độ tu hành không giống nhau, có người có thể xuất ra ít, có người có thể xuất ra nhiều?
Thượng Nhân: không xuất ra thì tốt một chút. Xuất ra hết đi chơi cũng có nguy hiểm, có lúc gặp phải ma, bị ma bắt đi, bắt đi hồn phách, thì người đó khờ đi. Ngu ngốc, người giống như vegetable (thực vật), như người không có hồn phách vậy, hồn phách đã bị ma bắt đi rồi. Hồn tức là quỷ tu hành có chỗ thành tựu, thuộc dương tức là thuộc thần, lại tu hành tốt hơn thì đó là tiên, tu tốt hơn nữa đó chính là Phật, đều là cái này thành tựu.
Đệ tử: ví dụ như có người thực vật, hoặc như có một người, tam hồn thất phách của người này ra đi một số, tuy thân thể vẫn còn, vậy những hồn phách xuất đi, có phải biến thành một cái khác không?
Thượng Nhân: không phải biến thành một cái khác mà là đi theo ma. Vì thế người này có lúc sáng suốt, có lúc hồ đồ mê muội.
Đệ tử: một người tu hành xuất ra một số hồn phách, nếu gặp phải Phật Bồ tát…
Thượng Nhân; nếu chân chánh tu hành, trong cõi minh minh đều có hộ pháp. Tôi gặp phải những người kỳ lạ rất nhiều, những người có thể xuất thần nhập hóa, tôi gặp rất nhiều. Các ông chưa gặp những cảnh giới này đều không nhận thức, không biết được. Như người nhảy đồng, lên đồng ở Đài Loan đều là tác dụng của “50 loại ấm ma”.
Đệ tử: họ tu đến trình độ đó sao?
Thượng Nhân: họ cũng đang tu tiến, cũng đang lập công! Cũng có lúc giống người, có người học tốt, có người không học tốt; không học tốt thì làm quyến thuộc của ma vương.
Ngày 2 tháng 12 năm 1993 Thượng Nhân giảng bổ sung đến đây
Hốt ư không trung: bỗng nhiên trong hư không, văn thuyết pháp thanh: trong hư không giảng kinh thuyết pháp. Ai giảng vậy? “Chỉ văn kỳ thanh bất kiến kỳ nhân”, nghĩa là chỉ nghe tiếng thuyết pháp chứ không nhìn thấy ai thuyết pháp, kỳ thật chính là hồn, phách, ý, chí, tinh, thần của chính bản thân người đó thay nhau làm chủ khách để thuyết giảng. Hoặc văn thập phương đồng phu mật nghĩa: hoặc là nghe trong mười phương hư không đều giảng kinh thuyết pháp. Đó là ý nghĩa gì? Đây tức là ông đang ở nhân địa, nhân địa tức là tiền sanh, tiền sanh ông đã nghe kinh, nghe pháp, trong hồn, phách, ý, chí, tinh, thần của ông vẫn không quên. Nên đời này ông dụng công đến cực điểm, vì thế đã đưa những thứ này ra, nghe tiếng gì đó dường như là tiếng giảng kinh thuyết pháp.
Thử danh tinh phách đệ tương ly hợp: đây gọi là tinh hồn “đệ tương ly hợp”, hoặc là ông và tôi hợp tác, hoặc là tôi và ông hợp tác cùng thay nhau khi lìa khi hợp, kết hợp với nhau thành một đảng, làm thành một đoàn thể. Thành tựu thiện chủng: hoặc là thuyết pháp, khiến ông trong lúc không hiểu rõ, lại nhắc nhở ông, khiến cho chủng tử thiện căn của ông. Tạm đắc như thị: đây là tạm thời được như vậy, không phải vĩnh viễn. Phi vi Thánh chứng: đây không phải là chứng quả ông không nên cho rằng đây là cảnh giới : “Ô! thật là tuyệt vời, bạn xem, tôi nay không cần đi nghe kinh, bất cứ lúc nào, ở đâu tôi cũng đều nghe trong không trung đang thuyết pháp đó!” Ông nghe tiếng thuyết pháp, đó là thuyết pháp, chứ không phải ông đã chứng Thánh quả.
Bất tác Thánh tâm, danh thiện cảnh giới : nếu không nghĩ rằng mình đã chứng quả Thánh thì có thể được, không có vấn đề lớn. Ông không sanh tâm cống cao, không sanh tâm tự mãn, không sanh tâm cho rằng mình là người tuyệt vời, không sanh tâm gạt người, “A! bạn xem tôi dụng công đến nỗi không người giảng kinh thuyết pháp mà tôi đều nghe tiếng giảng kinh thuyết pháp! Bạn có được như vậy chăng?” Cố ý đi nói cho người khác biết cảnh giới này của mình để kêu người tin tưởng mình. “Bạn có lúc nào được như vậy không?” “Không có a!”, “Ô! tôi thì được như vậy!” Đó là khoe khoang chỗ hay của mình như vậy, như vậy thì sao? Nhược tác Thánh giải, tức thọ quần tà: ông vừa tự mãn, vừa chấp trước, vừa cống cao, vừa ngã mạn, vừa cho rằng mình cao vượt hơn người thì sẽ bị ma nhập, ma nhập thì sao? Thì nhất định sẽ bị đọa l%B