Nguyên văn:
祖,南天竺香至王三子也,姓剎利。初,王供養般若多羅,因試以寶珠;祖發明心地,般若遂付法。偈曰:「心地生諸種,因事復生理。果滿菩提圓,花開世界起。」祖得法,久之,念震旦緣熟,航海來梁。抵廣,刺史蕭昂表聞武帝,乃詔見。問:「如何是聖諦第一義?」祖曰:「廓然無聖。」曰:「對朕者誰?」祖曰:「不識!」帝不契。祖由此渡江涉魏,至嵩少。後得神光,授以大法,乃偕徒往禹門千聖寺。坐化,葬熊耳山。唐代宗諡圓覺大師,塔曰空觀。
贊曰
震旦初來 對朕不識 窠臼掀翻 敲空出血
得斷臂人 熊峰路絕 分髓分皮 霜上加雪
或說偈曰◎宣公上人作
震旦緣熟達摩來 對朕不識機未賅
神光熊耳跪九載 慧可積雪臂獨裁
以心印心付大法 初祖二祖續命脈
六次受害毫無損 隻履西歸留永懷
Âm Hán Việt:
Tổ, Nam Thiên Trúc Hương Chí vương tam tử dã, tính Sát lợi. Sơ, vương cung dưỡng Bát Nhã Đa La, nhân thí dĩ bảo châu; Tổ phát minh tâm địa, Bát nhã toại phó pháp. Kệ viết: “Tâm địa sanh chư chủng, nhân sự phục sanh lý. Quả mãn bồ đề viên, hoa khai thế giới khởi”. Tổ đắc pháp, cửu chi, niệm Chấn Đán duyên thục, hàng hải lai lương. Để Quảng, thứ sử Tiêu Ngang biểu văn Võ Đế, nãi chiêu kiến. Vấn: “như hà thị thánh đế đệ nhất nghĩa?” Tổ viết: “khuếch nhiên vô thánh”.
Viết: “đối trẫm giả thùy?” Tổ viết: “bất thức!” Đế bất khế. Tổ do thử độ giang thiệp Ngụy, chí Tung Thiếu. Hậu đắc Thần Quang, thọ dĩ đại pháp, nãi giai đồ vãng Vũ Môn tự. Tọa hóa, táng Hùng Nhĩ sơn. Đường Đại Tông thụy Viên Giác Đại sư, tháp viết Không Quán.
Tán viết:
Chấn Đán sơ lai,
Đối trẫm bất thức.
Khoa cựu hiên phiên,
Xao không xuất huyết.
Đắc đoạn tý nhân,
Hùng phong lộ tuyệt.
Phân tủy phân bì,
Sương thượng gia tuyết.
Hoặc thuyết kệ viết: Tuyên Hóa thượng nhân tác
Chấn Đán duyên thục Đạt Ma lai,
Đối trẫm bất thức cơ vị cai
Thần Quang Hùng Nhĩ quỵ cửu tải
Huệ Khả tích tuyết tý độc tài
Dĩ tâm ấn tâm phó đắc pháp
Sơ tổ Nhị tổ tục mạng mạch
Lục thứ thọ hại hào vô tổn
Chích lý Tây quy lưu vĩnh hoài.
Dịch:
Tổ Bồ Đề Đạt Ma người Nam Thiên Trúc, là con thứ ba của vua Hương Chí, thuộc dòng Sát đế lợi. Trước kia nhà vua phát tâm cúng dường báu vật đến tổ Bát Nhã Đa La, nhân lúc đem ngọc báu ra thử nghiệm, khiến Bồ Đề Đạt Ma đã thấu rõ tâm địa. Do nhân duyên này tổ Bát Nhã Đa La bèn truyền pháp cho ngài và nói kệ rằng:
Đất tâm sanh các giống,
Nhân sự mà sinh lý.
Quả mãn bồ đề viên,
Hoa nở thế giới sanh.
Sau khi đắc pháp, trải qua một thời gian, Tổ Đạt Ma xét thấy nhân duyên truyền bá Phật pháp đến đất nước Trung Hoa đã thuần thục, nên ngài đã vượt biển đến Trung Hoa. Vừa đến Quảng Châu, quan thứ sử ở Quảng Châu tên là Tiêu Ngang, bèn dâng biểu sớ đến vua Lương Võ Đế, vua liền hạ chiếu mời tổ Đạt Ma đến gặp mặt.
Vừa nhìn thấy tổ Đạt Ma, Lương Võ Đế liền hỏi: “Đệ nhất nghĩa thánh đế là gì?” Tổ đáp: “Rỗng rang không thánh”. Nhà vua lại hỏi tiếp: “Người đối diện trẫm là ai?”. Tổ đáp: “Không biết”. Tổ biết vua Lương Võ Đế không khế hợp. Ngài liền qua sông đến đất Ngụy, rồi tìm đến chùa Thiếu Lâm tại núi Tung. Sau đó gặp Thần Quang, bèn truyền đại pháp cho Thần Quang, rồi cùng đồ chúng đi đến trú ngụ tại chùa Thiên Thánh ở Vũ Môn. Một hôm, tổ Đạt Ma đến núi Hùng Nhĩ ngồi tĩnh tọa và thị tịch tại núi này, do vậy Đồ chúng an táng ngài tại núi Hùng Nhĩ. Vua Đường Đại Tông ban tặng thụy hiệu là Viên Giác Đại Sư, tháp thờ ngài hiệu là Không Quán.
Bài tán rằng:
Chấn Đán mới vừa đến
Đối trẫm chẳng nhận biết
Khuôn cũ đều lật ngược
Nặn hư không ra máu
Gặp được kẻ chặt tay
Núi Hùng Nhĩ đường cùng
Phân tủy cùng chia da
Sương lạnh điểm thêm tuyết.
Hoặc kệ rằng:
Đông độ thuần thục Đạt Ma đến
Đối mặt chẳng biết duyên chưa đủ
Hùng Nhĩ Thần Quang quỳ chín năm
Huệ Khả chặt tay thân đóng tuyết
Dùng tâm ấn chứng trao pháp lớn
Sơ tổ Nhị tổ nối mạng mạch
Sáu lần thọ nạn chẳng mảy may
Chiếc giày lưu lại danh ghi mãi.
Giảng:
Đại sư Bồ Đề Đạt Ma[1] tại Thiên Trúc là vị tổ thứ 28 của Thiền phái Ấn Độ, khi đến Trung Hoa thuộc vị tổ đầu tiên của Thiền tông Trung Hoa. Tổ, Nam Thiên Trúc Hương Chí vương tam tử dã, tính Sát lợi: Ngài là người Nam Thiên Trúc, con thứ ba của vua Hương Chí, chủng tính Sát Đế Lợi, dòng vương tộc.
Sơ, vương cung dưỡng Bát Nhã Đa La, nhân thí dĩ bảo châu: Lúc đầu, tôn giả Bát Nhã Đa La vị tổ thứ 27 trên đường du hóa đến phía Nam Ấn Độ, vua Hương Chí vốn rất sùng tín Phật giáo, nghe tin tôn giả Bát Nhã Đa La đến nước mình hoằng hóa Phật pháp, ngài vô cùng quý trọng, bèn thỉnh ngài đến cúng dường trai phạn, đồng thời đã đem báu vật vô giá ra cúng dường. Khi ấy, tổ Bát Nhã Đa La biết mật ý của Đạt Ma Đại sư, liền dùng châu báu để thử nghiệm ngài.[2] Tổ phát minh tâm địa, Bát nhã toại phó pháp: Ngay khi ấy, Bồ Đề Đạt Ma đã phát minh ra pháp môn tâm địa, do đây, tổ Bát Nhã Đa La đã truyền pháp cho ngài Bồ Đề Đạt Ma. Trong sử truyện tổ sư, có thuyết cho rằng tổ Bát Nhã Đa La là đệ tử của Bồ Đề Đạt Ma, cũng có thuyết nói tổ Bát Nhã Đa La là thầy của Bồ Đề Đạt Ma. Do vậy, trong Phật giáo, rất nhiều truyền thuyết, sử truyện ghi chép không rõ. Bởi vì có sách nói thế này, có sách nói thế kia, vì thế có những sử liệu ghi chép trong sách, đôi lúc vẫn chưa chính xác.
Kệ viết: Sau khi truyền pháp xong, tổ Bát Nhã Ba La liền nói kệ rằng:
Tâm địa sanh chư chủng,
Nhân sự phục sanh lý.
Quả mãn bồ đề viên,
Hoa khai thế giới khởi”.
Dịch:
Đất tâm sanh các giống,
Nhân sự mà sinh lý.
Quả mãn bồ đề viên,
Hoa nở thế giới sanh.
Ý nói trong tâm sinh khởi tất cả các chủng tử, do sự việc trên mới hiển bày lý này. Quả báo ấy nếu được viên mãn, tức quả bồ đề cũng được thành tựu viên mãn. Đợi đến lúc hoa nở, thì thế giới này tất cả các sự việc, vấn đề đều được sinh khởi, hiện bày.
Tổ đắc pháp, cửu chi, niệm Chấn Đán duyên thục, hàng hải lai lương: Sau khi được truyền pháp, trải qua thời gian rất lâu, xét thấy nhân duyên đến Đông độ truyền pháp đã thuần thục,[3] Bồ Đề Đạt Ma bèn đi thuyền đến Trung Hoa, lúc bấy giờ thuộc Nam triều, đời Lương. Trong phần chánh văn nói đến hai chữ Chấn Đán, tức chỉ cho Trung Hoa. Vua cai trị thời ấy tên Lương Võ Đế, nên tổ Đạt Ma đến tìm vua Lương Võ Đế.
Để Quảng, thứ sử Tiêu Ngang biểu văn Võ đế, nãi chiếu kiến: Khi đến Quảng Châu, quan thứ sử ở Quảng Châu tên Tiêu Ngang bèn dâng biểu sớ báo tin đến vua Lương Võ Đế, vua bèn hạ chiếu mời tổ Đạt Ma đến gặp mặt.
Vấn: như hà thị thánh đế đệ nhất nghĩa? Nhìn thấy tổ Đạt Ma, Lương Võ Đế liền hỏi ngài: - Thế nào là nghĩa đệ nhất của thánh đế?
Tổ viết: khuếch nhiên vô thánh: Tổ đáp:
- Rỗng rang không thánh.
Ý nói trong sáng không thánh, khuếch là rỗng không, cũng có nghĩa là chiếu sáng. Kế đến nói không thánh, tức chẳng có thánh nhân. Câu nói này khiến cho vua Lương Võ Đế càng không hiểu.
Viết: đối trẫm giả thùy? Vì thế nhà vua liền hỏi:
- Không có thánh nhân, vậy người đang nói chuyện trước mặt trẫm là ai?
Ý nói ngài chính là thánh nhân ư?
Tổ viết: Bất thức! Tổ Đạt Ma liền đáp:
- Không biết.
Đế bất khế: Đế bất khế ngụ ý nói, Lương Võ Đế không thông hiểu về tướng vô ngã. Theo triết lý nhà Phật, bậc thánh nhân nếu cho rằng tự mình là thánh nhân, như vậy trên căn bản người ấy chẳng khác gì người thế tục, bởi vì người này còn lòng tự mãn, tự thấy có ngã tướng này, vì thế tổ mới đáp tự mình chẳng biết mình.
Lúc này, Lương Võ Đế bèn nói:
- Người đối diện trước trẫm là ai?
Đoạn vấn đáp trên Lương Võ Đế muốn khẳng định rằng, ngài chính là thánh nhân! Sao ngài lại nói không có thánh nhân?
Tổ do thử độ giang thiệp Ngụy: Tổ Bồ Đề Đạt Ma biết nơi này chưa đủ nhân duyên hóa độ, liền đi qua sông đến đất Lạc Dương. Lúc ấy là Nam triều, thuộc đời Lương, đến Lạc Dương thuộc ranh giới đất Ngụy. Thời kỳ Nam Bắc triều, đời Ngụy Tấn có mấy quốc gia, trong chánh văn nói đến đất Ngụy, tức đến Lạc Dương. Còn đến Tung Thiếu, tức đến chùa Thiếu Lâm tại núi Tung.
Hậu đắc Thần Quang, thọ dĩ đại pháp, nãi giai đồ vãng Vũ Môn Thiên Thánh tự: Về sau gặp được Thần Quang, tổ bèn đem chánh pháp nhãn tạng truyền trao cho Thần Quang, vị tổ thứ hai trong Thiền tông Trung Hoa, rồi cùng Thần Quang đi đến Long Môn, tại đó có chùa Thiên Thánh.
Tọa hóa, táng Hùng Nhĩ sơn: Một hôm, tổ Đạt Ma đến núi Hùng Nhĩ ngồi tĩnh tọa và thị tịch tại núi này, nên được chôn cất tại núi Hùng Nhĩ. Trong đoạn chánh văn nói ngài ngồi ngay thẳng an nhiên thị tịch, nhưng có sách lại nói tổ Bồ Đề Đạt Ma không có chết, thế nên những sự việc này đều là bất khả tư nghì, không thể suy lường.
Đường Đại Tông thụy Viên Giác đại sư, tháp viết không quán: vào triều Đường, vua Đại Tông sắc phong tổ Bồ Đề Đạt Ma là Đại sư Viên Giác, thế nên về sau bảo tháp thờ ngài gọi là Không Quán Tháp.
Bài tán nói:
Chấn đán sơ lai, đối trẫm bất thức: Đoạn này tóm kết, tổ Bồ Đề Đạt Ma vừa đến Trung Hoa và vào diện kiến vua Lương Võ Đế, Lương Võ Đế trông thấy tổ liền hỏi, đang đứng đối diện trước trẫm là ai vậy? Ở đây ý nói, chính Lương Võ Đế cũng chẳng biết mình.
Khoa cữu hân phiên, xao không xuất huyết: Hãy bỏ đi những thói quen cũ xưa từ trước. Hai chữ “khoa cữu” ở đây chỉ cho hang ổ; hãy dẹp bỏ cái hang ổ này, thì hang ổ kia sẽ không còn. Câu kế bảo rằng, hãy bóp nặn hư không, trong hư không này sẽ ra máu.
Đắc đoạn tý nhân, hùng phong lộ tuyệt: Câu này muốn nói, tổ Bồ Đề Đạt Ma sau khi gặp Thần Quang, biết được người này có căn tánh Đại thừa, nên đem chánh pháp truyền trao cho ngài, từ đó trở thành nhị tổ trong Thiền tông. Tại đỉnh núi Hùng Nhĩ, Nhị tổ vì pháp chặt đứt cánh tay, ý nói ngoài con đường này, không còn đường nào khác để đi.
Phân tủy phân bì, sương thượng gia tuyết: Câu này ý nói có những đệ tử nhận được phần xương tủy của tổ Đạt Ma, có đệ tử thì nhận được phần da của tổ Đạt Ma. Sương giá vốn rất lạnh, lại thêm đứng trong tuyết, càng thêm buốt giá, lạnh lẽo.
Sau đó Tổ nói bài kệ rằng:
Trên đầu nếu phải để lên thêm một cái đầu khác, đó là dư thừa! Bài kệ này nói rằng:
Chấn đán duyên thục Đạt Ma lai: Ý nói tổ Đạt Ma khi còn ở Ấn Độ biết được nhân duyên truyền giáo, hóa độ tại Trung Hoa đã đến, ngài nghĩ lúc này Phật giáo Trung Hoa cần phải được phát huy, thế nên ngài đã lên đường đến lĩnh thổ Trung Hoa. Nên gọi là “chấn đán duyên thục”. Còn Đạt Ma là dùng theo tiếng Ấn Độ, dịch âm tiếng Trung Hoa nghĩa là pháp. Tức nói Phật pháp được truyền từ Ấn Độ đến Trung Hoa. Người ấy tên là “Pháp”, cũng có nghĩa là pháp từ Ấn Độ truyền đến. Người truyền pháp cũng có tên là “Pháp”.
Đối trẫm bất thức cơ vị cai: Khi vua Lương Võ Đế nhìn thấy tổ sư Đạt Ma, bèn hỏi thế nào là thánh đế? Thánh đế tức là tứ thánh đế. Nhưng ở đây chẳng phải nói bốn thánh đế đơn thuần, mà là chỉ cho pháp chân chánh trong giáo pháp Phật giáo, cũng là pháp đệ nhất nghĩa đế. Đệ nhất nghĩa đế là chỉ cho niệm lự chưa sinh khởi, chân lý vô thượng không thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt, tâm hạnh mỗi mỗi tiêu diệt. Như vậy vua Lương Võ Đế đã từng nghe rất nhiều lời tán thán, ông vốn là người tạo nhiều chùa chiền, tự viện, hóa độ rất nhiều tăng chúng xuất gia, do vậy ông luôn cho rằng chính mình đã đạt được thánh đế, công đức của ông sẽ vô lượng. Vì thế ông muốn mời tổ Đạt Ma đến để tán thán ông rằng: “ông là vị đại vương rất tốt, quả thật là vị minh quân có đạo đức! ông đã đề xướng Phật pháp, thông suốt thánh đế”. Thế nhưng, tổ Bồ Đề Đạt Ma vị tổ thứ 28 của nước Thiên Trúc, đâu có thái độ nịnh hót, tâng bốc, với hành vi a dua, bợ đỡ trước mặt nhà vua như vậy? Việc này chắc chắn sẽ không xảy ra, ngài không những không nói lời tán thán vua Lương Võ Đế, trái lại còn nói “rỗng rang không thánh”, tức khẳng định nhà vua làm như thế hoàn toàn chẳng có công đức gì cả.
Vua Lương Võ Đế chẳng được Tổ tán thán, bèn nghĩ cách nói lời tâng bốc, tán thán tổ: “Ngài từ nước Ấn Độ đến, vậy ngài là một bậc thánh tăng đấy chứ, ngài là người đã thông hiểu thánh đế phải không ạ!” Vì Lương Võ Đế muốn tổ Đạt Ma tán thán mình. Thế thì tán thán bằng nào đây? Lương Võ Đế hỏi: “Người đứng đối diện trước trẫm là ai?” Người nói chuyện với trẫm là ai? Ý nói: Tổ là bậc thánh nhân, tôi cũng như ngài, cả hai chúng ta đều có chút pháp đệ nhất nghĩa đế, đều có quá trình công phu như nhau. Nhưng không ngờ tổ Đạt Ma không nói như thế, ngài lại nói “rỗng rang không thánh”, chẳng có vật gì, chẳng công đức gì, trừ bỏ tất cả pháp, lìa tất cả tướng. Pháp đệ nhất nghĩa đế chân chánh vốn dĩ chẳng có gì cả, bởi vì có sự vật tức có chấp tướng, tức chấp nhân tướng, ngã tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng. Do vậy nên nói công đức ấy hoàn toàn chẳng có gì.
Nghe vậy, Lương Võ Đế lại hỏi: “Người đứng đối diện trước trẫm là ai?” Khi ấy tổ sư Đạt Ma trả lời càng đơn giản, ngắn gọn hơn, ngài nói: “không biết”, tổ đang đứng trước một vị hoàng đế, nhưng lại trả lời “không biết”. Đoạn này, một mặt ngài muốn chỉ cho mọi người thấy, ngài không tự mãn. Tổ không giống như mọi người chúng ta, mỗi khi ai tán thán mình, chúng ta đều có cảm giác như đang được ăn kẹo ngọt, cảm giác rất khoái lạc. Điều này cho thấy được mọi người tán thán, đó là điều vô cùng tốt đẹp. Vua Lương Võ Đế cũng vậy, vì chưa ngộ nhập, thấu suốt được chân lý, nên khi nghe tổ trả lời, ông chẳng hiểu gì cả, đó gọi là “căn cơ chưa đủ”. Vì căn tánh chưa thuần nên không khế hợp với chân lý.
Thần Quang Hùng Nhĩ quỵ cửu tải: Tổ sư Đạt Ma đối đáp với vua Lương Võ Đế xong liền bỏ đi, trong lời đối đáp của tổ, chẳng một lời nào khiến nhà vua vừa lòng. Tại kinh đô phương Nam lúc bấy giờ, có một vị Pháp sư tên là Thần Quang đang giảng kinh nơi đó. Mọi người nơi đây đều cho rằng, Pháp sư Thần Quang giảng kinh hay và rất sinh động, thậm chí cảm động đến cõi trời, khiến các thiên nữ nơi cõi trời đã phát tâm rải hoa cúng dường, dưới đất cũng xuất hiện các loài hoa kim liên. Ở đây tác giả miêu tả cảnh trời đất chấn động khi nghe lời thuyết pháp của Pháp sư Thần Quang, ý nói khi ấy chỉ có chư vị thâm hiểu Phật pháp mới chiêm nghiệm, cảm ứng được cảnh giới trên. Thế nhưng khi tổ sư Đạt Ma đi đến nơi nghe thử, ngài liền nói với Thần Quang rằng:
Pháp sư! Ông làm gì ở nơi này thế?
Thần Quang đáp:
Tôi đang giảng kinh thuyết pháp để giáo hóa chúng sanh ạ!
Tổ Đạt Ma nói tiếp:
Ông giảng màu đen là chữ, màu trắng là giấy, sao ông lại dùng những thứ ấy để giáo hóa chúng sanh vậy?
Thần Quang nghe tổ hỏi bèn nói: “Ồ! Ông đang hủy báng Phật pháp ư, ông đúng là loài quỷ dạ xoa, thật hồ đồ, là loài ma quỷ!” khi ấy Pháp sư Thần Quang đang đeo xâu chuổi bằng sắt. Bởi vì người đời xưa đều biết võ thuật, người tu hành thường làm một xâu chuỗi bằng sắt để làm vũ khí phòng thân khi cần thiết. Lúc bấy giờ ngài Thần Quang bèn dùng xâu chuỗi ấy chiếu vào người tổ sư Đạt Ma để đuổi ông ấy đi. Tổ Đạt Ma ngẩng đầu lên, chiếc gương liền rọi vào miệng của tổ, làm gãy hai chiếc răng của ngài. Các vị thử suy nghĩ xem, phép thuật của Thần Quang có giỏi không.
Khi ấy tổ Đạt Ma suy nghĩ: Nếu ta phun hai chiếc răng xuống đất, thì nơi này sẽ đại hạn ba năm. Vì răng của bậc thánh nhân rơi xuống đất, tức nơi ấy sẽ có tai nạn lớn, ba năm không mưa, như thế sẽ khiến cho nhiều người bị đói. Ngài nghĩ, mình không nên làm điều tổn hại này, khiến dân chúng phải bị đói, vì vậy ngài không phun hai chiếc răng xuống đất. Ngài quyết định nuốt hai chiếc răng vào bụng. Thế nên người Trung Hoa có câu: “nuốt răng vào bụng”, tức biểu thị đức từ bi, tâm từ bi của Bồ tát. Sau đó tổ Đạt Ma bỏ đi.
Tổ sư đi khỏi, lúc này, Pháp sư Thần Quang còn đang tức giận, nên nói: “loài quỷ la sát thật là đáng ghét!” Ồ, lúc này Thập điện Diêm vương đã hiện thân, quỷ vô thường cũng đến và nói với Thần Quang rằng: “Pháp sư! Hôm nay thọ mạng của ngài đã tận rồi, chúng tôi muốn mời ngài đến chỗ của Diêm vương uống trà!”
Khi ấy Pháp sư Thần Quang nói:
- Tôi giảng kinh tốt như vậy, mà phải chịu chết ư?
Thập điện Diêm vương đáp:
- Ông diễn giảng kinh điển giỏi, nhưng việc sinh tử ông chưa giải quyết, do vậy ông vẫn phải chết thôi.
Thần Quang hỏi tiếp:
- Vậy trên đời này có ai không bị Diêm vương quản lý, không bị chết không? Có người nào như vậy không?
Thập điện Diêm vương đáp:
- Có!
Thần Quang hỏi:
- Người đó là ai?
Thập điện Diêm vương nói:
- Đó chính là người vừa rồi ông đánh làm rụng hai chiếc răng của ông ta. Chính là vị Hòa thượng có tướng mạo xấu xí kia, ông ấy chính là người Diêm vương không quản lý được. Diêm vương không những quản lý không nổi, mà khi gặp ông ấy, Diêm vương còn phải đảnh lễ, bái lạy ông ấy nữa.
Thần Quang nghe nói vậy, bèn nói:
- Ồ, vậy ta phải đi tìm vị ấy để học phương pháp khiến Diêm vương không khống chế được mình.
Thập điện Diêm vương nói:
- Được, vậy ta cho ông một thời gian! Nói xong quỷ vô thường thả ngài Thần Quang ra. Lúc này, Pháp sư Thần Quang vô cùng lúng túng, vội vã, cả giày cũng không kịp mang, chỉ xách giày chạy đuổi theo tổ sư Đạt Ma.
Nói về tổ Đạt Ma, sau khi rời khỏi nơi đó, trên đường đi ngài gặp một chú chim anh vũ biết nói chuyện. Chim anh vũ nói với Tổ sư rằng: “Tây lai ý, Tây lai ý, xin ngài dạy tôi cách thoát khỏi chiếc lồng đi ạ!” Vì lúc ấy, chim anh vũ đang sống trong một chiếc lồng, nên đã thưa với tổ sư Đạt Ma chỉ dạy nó phương thức thoát khỏi chiếc lồng. Nghe chim anh vũ nói xong, tổ Đạt Ma suy nghĩ: Ta đến đây để độ người, nhưng chưa độ được người, nay cứu độ một chú chim cũng tốt. Vì thế, tổ hướng về chú chim nói: “muốn thoát khỏi chiếc lồng, trước tiên ngươi phải duỗi thẳng hai chân, nhắm hai mắt lại, đó chính là cách thoát khỏi lồng!” Chim anh vũ nghe tổ dạy hiểu được ngay. Cho nên nó lập tức giả chết, nằm trong lồng, hai chân duỗi thẳng, hai mắt nhắm nghiền, chẳng cử động, thở không ra hơi.
Đợi đến lúc người chủ trở về, vừa nhìn thấy chim anh vũ của mình nằm bất động trong lồng, chẳng ăn uống, cũng chẳng cử động gì cả. Người chủ bèn đem nó ra quan sát kỹ lưỡng, dùng tay vỗ vào mình nó, nhìn trái, phải, xem đi xem lại một hồi, thấy nó dường như đã chết thật. Nhưng thân mình nó vẫn còn nóng, chỉ thở hổn hển, nên người chủ buông tay ra. Vừa buông tay, chim anh vũ lập tức tung mình bay đi. Đó là kế thoát khỏi lồng.
Riêng ngài Thần Quang đuổi theo Tổ sư, đuổi mãi đến tận núi Hùng Nhĩ, vào tận Trung nhạc thuộc Tung sơn, nay là tỉnh Hà Nam, phía Bắc Trung Hoa. Tại Trung Hoa có năm ngọn núi nổi tiếng đó là: Đông nhạc là Thái sơn, Nam nhạc là Hành sơn, Tây nhạc là Hoa sơn, Bắc nhạc là Hằng sơn và Trung nhạc là Tung sơn. Nói về tổ sư Đạt Ma, sau khi đến Tung sơn, bèn trụ lại nơi đây ngồi diện bích, không nói chuyện với ai. Thần Quang tìm đến đó mong được nói chuyện với ngài, nhưng Tổ sư chẳng hề để ý đến Thần Quang. Vì vậy Thần Quang quỳ nơi đó cầu pháp. Tổ Đạt Ma ngồi diện bích suốt 9 năm, Pháp sư Thần Quang cũng quỳ tại núi Hùng Nhĩ 9 năm. Trong 9 năm ấy, Thần Quang cũng dụng công tu tập, tuy nhiên ngài vẫn chưa thành tựu được đạo quả.
Huệ khả tích tuyết tý độc tài: Huệ Khả là pháp hiệu do tổ sư Đạt Ma đặt cho Thần Quang, vì tổ xét thấy Thần Quang đầy đủ trí tuệ. Sao gọi là trí tuệ đầy đủ? Trong 9 năm quỳ cầu pháp, có một năm tuyết rơi rất nhiều, thời tiết lạnh buốt, thế mà Pháp sư Thần Quang vì pháp vẫn kiên tâm quỳ trên núi Hùng Nhĩ, thậm chí tuyết rơi cao đến lưng ngài. Sau đó toàn thân rét cóng đến nỗi phát run, khi ấy ngài liền thưa với tổ Đạt Ma rằng: “thưa Tổ sư! Xin ngài từ bi, truyền pháp cho con! Con mê mờ không biết đã phạm sai lầm làm rụng hai chiếc răng của ngài, con thành thật xin sám hối! con biết ngài đã chứng đạo, ngài đã ôm ấp chí nguyện đến nơi đây truyền bá chánh pháp, nay con đến xin được học pháp với ngài!” Lúc bấy giờ, Tổ Đạt Ma mới hỏi Thần Quang: “ngươi hãy nhìn xem bên ngoài trời đang rơi gì thế?”
Thần Quang đáp:
- Thưa, ngoài trời tuyết đang rơi ạ!
Tổ hỏi:
- Tuyết ấy có màu sắc gì?
Thần Quang trả lời:
- Thưa, tuyết màu trắng ạ!
Tổ bèn nói:
- Vậy ngươi đợi khi nào tuyết rơi màu đỏ hồng, lúc ấy ta sẽ truyền pháp cho ngươi. Nếu không rơi tuyết màu đỏ, ta sẽ không truyền pháp cho ngươi!
Đây chính là sự thử thách, khảo nghiệm, nhưng Thần Quang lúc này dường như đã thấu ngộ được ý tổ, ngài suy nghĩ, tổ muốn tuyết đỏ, vậy ta sẽ cho tổ thấy tuyết đỏ vậy! Thế là ngài lấy con dao đem theo bên mình ra. Thời xưa, người xuất gia thường mang theo bên mình một con dao giới để phòng thân, khi có việc cần phải phá giới, khi ấy thà rằng tự mình chặt đầu, chớ quyết không phạm giới, nên gọi đó là con dao giới. Thần Quang rút con dao giới ra tự chặt đứt một cánh tay của mình. Lúc này máu chảy không ngừng, máu chảy thắm đỏ cả vùng tuyết rơi. Như thế, tự ngài làm cho tuyết trắng biến thành tuyết đỏ, sau đó ngài hốt một nắm đem đến cho tổ Đạt Ma xem, và nói: “Xin ngài hãy nhìn đây, bây giờ tuyết đã biến thành tuyết đỏ rồi ạ”. Tổ trông thấy, biết Thần Quang đã thành tâm cầu pháp, nên nói: “Ồ, ngươi quả thật là người thành tâm, ta thật sự không uổng công đến nơi đây! Được rồi, nay ta sẽ truyền pháp cho ngươi”. Do vậy mà có câu: “Huệ Khả tích tuyết tý độc tài” (Huệ Khả chặt tay thân đóng tuyết), ở đây hai chữ “độc tài” nghĩa là tự mình chặt đứt cánh tay.
Dĩ tâm ấn tâm phó đại pháp: Vì thế tổ Đạt Ma đem chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm truyền trao cho Huệ Khả và nói: “Ngươi đã thâm đạt trí tuệ”.
Sơ tổ Nhị tổ tục mạng mạch: sau khi thử thách biết Huệ Khả đã thật sự ngộ nhập Phật trí, ngài liền trao truyền đại pháp cho Huệ Khả, nên nói Sơ tổ và Nhị tổ cả hai cùng nhau nối truyền để duy trì mạng mạch Phật pháp.
Lục thứ thọ hại hào vô tổn: Trong thời gian hoằng hóa chánh pháp tại Trung Hoa, có một số tôn giáo hoặc những học thuyết khác vì ganh tị Ngài, đã 6 lần tìm cách cho ngài dùng thuốc độc, mấy lần đầu tổ Đạt Ma đều không bị trúng độc, nhưng lần cuối cùng, khi ngài đang ngồi tĩnh tọa trên một hòn đá to, chất độc bổng từ trong hậu môn tuôn ra chảy đầy hòn đá, làm cho hòn đá phải nứt thành hai. Khi ấy ngài nghĩ: Mọi người đố kỵ, ganh ghét như thế, thôi thì ta nhập diệt vậy! Vì thế ngài giả vờ nhập diệt, sau đó tăng chúng làm lễ an táng chôn cất ngài.
Chích lý tây quy lưu vĩnh hoài: Ngay lúc này, tại Bắc Ngụy có một sứ thần họ Tống, từ Thông Lĩnh đến, trên đường gặp tổ sư Đạt Ma. Nhìn thấy tổ sư Đạt Ma tay xách chiếc giày và nói với sứ thần họ Tống: “trong nước ông hiện giờ đang loạn lạc, ông nên mau trở về nước mình, nước ông sắp thay triều đổi chúa!”. Nghe xong sứ thần họ Tống suy nghĩ: “trong nước ta hiện giờ chẳng có việc gì xảy ra, nhưng thôi ta cũng mau trở về vậy, quả nhiên, khi về đến nước mới biết, triều Ngụy lúc bấy giờ đã phế bỏ và đổi sang triều đại khác rồi”. Do vậy, ông nói: “Tổ sư Đạt Ma nói thật là linh nghiệm”. Người bên cạnh nghe bèn hỏi: “Ngài gặp tổ Đạt Ma ở đâu thế?”. Sứ thần đáp: “mấy ngày trước, trên đường đến Thông Lĩnh, tôi đã gặp tổ nơi ấy, trong tay ngài xách một chiếc giày, tôi bèn hỏi ngài dự tính đi đâu, tổ sư nói, ta trở về nước Ấn Độ. Tiếp đó ngài lại nói, đất nước chúng ta đang gặp hoạn nạn, triều chính sẽ thay đổi, việc ấy hiện giờ quả thật đã xảy ra”.
Khi ấy, người kia bèn nói, ồ ông đã gặp quỷ ma rồi ư, tổ sư Đạt Ma đã chết rồi kia mà!
Sứ thần nghe xong, hỏi: mộ của ngài chôn nơi nào? Chúng ta mau đến đó xem thử ra sao!
Người kia nói, tổ đã tịch diệt từ lâu, ông lại nói gặp tổ, chẳng lẽ tổ chưa tịch diệt ư? Vì thế các vị quyết định đào mộ của ngài mở ra xem. Khi mở nắp quan tài ra, quả nhiên trong quan tài rỗng không, chẳng có gì cả, chỉ còn lại một chiếc giày. Vì tổ Bồ Đề Đạt Ma đã đem đi một chiếc giày, nên trong quan tài chỉ còn lại một chiếc giày.
Thế nên trong bài kệ có câu: “chích lý Tây quy lưu vĩnh hoài” (Chiếc giày lưu lại danh ghi mãi). Ý nói, tổ sư Đạt Ma đem một chiếc giày trở về Ấn Độ, còn để lại Trung Hoa một chiếc, để hậu thế ghi nhớ mãi giáo pháp ngài đã trao truyền, đặc biệt là vĩnh viễn không thể quên cảnh giới bất khả tư nghì của tổ Đạt Ma.
[1]Đạt Ma dịch âm của tiếng Phạn là Dharma.
[2]Nói về công án tổ thứ 27 dùng châu báu để thử nghiệm tổ Đạt Ma, xem bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, quyển thứ 21,…. Trong đó kể rằng vua Hương Chí ba người con, người con út từ nhỏ vốn thông minh hơn người, tôn giả vì muốn thử nghiệm trình độ hiểu biết của Đạt Ma, bèn cầm viên minh châu lên hỏi ba vị vương tử rằng: “trên đời này còn có vật báu nào quý giá hơn viên minh châu này chăng?” Vị vương tử thứ nhất tên là Mục Tịnh Đa La, vị vương tử thứ hai tên là Công Đức Đa La, cả hai đều đáp rằng: “Viên minh châu này là vật báu quý hiếm trên đời, đó là loại châu báu quý trọng nhất trong bảy loại báu, trên đời này chắc chắn sẽ không còn vật báu nào hơn nó cả, nếu chẳng có đạo lực như Tôn giả đây thì chẳng ai xứng đáng được nhận nó vậy”. Nghe hai anh nói xong, vị vương tử thứ ba tên Bồ Đề Đa La tỏ vẻ không đồng ý với cách nghĩ của hai anh, bèn nói: “Viên minh châu này chỉ là báu vật trong thế gian mà thôi, không đáng được gọi là tối thượng, trong tất cả trân báu, chỉ có pháp bảo mới có thể làm cho con người thấu suốt rõ ràng tấm lòng của mình, đó mới chính là báu vật vô thượng chân thật. Độ sáng của viên minh châu này, chỉ là ánh sáng trong thế gian, mà trong tất cả ánh sáng, chỉ có ánh sáng trí tuệ trong tâm, mới được gọi ánh sáng bậc nhất”.
[3]Xem tác phẩm Chỉ Nguyệt Lục, trong đó ghi rằng, sơ tổ Bồ Đề Đạt Malà người nước Nam Thiên Trúc, con thứ ba của vua Hương Chí, chủng tộc Sát Đế Lực, tên thật là Bồ Đề Đa La, sau theo xuất gia với ngài Bát Nhã Đa La và được trao truyền pháp ấn, tôn giả Bát Nhã Đa La nói với Đạt Ma rằng: “Ngươi nay tuy đã được pháp yếu, nhưng trước mắt vẫn không nên đi xa, chỉ hoằng hóa tại xứ Nam Thiên Trúc này, đợi 67 năm, sau khi ta viên tịch, khi ấy ngươi nên đến nước Trung Quốc truyền diệu pháp tối thượng thừa, trực tiếp hướng dẫn, tiếp độ chúng đệ tử thuộc căn cơ thượng đẳng, có duyên với pháp ấy, ngươi phải ghi nhớ, cẩn thận chớ nên vội đi xa, nếu không sẽ nguy hại cho ngày sau”. Nghe xong tổ Đạt Ma liền hỏi: “Nơi ấy có vị đại sĩ cao minh, có thể kham nỗi pháp khí Đại thừa này sao? Phật giáo nơi ấy tương lai sẽ có pháp nạn ư?” Tôn giả Bát Nhã Đa La đáp: “Chúng sanh nơi ấy có thể đạt được bồ đề giác ngộ, số lượng đông đến nổi không thể tính đếm. Sau khi ta tịch diệt 67 năm, đất nước ấy sẽ xảy ra một cuộc thảm họa. Sau khi ngươi đến Trung Quốc, chớ nên dừng trụ tại phương Nam, người chấp chính nơi ấy tu đạo học Phật, chỉ thích những công đức hữu vi của thế tục, còn thế nào là chân lý Phật pháp, vị ấy hoàn toàn chẳng lĩnh ngộ được chân chánh”.
祖,南天竺香至王三子也,姓剎利。初,王供養般若多羅,因試以寶珠;祖發明心地,般若遂付法。偈曰:「心地生諸種,因事復生理。果滿菩提圓,花開世界起。」祖得法,久之,念震旦緣熟,航海來梁。抵廣,刺史蕭昂表聞武帝,乃詔見。問:「如何是聖諦第一義?」祖曰:「廓然無聖。」曰:「對朕者誰?」祖曰:「不識!」帝不契。祖由此渡江涉魏,至嵩少。後得神光,授以大法,乃偕徒往禹門千聖寺。坐化,葬熊耳山。唐代宗諡圓覺大師,塔曰空觀。
贊曰
震旦初來 對朕不識 窠臼掀翻 敲空出血
得斷臂人 熊峰路絕 分髓分皮 霜上加雪
或說偈曰◎宣公上人作
震旦緣熟達摩來 對朕不識機未賅
神光熊耳跪九載 慧可積雪臂獨裁
以心印心付大法 初祖二祖續命脈
六次受害毫無損 隻履西歸留永懷
Âm Hán Việt:
Tổ, Nam Thiên Trúc Hương Chí vương tam tử dã, tính Sát lợi. Sơ, vương cung dưỡng Bát Nhã Đa La, nhân thí dĩ bảo châu; Tổ phát minh tâm địa, Bát nhã toại phó pháp. Kệ viết: “Tâm địa sanh chư chủng, nhân sự phục sanh lý. Quả mãn bồ đề viên, hoa khai thế giới khởi”. Tổ đắc pháp, cửu chi, niệm Chấn Đán duyên thục, hàng hải lai lương. Để Quảng, thứ sử Tiêu Ngang biểu văn Võ Đế, nãi chiêu kiến. Vấn: “như hà thị thánh đế đệ nhất nghĩa?” Tổ viết: “khuếch nhiên vô thánh”.
Viết: “đối trẫm giả thùy?” Tổ viết: “bất thức!” Đế bất khế. Tổ do thử độ giang thiệp Ngụy, chí Tung Thiếu. Hậu đắc Thần Quang, thọ dĩ đại pháp, nãi giai đồ vãng Vũ Môn tự. Tọa hóa, táng Hùng Nhĩ sơn. Đường Đại Tông thụy Viên Giác Đại sư, tháp viết Không Quán.
Tán viết:
Chấn Đán sơ lai,
Đối trẫm bất thức.
Khoa cựu hiên phiên,
Xao không xuất huyết.
Đắc đoạn tý nhân,
Hùng phong lộ tuyệt.
Phân tủy phân bì,
Sương thượng gia tuyết.
Hoặc thuyết kệ viết: Tuyên Hóa thượng nhân tác
Chấn Đán duyên thục Đạt Ma lai,
Đối trẫm bất thức cơ vị cai
Thần Quang Hùng Nhĩ quỵ cửu tải
Huệ Khả tích tuyết tý độc tài
Dĩ tâm ấn tâm phó đắc pháp
Sơ tổ Nhị tổ tục mạng mạch
Lục thứ thọ hại hào vô tổn
Chích lý Tây quy lưu vĩnh hoài.
Dịch:
Tổ Bồ Đề Đạt Ma người Nam Thiên Trúc, là con thứ ba của vua Hương Chí, thuộc dòng Sát đế lợi. Trước kia nhà vua phát tâm cúng dường báu vật đến tổ Bát Nhã Đa La, nhân lúc đem ngọc báu ra thử nghiệm, khiến Bồ Đề Đạt Ma đã thấu rõ tâm địa. Do nhân duyên này tổ Bát Nhã Đa La bèn truyền pháp cho ngài và nói kệ rằng:
Đất tâm sanh các giống,
Nhân sự mà sinh lý.
Quả mãn bồ đề viên,
Hoa nở thế giới sanh.
Sau khi đắc pháp, trải qua một thời gian, Tổ Đạt Ma xét thấy nhân duyên truyền bá Phật pháp đến đất nước Trung Hoa đã thuần thục, nên ngài đã vượt biển đến Trung Hoa. Vừa đến Quảng Châu, quan thứ sử ở Quảng Châu tên là Tiêu Ngang, bèn dâng biểu sớ đến vua Lương Võ Đế, vua liền hạ chiếu mời tổ Đạt Ma đến gặp mặt.
Vừa nhìn thấy tổ Đạt Ma, Lương Võ Đế liền hỏi: “Đệ nhất nghĩa thánh đế là gì?” Tổ đáp: “Rỗng rang không thánh”. Nhà vua lại hỏi tiếp: “Người đối diện trẫm là ai?”. Tổ đáp: “Không biết”. Tổ biết vua Lương Võ Đế không khế hợp. Ngài liền qua sông đến đất Ngụy, rồi tìm đến chùa Thiếu Lâm tại núi Tung. Sau đó gặp Thần Quang, bèn truyền đại pháp cho Thần Quang, rồi cùng đồ chúng đi đến trú ngụ tại chùa Thiên Thánh ở Vũ Môn. Một hôm, tổ Đạt Ma đến núi Hùng Nhĩ ngồi tĩnh tọa và thị tịch tại núi này, do vậy Đồ chúng an táng ngài tại núi Hùng Nhĩ. Vua Đường Đại Tông ban tặng thụy hiệu là Viên Giác Đại Sư, tháp thờ ngài hiệu là Không Quán.
Bài tán rằng:
Chấn Đán mới vừa đến
Đối trẫm chẳng nhận biết
Khuôn cũ đều lật ngược
Nặn hư không ra máu
Gặp được kẻ chặt tay
Núi Hùng Nhĩ đường cùng
Phân tủy cùng chia da
Sương lạnh điểm thêm tuyết.
Hoặc kệ rằng:
Đông độ thuần thục Đạt Ma đến
Đối mặt chẳng biết duyên chưa đủ
Hùng Nhĩ Thần Quang quỳ chín năm
Huệ Khả chặt tay thân đóng tuyết
Dùng tâm ấn chứng trao pháp lớn
Sơ tổ Nhị tổ nối mạng mạch
Sáu lần thọ nạn chẳng mảy may
Chiếc giày lưu lại danh ghi mãi.
Giảng:
Đại sư Bồ Đề Đạt Ma[1] tại Thiên Trúc là vị tổ thứ 28 của Thiền phái Ấn Độ, khi đến Trung Hoa thuộc vị tổ đầu tiên của Thiền tông Trung Hoa. Tổ, Nam Thiên Trúc Hương Chí vương tam tử dã, tính Sát lợi: Ngài là người Nam Thiên Trúc, con thứ ba của vua Hương Chí, chủng tính Sát Đế Lợi, dòng vương tộc.
Sơ, vương cung dưỡng Bát Nhã Đa La, nhân thí dĩ bảo châu: Lúc đầu, tôn giả Bát Nhã Đa La vị tổ thứ 27 trên đường du hóa đến phía Nam Ấn Độ, vua Hương Chí vốn rất sùng tín Phật giáo, nghe tin tôn giả Bát Nhã Đa La đến nước mình hoằng hóa Phật pháp, ngài vô cùng quý trọng, bèn thỉnh ngài đến cúng dường trai phạn, đồng thời đã đem báu vật vô giá ra cúng dường. Khi ấy, tổ Bát Nhã Đa La biết mật ý của Đạt Ma Đại sư, liền dùng châu báu để thử nghiệm ngài.[2] Tổ phát minh tâm địa, Bát nhã toại phó pháp: Ngay khi ấy, Bồ Đề Đạt Ma đã phát minh ra pháp môn tâm địa, do đây, tổ Bát Nhã Đa La đã truyền pháp cho ngài Bồ Đề Đạt Ma. Trong sử truyện tổ sư, có thuyết cho rằng tổ Bát Nhã Đa La là đệ tử của Bồ Đề Đạt Ma, cũng có thuyết nói tổ Bát Nhã Đa La là thầy của Bồ Đề Đạt Ma. Do vậy, trong Phật giáo, rất nhiều truyền thuyết, sử truyện ghi chép không rõ. Bởi vì có sách nói thế này, có sách nói thế kia, vì thế có những sử liệu ghi chép trong sách, đôi lúc vẫn chưa chính xác.
Kệ viết: Sau khi truyền pháp xong, tổ Bát Nhã Ba La liền nói kệ rằng:
Tâm địa sanh chư chủng,
Nhân sự phục sanh lý.
Quả mãn bồ đề viên,
Hoa khai thế giới khởi”.
Dịch:
Đất tâm sanh các giống,
Nhân sự mà sinh lý.
Quả mãn bồ đề viên,
Hoa nở thế giới sanh.
Ý nói trong tâm sinh khởi tất cả các chủng tử, do sự việc trên mới hiển bày lý này. Quả báo ấy nếu được viên mãn, tức quả bồ đề cũng được thành tựu viên mãn. Đợi đến lúc hoa nở, thì thế giới này tất cả các sự việc, vấn đề đều được sinh khởi, hiện bày.
Tổ đắc pháp, cửu chi, niệm Chấn Đán duyên thục, hàng hải lai lương: Sau khi được truyền pháp, trải qua thời gian rất lâu, xét thấy nhân duyên đến Đông độ truyền pháp đã thuần thục,[3] Bồ Đề Đạt Ma bèn đi thuyền đến Trung Hoa, lúc bấy giờ thuộc Nam triều, đời Lương. Trong phần chánh văn nói đến hai chữ Chấn Đán, tức chỉ cho Trung Hoa. Vua cai trị thời ấy tên Lương Võ Đế, nên tổ Đạt Ma đến tìm vua Lương Võ Đế.
Để Quảng, thứ sử Tiêu Ngang biểu văn Võ đế, nãi chiếu kiến: Khi đến Quảng Châu, quan thứ sử ở Quảng Châu tên Tiêu Ngang bèn dâng biểu sớ báo tin đến vua Lương Võ Đế, vua bèn hạ chiếu mời tổ Đạt Ma đến gặp mặt.
Vấn: như hà thị thánh đế đệ nhất nghĩa? Nhìn thấy tổ Đạt Ma, Lương Võ Đế liền hỏi ngài: - Thế nào là nghĩa đệ nhất của thánh đế?
Tổ viết: khuếch nhiên vô thánh: Tổ đáp:
- Rỗng rang không thánh.
Ý nói trong sáng không thánh, khuếch là rỗng không, cũng có nghĩa là chiếu sáng. Kế đến nói không thánh, tức chẳng có thánh nhân. Câu nói này khiến cho vua Lương Võ Đế càng không hiểu.
Viết: đối trẫm giả thùy? Vì thế nhà vua liền hỏi:
- Không có thánh nhân, vậy người đang nói chuyện trước mặt trẫm là ai?
Ý nói ngài chính là thánh nhân ư?
Tổ viết: Bất thức! Tổ Đạt Ma liền đáp:
- Không biết.
Đế bất khế: Đế bất khế ngụ ý nói, Lương Võ Đế không thông hiểu về tướng vô ngã. Theo triết lý nhà Phật, bậc thánh nhân nếu cho rằng tự mình là thánh nhân, như vậy trên căn bản người ấy chẳng khác gì người thế tục, bởi vì người này còn lòng tự mãn, tự thấy có ngã tướng này, vì thế tổ mới đáp tự mình chẳng biết mình.
Lúc này, Lương Võ Đế bèn nói:
- Người đối diện trước trẫm là ai?
Đoạn vấn đáp trên Lương Võ Đế muốn khẳng định rằng, ngài chính là thánh nhân! Sao ngài lại nói không có thánh nhân?
Tổ do thử độ giang thiệp Ngụy: Tổ Bồ Đề Đạt Ma biết nơi này chưa đủ nhân duyên hóa độ, liền đi qua sông đến đất Lạc Dương. Lúc ấy là Nam triều, thuộc đời Lương, đến Lạc Dương thuộc ranh giới đất Ngụy. Thời kỳ Nam Bắc triều, đời Ngụy Tấn có mấy quốc gia, trong chánh văn nói đến đất Ngụy, tức đến Lạc Dương. Còn đến Tung Thiếu, tức đến chùa Thiếu Lâm tại núi Tung.
Hậu đắc Thần Quang, thọ dĩ đại pháp, nãi giai đồ vãng Vũ Môn Thiên Thánh tự: Về sau gặp được Thần Quang, tổ bèn đem chánh pháp nhãn tạng truyền trao cho Thần Quang, vị tổ thứ hai trong Thiền tông Trung Hoa, rồi cùng Thần Quang đi đến Long Môn, tại đó có chùa Thiên Thánh.
Tọa hóa, táng Hùng Nhĩ sơn: Một hôm, tổ Đạt Ma đến núi Hùng Nhĩ ngồi tĩnh tọa và thị tịch tại núi này, nên được chôn cất tại núi Hùng Nhĩ. Trong đoạn chánh văn nói ngài ngồi ngay thẳng an nhiên thị tịch, nhưng có sách lại nói tổ Bồ Đề Đạt Ma không có chết, thế nên những sự việc này đều là bất khả tư nghì, không thể suy lường.
Đường Đại Tông thụy Viên Giác đại sư, tháp viết không quán: vào triều Đường, vua Đại Tông sắc phong tổ Bồ Đề Đạt Ma là Đại sư Viên Giác, thế nên về sau bảo tháp thờ ngài gọi là Không Quán Tháp.
Bài tán nói:
Chấn đán sơ lai, đối trẫm bất thức: Đoạn này tóm kết, tổ Bồ Đề Đạt Ma vừa đến Trung Hoa và vào diện kiến vua Lương Võ Đế, Lương Võ Đế trông thấy tổ liền hỏi, đang đứng đối diện trước trẫm là ai vậy? Ở đây ý nói, chính Lương Võ Đế cũng chẳng biết mình.
Khoa cữu hân phiên, xao không xuất huyết: Hãy bỏ đi những thói quen cũ xưa từ trước. Hai chữ “khoa cữu” ở đây chỉ cho hang ổ; hãy dẹp bỏ cái hang ổ này, thì hang ổ kia sẽ không còn. Câu kế bảo rằng, hãy bóp nặn hư không, trong hư không này sẽ ra máu.
Đắc đoạn tý nhân, hùng phong lộ tuyệt: Câu này muốn nói, tổ Bồ Đề Đạt Ma sau khi gặp Thần Quang, biết được người này có căn tánh Đại thừa, nên đem chánh pháp truyền trao cho ngài, từ đó trở thành nhị tổ trong Thiền tông. Tại đỉnh núi Hùng Nhĩ, Nhị tổ vì pháp chặt đứt cánh tay, ý nói ngoài con đường này, không còn đường nào khác để đi.
Phân tủy phân bì, sương thượng gia tuyết: Câu này ý nói có những đệ tử nhận được phần xương tủy của tổ Đạt Ma, có đệ tử thì nhận được phần da của tổ Đạt Ma. Sương giá vốn rất lạnh, lại thêm đứng trong tuyết, càng thêm buốt giá, lạnh lẽo.
Sau đó Tổ nói bài kệ rằng:
Trên đầu nếu phải để lên thêm một cái đầu khác, đó là dư thừa! Bài kệ này nói rằng:
Chấn đán duyên thục Đạt Ma lai: Ý nói tổ Đạt Ma khi còn ở Ấn Độ biết được nhân duyên truyền giáo, hóa độ tại Trung Hoa đã đến, ngài nghĩ lúc này Phật giáo Trung Hoa cần phải được phát huy, thế nên ngài đã lên đường đến lĩnh thổ Trung Hoa. Nên gọi là “chấn đán duyên thục”. Còn Đạt Ma là dùng theo tiếng Ấn Độ, dịch âm tiếng Trung Hoa nghĩa là pháp. Tức nói Phật pháp được truyền từ Ấn Độ đến Trung Hoa. Người ấy tên là “Pháp”, cũng có nghĩa là pháp từ Ấn Độ truyền đến. Người truyền pháp cũng có tên là “Pháp”.
Đối trẫm bất thức cơ vị cai: Khi vua Lương Võ Đế nhìn thấy tổ sư Đạt Ma, bèn hỏi thế nào là thánh đế? Thánh đế tức là tứ thánh đế. Nhưng ở đây chẳng phải nói bốn thánh đế đơn thuần, mà là chỉ cho pháp chân chánh trong giáo pháp Phật giáo, cũng là pháp đệ nhất nghĩa đế. Đệ nhất nghĩa đế là chỉ cho niệm lự chưa sinh khởi, chân lý vô thượng không thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt, tâm hạnh mỗi mỗi tiêu diệt. Như vậy vua Lương Võ Đế đã từng nghe rất nhiều lời tán thán, ông vốn là người tạo nhiều chùa chiền, tự viện, hóa độ rất nhiều tăng chúng xuất gia, do vậy ông luôn cho rằng chính mình đã đạt được thánh đế, công đức của ông sẽ vô lượng. Vì thế ông muốn mời tổ Đạt Ma đến để tán thán ông rằng: “ông là vị đại vương rất tốt, quả thật là vị minh quân có đạo đức! ông đã đề xướng Phật pháp, thông suốt thánh đế”. Thế nhưng, tổ Bồ Đề Đạt Ma vị tổ thứ 28 của nước Thiên Trúc, đâu có thái độ nịnh hót, tâng bốc, với hành vi a dua, bợ đỡ trước mặt nhà vua như vậy? Việc này chắc chắn sẽ không xảy ra, ngài không những không nói lời tán thán vua Lương Võ Đế, trái lại còn nói “rỗng rang không thánh”, tức khẳng định nhà vua làm như thế hoàn toàn chẳng có công đức gì cả.
Vua Lương Võ Đế chẳng được Tổ tán thán, bèn nghĩ cách nói lời tâng bốc, tán thán tổ: “Ngài từ nước Ấn Độ đến, vậy ngài là một bậc thánh tăng đấy chứ, ngài là người đã thông hiểu thánh đế phải không ạ!” Vì Lương Võ Đế muốn tổ Đạt Ma tán thán mình. Thế thì tán thán bằng nào đây? Lương Võ Đế hỏi: “Người đứng đối diện trước trẫm là ai?” Người nói chuyện với trẫm là ai? Ý nói: Tổ là bậc thánh nhân, tôi cũng như ngài, cả hai chúng ta đều có chút pháp đệ nhất nghĩa đế, đều có quá trình công phu như nhau. Nhưng không ngờ tổ Đạt Ma không nói như thế, ngài lại nói “rỗng rang không thánh”, chẳng có vật gì, chẳng công đức gì, trừ bỏ tất cả pháp, lìa tất cả tướng. Pháp đệ nhất nghĩa đế chân chánh vốn dĩ chẳng có gì cả, bởi vì có sự vật tức có chấp tướng, tức chấp nhân tướng, ngã tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng. Do vậy nên nói công đức ấy hoàn toàn chẳng có gì.
Nghe vậy, Lương Võ Đế lại hỏi: “Người đứng đối diện trước trẫm là ai?” Khi ấy tổ sư Đạt Ma trả lời càng đơn giản, ngắn gọn hơn, ngài nói: “không biết”, tổ đang đứng trước một vị hoàng đế, nhưng lại trả lời “không biết”. Đoạn này, một mặt ngài muốn chỉ cho mọi người thấy, ngài không tự mãn. Tổ không giống như mọi người chúng ta, mỗi khi ai tán thán mình, chúng ta đều có cảm giác như đang được ăn kẹo ngọt, cảm giác rất khoái lạc. Điều này cho thấy được mọi người tán thán, đó là điều vô cùng tốt đẹp. Vua Lương Võ Đế cũng vậy, vì chưa ngộ nhập, thấu suốt được chân lý, nên khi nghe tổ trả lời, ông chẳng hiểu gì cả, đó gọi là “căn cơ chưa đủ”. Vì căn tánh chưa thuần nên không khế hợp với chân lý.
Thần Quang Hùng Nhĩ quỵ cửu tải: Tổ sư Đạt Ma đối đáp với vua Lương Võ Đế xong liền bỏ đi, trong lời đối đáp của tổ, chẳng một lời nào khiến nhà vua vừa lòng. Tại kinh đô phương Nam lúc bấy giờ, có một vị Pháp sư tên là Thần Quang đang giảng kinh nơi đó. Mọi người nơi đây đều cho rằng, Pháp sư Thần Quang giảng kinh hay và rất sinh động, thậm chí cảm động đến cõi trời, khiến các thiên nữ nơi cõi trời đã phát tâm rải hoa cúng dường, dưới đất cũng xuất hiện các loài hoa kim liên. Ở đây tác giả miêu tả cảnh trời đất chấn động khi nghe lời thuyết pháp của Pháp sư Thần Quang, ý nói khi ấy chỉ có chư vị thâm hiểu Phật pháp mới chiêm nghiệm, cảm ứng được cảnh giới trên. Thế nhưng khi tổ sư Đạt Ma đi đến nơi nghe thử, ngài liền nói với Thần Quang rằng:
Pháp sư! Ông làm gì ở nơi này thế?
Thần Quang đáp:
Tôi đang giảng kinh thuyết pháp để giáo hóa chúng sanh ạ!
Tổ Đạt Ma nói tiếp:
Ông giảng màu đen là chữ, màu trắng là giấy, sao ông lại dùng những thứ ấy để giáo hóa chúng sanh vậy?
Thần Quang nghe tổ hỏi bèn nói: “Ồ! Ông đang hủy báng Phật pháp ư, ông đúng là loài quỷ dạ xoa, thật hồ đồ, là loài ma quỷ!” khi ấy Pháp sư Thần Quang đang đeo xâu chuổi bằng sắt. Bởi vì người đời xưa đều biết võ thuật, người tu hành thường làm một xâu chuỗi bằng sắt để làm vũ khí phòng thân khi cần thiết. Lúc bấy giờ ngài Thần Quang bèn dùng xâu chuỗi ấy chiếu vào người tổ sư Đạt Ma để đuổi ông ấy đi. Tổ Đạt Ma ngẩng đầu lên, chiếc gương liền rọi vào miệng của tổ, làm gãy hai chiếc răng của ngài. Các vị thử suy nghĩ xem, phép thuật của Thần Quang có giỏi không.
Khi ấy tổ Đạt Ma suy nghĩ: Nếu ta phun hai chiếc răng xuống đất, thì nơi này sẽ đại hạn ba năm. Vì răng của bậc thánh nhân rơi xuống đất, tức nơi ấy sẽ có tai nạn lớn, ba năm không mưa, như thế sẽ khiến cho nhiều người bị đói. Ngài nghĩ, mình không nên làm điều tổn hại này, khiến dân chúng phải bị đói, vì vậy ngài không phun hai chiếc răng xuống đất. Ngài quyết định nuốt hai chiếc răng vào bụng. Thế nên người Trung Hoa có câu: “nuốt răng vào bụng”, tức biểu thị đức từ bi, tâm từ bi của Bồ tát. Sau đó tổ Đạt Ma bỏ đi.
Tổ sư đi khỏi, lúc này, Pháp sư Thần Quang còn đang tức giận, nên nói: “loài quỷ la sát thật là đáng ghét!” Ồ, lúc này Thập điện Diêm vương đã hiện thân, quỷ vô thường cũng đến và nói với Thần Quang rằng: “Pháp sư! Hôm nay thọ mạng của ngài đã tận rồi, chúng tôi muốn mời ngài đến chỗ của Diêm vương uống trà!”
Khi ấy Pháp sư Thần Quang nói:
- Tôi giảng kinh tốt như vậy, mà phải chịu chết ư?
Thập điện Diêm vương đáp:
- Ông diễn giảng kinh điển giỏi, nhưng việc sinh tử ông chưa giải quyết, do vậy ông vẫn phải chết thôi.
Thần Quang hỏi tiếp:
- Vậy trên đời này có ai không bị Diêm vương quản lý, không bị chết không? Có người nào như vậy không?
Thập điện Diêm vương đáp:
- Có!
Thần Quang hỏi:
- Người đó là ai?
Thập điện Diêm vương nói:
- Đó chính là người vừa rồi ông đánh làm rụng hai chiếc răng của ông ta. Chính là vị Hòa thượng có tướng mạo xấu xí kia, ông ấy chính là người Diêm vương không quản lý được. Diêm vương không những quản lý không nổi, mà khi gặp ông ấy, Diêm vương còn phải đảnh lễ, bái lạy ông ấy nữa.
Thần Quang nghe nói vậy, bèn nói:
- Ồ, vậy ta phải đi tìm vị ấy để học phương pháp khiến Diêm vương không khống chế được mình.
Thập điện Diêm vương nói:
- Được, vậy ta cho ông một thời gian! Nói xong quỷ vô thường thả ngài Thần Quang ra. Lúc này, Pháp sư Thần Quang vô cùng lúng túng, vội vã, cả giày cũng không kịp mang, chỉ xách giày chạy đuổi theo tổ sư Đạt Ma.
Nói về tổ Đạt Ma, sau khi rời khỏi nơi đó, trên đường đi ngài gặp một chú chim anh vũ biết nói chuyện. Chim anh vũ nói với Tổ sư rằng: “Tây lai ý, Tây lai ý, xin ngài dạy tôi cách thoát khỏi chiếc lồng đi ạ!” Vì lúc ấy, chim anh vũ đang sống trong một chiếc lồng, nên đã thưa với tổ sư Đạt Ma chỉ dạy nó phương thức thoát khỏi chiếc lồng. Nghe chim anh vũ nói xong, tổ Đạt Ma suy nghĩ: Ta đến đây để độ người, nhưng chưa độ được người, nay cứu độ một chú chim cũng tốt. Vì thế, tổ hướng về chú chim nói: “muốn thoát khỏi chiếc lồng, trước tiên ngươi phải duỗi thẳng hai chân, nhắm hai mắt lại, đó chính là cách thoát khỏi lồng!” Chim anh vũ nghe tổ dạy hiểu được ngay. Cho nên nó lập tức giả chết, nằm trong lồng, hai chân duỗi thẳng, hai mắt nhắm nghiền, chẳng cử động, thở không ra hơi.
Đợi đến lúc người chủ trở về, vừa nhìn thấy chim anh vũ của mình nằm bất động trong lồng, chẳng ăn uống, cũng chẳng cử động gì cả. Người chủ bèn đem nó ra quan sát kỹ lưỡng, dùng tay vỗ vào mình nó, nhìn trái, phải, xem đi xem lại một hồi, thấy nó dường như đã chết thật. Nhưng thân mình nó vẫn còn nóng, chỉ thở hổn hển, nên người chủ buông tay ra. Vừa buông tay, chim anh vũ lập tức tung mình bay đi. Đó là kế thoát khỏi lồng.
Riêng ngài Thần Quang đuổi theo Tổ sư, đuổi mãi đến tận núi Hùng Nhĩ, vào tận Trung nhạc thuộc Tung sơn, nay là tỉnh Hà Nam, phía Bắc Trung Hoa. Tại Trung Hoa có năm ngọn núi nổi tiếng đó là: Đông nhạc là Thái sơn, Nam nhạc là Hành sơn, Tây nhạc là Hoa sơn, Bắc nhạc là Hằng sơn và Trung nhạc là Tung sơn. Nói về tổ sư Đạt Ma, sau khi đến Tung sơn, bèn trụ lại nơi đây ngồi diện bích, không nói chuyện với ai. Thần Quang tìm đến đó mong được nói chuyện với ngài, nhưng Tổ sư chẳng hề để ý đến Thần Quang. Vì vậy Thần Quang quỳ nơi đó cầu pháp. Tổ Đạt Ma ngồi diện bích suốt 9 năm, Pháp sư Thần Quang cũng quỳ tại núi Hùng Nhĩ 9 năm. Trong 9 năm ấy, Thần Quang cũng dụng công tu tập, tuy nhiên ngài vẫn chưa thành tựu được đạo quả.
Huệ khả tích tuyết tý độc tài: Huệ Khả là pháp hiệu do tổ sư Đạt Ma đặt cho Thần Quang, vì tổ xét thấy Thần Quang đầy đủ trí tuệ. Sao gọi là trí tuệ đầy đủ? Trong 9 năm quỳ cầu pháp, có một năm tuyết rơi rất nhiều, thời tiết lạnh buốt, thế mà Pháp sư Thần Quang vì pháp vẫn kiên tâm quỳ trên núi Hùng Nhĩ, thậm chí tuyết rơi cao đến lưng ngài. Sau đó toàn thân rét cóng đến nỗi phát run, khi ấy ngài liền thưa với tổ Đạt Ma rằng: “thưa Tổ sư! Xin ngài từ bi, truyền pháp cho con! Con mê mờ không biết đã phạm sai lầm làm rụng hai chiếc răng của ngài, con thành thật xin sám hối! con biết ngài đã chứng đạo, ngài đã ôm ấp chí nguyện đến nơi đây truyền bá chánh pháp, nay con đến xin được học pháp với ngài!” Lúc bấy giờ, Tổ Đạt Ma mới hỏi Thần Quang: “ngươi hãy nhìn xem bên ngoài trời đang rơi gì thế?”
Thần Quang đáp:
- Thưa, ngoài trời tuyết đang rơi ạ!
Tổ hỏi:
- Tuyết ấy có màu sắc gì?
Thần Quang trả lời:
- Thưa, tuyết màu trắng ạ!
Tổ bèn nói:
- Vậy ngươi đợi khi nào tuyết rơi màu đỏ hồng, lúc ấy ta sẽ truyền pháp cho ngươi. Nếu không rơi tuyết màu đỏ, ta sẽ không truyền pháp cho ngươi!
Đây chính là sự thử thách, khảo nghiệm, nhưng Thần Quang lúc này dường như đã thấu ngộ được ý tổ, ngài suy nghĩ, tổ muốn tuyết đỏ, vậy ta sẽ cho tổ thấy tuyết đỏ vậy! Thế là ngài lấy con dao đem theo bên mình ra. Thời xưa, người xuất gia thường mang theo bên mình một con dao giới để phòng thân, khi có việc cần phải phá giới, khi ấy thà rằng tự mình chặt đầu, chớ quyết không phạm giới, nên gọi đó là con dao giới. Thần Quang rút con dao giới ra tự chặt đứt một cánh tay của mình. Lúc này máu chảy không ngừng, máu chảy thắm đỏ cả vùng tuyết rơi. Như thế, tự ngài làm cho tuyết trắng biến thành tuyết đỏ, sau đó ngài hốt một nắm đem đến cho tổ Đạt Ma xem, và nói: “Xin ngài hãy nhìn đây, bây giờ tuyết đã biến thành tuyết đỏ rồi ạ”. Tổ trông thấy, biết Thần Quang đã thành tâm cầu pháp, nên nói: “Ồ, ngươi quả thật là người thành tâm, ta thật sự không uổng công đến nơi đây! Được rồi, nay ta sẽ truyền pháp cho ngươi”. Do vậy mà có câu: “Huệ Khả tích tuyết tý độc tài” (Huệ Khả chặt tay thân đóng tuyết), ở đây hai chữ “độc tài” nghĩa là tự mình chặt đứt cánh tay.
Dĩ tâm ấn tâm phó đại pháp: Vì thế tổ Đạt Ma đem chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm truyền trao cho Huệ Khả và nói: “Ngươi đã thâm đạt trí tuệ”.
Sơ tổ Nhị tổ tục mạng mạch: sau khi thử thách biết Huệ Khả đã thật sự ngộ nhập Phật trí, ngài liền trao truyền đại pháp cho Huệ Khả, nên nói Sơ tổ và Nhị tổ cả hai cùng nhau nối truyền để duy trì mạng mạch Phật pháp.
Lục thứ thọ hại hào vô tổn: Trong thời gian hoằng hóa chánh pháp tại Trung Hoa, có một số tôn giáo hoặc những học thuyết khác vì ganh tị Ngài, đã 6 lần tìm cách cho ngài dùng thuốc độc, mấy lần đầu tổ Đạt Ma đều không bị trúng độc, nhưng lần cuối cùng, khi ngài đang ngồi tĩnh tọa trên một hòn đá to, chất độc bổng từ trong hậu môn tuôn ra chảy đầy hòn đá, làm cho hòn đá phải nứt thành hai. Khi ấy ngài nghĩ: Mọi người đố kỵ, ganh ghét như thế, thôi thì ta nhập diệt vậy! Vì thế ngài giả vờ nhập diệt, sau đó tăng chúng làm lễ an táng chôn cất ngài.
Chích lý tây quy lưu vĩnh hoài: Ngay lúc này, tại Bắc Ngụy có một sứ thần họ Tống, từ Thông Lĩnh đến, trên đường gặp tổ sư Đạt Ma. Nhìn thấy tổ sư Đạt Ma tay xách chiếc giày và nói với sứ thần họ Tống: “trong nước ông hiện giờ đang loạn lạc, ông nên mau trở về nước mình, nước ông sắp thay triều đổi chúa!”. Nghe xong sứ thần họ Tống suy nghĩ: “trong nước ta hiện giờ chẳng có việc gì xảy ra, nhưng thôi ta cũng mau trở về vậy, quả nhiên, khi về đến nước mới biết, triều Ngụy lúc bấy giờ đã phế bỏ và đổi sang triều đại khác rồi”. Do vậy, ông nói: “Tổ sư Đạt Ma nói thật là linh nghiệm”. Người bên cạnh nghe bèn hỏi: “Ngài gặp tổ Đạt Ma ở đâu thế?”. Sứ thần đáp: “mấy ngày trước, trên đường đến Thông Lĩnh, tôi đã gặp tổ nơi ấy, trong tay ngài xách một chiếc giày, tôi bèn hỏi ngài dự tính đi đâu, tổ sư nói, ta trở về nước Ấn Độ. Tiếp đó ngài lại nói, đất nước chúng ta đang gặp hoạn nạn, triều chính sẽ thay đổi, việc ấy hiện giờ quả thật đã xảy ra”.
Khi ấy, người kia bèn nói, ồ ông đã gặp quỷ ma rồi ư, tổ sư Đạt Ma đã chết rồi kia mà!
Sứ thần nghe xong, hỏi: mộ của ngài chôn nơi nào? Chúng ta mau đến đó xem thử ra sao!
Người kia nói, tổ đã tịch diệt từ lâu, ông lại nói gặp tổ, chẳng lẽ tổ chưa tịch diệt ư? Vì thế các vị quyết định đào mộ của ngài mở ra xem. Khi mở nắp quan tài ra, quả nhiên trong quan tài rỗng không, chẳng có gì cả, chỉ còn lại một chiếc giày. Vì tổ Bồ Đề Đạt Ma đã đem đi một chiếc giày, nên trong quan tài chỉ còn lại một chiếc giày.
Thế nên trong bài kệ có câu: “chích lý Tây quy lưu vĩnh hoài” (Chiếc giày lưu lại danh ghi mãi). Ý nói, tổ sư Đạt Ma đem một chiếc giày trở về Ấn Độ, còn để lại Trung Hoa một chiếc, để hậu thế ghi nhớ mãi giáo pháp ngài đã trao truyền, đặc biệt là vĩnh viễn không thể quên cảnh giới bất khả tư nghì của tổ Đạt Ma.
[1]Đạt Ma dịch âm của tiếng Phạn là Dharma.
[2]Nói về công án tổ thứ 27 dùng châu báu để thử nghiệm tổ Đạt Ma, xem bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, quyển thứ 21,…. Trong đó kể rằng vua Hương Chí ba người con, người con út từ nhỏ vốn thông minh hơn người, tôn giả vì muốn thử nghiệm trình độ hiểu biết của Đạt Ma, bèn cầm viên minh châu lên hỏi ba vị vương tử rằng: “trên đời này còn có vật báu nào quý giá hơn viên minh châu này chăng?” Vị vương tử thứ nhất tên là Mục Tịnh Đa La, vị vương tử thứ hai tên là Công Đức Đa La, cả hai đều đáp rằng: “Viên minh châu này là vật báu quý hiếm trên đời, đó là loại châu báu quý trọng nhất trong bảy loại báu, trên đời này chắc chắn sẽ không còn vật báu nào hơn nó cả, nếu chẳng có đạo lực như Tôn giả đây thì chẳng ai xứng đáng được nhận nó vậy”. Nghe hai anh nói xong, vị vương tử thứ ba tên Bồ Đề Đa La tỏ vẻ không đồng ý với cách nghĩ của hai anh, bèn nói: “Viên minh châu này chỉ là báu vật trong thế gian mà thôi, không đáng được gọi là tối thượng, trong tất cả trân báu, chỉ có pháp bảo mới có thể làm cho con người thấu suốt rõ ràng tấm lòng của mình, đó mới chính là báu vật vô thượng chân thật. Độ sáng của viên minh châu này, chỉ là ánh sáng trong thế gian, mà trong tất cả ánh sáng, chỉ có ánh sáng trí tuệ trong tâm, mới được gọi ánh sáng bậc nhất”.
[3]Xem tác phẩm Chỉ Nguyệt Lục, trong đó ghi rằng, sơ tổ Bồ Đề Đạt Malà người nước Nam Thiên Trúc, con thứ ba của vua Hương Chí, chủng tộc Sát Đế Lực, tên thật là Bồ Đề Đa La, sau theo xuất gia với ngài Bát Nhã Đa La và được trao truyền pháp ấn, tôn giả Bát Nhã Đa La nói với Đạt Ma rằng: “Ngươi nay tuy đã được pháp yếu, nhưng trước mắt vẫn không nên đi xa, chỉ hoằng hóa tại xứ Nam Thiên Trúc này, đợi 67 năm, sau khi ta viên tịch, khi ấy ngươi nên đến nước Trung Quốc truyền diệu pháp tối thượng thừa, trực tiếp hướng dẫn, tiếp độ chúng đệ tử thuộc căn cơ thượng đẳng, có duyên với pháp ấy, ngươi phải ghi nhớ, cẩn thận chớ nên vội đi xa, nếu không sẽ nguy hại cho ngày sau”. Nghe xong tổ Đạt Ma liền hỏi: “Nơi ấy có vị đại sĩ cao minh, có thể kham nỗi pháp khí Đại thừa này sao? Phật giáo nơi ấy tương lai sẽ có pháp nạn ư?” Tôn giả Bát Nhã Đa La đáp: “Chúng sanh nơi ấy có thể đạt được bồ đề giác ngộ, số lượng đông đến nổi không thể tính đếm. Sau khi ta tịch diệt 67 năm, đất nước ấy sẽ xảy ra một cuộc thảm họa. Sau khi ngươi đến Trung Quốc, chớ nên dừng trụ tại phương Nam, người chấp chính nơi ấy tu đạo học Phật, chỉ thích những công đức hữu vi của thế tục, còn thế nào là chân lý Phật pháp, vị ấy hoàn toàn chẳng lĩnh ngộ được chân chánh”.