Nguyên văn:
祖,武牢姬姓。初娠,有異光照室;生,名神光。少則博極群書;出家,晏坐終日。其師指謁少林,祖奉教。值達摩面壁,不聞誨勵。一夕,祖立雪;遲明,摩曰:「當需何事?」祖泣告請法。摩呵之,祖斷臂悔曰:「我心未甯,乞師安心。」曰:「將心來,與汝安!」祖曰:「覓心了不可得。」曰:「與汝安心竟。」祖大悟。摩付偈曰:「我本來茲土,傳法救迷情。一花開五葉,結果自然成。」祖得法已,繼闡玄風,轉授法於僧璨。壽一百七,終於莞城,德宗諡大祖禪師。
贊曰
覓心不得 安心已竟 臂落峰前 續佛慧命
截上頭關 全提正令 三拜而立 重添話柄
或說偈曰◎宣公上人作
生有異光故命名 博覽群典諸史通
天雨寶華蓮地湧 人皆奉信鬼神欽
求法斷臂誠可敬 積雪齊腰志堅貞
覓心不得安心竟 全提正令度迷情
Âm Hán Việt:
Vũ Lao Cơ tính. Sơ thần, hữu diệu quang chí thất; sanh, danh Thần Quang. Thiếu tắc bát cực quần thư. Xuất gia, yến tọa chung nhật. Kỳ sư chỉ yết Thiếu Lâm, tổ phụng giáo. Trực Đạt Ma diện bích, bất văn hối lịch. Nhất tịch, tổ lập tuyết; trì minh, Ma viết: “đương nhu hà sự?” tổ khấp cáo thỉnh pháp. Ma ha chi, tổ đoạn tý hối viết: “ngã tâm vị ninh, khất sư an tâm”. Viết: “tương tâm lai, dữ nhữ an!” Tổ viết: “mịch tâm liễu bất khả đắc”. Viết: “dữ nhữ an tâm cánh”. Tổ đại ngộ. Ma phó kệ viết: “ngã bổn lai tư thổ, truyền pháp cứu mê tình. Nhất hoa khai ngũ diệp, kết quả tự nhiên thành”. Tổ đắc pháp dĩ, kế xiển huyền phong, truyền thọ pháp ư Tăng Xán. Thọ nhất bách thất, chung ư Quản Thành, Đức Tông thụy Đại Tổ Thiền sư.
Tán viết:
Mịch tâm bất đắc
An tâm dĩ cánh
Tý lạc phong tiền
Tục Phật huệ mạng
Tiệt thượng đầu quan
Toàn đề chính lệnh
Tam bái nhi lập
Trùng thiêm thoại bính.
Hoặc thuyết kệ viết: Tuyên công thượng nhân tác
Sanh hữu dị quang cố mạng danh
Bát lãm quần điển chư sử thông
Thiên vũ bảo hoa liên trì dũng
Nhân giai phụng tín quỷ thần khâm
Cầu pháp đoạn tý thành khả kính
Tích tuyết tề yêu chí kiên trinh
Mịch tâm bất đắc an tâm cánh
Toàn đề chính lệnh độ mê tình.
Dịch:
Tổ Huệ Khả họ Cơ, người Vũ Lao. Lúc mẹ ngài mang thai, có ánh sáng lạ tỏa khắp cả nhà. Vì thế khi sinh ngài ra đặt tên là Thần Quang. Từ thuở nhỏ ngài đã thông hiểu sâu rộng và đọc xem rất nhiều sách vỡ. Sau khi xuất gia suốt ngày an tọa. Khi thầy của ngài dạy đến chùa Thiếu Lâm bái yết tổ Đạt Ma, tổ vâng theo lời dạy đến chùa Thiếu Lâm. Nhưng gặp lúc tổ Đạt Ma đang ngồi nhập định, mặt quay vào vách, nên tổ Huệ Khả không nhận được lời răn dạy, khuyến tấn. Vào một đêm nọ, tổ kiên quyết đứng cả đêm trong tuyết mãi cho đến sáng, tổ Đạt Ma hỏi: “ngươi cần việc gì?” Tổ Huệ Khả khóc và thưa con muốn cầu pháp. Tổ quở trách Huệ Khả. Tổ Huệ Khả bèn chặt đức cánh tay, sám hối và nói rằng: “Thưa thầy! Tâm con chưa được an, xin thầy dạy cách làm cho tâm con an”. Tổ nói: “Ngươi hãy đem tâm đó đến đây, ta sẽ an cho ngươi!” Tổ Huệ Khả thưa: “thưa thầy con tìm tâm không thấy”. Tổ nói: “ta đã an tâm cho người rồi”. Tổ Huệ Khả đại ngộ. Tổ Đạt Ma truyền pháp và nói kệ rằng:
Ta vốn đến cõi này,
Truyền pháp cứu mê lầm.
Một hoa trổ năm cánh,
Kết quả tự nhiên thành.
Tổ Huệ Khả đắc pháp rồi, kế thừa và xiển dương pháp môn Thiền tông. Sau đó lại truyền pháp cho ngài Tăng Xán. Thọ mạng được 107 tuổi, viên tịch tại Quản Thành, vua Đường Đức Tông ban thụy hiệu là Đại Tổ Thiền sư.
Bài tán rằng:
Tìm tâm chẳng thấy
Ấy gọi an tâm
Tay rơi trước núi
Nối huệ mạng Phật
Cửa thiền thấu ngộ
Tông yếu triệt thông
Đảnh lễ ba lạy
Lại thêm thoại đầu.
Hoặc kệ rằng:
Lúc sanh quang hiện nên đặt tên
Sử thông tịch điển đều uyên bác
Trời tuôn hoa báu, sen xuất hiện
Người người tin kính, quỷ thần phục
Chặt tay cầu pháp lòng chí kính
Tuyết ngập ngang lưng chí kiên định
Tìm tâm chẳng thấy. Gọi an tâm.
Thiền cơ thấu triệt độ mê lầm.
Giảng:
Nhị thập cửu tổ Huệ Khả Đại sư: Tính theo Ấn Độ, tổ Huệ Khả được xem là vị tổ thứ 29, nhưng dựa vào lịch sử thiền tông Trung Hoa thì ngài là tổ thứ hai.
Tổ, vũ lao cơ tính: Tổ sư họ Cơ, là người huyện Vũ Lao. Vũ Lao là tên của một trong các huyện của nước Trung Hoa.
Sơ thân, hữu dị quang chiếu thất, sanh, danh Thần Quang: Lúc mẹ ngài mới thọ thai, trong nhà có ánh sáng lạ, chiếu sáng khắp mọi nơi, nên khi sanh ngài ra, cha mẹ đặt tên ngài là Thần Quang.
Thiếu tắc bác cực quần thư: Thuở thiếu thời, ngài đã từng đọc rất nhiều loại sách. Chữ “cực” ở đây ý nói sách nào ngài cũng đọc qua. Xuất gia, yến tọa chung nhật: Sau khi xuất gia, suốt ngày ngài luôn ngồi an trụ một chỗ.
Kỳ sư chỉ yết Thiếu Lâm, tổ phụng giáo: Sư phụ của ngài chỉ dạy nên đến chùa Thiếu Lâm để học Phật pháp, Đại sư Huệ Khả vâng theo lời dạy của sư phụ tìm đến chùa Thiếu Lâm.
Đạt Ma diện bích, bất văn hối lịch: Khi ấy, nhằm lúc tổ Đạt Ma đang ngồi xoay mặt vào vách thiền định, vì thế ngài chẳng có cơ hội được nghe tổ Đạt Ma chỉ giáo điều chi. Chữ “hối” tức là dạy bảo; chữ “lịch” là khuyến tấn, nhắc nhở.
Nhất tịch, tổ lập tuyết: Một hôm vào buổi đêm, nhị tổ đứng suốt trong tuyết, mãi đến sáng, Ma viết: đương nhu hà sự? đợi đến ngày hôm sau, lúc trời sáng, khi ấy tuyết rơi phủ ngập đến ngang lưng của ngài. Tổ Đạt Ma nhìn thấy cảnh tượng ấy, liền hỏi Thần Quang: “Ngươi muốn cầu gì? Ngươi cần gì?”
Tổ khấp cáo thỉnh pháp, Ma ha chi: khi ấy Thần Quang liền bật khóc và nói: “Thưa Đại sư! Con muốn cầu pháp!” Đạt Ma tổ sư bèn quở trách Thần Quang.
Tổ đoạn tý hối viết: ngã tâm vị ninh, khất sư an tâm: Vì tổ Đạt Ma bị Thần Quang đánh làm rụng hai chiếc răng. Trong phần chánh văn không nói đến, nhưng vừa nhìn thấy liền quở trách Thần Quang. Nên Thần Quang bèn chặt đứt cánh tay để tỏ lòng sám hối. Sau đó ngài có vẻ đau đớn và nói: “trong lòng con không được an ổn, con muốn thỉnh cầu Tổ sư an tâm cho con!”
Viết: tương tâm lai, dữ nhữ an: Tổ Đạt Ma nói: “ngươi đem tâm đến ta sẽ an cho ngươi!”
Tổ viết: mịch tâm liễu bất khả đắc: Thần Quang liền nói: “Thưa Tổ sư! Con tìm tâm không thấy!”
Viết: dữ nhữ an tâm cánh: Tâm tìm không ra, thế thì trong tâm sao lại không an? Do đây tổ Đạt Ma bèn nói: “Ta đã an tâm cho ngươi rồi”. Tổ đại ngộ: tổ nói dứt lời, Thần Quang liền đại ngộ, tức hiểu rằng đó chẳng qua chỉ là sự chấp trước mà thôi.
Ma phó kệ viết: Tổ sư Đạt Ma bèn truyền kệ pháp cho Thần Quang.
Ngã bổn lai tư thổ, truyền pháp cứu mê tình: Nay ta đến lĩnh thổ Chấn Đán, ta truyền pháp cho những người nơi đây, mong cứu giúp chúng sanh thoát khỏi cảnh mê lầm.
Nhất hoa khai ngũ diệp, kết quả tự nhiên thành: một đóa hoa nở thành năm cánh, đến lúc duyên lành hội đủ sẽ đạt thành kết quả. Ý nói đến lúc nhân duyên thuần thục tự nhiên đều sẽ tu chứng đắc.
Tổ đắc pháp dĩ, kế xiển huyền phong, truyền thọ pháp ư Tăng Xán: Sau khi Thần Quang đắc pháp, ngài tiếp tục xiển dương pháp môn thiền tông, sau đó lại đem pháp ấy truyền trao lại cho tổ thứ ba là Đại sư Tăng Xán.
Thọ nhất bách thất, chung ư Quản Thành: Ngài thọ mạng 107 tuổi, viên tịch tại Quản Thành.
Đức Tông thụy Đại Tổ thiền sư: Đường Đức Tông phong cho ngài thụy hiệu là Đại Tổ Thiền Sư.
Bài tán rằng:
Mịch tâm bất đắc, an tâm dĩ cánh: Ngài vì tìm tâm không thấy, nên tổ nói ta đã an tâm cho ngươi rồi.
Tý lạc phong tiền, tục Phật huệ mạng: tại núi Hùng Nhĩ, Thần Quang tự mình chặt đứt cánh tay, do đây tổ Đạt Ma truyền đại pháp cho ngài, từ đó ngài tiếp tục nối truyền mạng mạch Phật pháp.
Tiệt thượng đầu quan, toàn đề chính lệnh: “tiệt thượng đầu quan” tức nói ngài đã thông hiểu đệ nhất nghĩa đế, hoàn toàn thấu triệt và đạt được thiền pháp ấy.
Tam bái nhi lập, trùng thiêm thoại bính: Sau khi đắc pháp, ngài bèn hướng về tổ sư Đạt Ma đảnh lễ ba lạy rồi đứng lên. Đây đều là một số công án thời xưa. “Thoại bính” tức là đầu đề cho người nói chuyện.
Hoặc kệ rằng:
Sanh hữu dị quang cố mạng danh: lúc mẹ ngài thọ thai, trong nhà bổng có một ánh sáng lạ, cho nên đặt tên ngài là Thần Quang.
Bác lãm quần điển chư sử thông: tất cả các loại sách, chư tử bách gia ngài đều đọc hiểu thông suốt.
Thiên vũ bảo hoa liên trì dũng: Khi Thần Quang giảng giải kinh điển rất sôi nổi, đã khiến mọi người rất cảm động, đến nỗi hoa từ trên trời rải xuống cúng dường, hoa sen sắc vàng từ dưới đất mọc lên.
Giai phụng tín quỷ thần khâm: lúc bấy giờ ngài được rất nhiều người tín phục, kính ngưỡng, cho đến loài quỷ thần cũng cung kính.
Cầu pháp đoạn tý thành khả kính: Thần Quang vì cầu pháp đã chặt đứt một cánh tay, điều này đáng được mọi người kính phục. Tuy nhiên, không phải nói vì cầu pháp tất cả mọi người đều phải chặt đứt cánh tay. Nếu đại chúng học theo ngài làm như vậy cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Tích tuyết tề yêu chí kiên trinh: vì cầu pháp ngài đã đứng suốt đêm trong tuyết lạnh, đến nỗi tuyết phủ đến ngang lưng, chí nguyện của ngài thật kiên trì.
Mích tâm bất đắc an tâm cánh: ngài tìm tâm mãi không thấy, tổ sư Đạt Ma liền nói ta đã an tâm cho ngươi rồi.
Toàn đề chính lệnh độ mê tình: đạt được tâm ấn của Phật, sau đó ngài đem thiền pháp ấy đi giáo hóa tất cả các loài chúng sanh đang còn chìm đắm trong cõi mê lầm.
祖,武牢姬姓。初娠,有異光照室;生,名神光。少則博極群書;出家,晏坐終日。其師指謁少林,祖奉教。值達摩面壁,不聞誨勵。一夕,祖立雪;遲明,摩曰:「當需何事?」祖泣告請法。摩呵之,祖斷臂悔曰:「我心未甯,乞師安心。」曰:「將心來,與汝安!」祖曰:「覓心了不可得。」曰:「與汝安心竟。」祖大悟。摩付偈曰:「我本來茲土,傳法救迷情。一花開五葉,結果自然成。」祖得法已,繼闡玄風,轉授法於僧璨。壽一百七,終於莞城,德宗諡大祖禪師。
贊曰
覓心不得 安心已竟 臂落峰前 續佛慧命
截上頭關 全提正令 三拜而立 重添話柄
或說偈曰◎宣公上人作
生有異光故命名 博覽群典諸史通
天雨寶華蓮地湧 人皆奉信鬼神欽
求法斷臂誠可敬 積雪齊腰志堅貞
覓心不得安心竟 全提正令度迷情
Âm Hán Việt:
Vũ Lao Cơ tính. Sơ thần, hữu diệu quang chí thất; sanh, danh Thần Quang. Thiếu tắc bát cực quần thư. Xuất gia, yến tọa chung nhật. Kỳ sư chỉ yết Thiếu Lâm, tổ phụng giáo. Trực Đạt Ma diện bích, bất văn hối lịch. Nhất tịch, tổ lập tuyết; trì minh, Ma viết: “đương nhu hà sự?” tổ khấp cáo thỉnh pháp. Ma ha chi, tổ đoạn tý hối viết: “ngã tâm vị ninh, khất sư an tâm”. Viết: “tương tâm lai, dữ nhữ an!” Tổ viết: “mịch tâm liễu bất khả đắc”. Viết: “dữ nhữ an tâm cánh”. Tổ đại ngộ. Ma phó kệ viết: “ngã bổn lai tư thổ, truyền pháp cứu mê tình. Nhất hoa khai ngũ diệp, kết quả tự nhiên thành”. Tổ đắc pháp dĩ, kế xiển huyền phong, truyền thọ pháp ư Tăng Xán. Thọ nhất bách thất, chung ư Quản Thành, Đức Tông thụy Đại Tổ Thiền sư.
Tán viết:
Mịch tâm bất đắc
An tâm dĩ cánh
Tý lạc phong tiền
Tục Phật huệ mạng
Tiệt thượng đầu quan
Toàn đề chính lệnh
Tam bái nhi lập
Trùng thiêm thoại bính.
Hoặc thuyết kệ viết: Tuyên công thượng nhân tác
Sanh hữu dị quang cố mạng danh
Bát lãm quần điển chư sử thông
Thiên vũ bảo hoa liên trì dũng
Nhân giai phụng tín quỷ thần khâm
Cầu pháp đoạn tý thành khả kính
Tích tuyết tề yêu chí kiên trinh
Mịch tâm bất đắc an tâm cánh
Toàn đề chính lệnh độ mê tình.
Dịch:
Tổ Huệ Khả họ Cơ, người Vũ Lao. Lúc mẹ ngài mang thai, có ánh sáng lạ tỏa khắp cả nhà. Vì thế khi sinh ngài ra đặt tên là Thần Quang. Từ thuở nhỏ ngài đã thông hiểu sâu rộng và đọc xem rất nhiều sách vỡ. Sau khi xuất gia suốt ngày an tọa. Khi thầy của ngài dạy đến chùa Thiếu Lâm bái yết tổ Đạt Ma, tổ vâng theo lời dạy đến chùa Thiếu Lâm. Nhưng gặp lúc tổ Đạt Ma đang ngồi nhập định, mặt quay vào vách, nên tổ Huệ Khả không nhận được lời răn dạy, khuyến tấn. Vào một đêm nọ, tổ kiên quyết đứng cả đêm trong tuyết mãi cho đến sáng, tổ Đạt Ma hỏi: “ngươi cần việc gì?” Tổ Huệ Khả khóc và thưa con muốn cầu pháp. Tổ quở trách Huệ Khả. Tổ Huệ Khả bèn chặt đức cánh tay, sám hối và nói rằng: “Thưa thầy! Tâm con chưa được an, xin thầy dạy cách làm cho tâm con an”. Tổ nói: “Ngươi hãy đem tâm đó đến đây, ta sẽ an cho ngươi!” Tổ Huệ Khả thưa: “thưa thầy con tìm tâm không thấy”. Tổ nói: “ta đã an tâm cho người rồi”. Tổ Huệ Khả đại ngộ. Tổ Đạt Ma truyền pháp và nói kệ rằng:
Ta vốn đến cõi này,
Truyền pháp cứu mê lầm.
Một hoa trổ năm cánh,
Kết quả tự nhiên thành.
Tổ Huệ Khả đắc pháp rồi, kế thừa và xiển dương pháp môn Thiền tông. Sau đó lại truyền pháp cho ngài Tăng Xán. Thọ mạng được 107 tuổi, viên tịch tại Quản Thành, vua Đường Đức Tông ban thụy hiệu là Đại Tổ Thiền sư.
Bài tán rằng:
Tìm tâm chẳng thấy
Ấy gọi an tâm
Tay rơi trước núi
Nối huệ mạng Phật
Cửa thiền thấu ngộ
Tông yếu triệt thông
Đảnh lễ ba lạy
Lại thêm thoại đầu.
Hoặc kệ rằng:
Lúc sanh quang hiện nên đặt tên
Sử thông tịch điển đều uyên bác
Trời tuôn hoa báu, sen xuất hiện
Người người tin kính, quỷ thần phục
Chặt tay cầu pháp lòng chí kính
Tuyết ngập ngang lưng chí kiên định
Tìm tâm chẳng thấy. Gọi an tâm.
Thiền cơ thấu triệt độ mê lầm.
Giảng:
Nhị thập cửu tổ Huệ Khả Đại sư: Tính theo Ấn Độ, tổ Huệ Khả được xem là vị tổ thứ 29, nhưng dựa vào lịch sử thiền tông Trung Hoa thì ngài là tổ thứ hai.
Tổ, vũ lao cơ tính: Tổ sư họ Cơ, là người huyện Vũ Lao. Vũ Lao là tên của một trong các huyện của nước Trung Hoa.
Sơ thân, hữu dị quang chiếu thất, sanh, danh Thần Quang: Lúc mẹ ngài mới thọ thai, trong nhà có ánh sáng lạ, chiếu sáng khắp mọi nơi, nên khi sanh ngài ra, cha mẹ đặt tên ngài là Thần Quang.
Thiếu tắc bác cực quần thư: Thuở thiếu thời, ngài đã từng đọc rất nhiều loại sách. Chữ “cực” ở đây ý nói sách nào ngài cũng đọc qua. Xuất gia, yến tọa chung nhật: Sau khi xuất gia, suốt ngày ngài luôn ngồi an trụ một chỗ.
Kỳ sư chỉ yết Thiếu Lâm, tổ phụng giáo: Sư phụ của ngài chỉ dạy nên đến chùa Thiếu Lâm để học Phật pháp, Đại sư Huệ Khả vâng theo lời dạy của sư phụ tìm đến chùa Thiếu Lâm.
Đạt Ma diện bích, bất văn hối lịch: Khi ấy, nhằm lúc tổ Đạt Ma đang ngồi xoay mặt vào vách thiền định, vì thế ngài chẳng có cơ hội được nghe tổ Đạt Ma chỉ giáo điều chi. Chữ “hối” tức là dạy bảo; chữ “lịch” là khuyến tấn, nhắc nhở.
Nhất tịch, tổ lập tuyết: Một hôm vào buổi đêm, nhị tổ đứng suốt trong tuyết, mãi đến sáng, Ma viết: đương nhu hà sự? đợi đến ngày hôm sau, lúc trời sáng, khi ấy tuyết rơi phủ ngập đến ngang lưng của ngài. Tổ Đạt Ma nhìn thấy cảnh tượng ấy, liền hỏi Thần Quang: “Ngươi muốn cầu gì? Ngươi cần gì?”
Tổ khấp cáo thỉnh pháp, Ma ha chi: khi ấy Thần Quang liền bật khóc và nói: “Thưa Đại sư! Con muốn cầu pháp!” Đạt Ma tổ sư bèn quở trách Thần Quang.
Tổ đoạn tý hối viết: ngã tâm vị ninh, khất sư an tâm: Vì tổ Đạt Ma bị Thần Quang đánh làm rụng hai chiếc răng. Trong phần chánh văn không nói đến, nhưng vừa nhìn thấy liền quở trách Thần Quang. Nên Thần Quang bèn chặt đứt cánh tay để tỏ lòng sám hối. Sau đó ngài có vẻ đau đớn và nói: “trong lòng con không được an ổn, con muốn thỉnh cầu Tổ sư an tâm cho con!”
Viết: tương tâm lai, dữ nhữ an: Tổ Đạt Ma nói: “ngươi đem tâm đến ta sẽ an cho ngươi!”
Tổ viết: mịch tâm liễu bất khả đắc: Thần Quang liền nói: “Thưa Tổ sư! Con tìm tâm không thấy!”
Viết: dữ nhữ an tâm cánh: Tâm tìm không ra, thế thì trong tâm sao lại không an? Do đây tổ Đạt Ma bèn nói: “Ta đã an tâm cho ngươi rồi”. Tổ đại ngộ: tổ nói dứt lời, Thần Quang liền đại ngộ, tức hiểu rằng đó chẳng qua chỉ là sự chấp trước mà thôi.
Ma phó kệ viết: Tổ sư Đạt Ma bèn truyền kệ pháp cho Thần Quang.
Ngã bổn lai tư thổ, truyền pháp cứu mê tình: Nay ta đến lĩnh thổ Chấn Đán, ta truyền pháp cho những người nơi đây, mong cứu giúp chúng sanh thoát khỏi cảnh mê lầm.
Nhất hoa khai ngũ diệp, kết quả tự nhiên thành: một đóa hoa nở thành năm cánh, đến lúc duyên lành hội đủ sẽ đạt thành kết quả. Ý nói đến lúc nhân duyên thuần thục tự nhiên đều sẽ tu chứng đắc.
Tổ đắc pháp dĩ, kế xiển huyền phong, truyền thọ pháp ư Tăng Xán: Sau khi Thần Quang đắc pháp, ngài tiếp tục xiển dương pháp môn thiền tông, sau đó lại đem pháp ấy truyền trao lại cho tổ thứ ba là Đại sư Tăng Xán.
Thọ nhất bách thất, chung ư Quản Thành: Ngài thọ mạng 107 tuổi, viên tịch tại Quản Thành.
Đức Tông thụy Đại Tổ thiền sư: Đường Đức Tông phong cho ngài thụy hiệu là Đại Tổ Thiền Sư.
Bài tán rằng:
Mịch tâm bất đắc, an tâm dĩ cánh: Ngài vì tìm tâm không thấy, nên tổ nói ta đã an tâm cho ngươi rồi.
Tý lạc phong tiền, tục Phật huệ mạng: tại núi Hùng Nhĩ, Thần Quang tự mình chặt đứt cánh tay, do đây tổ Đạt Ma truyền đại pháp cho ngài, từ đó ngài tiếp tục nối truyền mạng mạch Phật pháp.
Tiệt thượng đầu quan, toàn đề chính lệnh: “tiệt thượng đầu quan” tức nói ngài đã thông hiểu đệ nhất nghĩa đế, hoàn toàn thấu triệt và đạt được thiền pháp ấy.
Tam bái nhi lập, trùng thiêm thoại bính: Sau khi đắc pháp, ngài bèn hướng về tổ sư Đạt Ma đảnh lễ ba lạy rồi đứng lên. Đây đều là một số công án thời xưa. “Thoại bính” tức là đầu đề cho người nói chuyện.
Hoặc kệ rằng:
Sanh hữu dị quang cố mạng danh: lúc mẹ ngài thọ thai, trong nhà bổng có một ánh sáng lạ, cho nên đặt tên ngài là Thần Quang.
Bác lãm quần điển chư sử thông: tất cả các loại sách, chư tử bách gia ngài đều đọc hiểu thông suốt.
Thiên vũ bảo hoa liên trì dũng: Khi Thần Quang giảng giải kinh điển rất sôi nổi, đã khiến mọi người rất cảm động, đến nỗi hoa từ trên trời rải xuống cúng dường, hoa sen sắc vàng từ dưới đất mọc lên.
Giai phụng tín quỷ thần khâm: lúc bấy giờ ngài được rất nhiều người tín phục, kính ngưỡng, cho đến loài quỷ thần cũng cung kính.
Cầu pháp đoạn tý thành khả kính: Thần Quang vì cầu pháp đã chặt đứt một cánh tay, điều này đáng được mọi người kính phục. Tuy nhiên, không phải nói vì cầu pháp tất cả mọi người đều phải chặt đứt cánh tay. Nếu đại chúng học theo ngài làm như vậy cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Tích tuyết tề yêu chí kiên trinh: vì cầu pháp ngài đã đứng suốt đêm trong tuyết lạnh, đến nỗi tuyết phủ đến ngang lưng, chí nguyện của ngài thật kiên trì.
Mích tâm bất đắc an tâm cánh: ngài tìm tâm mãi không thấy, tổ sư Đạt Ma liền nói ta đã an tâm cho ngươi rồi.
Toàn đề chính lệnh độ mê tình: đạt được tâm ấn của Phật, sau đó ngài đem thiền pháp ấy đi giáo hóa tất cả các loài chúng sanh đang còn chìm đắm trong cõi mê lầm.