Nguyên văn:
祖,罔知姓氏,以白衣謁可。祖曰:「弟子身纏風恙,請師懺罪。」曰:「將罪來,與汝懺!」祖良久,曰:「覓罪了不可得。」曰:「與汝懺罪竟。」執侍二載,可付偈曰:「本來緣有地,因地種花生。本來無有種,花亦不曾生。」偈已,複示般若,讖曰:「汝今得法,宜處深山,未可行化。當有國難,所謂『心中雖吉外頭凶』是也。」及後周果嬰沙汰。祖往來司空山,居無常處。時有道信者承法,乃入羅浮,為眾廣宣心要;訖,於法會樹下立化,玄宗諡鑒智禪師。
贊曰
身纏風恙 非世所醫 覓罪不得 迸出頂珠
空山高照 寶印全提 道嫌揀擇 早落階梯
或說偈曰◎宣公上人作
既無姓氏更無名 強名僧璨眾中英
身染風疾求懺罪 心內雖吉外頭凶
隱居空山恒寂靜 弘化羅浮結法緣
樹下歸去解脫竟 江河流水永留傳
Âm Hán Việt:
Tổ, võng tri tính thị, dĩ bạch yết Khả. Tổ viết: “đệ tử thân triền phong dạng, thỉnh sư sám tội”. Viết: “tương tội lai, dữ như sám!” Tổ lương cửu, viết: “mịch tội liễu bất khả đắc”. Viết: “dữ nhữ sám tội cánh”.
Chấp thị nhị tải, Khả phó kệ viết: “bổn lai duyên hữu địa, nhân địa chủng hoa sanh. Bổn lai vô hữu chủng, hoa diệc bất tằng sanh”. Kệ dĩ, phục thị bát nhã, sấm viết: “nhữ kim đắc pháp, nghi xứ thâm sơn, vị khả hành hóa. Đương hữu quốc nan, sở vị ‘tâm trung tuy cát ngoại đầu hung’ thị dã”. Cập hậu châu quả anh sa thải. Tổ vãng lai Ti Không sơn, cư vô thường xứ. Thời hữu Đạo Tín giả thừa pháp, nãi nhập la phù, vi tội quảng tuyên tâm yếu, ngật, ư pháp hội thọ hạ lập hóa, huyền tông thụy Giám Trí thiền sư.
Tán viết:
Thân triền phong dạng
Phi thế sở y
Mịch tội bất đắc
Bính xuất đỉnh châu
Không sơn cao chiếu
Bảo ấn toàn đề
Đạo hiềm giản trạch
Tảo lạc giai thê.
Hoặc thuyết kệ viết: Tuyên công thượng nhân tác
Ký vô tính thị cánh vô danh
Cường danh Tăng Xán chúng trung anh
Thân nhiễm phong tật cầu sám tội
Tâm nội tuy cát ngoại đầu hung
Ẩn cư không sơn hằng tịch tĩnh
Hoằng hóa La Phù kết pháp duyên
Thọ hạ quy khứ giải thoát cánh
Giang hà lưu thủy vĩnh lưu truyền.
Dịch:
Không ai biết Tổ Tăng Xán họ gì, khi đến yết kiến nhị tổ Huệ Khả, ngài vốn là một vị cư sĩ, sau khi đảnh lễ tổ xong, ngài thưa: “Thưa Nhị tổ! Đệ tử lâu nay mang bệnh phong thấp, nay kính xin Đại sư chứng minh cho đệ tử sám hối tội lỗi”. Nhị tổ bảo: “ngươi đem tội đến đây ta sẽ sám hối cho ngươi!” Nghe tổ nói xong, Tăng Xán suy nghĩ một lúc lại thưa: “Thưa Đại sư! Con tìm tội chẳng thấy”. Nhị tổ nói: “Ta đã sám hối tội cho ngươi rồi”. Từ đó, Tăng Xán hầu hạ Nhị tổ trong hai năm, sau đó tổ truyền pháp cho ngài và nói kệ rằng:
Do duyên mà có đất,
Từ đất giống hoa sanh.
Nếu chẳng có giống hạt,
Hoa cũng chưa từng sanh.
Nói kệ xong, tổ giảng dạy pháp bát nhã và dự đoán trước sự việc xảy ra trong tương lai, nên khuyên rằng: “Ngươi nay đã đắc pháp, nên tìm đến núi sâu ẩn tu, chưa thể hoằng hóa Phật pháp được. Vì hiện giờ trong nước ngươi đang gặp cảnh nguy nan, nghĩa là ‘trong tâm tuy an lành, nhưng hoàn cảnh bên ngoài lại rất nguy hại, loạn lạc’”. Về sau, quả thật đất nước loạn lạc, nhà Chu phế Phật, sa thải tăng đoàn. Tổ Tăng Xán phải tìm đến núi Tư Không trú ngụ, lúc đi nơi này, lúc đến nơi kia, không trú ngụ một chỗ nhất định. Bấy giờ, có tôn giả Đạo Tín kế thừa đại pháp, nên tổ Tăng Xán bèn đến La Phù, nơi này ngài tuyên thuyết rộng rãi cho đại chúng nghe về chỗ tâm yếu của Phật pháp. Sau đó xét thấy hạnh nguyện đã viên thành, tổ đứng dưới gốc cây trong pháp hội viên tịch, vua Huyền Tông bèn ban cho ngài thụy hiệu Giám Trí Thiền sư.
Bài tán rằng:
Thân vướng mang bệnh phong
Thuốc thầy chẳng kết quả
Tìm mãi tội chẳng thấy
Ngọc hiển lộ đỉnh đầu
Núi Không sừng sững bóng
Tâm ấn thảy hiển bày
Tu đạo khởi phân biệt
Gọi chấp tướng, thứ bậc.
Hoặc kệ rằng: Hòa Thượng Tuyên Hóa viết
Vốn không họ cũng không tên
Pháp danh Tăng Xán, xuất trần tỏ rạng
Thân nhiễm bệnh, mong sám tội
Nội tâm liễu ngộ, ngoại cảnh hiểm hung
Ẩn núi Không hằng tịch tĩnh
Núi La Phù hoằng hóa kết muôn duyên
Dưới đại thọ thị viên tịch
Đạo phong lưu truyền ghi mãi không quên.
Giảng:
Đại sư Tăng Xán là vị tổ thứ 30 của thiền phái Ấn Độ, thuộc vị tổ thứ ba của thiền tông Trung Hoa.
Tổ, võng tri tính thị, dĩ bạch y yết khả: Tổ Tăng Xán họ gì chẳng ai biết đến. Khi còn là cư sĩ tại gia, Ngài đã từng tìm đến yết kiến nhị tổ Huệ Khả.
Tổ viết: đệ tử thân triền phong dạng, thỉnh sư sám tội: Tổ ở đây tức chỉ cho tam tổ, ngài nói: “trong thân con có bệnh phong thấp, muốn thỉnh Đại sư chứng minh cho con được sám hối tội nghiệp của mình”.
Viết: tương tội lai, dữ nhữ sám: Nhị tổ bảo: Ngươi đem tội đến đây ta sám hối cho ngươi.
Tổ lương cửu, viết: mịch tội liễu bất khả đắc: nghe xong, tổ Tăng Xán suy nghĩ đôi phút, rồi nói: “con tìm không thấy tội đâu cả”.
Viết: dữ nhữ sám tội cánh: Đại sư Huệ Khả đáp: “vậy là ta đã sám hối cho ngươi rồi”. Ý tứ này cũng giống câu nói của tổ Đạt Ma “ta đã an tâm cho ngươi rồi”, bởi vì tội vốn không có hình tướng, vì sao chúng ta phải chấp trước vào đó? Nếu chúng ta không tạo tác nữa, thì ngay khi ấy tội liền tiêu trừ vậy!
Chấp thị nhị tải: Ngài hầu hạ nhị tổ Huệ Khả trong hai năm.[1] Khả phó kệ viết: Nhị tổ Huệ Khả bèn nói bài kệ tụng truyền trao cho Tăng Xán, qua đó chúng ta thấy, ngày xưa gần gũi hầu hạ chư tổ trong suốt hai năm, nhưng chỉ truyền trao một bài kệ.
Bổn lai duyên hữu địa, nhân địa chủng hoa sanh: nhân có đất, mới trồng hoa trong đất ấy, do đây hoa mới mọc.
Bổn lai vô hữu chủng, hoa diệc bất tằng sanh: nếu ban đầu không có hạt giống, thì chắc chắn sẽ chẳng có hoa. Ý nói: ngươi tuy có phương tiện hoằng đạo, nhưng nếu tự thân ngươi chẳng dụng công tu tập cũng chẳng ích gì. Cũng vậy, nếu ngươi có đất mà không có hạt giống hoa, chắc chắn hoa sẽ không nảy sinh. Do vậy ngươi cần phải công phu tu tập, nếu không tu tập thì sẽ vô ích.
Kệ dĩ, phục thị bát nhã: Sau khi nói kệ xong, tiếp đến Nhị tổ giảng dạy cho Tăng Xán nghe về trí tuệ bát nhã, tức giải thích về nhất thiết chủng trí, nhất thiết trí, căn bản trí và đạo chủng trí. Sấm viết: Đồng thời đưa ra lời dự đoán. “Sấm” ở đây tức chỉ cho lời tiên đoán.
Nhữ kim đắc pháp, nghi xứ thâm sơn, vị khả hành hóa: Nay tuy Ngươi đã đắc pháp, nhưng chớ nên hoằng dương Phật pháp, hãy lên núi trú ngụ, bởi vì hiện giờ thời cơ chưa thuần thục, chưa đúng lúc, Ngươi tạm thời cần phải tu tập.
Đương hữu quốc nạn, sở vị “tâm trung tuy kiết ngoại đầu hung” thị dã: đoạn này ý nói, hiện nay đất nước Tam tổ đang sống có loạn lạc. Nước nhà có tai nạn, tức thời cuộc chưa yên ổn, thái bình. Tuy tâm ngươi đã ngộ đạo, thấu đạt diệu pháp, nhưng đất nước còn đang nguy cơ, xã hội chưa ổn định.
Cập hậu châu quả anh sa thải: từ đó về sau, triều đại Châu quả nhiên không an định, Phật pháp bị phế bỏ, xã hội nguy nan. Triều Châu ở đây tức chỉ cho thời kỳ Nam Bắc Triều, trong đó cụ thể là Bắc Triều.
Tổ vãng lai tư không sơn, cư vô thường xứ: Đại sư Tăng Xán đến núi Tư Không trú ngụ, nhưng ngài đi đi về về, không ở cố định một chỗ, lúc ở nơi này, lúc đi nơi khác.
Thời hữu Đạo Tín giả thừa pháp, nãi nhập La Phù, vi chúng quảng tuyên tâm yếu: Lúc bấy giờ, có ngài Đạo Tín theo tổ Tăng Xán tu hành, ngài luôn ở bên cạnh Tam tổ để hầu hạ học hỏi. Lúc này tổ Tăng Xán đến núi La Phù thuộc tỉnh Quảng Đông, thuyết giảng pháp môn tâm địa cho đại chúng nghe. Trong chánh văn dùng hai chữ “tâm yếu” ở đây tức chỉ cho pháp tâm địa. Ngật, ư pháp hội thọ hạ lập hóa: Tuyên thuyết pháp yếu xong, tổ đến đứng bên gốc đại thọ trong khuôn viên pháp hội viên tịch nơi ấy. Lúc thị tịch, Tam tổ Tăng Xán đưa tay vịn thân cây, sau đó thị tịch. Huyền Tông thụy Giám Trí thiền sư: Về sau vua Đường Huyền Tông ban cho ngài thụy hiệu Thiền sư Giám Trí.
Tán viết:
Thân triền phong dạng, phi thế sở y: Tự thân tổ vướng phải chứng bệnh phong thấp, tuy trị liệu khắp nơi, nhưng tất cả thầy thuốc trên thế gian này đều không ai trị khỏi.
Mịch tội bất đắc, bính xuất đỉnh chu: vâng lời thầy dạy tìm đến tham học với Đại sư Huệ Khả, nhân đó Tăng Xán Đại sư bèn thỉnh cầu Nhị tổ giúp ngài sám hối tội chướng, nhưng tìm mãi không thấy tội, ngọc ma ni từ đỉnh đầu hiển lộ.
Không sơn cao chiếu, bảo ấn toàn đề: tại La Phù núi Không sừng sửng chiếu soi, Phật giáo dùng tâm để ấn chứng tâm, khi tâm cùng tâm tương ứng nhau, đó tức biểu thị hạnh nguyện của ngài đã hoàn toàn viên mãn.
Đạo hiềm giản trạch, tảo lạc giai thê: câu này ý nói, người tu đạo không nên có vọng khởi phân biệt, nếu tâm có sự chọn lựa phải quấy, đúng sai, thì tâm phân biệt sinh khởi, liền có sự phân chia giai cấp, có tướng hình, thế nhưng đạo vốn không có hình tướng.
Hoặc nói bài kệ rằng:
Hựu đầu thượng an đầu, tái thuyết nhất đầu kệ tụng: Bài kệ tụng này vốn được nói qua nhiều lần, nhưng tôi muốn nói rõ hơn chút nữa. Đây muốn nói đến Đại sư Tăng Xán, vị tổ thứ ba.
Ký vô tính thị cánh vô minh: Đại sư Tăng Xán không rõ tên lẫn họ, cũng không biết ngài từ đâu đến, rồi đi về đâu. Trong chánh văn chỉ nêu ra trong pháp hội sau khi thuyết pháp xong, ngài đến đứng dưới gốc cây rồi thị tịch, hình ảnh ấy đã cho chúng ta thấy ngài ra đi rất tự tại. Cảnh giới này, nếu không chứng ngộ thì ít ai hiển thị được sự ra đi tự tại như vậy.
Cưỡng danh Tăng Xán chúng trung anh: Sau khi xuất gia theo Đại sư Huệ Khả, ngài bèn đặt tên cho ngài là Tăng Xán và nói: “sống trong giáo pháp Phật giáo, tương lai ngươi sẽ làm cho đạo pháp sáng ngời, đối với tự thân ngài cũng được danh tiếng lỗi lạc. Đó chính là bậc tài ba xuất chúng trong thế gian”.
Thân nhiễm phong tật cầu sám tội: tuy nhiên tự thân ngài cũng vướng phải căn bệnh phong thấp, nhưng vì trong sử liệu không nói rõ. Có thể đó là chứng bệnh phong hủi, thời ấy bệnh hủi là chứng bệnh nan y, không trị liệu được, cũng chưa có bệnh viện trị về bệnh này. Song thực tế chứng bệnh của ngài chỉ là cách thị hiện. Bởi vì dựa theo lý mà nói thì ngay cả tên họ ngài cũng không có, huống hồ là bệnh, nên nói chẳng ai biết ngài tên gì, bệnh gì. Nhưng chỉ phương tiện nói như vậy, thị hiện có bệnh đúng theo quy luật vận hành của vũ trụ, tức sanh lão bệnh tử… mà thôi. Kế đến ngài đến đảnh lễ tham bái Nhị tổ bằng hình thức người cư sĩ tại gia, để cầu tổ Huệ Khả sám hối tội nghiệp của mình. Khi ấy tổ Huệ Khả nói: “Ngươi đem tội đến đây ta sẽ sám hối cho!” Thế là ngài đứng nơi đó tìm mãi tội của mình, nhưng tội vốn không có hình tướng, cũng chẳng phải là một vật gì. Vì thế Tăng Xán đáp: “Thưa Nhị tổ! con tìm tội không thấy”. Do đây tổ Huệ Khả nói: “ta đã sám tội cho ngươi rồi”, ngươi không còn tội, vì ngươi tìm không thấy tội, vậy ngươi bảo ta sám hối cho ngươi là sám cái gì đây? Tội vốn không có thật thể! Như Lục tổ Huệ Năng từng nói: “Xưa nay không một vật, nơi nào dính bụi trần?” đó chính là lý lẽ này vậy. Đại sư Tăng Xán ngay đó liền thấu ngộ ý chỉ của Nhị tổ, nên ngài xin theo Nhị tổ hầu hạ ngài hai năm. Trong chánh văn nói đến hai chữ “chấp trì” tức nói ngài ở lại nơi ấy nấu cơm, giặt áo quần, nói chung tất cả những công việc của tổ đều do ngài đảm nhận, chăm sóc, hộ pháp cho Nhị tổ trong hai năm.
Tâm nội tuy cát ngoại đầu hung: vì sao nói trong tâm vắng lặng tốt đẹp? ý nói trong tâm ngài đã thấu ngộ đạo rồi, ngài biết nên tu thế nào, tuy nhiên vì biết sự việc hiểm họa xảy đến trong tương lai, đó chính là “nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư”, ý nói lúc gặp đất nước nguy khốn thì không nên vào nước ấy, hoặc gặp xã hội loạn lạc cũng không nên đến ở. Cho nên Nhị tổ dạy Tăng Xán đi đến chốn núi sâu trú ngụ, đừng ở đất nước này, bởi vì nước ấy sắp có đại hoạn, tai nàn. Lúc bấy giờ là triều đại Nam Bắc Triều, có vị hoàng đế tên Châu Võ Tôn, vị vua này đã chủ trương diệt Phật, phế tăng. Nếu không diệt Phật thì tổ Tăng Xán không cần phải vào núi ẩn dật. Vì lúc ấy, nếu triều đình nhìn thấy tăng chúng xuất gia đều giết chết hoặc bắt đi lao động, tình hình khủng hoảng này còn nguy kịch hơn cuộc cách mạng văn hóa, do vậy tổ Tăng Xán phải đến núi Tư Không ẩn dật nơi ấy, đặc biệt là trong thời gian này ngài không dám ở một chỗ cố định, nay ở phía Đông của núi, mai lại đến phía Tây, ngày khác tiếp tục qua núi phía Nam, rồi đến phía Bắc, chuyển đổi liên tục, lúc ngủ nghỉ dưới cây, khi đến hang động, chẳng dám nghỉ một chỗ nhất định, vì ở một chỗ lại sợ quân binh đến bắt. Qua đó, chúng ta thấy đời xưa tu hành rất khó, gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn không thối chí, nhất là tổ Tăng Xán nhân cơ hội này càng dụng tâm tu tập nhiều hơn.
Ẩn cư Không sơn hằng tịch tĩnh: lúc ngài ẩn cư tại núi Tư Không, trong núi chẳng có vật gì, vì đây là nơi vắng vẻ ít ngươi tới lui, chỉ có một số loại thú dữ như sư tử, hổ, beo, sói, trùng… Thời xưa những người tu học thường sống chung với loài dã thú. Vì các vị không sát hại chúng, nên loài dã thú cũng không làm hại tăng chúng, họ chung sống với nhau rất thuận hòa, yên tĩnh. Riêng tổ Tăng Xán ngài thường an trú trong thiền định. Trong đoạn chánh văn dùng hai chữ “tịch tĩnh” tức nói nơi đây chẳng ai đến quấy nhiễu, phá rối họ, nên đời sống tu hành rất tiện lợi thoải mái.
Hoằng hóa la phù kết pháp duyên: sau cuộc pháp nạn, ngài đi đến núi La Phù tại Quảng Đông để thuyết pháp độ sanh, tại đây ngài đã mở pháp hội, có rất nhiều thính chúng đến nghe ngài thuyết giảng giáo pháp, cho nên nói ngài được rộng kết pháp duyên với vô số chúng sanh.
Thọ hạ quy khứ giải thoát cánh: đợi đến lúc viên tịch, ngài đến bên dưới cội đại thọ tay nắm cành cây và thị tịch nơi ấy, nên nói “thọ hạ quy khứ”. Ý nói lúc trở về ngài đã đạt được pháp giải thoát, đến đi tự do, lúc này ngài muốn sống thì sống, muốn chết thì chết, không gì ngăn ngại.
Giang hà lưu thủy vĩnh lưu truyền: tuy trong sử liệu nói ngài không có tên họ, nhưng với đạo phong, đạo đức và công đức giáo hóa chúng sanh do Đại sư Tăng Xán tích tạo, nên danh tiếng của ngài đã lưu truyền khắp nơi, quần chúng và tăng tín đồ mãi mãi không bao giờ quên được phẩm đức của ngài.
[1] Trong cuốn Bát Thập Bát Tổ Đạo ảnh Truyện Tán – Nhị Thập Cửu Tổ Huệ Khả Đại Tổ Thiền Sư Truyện có ghi rằng,…. Từ lúc tổ Đạt Ma trở về nước Thiên Trúc, đại sư Huệ Khả, tổ thứ hai trong Thiền tông Trung Hoa đã kế thừa đại pháp và xiển dương thiền tông, mong tìm người nối truyền tông phong. Sau đó, có một cư sĩ tuổi ngoài 40, không rõ tên họ, tìm đến đảnh lễ Nhị tổ và thưa: “đệ tử thân vương mang bệnh hủi, xin Đại sư sám hối cho con”. Tổ nói: “ngươi đem tội đến đây, ta sẽ sám hối cho ngươi”. Vị cư sĩ suy nghĩ giây lát rồi đáp: “còn tìm tội không thấy”. Đại sư nói: “Ta đã sám tội cho ngươi rồi, ngươi nên an trú trong Phật pháp tăng”. Cư sĩ đáp: “nay gặp được Hòa thượng biết ngài là tăng; nhưng con chưa rõ thế nào là Phật pháp?” Đại sư liền khai thị: “tâm đó là Phật, tâm đó là pháp; Phật pháp là một thể không hai, tăng bảo cũng vậy”. Cư sĩ nói: “nay mới biết, tính tội không thực có, nó không ở trong tâm, cũng không ở ngoài tâm, không ở chính giữa của tâm, ví như tâm tính của ta vốn không, không thể sanh ra vạn pháp, Phật pháp vốn là không hai”. Nhị tổ nghe cư sĩ trả lời, rất quý trọng vị cư sĩ này, liền thế phát cho vị ấy và nói: “đây là của báu của ta, nên đặt tên là Tăng Xán”. Vào ngày 18 tháng 3 năm đó, ngài đưa Tăng Xán đến chùa Quang Phước cho thọ cụ túc giới. Từ đó bệnh tình của Tăng Xán ngày một thuyên giảm, ngài ở lại đó tu học và theo hầu Nhị tổ trong hai năm…
祖,罔知姓氏,以白衣謁可。祖曰:「弟子身纏風恙,請師懺罪。」曰:「將罪來,與汝懺!」祖良久,曰:「覓罪了不可得。」曰:「與汝懺罪竟。」執侍二載,可付偈曰:「本來緣有地,因地種花生。本來無有種,花亦不曾生。」偈已,複示般若,讖曰:「汝今得法,宜處深山,未可行化。當有國難,所謂『心中雖吉外頭凶』是也。」及後周果嬰沙汰。祖往來司空山,居無常處。時有道信者承法,乃入羅浮,為眾廣宣心要;訖,於法會樹下立化,玄宗諡鑒智禪師。
贊曰
身纏風恙 非世所醫 覓罪不得 迸出頂珠
空山高照 寶印全提 道嫌揀擇 早落階梯
或說偈曰◎宣公上人作
既無姓氏更無名 強名僧璨眾中英
身染風疾求懺罪 心內雖吉外頭凶
隱居空山恒寂靜 弘化羅浮結法緣
樹下歸去解脫竟 江河流水永留傳
Âm Hán Việt:
Tổ, võng tri tính thị, dĩ bạch yết Khả. Tổ viết: “đệ tử thân triền phong dạng, thỉnh sư sám tội”. Viết: “tương tội lai, dữ như sám!” Tổ lương cửu, viết: “mịch tội liễu bất khả đắc”. Viết: “dữ nhữ sám tội cánh”.
Chấp thị nhị tải, Khả phó kệ viết: “bổn lai duyên hữu địa, nhân địa chủng hoa sanh. Bổn lai vô hữu chủng, hoa diệc bất tằng sanh”. Kệ dĩ, phục thị bát nhã, sấm viết: “nhữ kim đắc pháp, nghi xứ thâm sơn, vị khả hành hóa. Đương hữu quốc nan, sở vị ‘tâm trung tuy cát ngoại đầu hung’ thị dã”. Cập hậu châu quả anh sa thải. Tổ vãng lai Ti Không sơn, cư vô thường xứ. Thời hữu Đạo Tín giả thừa pháp, nãi nhập la phù, vi tội quảng tuyên tâm yếu, ngật, ư pháp hội thọ hạ lập hóa, huyền tông thụy Giám Trí thiền sư.
Tán viết:
Thân triền phong dạng
Phi thế sở y
Mịch tội bất đắc
Bính xuất đỉnh châu
Không sơn cao chiếu
Bảo ấn toàn đề
Đạo hiềm giản trạch
Tảo lạc giai thê.
Hoặc thuyết kệ viết: Tuyên công thượng nhân tác
Ký vô tính thị cánh vô danh
Cường danh Tăng Xán chúng trung anh
Thân nhiễm phong tật cầu sám tội
Tâm nội tuy cát ngoại đầu hung
Ẩn cư không sơn hằng tịch tĩnh
Hoằng hóa La Phù kết pháp duyên
Thọ hạ quy khứ giải thoát cánh
Giang hà lưu thủy vĩnh lưu truyền.
Dịch:
Không ai biết Tổ Tăng Xán họ gì, khi đến yết kiến nhị tổ Huệ Khả, ngài vốn là một vị cư sĩ, sau khi đảnh lễ tổ xong, ngài thưa: “Thưa Nhị tổ! Đệ tử lâu nay mang bệnh phong thấp, nay kính xin Đại sư chứng minh cho đệ tử sám hối tội lỗi”. Nhị tổ bảo: “ngươi đem tội đến đây ta sẽ sám hối cho ngươi!” Nghe tổ nói xong, Tăng Xán suy nghĩ một lúc lại thưa: “Thưa Đại sư! Con tìm tội chẳng thấy”. Nhị tổ nói: “Ta đã sám hối tội cho ngươi rồi”. Từ đó, Tăng Xán hầu hạ Nhị tổ trong hai năm, sau đó tổ truyền pháp cho ngài và nói kệ rằng:
Do duyên mà có đất,
Từ đất giống hoa sanh.
Nếu chẳng có giống hạt,
Hoa cũng chưa từng sanh.
Nói kệ xong, tổ giảng dạy pháp bát nhã và dự đoán trước sự việc xảy ra trong tương lai, nên khuyên rằng: “Ngươi nay đã đắc pháp, nên tìm đến núi sâu ẩn tu, chưa thể hoằng hóa Phật pháp được. Vì hiện giờ trong nước ngươi đang gặp cảnh nguy nan, nghĩa là ‘trong tâm tuy an lành, nhưng hoàn cảnh bên ngoài lại rất nguy hại, loạn lạc’”. Về sau, quả thật đất nước loạn lạc, nhà Chu phế Phật, sa thải tăng đoàn. Tổ Tăng Xán phải tìm đến núi Tư Không trú ngụ, lúc đi nơi này, lúc đến nơi kia, không trú ngụ một chỗ nhất định. Bấy giờ, có tôn giả Đạo Tín kế thừa đại pháp, nên tổ Tăng Xán bèn đến La Phù, nơi này ngài tuyên thuyết rộng rãi cho đại chúng nghe về chỗ tâm yếu của Phật pháp. Sau đó xét thấy hạnh nguyện đã viên thành, tổ đứng dưới gốc cây trong pháp hội viên tịch, vua Huyền Tông bèn ban cho ngài thụy hiệu Giám Trí Thiền sư.
Bài tán rằng:
Thân vướng mang bệnh phong
Thuốc thầy chẳng kết quả
Tìm mãi tội chẳng thấy
Ngọc hiển lộ đỉnh đầu
Núi Không sừng sững bóng
Tâm ấn thảy hiển bày
Tu đạo khởi phân biệt
Gọi chấp tướng, thứ bậc.
Hoặc kệ rằng: Hòa Thượng Tuyên Hóa viết
Vốn không họ cũng không tên
Pháp danh Tăng Xán, xuất trần tỏ rạng
Thân nhiễm bệnh, mong sám tội
Nội tâm liễu ngộ, ngoại cảnh hiểm hung
Ẩn núi Không hằng tịch tĩnh
Núi La Phù hoằng hóa kết muôn duyên
Dưới đại thọ thị viên tịch
Đạo phong lưu truyền ghi mãi không quên.
Giảng:
Đại sư Tăng Xán là vị tổ thứ 30 của thiền phái Ấn Độ, thuộc vị tổ thứ ba của thiền tông Trung Hoa.
Tổ, võng tri tính thị, dĩ bạch y yết khả: Tổ Tăng Xán họ gì chẳng ai biết đến. Khi còn là cư sĩ tại gia, Ngài đã từng tìm đến yết kiến nhị tổ Huệ Khả.
Tổ viết: đệ tử thân triền phong dạng, thỉnh sư sám tội: Tổ ở đây tức chỉ cho tam tổ, ngài nói: “trong thân con có bệnh phong thấp, muốn thỉnh Đại sư chứng minh cho con được sám hối tội nghiệp của mình”.
Viết: tương tội lai, dữ nhữ sám: Nhị tổ bảo: Ngươi đem tội đến đây ta sám hối cho ngươi.
Tổ lương cửu, viết: mịch tội liễu bất khả đắc: nghe xong, tổ Tăng Xán suy nghĩ đôi phút, rồi nói: “con tìm không thấy tội đâu cả”.
Viết: dữ nhữ sám tội cánh: Đại sư Huệ Khả đáp: “vậy là ta đã sám hối cho ngươi rồi”. Ý tứ này cũng giống câu nói của tổ Đạt Ma “ta đã an tâm cho ngươi rồi”, bởi vì tội vốn không có hình tướng, vì sao chúng ta phải chấp trước vào đó? Nếu chúng ta không tạo tác nữa, thì ngay khi ấy tội liền tiêu trừ vậy!
Chấp thị nhị tải: Ngài hầu hạ nhị tổ Huệ Khả trong hai năm.[1] Khả phó kệ viết: Nhị tổ Huệ Khả bèn nói bài kệ tụng truyền trao cho Tăng Xán, qua đó chúng ta thấy, ngày xưa gần gũi hầu hạ chư tổ trong suốt hai năm, nhưng chỉ truyền trao một bài kệ.
Bổn lai duyên hữu địa, nhân địa chủng hoa sanh: nhân có đất, mới trồng hoa trong đất ấy, do đây hoa mới mọc.
Bổn lai vô hữu chủng, hoa diệc bất tằng sanh: nếu ban đầu không có hạt giống, thì chắc chắn sẽ chẳng có hoa. Ý nói: ngươi tuy có phương tiện hoằng đạo, nhưng nếu tự thân ngươi chẳng dụng công tu tập cũng chẳng ích gì. Cũng vậy, nếu ngươi có đất mà không có hạt giống hoa, chắc chắn hoa sẽ không nảy sinh. Do vậy ngươi cần phải công phu tu tập, nếu không tu tập thì sẽ vô ích.
Kệ dĩ, phục thị bát nhã: Sau khi nói kệ xong, tiếp đến Nhị tổ giảng dạy cho Tăng Xán nghe về trí tuệ bát nhã, tức giải thích về nhất thiết chủng trí, nhất thiết trí, căn bản trí và đạo chủng trí. Sấm viết: Đồng thời đưa ra lời dự đoán. “Sấm” ở đây tức chỉ cho lời tiên đoán.
Nhữ kim đắc pháp, nghi xứ thâm sơn, vị khả hành hóa: Nay tuy Ngươi đã đắc pháp, nhưng chớ nên hoằng dương Phật pháp, hãy lên núi trú ngụ, bởi vì hiện giờ thời cơ chưa thuần thục, chưa đúng lúc, Ngươi tạm thời cần phải tu tập.
Đương hữu quốc nạn, sở vị “tâm trung tuy kiết ngoại đầu hung” thị dã: đoạn này ý nói, hiện nay đất nước Tam tổ đang sống có loạn lạc. Nước nhà có tai nạn, tức thời cuộc chưa yên ổn, thái bình. Tuy tâm ngươi đã ngộ đạo, thấu đạt diệu pháp, nhưng đất nước còn đang nguy cơ, xã hội chưa ổn định.
Cập hậu châu quả anh sa thải: từ đó về sau, triều đại Châu quả nhiên không an định, Phật pháp bị phế bỏ, xã hội nguy nan. Triều Châu ở đây tức chỉ cho thời kỳ Nam Bắc Triều, trong đó cụ thể là Bắc Triều.
Tổ vãng lai tư không sơn, cư vô thường xứ: Đại sư Tăng Xán đến núi Tư Không trú ngụ, nhưng ngài đi đi về về, không ở cố định một chỗ, lúc ở nơi này, lúc đi nơi khác.
Thời hữu Đạo Tín giả thừa pháp, nãi nhập La Phù, vi chúng quảng tuyên tâm yếu: Lúc bấy giờ, có ngài Đạo Tín theo tổ Tăng Xán tu hành, ngài luôn ở bên cạnh Tam tổ để hầu hạ học hỏi. Lúc này tổ Tăng Xán đến núi La Phù thuộc tỉnh Quảng Đông, thuyết giảng pháp môn tâm địa cho đại chúng nghe. Trong chánh văn dùng hai chữ “tâm yếu” ở đây tức chỉ cho pháp tâm địa. Ngật, ư pháp hội thọ hạ lập hóa: Tuyên thuyết pháp yếu xong, tổ đến đứng bên gốc đại thọ trong khuôn viên pháp hội viên tịch nơi ấy. Lúc thị tịch, Tam tổ Tăng Xán đưa tay vịn thân cây, sau đó thị tịch. Huyền Tông thụy Giám Trí thiền sư: Về sau vua Đường Huyền Tông ban cho ngài thụy hiệu Thiền sư Giám Trí.
Tán viết:
Thân triền phong dạng, phi thế sở y: Tự thân tổ vướng phải chứng bệnh phong thấp, tuy trị liệu khắp nơi, nhưng tất cả thầy thuốc trên thế gian này đều không ai trị khỏi.
Mịch tội bất đắc, bính xuất đỉnh chu: vâng lời thầy dạy tìm đến tham học với Đại sư Huệ Khả, nhân đó Tăng Xán Đại sư bèn thỉnh cầu Nhị tổ giúp ngài sám hối tội chướng, nhưng tìm mãi không thấy tội, ngọc ma ni từ đỉnh đầu hiển lộ.
Không sơn cao chiếu, bảo ấn toàn đề: tại La Phù núi Không sừng sửng chiếu soi, Phật giáo dùng tâm để ấn chứng tâm, khi tâm cùng tâm tương ứng nhau, đó tức biểu thị hạnh nguyện của ngài đã hoàn toàn viên mãn.
Đạo hiềm giản trạch, tảo lạc giai thê: câu này ý nói, người tu đạo không nên có vọng khởi phân biệt, nếu tâm có sự chọn lựa phải quấy, đúng sai, thì tâm phân biệt sinh khởi, liền có sự phân chia giai cấp, có tướng hình, thế nhưng đạo vốn không có hình tướng.
Hoặc nói bài kệ rằng:
Hựu đầu thượng an đầu, tái thuyết nhất đầu kệ tụng: Bài kệ tụng này vốn được nói qua nhiều lần, nhưng tôi muốn nói rõ hơn chút nữa. Đây muốn nói đến Đại sư Tăng Xán, vị tổ thứ ba.
Ký vô tính thị cánh vô minh: Đại sư Tăng Xán không rõ tên lẫn họ, cũng không biết ngài từ đâu đến, rồi đi về đâu. Trong chánh văn chỉ nêu ra trong pháp hội sau khi thuyết pháp xong, ngài đến đứng dưới gốc cây rồi thị tịch, hình ảnh ấy đã cho chúng ta thấy ngài ra đi rất tự tại. Cảnh giới này, nếu không chứng ngộ thì ít ai hiển thị được sự ra đi tự tại như vậy.
Cưỡng danh Tăng Xán chúng trung anh: Sau khi xuất gia theo Đại sư Huệ Khả, ngài bèn đặt tên cho ngài là Tăng Xán và nói: “sống trong giáo pháp Phật giáo, tương lai ngươi sẽ làm cho đạo pháp sáng ngời, đối với tự thân ngài cũng được danh tiếng lỗi lạc. Đó chính là bậc tài ba xuất chúng trong thế gian”.
Thân nhiễm phong tật cầu sám tội: tuy nhiên tự thân ngài cũng vướng phải căn bệnh phong thấp, nhưng vì trong sử liệu không nói rõ. Có thể đó là chứng bệnh phong hủi, thời ấy bệnh hủi là chứng bệnh nan y, không trị liệu được, cũng chưa có bệnh viện trị về bệnh này. Song thực tế chứng bệnh của ngài chỉ là cách thị hiện. Bởi vì dựa theo lý mà nói thì ngay cả tên họ ngài cũng không có, huống hồ là bệnh, nên nói chẳng ai biết ngài tên gì, bệnh gì. Nhưng chỉ phương tiện nói như vậy, thị hiện có bệnh đúng theo quy luật vận hành của vũ trụ, tức sanh lão bệnh tử… mà thôi. Kế đến ngài đến đảnh lễ tham bái Nhị tổ bằng hình thức người cư sĩ tại gia, để cầu tổ Huệ Khả sám hối tội nghiệp của mình. Khi ấy tổ Huệ Khả nói: “Ngươi đem tội đến đây ta sẽ sám hối cho!” Thế là ngài đứng nơi đó tìm mãi tội của mình, nhưng tội vốn không có hình tướng, cũng chẳng phải là một vật gì. Vì thế Tăng Xán đáp: “Thưa Nhị tổ! con tìm tội không thấy”. Do đây tổ Huệ Khả nói: “ta đã sám tội cho ngươi rồi”, ngươi không còn tội, vì ngươi tìm không thấy tội, vậy ngươi bảo ta sám hối cho ngươi là sám cái gì đây? Tội vốn không có thật thể! Như Lục tổ Huệ Năng từng nói: “Xưa nay không một vật, nơi nào dính bụi trần?” đó chính là lý lẽ này vậy. Đại sư Tăng Xán ngay đó liền thấu ngộ ý chỉ của Nhị tổ, nên ngài xin theo Nhị tổ hầu hạ ngài hai năm. Trong chánh văn nói đến hai chữ “chấp trì” tức nói ngài ở lại nơi ấy nấu cơm, giặt áo quần, nói chung tất cả những công việc của tổ đều do ngài đảm nhận, chăm sóc, hộ pháp cho Nhị tổ trong hai năm.
Tâm nội tuy cát ngoại đầu hung: vì sao nói trong tâm vắng lặng tốt đẹp? ý nói trong tâm ngài đã thấu ngộ đạo rồi, ngài biết nên tu thế nào, tuy nhiên vì biết sự việc hiểm họa xảy đến trong tương lai, đó chính là “nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư”, ý nói lúc gặp đất nước nguy khốn thì không nên vào nước ấy, hoặc gặp xã hội loạn lạc cũng không nên đến ở. Cho nên Nhị tổ dạy Tăng Xán đi đến chốn núi sâu trú ngụ, đừng ở đất nước này, bởi vì nước ấy sắp có đại hoạn, tai nàn. Lúc bấy giờ là triều đại Nam Bắc Triều, có vị hoàng đế tên Châu Võ Tôn, vị vua này đã chủ trương diệt Phật, phế tăng. Nếu không diệt Phật thì tổ Tăng Xán không cần phải vào núi ẩn dật. Vì lúc ấy, nếu triều đình nhìn thấy tăng chúng xuất gia đều giết chết hoặc bắt đi lao động, tình hình khủng hoảng này còn nguy kịch hơn cuộc cách mạng văn hóa, do vậy tổ Tăng Xán phải đến núi Tư Không ẩn dật nơi ấy, đặc biệt là trong thời gian này ngài không dám ở một chỗ cố định, nay ở phía Đông của núi, mai lại đến phía Tây, ngày khác tiếp tục qua núi phía Nam, rồi đến phía Bắc, chuyển đổi liên tục, lúc ngủ nghỉ dưới cây, khi đến hang động, chẳng dám nghỉ một chỗ nhất định, vì ở một chỗ lại sợ quân binh đến bắt. Qua đó, chúng ta thấy đời xưa tu hành rất khó, gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn không thối chí, nhất là tổ Tăng Xán nhân cơ hội này càng dụng tâm tu tập nhiều hơn.
Ẩn cư Không sơn hằng tịch tĩnh: lúc ngài ẩn cư tại núi Tư Không, trong núi chẳng có vật gì, vì đây là nơi vắng vẻ ít ngươi tới lui, chỉ có một số loại thú dữ như sư tử, hổ, beo, sói, trùng… Thời xưa những người tu học thường sống chung với loài dã thú. Vì các vị không sát hại chúng, nên loài dã thú cũng không làm hại tăng chúng, họ chung sống với nhau rất thuận hòa, yên tĩnh. Riêng tổ Tăng Xán ngài thường an trú trong thiền định. Trong đoạn chánh văn dùng hai chữ “tịch tĩnh” tức nói nơi đây chẳng ai đến quấy nhiễu, phá rối họ, nên đời sống tu hành rất tiện lợi thoải mái.
Hoằng hóa la phù kết pháp duyên: sau cuộc pháp nạn, ngài đi đến núi La Phù tại Quảng Đông để thuyết pháp độ sanh, tại đây ngài đã mở pháp hội, có rất nhiều thính chúng đến nghe ngài thuyết giảng giáo pháp, cho nên nói ngài được rộng kết pháp duyên với vô số chúng sanh.
Thọ hạ quy khứ giải thoát cánh: đợi đến lúc viên tịch, ngài đến bên dưới cội đại thọ tay nắm cành cây và thị tịch nơi ấy, nên nói “thọ hạ quy khứ”. Ý nói lúc trở về ngài đã đạt được pháp giải thoát, đến đi tự do, lúc này ngài muốn sống thì sống, muốn chết thì chết, không gì ngăn ngại.
Giang hà lưu thủy vĩnh lưu truyền: tuy trong sử liệu nói ngài không có tên họ, nhưng với đạo phong, đạo đức và công đức giáo hóa chúng sanh do Đại sư Tăng Xán tích tạo, nên danh tiếng của ngài đã lưu truyền khắp nơi, quần chúng và tăng tín đồ mãi mãi không bao giờ quên được phẩm đức của ngài.
[1] Trong cuốn Bát Thập Bát Tổ Đạo ảnh Truyện Tán – Nhị Thập Cửu Tổ Huệ Khả Đại Tổ Thiền Sư Truyện có ghi rằng,…. Từ lúc tổ Đạt Ma trở về nước Thiên Trúc, đại sư Huệ Khả, tổ thứ hai trong Thiền tông Trung Hoa đã kế thừa đại pháp và xiển dương thiền tông, mong tìm người nối truyền tông phong. Sau đó, có một cư sĩ tuổi ngoài 40, không rõ tên họ, tìm đến đảnh lễ Nhị tổ và thưa: “đệ tử thân vương mang bệnh hủi, xin Đại sư sám hối cho con”. Tổ nói: “ngươi đem tội đến đây, ta sẽ sám hối cho ngươi”. Vị cư sĩ suy nghĩ giây lát rồi đáp: “còn tìm tội không thấy”. Đại sư nói: “Ta đã sám tội cho ngươi rồi, ngươi nên an trú trong Phật pháp tăng”. Cư sĩ đáp: “nay gặp được Hòa thượng biết ngài là tăng; nhưng con chưa rõ thế nào là Phật pháp?” Đại sư liền khai thị: “tâm đó là Phật, tâm đó là pháp; Phật pháp là một thể không hai, tăng bảo cũng vậy”. Cư sĩ nói: “nay mới biết, tính tội không thực có, nó không ở trong tâm, cũng không ở ngoài tâm, không ở chính giữa của tâm, ví như tâm tính của ta vốn không, không thể sanh ra vạn pháp, Phật pháp vốn là không hai”. Nhị tổ nghe cư sĩ trả lời, rất quý trọng vị cư sĩ này, liền thế phát cho vị ấy và nói: “đây là của báu của ta, nên đặt tên là Tăng Xán”. Vào ngày 18 tháng 3 năm đó, ngài đưa Tăng Xán đến chùa Quang Phước cho thọ cụ túc giới. Từ đó bệnh tình của Tăng Xán ngày một thuyên giảm, ngài ở lại đó tu học và theo hầu Nhị tổ trong hai năm…