Nguyên văn:
祖,生蘄州廣濟,司馬氏。年十四,禮璨祖,曰:「乞和尚解脫法門。」曰:「誰縛汝?」祖曰:「無人縛。」曰:「何更求解脫乎?」祖於言下大悟。服勤九載,璨屢試玄微;知其緣熟,乃付衣法。偈曰:「華種雖因地,從地種花生。若無人下種,花地盡無生。」祖既得法,住破頭山;脅不至席,僅六十年。後得弘祖,以傳其法。太宗向其道,經三詔不起,帝彌加隆賜。永徽中,忽垂誡門人,安坐而逝。越明年,塔戶自開,儀相如生。代宗諡大醫禪師,慈雲之塔。
贊曰
是誰縛汝桶底脫落 萬裡長空翱翔一鶴
破頭山前雷轟霆作 黃梅牛頭誤中毒藥
或說偈曰◎宣公上人作
是誰縛汝不自由 無端執著打破頭
測驗智力堪付法 選擇賢才濟度舟
傳佛心印當大任 續祖命脈演玄猷
花地雖發須人種 因緣配合道永流
Âm Hán Việt:
Tổ, sinh Kỳ Châu Quảng Tế, Tư Mã thị. Niên thập tứ, lễ Tăng Xán, viết: “khất hòa thượng giải thoát pháp môn”. Viết: “thùy phược nhữ?” Tổ viết: “vô nhân phược”. Viết: “hà cánh cầu giải thoát hồ?” Tổ ư ngôn hạ đại ngộ. Phục cần cửu tải, Xán lũ thức huyền vi; tri kỳ duyên thục, nãi phó y pháp. Kệ viết: “hoa chủng tuy nhân địa, tùng địa chủng hoa sinh, nhược vô nhân hạ chủng, hoa địa tận vô sinh”. Tổ ký đắc pháp, trụ Phá Đầu sơn; hiếp bất chí tịch, cẩn lục thập niên. Hậu đắc Hoằng tổ, dĩ truyền kỳ pháp. Thái Tông hướng kỳ đạo, kinh tam chiếu bất khởi, đế di gia long tứ. Vĩnh Huy trung, hốt thùy giới môn nhân, an tọa nhi thệ. Việt minh niên, tháp hộ tự khai, nghi tướng như sinh. Đại Tông thụy Đại Y Thiền sư, Từ Vân chi tháp.
Tán viết:
Thị thùy phược nhữ dũng để thoát lạc
Vạn lý trường không cao tường nhất hạc
Phá Đầu sơn tiền lôi oanh đình tác
Huỳnh Mai ngưu đầu ngộ trúng độc dược.
Hoặc thuyết kệ viết: Tuyên công Thượng nhân tác
Thị thùy phược nhữ bất tự do
Vô đoan chấp trước đả Phá Đầu
Trắc nghiệm trí lực kham phó pháp
Tuyển trạch hiền tài tế độ châu
Truyền Phật tâm ấn đương đại nhậm
Kế tổ mạng mạch diễn huyền du
Hoa địa tuy phát tu nhân chủng
Nhân duyên phối hợp đạo vĩnh lưu.
Dịch:
Tứ tổ họ Tư Mã, sinh tại Quảng Tế, Kỳ Châu. Năm 14 tuổi, ngài đến đảnh lễ tổ Tăng Xán và thưa rằng: “xin Hòa thượng ban cho con pháp môn giải thoát”. Tổ Tăng Xán hỏi: “ai trói buộc ngươi?” Đạo Tín trả lời: “không ai trói buộc con ạ!”. Tổ Tăng Xán hỏi tiếp: “thế sao ngươi lại cầu pháp môn giải thoát?” Đạo Tín ngay nơi lời khai thị của tổ bổng đại ngộ. Từ đó ngài theo hầu tổ Tăng Xán suốt 9 năm, tổ Tăng Xán nhiều lần dùng pháp môn huyền vi để thử nghiệm Đạo Tín. Khi biết được duyên đã thuần thục, ngài bèn truyền trao y bát và đại pháp cho Đạo Tín, rồi nói kệ rằng:
Hoa trồng tuy nhờ đất
Do đất giống hoa sinh.
Nếu không người gieo giống
Đất hoa không tự sinh.
Đại sư Đạo tín sau khi đắc pháp, bèn trụ tại núi Phá Đầu, nơi đây trong suốt 60 năm ngài thệ nguyện lưng không chạm chiếu. Về sau gặp được đại sư Hoằng Nhẫn, tổ Đạo Tín bèn truyền trao đại pháp cho Hoằng Nhẫn. Vua Đường Thái Tông nghe nói về đạo hạnh của tổ, nên đã hạ chiếu mời ngài vào kinh đô ba lần nhưng tổ đều từ chối không đi, vua nghe được điều ấy càng kính phục phẩm đức thanh cao của ngài và ban nhiều ân huệ hơn. Đến giữa đời Vĩnh Huy, tổ bỗng nhiên cho gọi môn nhân đến nói pháp và dạy bảo, sau đó ngồi an tọa và thị tịch. Qua năm sau, cửa bảo tháp của ngài tự nhiên mở ra, sắc tướng của tổ vẫn bình thường như người còn sống. Đến đời vua Đường Đại Tông, ngài ban thụy hiệu cho tổ là Thiền sư Đại Y, bảo tháp hiệu là Từ Vân.
Bài tán rằng:
Ai người trói buộc ngươi
Đáy thùng sơn rơi mất
Bầu trời rộng mênh mông
Chim hạt bay tự tại
Trước đỉnh núi Phá Đầu
Tiếng sấm lớn vang dội
Huỳnh Mai cập Ngưu Đầu
Như người bị ngộ độc.
Hoặc kệ rằng: Hòa Thượng Tuyên Hóa viết
Ai buộc trói khiến chẳng tự do?
Tự chấp trước ngày nay phá vỡ
Xét tuệ trí xứng truyền chánh pháp
Chọn hiền tài trao gửi thuyền từ
Phật tâm ấn đảm đương trọng trách
Nối mạng mạch Tổ Thầy gầy dựng
Nhờ người gieo kết đất sinh hoa
Nhân duyên hòa hợp đạo lưu truyền.
Giảng:
Đại sư Đạo Tín, thuộc tổ thứ 31 của phái thiền Ấn Độ, tại Trung Hoa là tổ thứ tư của phái thiền tông.
Tổ, sinh Kỳ Châu Quảng Tế, Tư Mã thị: Tứ tổ họ Tư Mã, sinh tại huyện Kỳ Châu Quảng Tế.
Niên thập tứ, lễ Tăng tổ: năm 14 tuổi, ngài đến đảnh lễ xin xuất gia tu học với tổ Tăng Xán. Viết: khất Hòa thượng giải thoát pháp môn: đảnh lễ xong, đại sư Đạo Tín bèn thưa với tổ: “Thưa Đại sư! Xin ngài dạy cho con pháp môn giải thoát ạ”.
Viết: “thùy phược nhữ?” Tổ hỏi Đạo Tín Đại sư rằng: “ai trói ngươi vậy?”
Tổ viết: vô nhân phược: Đạo Tín đáp: “chẳng ai trói cả”. Viết: hà cánh cầu giải thoát hồ? Tam tổ nói: “nay ngươi đến đây để tìm cầu pháp môn giải thoát, nhưng ngươi nói chẳng có ai trói ngươi, vậy phải tìm pháp môn giải thoát làm gì?”
Tổ vu ngôn hạ đại ngộ: nghe xong lời khai thị của tổ, Đại sư Đạo Tín chợt đại ngộ, quả thật chẳng có người nào trói buộc ta, có ai trói ta đâu? Ta chính là người tự do kia mà!
Phục cần cửu tải, xán lũ thức huyền vi: Từ đó Đại sư Đạo Tín theo phụng sự và tu học với tổ Tăng Xán trong 9 năm, trong thời gian này, Tam tổ thường dùng rất nhiều phương pháp thử nghiệm ngài, để xem trí tuệ của Đạo Tín thế nào. Tri kỳ duyên thục, nãi phó y pháp: Khi cơ duyên đã thuần thục, biết Đạo Tín là một bậc trí tuệ, đủ khả năng đảm nhận trọng trách hoằng hóa giáo pháp, tổ bèn truyền trao y bát và pháp ấn cho Đạo Tín. Kệ viết: sau đó nói bài kệ tụng.
Hoa chủng tuy nhân địa, tùng địa chủng hoa sinh: các loại hoa trồng được tuy nhờ có đất, nhưng muốn trồng hoa trên đất cần phải có người trồng hoa, khi ấy hoa mới trổ ra.
Nhược vô nhân hạ chủng, hoa địa tận vô sinh: nếu không có người gieo giống hạt của hoa, thì các loài hoa kia không tự sinh, đất cũng không tự sinh. Tất nhiên trong giai đoạn này, phải có người đem hạt giống của hoa gieo trồng xuống đất, từ đó đủ duyên hoa mới mọc ra. Ý nói, tuy nói có đất để trồng hoa, nhưng hoa chỉ là hoa, đất chỉ là đất, nếu hạt giống của hoa không được gieo trồng xuống đất, hoa ấy chẳng phải là hoa, đất cũng chẳng phải là đất. Tức nói đất vẫn là đất, hoa vẫn là hoa, cả hai đều không có tác dụng, không có công hiệu gì. Vì có đất chúng ta mới trồng được hoa, sau khi gieo trồng hoa mới sinh trưởng, qua thời gian sau hoa mới trổ bông. Tuy nhiên, trong quá trình đó tất nhiên phải có người đứng ra gieo trồng giống hoa xuống đất, vì giống hoa đó không thể tự mình trồng xuống đất, đất cũng không thể tự mình tiếp nhận hạt giống của hoa. Sự tu học cũng vậy, vì trong mỗi người tuy có đầy đủ Phật tánh, có thể thành Phật, nhưng cần phải có tự tánh phối hợp với nhân duyên thành Phật. Tự tánh ở đây biểu trưng cho một người, còn thân thể của người biểu trưng cho đất. Như vậy thành Phật là chỉ cho giai đoạn khai hoa kết quả. Thế nên muốn tiến đến lộ trình thành Phật cần phải có người tu tập, tức hạ thủ công phu gieo trồng giống Phật, có thế mới nở hoa bồ đề. Qua đó cho thấy đất và hoa đều là những nhân duyên cần thiết, nếu không có những nhân duyên đó tức không thể thành Phật.
Tổ ký đắc pháp, trụ Phá Đầu sơn, hiếp bất chí tịch, cần lục thập niên: sau khi Đại sư Đạo Tín đắc pháp, ngài bèn đến núi Phá Đầu an trụ nơi đó. Trong suốt thời kỳ này, ngài hạ quyết tâm lưng không chạm chiếu, trải qua 60 năm Đại sư chỉ ngồi thiền định, không hề nằm xuống chiếu ngủ nghỉ.[1]
Hậu đắc hoằng tổ, dĩ truyền kỳ pháp: về sau tổ Đạo Tín gặp được Đại sư Hoằng Nhẫn bèn truyền pháp ấn cho Hoằng Nhẫn.
Thái tông hướng kỳ đạo, kinh tam chiếu bất khởi: vua Đường Thái Tông nghe nói về đạo hạnh của Tổ, bèn ba lần hạ chiếu thỉnh mời Tứ tổ vào hoàng cung cúng dường, nhưng Tổ một mực từ chối không đi. Lần thứ nhất mời ngài vào hoàng cung cúng dường, ngài không nhận; lần thứ hai vua lại hạ chiếu thư mời ngài đến cung điện cúng dường, ngài vẫn chối từ, lần thứ ba vua lại cử sứ thần đến tận nơi thỉnh mời —— có thuyết cho rằng vua thỉnh 3 lần, có thuyết lại nói thỉnh mời 4 lần. Tóm lại, lần thỉnh cuối cùng vua Đường Thái Tông bảo sứ thần đến thưa với Tứ tổ: “ngươi đến nơi ấy nói, ta xin thỉnh mời tổ đến hoàng cung để cúng dường tổ. Nếu Tổ nhận lời mời, đương nhiên là ngươi cung thỉnh tổ đến đây, nếu như ngài từ chối cương quyết không đến, thì ngươi chuyển lời của ta nói với tổ rằng: Ta muốn chặt chiếc đầu của Tổ đem về hoàng cung để cúng dường. Ngươi cứ nói như thế xem ông ta có đến không!” Đó là nhà vua muốn ép Tổ đến hoàng cung, và dùng cái chết để cưỡng bức ngài, xem thử ngài có đồng ý đến hay không.
Sứ thần vâng lệnh nhà vua đến chỗ Tổ, trước tiên ông tuyên đọc chiếu thư thỉnh mời tổ đến hoàng cung cúng dường. Đại sư Đạo Tín vẫn cương quyết không đi và nói: “ta nay tuổi tác đã già, thân thể cũng nhiều bệnh đau, ta không đến hoàng cung nhận phẩm thực cúng dường được!” nghe tổ nói xong, sứ thần bèn chuyển lời của đức vua nói cho tổ nghe: “lần này hoàng đế bảo tôi, nếu Đại sư không nhận lời thỉnh mời, đức vua bảo tôi chặt đầu của Đại sư đem về hoàng cung để cúng dường”.
Đại sư Đạo Tín nghe xong bèn nhắm mắt lại và đưa cổ ra chờ đợi sứ thần chặt đầu của ngài. Đợi một hồi lâu chẳng có ai chặt đầu ngài, Đại sư lại mở mắt ra nhìn và nói: “sao ngươi không chặt đầu ta đi?” Vị sứ thần bèn nói: “hoàng đế bảo tôi, chỉ nói để thử thách ngài thôi, chẳng phải chặt đầu thật”. Nói như vậy để xem ngài ứng xử thế nào, tôi thành thật rất mong ngài đến hoàng cung. Hoàng đế rất kính trọng ngài, đức vua có hảo tâm muốn thỉnh ngài thật, chẳng phải muốn chặt đầu ngài. Nghe xong, Tổ liền nói: “Ồ! Nay ngươi đã hiểu ý ta, ngươi hãy mau trở về nói với hoàng đế cho ông ta biết rằng, trên đời này vẫn có người không sợ chết”. Tổ nói xong, sứ thần liền quay trở về.
Đế di gia long tứ: sứ thần trở về bẩm báo với đức vua sự tình, nghe thuật về phẩm đức thanh cao và khí tiết của Tứ tổ, nhà vua càng kính trọng và cúng dường nhiều lễ vật hơn.
Vĩnh Huy trung, hốt thùy giới môn nhân, an tọa nhi thệ: vào đời Đường Cao Tông lấy niên hiệu là Vĩnh Huy. Một hôm, tứ tổ đột nhiên cho gọi đồ chúng đến quanh ngài để thuyết pháp, dạy bảo đệ tử xong. Ngài bèn ngồi ngay thẳng viên tịch.
Việt minh niên, tháp hộ tự khai, nghi tướng như sinh: Tổ viên tịch được một năm, cửa tháp của ngài tự nhiên bật mở, thật lạ lùng, sau khi viên tịch, tướng mạo của tổ vẫn như lúc sống, chẳng hề thay đổi. Đại Tông thụy Đại Y thiền sư, Từ Vân chi tháp: đến đời hoàng đế Đại Tông, nhà vua ban tặng cho ngài thụy hiệu là Đại Y Thiền sư, còn bảo tháp của ngài hiệu là Từ Vân tháp.
Bài tán nói:
Thị thùy phược nhữ, dũng để thoát lạc: Tổ hỏi: “Ai đã cột trói ngươi ư?” ngay câu nói ấy, thùng sơn đen liền rơi xuống. Chữ “điệu” ở đây nghĩa là vô quái ngại.
Vạn lý trường không, cao tường nhất hạc: lúc này dường như có một con hạc bay cao trên bầu trời rộng lớn mênh mông, xem ra rất ư tự do tự tại.
Phá Đầu sơn tiền, lôi oanh đình tác: trước đỉnh núi Phá Đầu, một âm thanh vang to như tiếng sấm nổ, như một sức mạnh rất lớn, làm chấn động phá tan sự mê hoặc của muôn loài chúng sanh.
Huỳnh Mai Ngưu Đầu, ngộ trúng độc dược: Huỳnh Mai và Ngưu Đầu là tên của hai vị Tổ sư. Cả hai vị Hoằng Nhẫn Huỳnh Mai và Pháp Dung Ngưu Đầu đều bị trúng độc của tổ Đạo Tín, nhưng độc dược ở đây chẳng phải là chất độc, mà chính là được Tứ tổ hóa độ. Những người bình thường nhìn vào tưởng rằng đó là trúng độc, không thể giải thoát, nên nói ngộ độc dược.
Hoặc nói kệ rằng:
Thị thùy phược nhữ bất tự do: Tam tổ Tăng Xán hỏi Tổ Đạo Tín rằng: “ai trói buộc ngươi làm cho ngươi không được tự do?” Sau khi nghe lời khai thị của Tổ, Đại sư Đạo Tín mới sực tỉnh, nghĩ lại quả thật chẳng có người nào trói mình cả, chỉ là tự mình cột mình, rồi cảm giác không được tự do tự tại, tự mình sinh ra biết bao chấp trước, cảm thấy điều này không tự do, điều kia cũng không tự do. Nhưng tìm nguồn gốc của nó chỉ chẳng thấy đâu cả, nên nói chẳng ai trói cột mình. Vì vậy, Đại sư Đạo Tín hoát nhiên đại ngộ.
Vô đoan chấp trước đả phá đầu: Tam tổ nói với Đạo Tín, ngươi vô duyên vô cớ sinh ra sự chấp trước như vậy, tự mình đánh vào đầu mình như đập vỡ nó.
Trắc nghiệm trí lực kham phó pháp: Tổ Tăng Xán sau khi dò xét trí tuệ của Đạo Tín, xét thấy căn cơ trí tuệ của ngài rất sâu dày, mỗi khi chất vấn điều gì, ngài đều ứng đối nhanh nhẹn và thông suốt, xứng đáng truyền trao pháp ấn.
Tuyển trạch hiền tài tế độ châu: Tổ Tăng Xán dò xét, chọn lựa bậc đức hạnh hiền tài để truyền trao y bát và đại pháp, cho nên trong đoạn chánh văn có câu “tế độ châu”, ý nói Tổ đem thuyền pháp trao cho Đạo Tín.
Truyền Phật tâm ấn đương đại nhậm: vì đã chọn lựa xong, nên Tổ quyết định truyền tâm ấn của Phật cho Đạo Tín, đồng thời căn dặn ngài phải đảm đương tốt trọng trách to lớn này.
Tục tổ mạng mạch diễn huyền du: câu này muốn nói Đại sư Đạo Tín nối truyền mạng mạch của chư Phật và tổ sư. Hai chữ “huyền du” ở đây biểu thị cho trí tuệ và đạo phong của chư vị thánh nhân.
Hoa địa tuy phát tu nhân chủng: cuối cùng tổ nói bài kệ tụng, nội dung bài kệ là: tuy có hoa có đất, nhưng nếu không có người trồng hoa, thì hoa sẽ không mọc ra, cũng không trổ hoa, vì vậy cần phải có người gieo trồng giống hoa.
Nhân duyên phối hợp đạo vĩnh lưu: ý nói do nhân duyên hòa hợp tốt, nên đạo Phật mới được lưu truyền lâu dài ở thế.
[1] Trong cuốn Bát Thập Bát Tổ Đạo ảnh Truyền Tán có ghi rằng: Đại sư Đạo Tín tổ thứ tư họ là Tư Mã. Vốn ở phía Bắc tỉnh Hà Nam, sau dời về huyện Kỳ Châu Quảng Tế. Lúc sinh ra rất có những điềm rất lạ thường, lúc nhỏ rất yêu thích cửa giải thoát thuộc Không tông, ngài không ngừng nghiên cứu học hỏi. Sau gặp tổ Tăng Xán truyền thừa pháp ấn, ngài lập nguyện nhiếp tâm lưng không chạm chiếu trong suốt 60 năm. Vào triều đại nhà Tùy, niên gián Đại Nghiệp năm thứ 12, để tránh né thế cuộc loạn ly, ngài đã hướng dẫn đồ chúng đến Kiết Châu thuộc tỉnh Giang Tây, đúng lúc ấy lại gặp quân giặc tràn đến bao vây thành ấp, suốt bảy tuần không thoát ra được, mọi người ai nấy đều kinh hoàng sợ hãi, ngài vì lòng từ thương xót họ, bèn dạy họ đọc Kinh Ma Ha Bát Nhã, bọn giặc nghe tiếng tụng niệm nhỉn lên mặt thành, thấy dường như có các tướng trời, chúng bèn nói với nhau: “trong thành chắc chắn có bậc thánh, chúng ta không thể tiếp tục đánh phá thành được nữa”, vì thế chẳng bao lâu chúng rút lui hết.
祖,生蘄州廣濟,司馬氏。年十四,禮璨祖,曰:「乞和尚解脫法門。」曰:「誰縛汝?」祖曰:「無人縛。」曰:「何更求解脫乎?」祖於言下大悟。服勤九載,璨屢試玄微;知其緣熟,乃付衣法。偈曰:「華種雖因地,從地種花生。若無人下種,花地盡無生。」祖既得法,住破頭山;脅不至席,僅六十年。後得弘祖,以傳其法。太宗向其道,經三詔不起,帝彌加隆賜。永徽中,忽垂誡門人,安坐而逝。越明年,塔戶自開,儀相如生。代宗諡大醫禪師,慈雲之塔。
贊曰
是誰縛汝桶底脫落 萬裡長空翱翔一鶴
破頭山前雷轟霆作 黃梅牛頭誤中毒藥
或說偈曰◎宣公上人作
是誰縛汝不自由 無端執著打破頭
測驗智力堪付法 選擇賢才濟度舟
傳佛心印當大任 續祖命脈演玄猷
花地雖發須人種 因緣配合道永流
Âm Hán Việt:
Tổ, sinh Kỳ Châu Quảng Tế, Tư Mã thị. Niên thập tứ, lễ Tăng Xán, viết: “khất hòa thượng giải thoát pháp môn”. Viết: “thùy phược nhữ?” Tổ viết: “vô nhân phược”. Viết: “hà cánh cầu giải thoát hồ?” Tổ ư ngôn hạ đại ngộ. Phục cần cửu tải, Xán lũ thức huyền vi; tri kỳ duyên thục, nãi phó y pháp. Kệ viết: “hoa chủng tuy nhân địa, tùng địa chủng hoa sinh, nhược vô nhân hạ chủng, hoa địa tận vô sinh”. Tổ ký đắc pháp, trụ Phá Đầu sơn; hiếp bất chí tịch, cẩn lục thập niên. Hậu đắc Hoằng tổ, dĩ truyền kỳ pháp. Thái Tông hướng kỳ đạo, kinh tam chiếu bất khởi, đế di gia long tứ. Vĩnh Huy trung, hốt thùy giới môn nhân, an tọa nhi thệ. Việt minh niên, tháp hộ tự khai, nghi tướng như sinh. Đại Tông thụy Đại Y Thiền sư, Từ Vân chi tháp.
Tán viết:
Thị thùy phược nhữ dũng để thoát lạc
Vạn lý trường không cao tường nhất hạc
Phá Đầu sơn tiền lôi oanh đình tác
Huỳnh Mai ngưu đầu ngộ trúng độc dược.
Hoặc thuyết kệ viết: Tuyên công Thượng nhân tác
Thị thùy phược nhữ bất tự do
Vô đoan chấp trước đả Phá Đầu
Trắc nghiệm trí lực kham phó pháp
Tuyển trạch hiền tài tế độ châu
Truyền Phật tâm ấn đương đại nhậm
Kế tổ mạng mạch diễn huyền du
Hoa địa tuy phát tu nhân chủng
Nhân duyên phối hợp đạo vĩnh lưu.
Dịch:
Tứ tổ họ Tư Mã, sinh tại Quảng Tế, Kỳ Châu. Năm 14 tuổi, ngài đến đảnh lễ tổ Tăng Xán và thưa rằng: “xin Hòa thượng ban cho con pháp môn giải thoát”. Tổ Tăng Xán hỏi: “ai trói buộc ngươi?” Đạo Tín trả lời: “không ai trói buộc con ạ!”. Tổ Tăng Xán hỏi tiếp: “thế sao ngươi lại cầu pháp môn giải thoát?” Đạo Tín ngay nơi lời khai thị của tổ bổng đại ngộ. Từ đó ngài theo hầu tổ Tăng Xán suốt 9 năm, tổ Tăng Xán nhiều lần dùng pháp môn huyền vi để thử nghiệm Đạo Tín. Khi biết được duyên đã thuần thục, ngài bèn truyền trao y bát và đại pháp cho Đạo Tín, rồi nói kệ rằng:
Hoa trồng tuy nhờ đất
Do đất giống hoa sinh.
Nếu không người gieo giống
Đất hoa không tự sinh.
Đại sư Đạo tín sau khi đắc pháp, bèn trụ tại núi Phá Đầu, nơi đây trong suốt 60 năm ngài thệ nguyện lưng không chạm chiếu. Về sau gặp được đại sư Hoằng Nhẫn, tổ Đạo Tín bèn truyền trao đại pháp cho Hoằng Nhẫn. Vua Đường Thái Tông nghe nói về đạo hạnh của tổ, nên đã hạ chiếu mời ngài vào kinh đô ba lần nhưng tổ đều từ chối không đi, vua nghe được điều ấy càng kính phục phẩm đức thanh cao của ngài và ban nhiều ân huệ hơn. Đến giữa đời Vĩnh Huy, tổ bỗng nhiên cho gọi môn nhân đến nói pháp và dạy bảo, sau đó ngồi an tọa và thị tịch. Qua năm sau, cửa bảo tháp của ngài tự nhiên mở ra, sắc tướng của tổ vẫn bình thường như người còn sống. Đến đời vua Đường Đại Tông, ngài ban thụy hiệu cho tổ là Thiền sư Đại Y, bảo tháp hiệu là Từ Vân.
Bài tán rằng:
Ai người trói buộc ngươi
Đáy thùng sơn rơi mất
Bầu trời rộng mênh mông
Chim hạt bay tự tại
Trước đỉnh núi Phá Đầu
Tiếng sấm lớn vang dội
Huỳnh Mai cập Ngưu Đầu
Như người bị ngộ độc.
Hoặc kệ rằng: Hòa Thượng Tuyên Hóa viết
Ai buộc trói khiến chẳng tự do?
Tự chấp trước ngày nay phá vỡ
Xét tuệ trí xứng truyền chánh pháp
Chọn hiền tài trao gửi thuyền từ
Phật tâm ấn đảm đương trọng trách
Nối mạng mạch Tổ Thầy gầy dựng
Nhờ người gieo kết đất sinh hoa
Nhân duyên hòa hợp đạo lưu truyền.
Giảng:
Đại sư Đạo Tín, thuộc tổ thứ 31 của phái thiền Ấn Độ, tại Trung Hoa là tổ thứ tư của phái thiền tông.
Tổ, sinh Kỳ Châu Quảng Tế, Tư Mã thị: Tứ tổ họ Tư Mã, sinh tại huyện Kỳ Châu Quảng Tế.
Niên thập tứ, lễ Tăng tổ: năm 14 tuổi, ngài đến đảnh lễ xin xuất gia tu học với tổ Tăng Xán. Viết: khất Hòa thượng giải thoát pháp môn: đảnh lễ xong, đại sư Đạo Tín bèn thưa với tổ: “Thưa Đại sư! Xin ngài dạy cho con pháp môn giải thoát ạ”.
Viết: “thùy phược nhữ?” Tổ hỏi Đạo Tín Đại sư rằng: “ai trói ngươi vậy?”
Tổ viết: vô nhân phược: Đạo Tín đáp: “chẳng ai trói cả”. Viết: hà cánh cầu giải thoát hồ? Tam tổ nói: “nay ngươi đến đây để tìm cầu pháp môn giải thoát, nhưng ngươi nói chẳng có ai trói ngươi, vậy phải tìm pháp môn giải thoát làm gì?”
Tổ vu ngôn hạ đại ngộ: nghe xong lời khai thị của tổ, Đại sư Đạo Tín chợt đại ngộ, quả thật chẳng có người nào trói buộc ta, có ai trói ta đâu? Ta chính là người tự do kia mà!
Phục cần cửu tải, xán lũ thức huyền vi: Từ đó Đại sư Đạo Tín theo phụng sự và tu học với tổ Tăng Xán trong 9 năm, trong thời gian này, Tam tổ thường dùng rất nhiều phương pháp thử nghiệm ngài, để xem trí tuệ của Đạo Tín thế nào. Tri kỳ duyên thục, nãi phó y pháp: Khi cơ duyên đã thuần thục, biết Đạo Tín là một bậc trí tuệ, đủ khả năng đảm nhận trọng trách hoằng hóa giáo pháp, tổ bèn truyền trao y bát và pháp ấn cho Đạo Tín. Kệ viết: sau đó nói bài kệ tụng.
Hoa chủng tuy nhân địa, tùng địa chủng hoa sinh: các loại hoa trồng được tuy nhờ có đất, nhưng muốn trồng hoa trên đất cần phải có người trồng hoa, khi ấy hoa mới trổ ra.
Nhược vô nhân hạ chủng, hoa địa tận vô sinh: nếu không có người gieo giống hạt của hoa, thì các loài hoa kia không tự sinh, đất cũng không tự sinh. Tất nhiên trong giai đoạn này, phải có người đem hạt giống của hoa gieo trồng xuống đất, từ đó đủ duyên hoa mới mọc ra. Ý nói, tuy nói có đất để trồng hoa, nhưng hoa chỉ là hoa, đất chỉ là đất, nếu hạt giống của hoa không được gieo trồng xuống đất, hoa ấy chẳng phải là hoa, đất cũng chẳng phải là đất. Tức nói đất vẫn là đất, hoa vẫn là hoa, cả hai đều không có tác dụng, không có công hiệu gì. Vì có đất chúng ta mới trồng được hoa, sau khi gieo trồng hoa mới sinh trưởng, qua thời gian sau hoa mới trổ bông. Tuy nhiên, trong quá trình đó tất nhiên phải có người đứng ra gieo trồng giống hoa xuống đất, vì giống hoa đó không thể tự mình trồng xuống đất, đất cũng không thể tự mình tiếp nhận hạt giống của hoa. Sự tu học cũng vậy, vì trong mỗi người tuy có đầy đủ Phật tánh, có thể thành Phật, nhưng cần phải có tự tánh phối hợp với nhân duyên thành Phật. Tự tánh ở đây biểu trưng cho một người, còn thân thể của người biểu trưng cho đất. Như vậy thành Phật là chỉ cho giai đoạn khai hoa kết quả. Thế nên muốn tiến đến lộ trình thành Phật cần phải có người tu tập, tức hạ thủ công phu gieo trồng giống Phật, có thế mới nở hoa bồ đề. Qua đó cho thấy đất và hoa đều là những nhân duyên cần thiết, nếu không có những nhân duyên đó tức không thể thành Phật.
Tổ ký đắc pháp, trụ Phá Đầu sơn, hiếp bất chí tịch, cần lục thập niên: sau khi Đại sư Đạo Tín đắc pháp, ngài bèn đến núi Phá Đầu an trụ nơi đó. Trong suốt thời kỳ này, ngài hạ quyết tâm lưng không chạm chiếu, trải qua 60 năm Đại sư chỉ ngồi thiền định, không hề nằm xuống chiếu ngủ nghỉ.[1]
Hậu đắc hoằng tổ, dĩ truyền kỳ pháp: về sau tổ Đạo Tín gặp được Đại sư Hoằng Nhẫn bèn truyền pháp ấn cho Hoằng Nhẫn.
Thái tông hướng kỳ đạo, kinh tam chiếu bất khởi: vua Đường Thái Tông nghe nói về đạo hạnh của Tổ, bèn ba lần hạ chiếu thỉnh mời Tứ tổ vào hoàng cung cúng dường, nhưng Tổ một mực từ chối không đi. Lần thứ nhất mời ngài vào hoàng cung cúng dường, ngài không nhận; lần thứ hai vua lại hạ chiếu thư mời ngài đến cung điện cúng dường, ngài vẫn chối từ, lần thứ ba vua lại cử sứ thần đến tận nơi thỉnh mời —— có thuyết cho rằng vua thỉnh 3 lần, có thuyết lại nói thỉnh mời 4 lần. Tóm lại, lần thỉnh cuối cùng vua Đường Thái Tông bảo sứ thần đến thưa với Tứ tổ: “ngươi đến nơi ấy nói, ta xin thỉnh mời tổ đến hoàng cung để cúng dường tổ. Nếu Tổ nhận lời mời, đương nhiên là ngươi cung thỉnh tổ đến đây, nếu như ngài từ chối cương quyết không đến, thì ngươi chuyển lời của ta nói với tổ rằng: Ta muốn chặt chiếc đầu của Tổ đem về hoàng cung để cúng dường. Ngươi cứ nói như thế xem ông ta có đến không!” Đó là nhà vua muốn ép Tổ đến hoàng cung, và dùng cái chết để cưỡng bức ngài, xem thử ngài có đồng ý đến hay không.
Sứ thần vâng lệnh nhà vua đến chỗ Tổ, trước tiên ông tuyên đọc chiếu thư thỉnh mời tổ đến hoàng cung cúng dường. Đại sư Đạo Tín vẫn cương quyết không đi và nói: “ta nay tuổi tác đã già, thân thể cũng nhiều bệnh đau, ta không đến hoàng cung nhận phẩm thực cúng dường được!” nghe tổ nói xong, sứ thần bèn chuyển lời của đức vua nói cho tổ nghe: “lần này hoàng đế bảo tôi, nếu Đại sư không nhận lời thỉnh mời, đức vua bảo tôi chặt đầu của Đại sư đem về hoàng cung để cúng dường”.
Đại sư Đạo Tín nghe xong bèn nhắm mắt lại và đưa cổ ra chờ đợi sứ thần chặt đầu của ngài. Đợi một hồi lâu chẳng có ai chặt đầu ngài, Đại sư lại mở mắt ra nhìn và nói: “sao ngươi không chặt đầu ta đi?” Vị sứ thần bèn nói: “hoàng đế bảo tôi, chỉ nói để thử thách ngài thôi, chẳng phải chặt đầu thật”. Nói như vậy để xem ngài ứng xử thế nào, tôi thành thật rất mong ngài đến hoàng cung. Hoàng đế rất kính trọng ngài, đức vua có hảo tâm muốn thỉnh ngài thật, chẳng phải muốn chặt đầu ngài. Nghe xong, Tổ liền nói: “Ồ! Nay ngươi đã hiểu ý ta, ngươi hãy mau trở về nói với hoàng đế cho ông ta biết rằng, trên đời này vẫn có người không sợ chết”. Tổ nói xong, sứ thần liền quay trở về.
Đế di gia long tứ: sứ thần trở về bẩm báo với đức vua sự tình, nghe thuật về phẩm đức thanh cao và khí tiết của Tứ tổ, nhà vua càng kính trọng và cúng dường nhiều lễ vật hơn.
Vĩnh Huy trung, hốt thùy giới môn nhân, an tọa nhi thệ: vào đời Đường Cao Tông lấy niên hiệu là Vĩnh Huy. Một hôm, tứ tổ đột nhiên cho gọi đồ chúng đến quanh ngài để thuyết pháp, dạy bảo đệ tử xong. Ngài bèn ngồi ngay thẳng viên tịch.
Việt minh niên, tháp hộ tự khai, nghi tướng như sinh: Tổ viên tịch được một năm, cửa tháp của ngài tự nhiên bật mở, thật lạ lùng, sau khi viên tịch, tướng mạo của tổ vẫn như lúc sống, chẳng hề thay đổi. Đại Tông thụy Đại Y thiền sư, Từ Vân chi tháp: đến đời hoàng đế Đại Tông, nhà vua ban tặng cho ngài thụy hiệu là Đại Y Thiền sư, còn bảo tháp của ngài hiệu là Từ Vân tháp.
Bài tán nói:
Thị thùy phược nhữ, dũng để thoát lạc: Tổ hỏi: “Ai đã cột trói ngươi ư?” ngay câu nói ấy, thùng sơn đen liền rơi xuống. Chữ “điệu” ở đây nghĩa là vô quái ngại.
Vạn lý trường không, cao tường nhất hạc: lúc này dường như có một con hạc bay cao trên bầu trời rộng lớn mênh mông, xem ra rất ư tự do tự tại.
Phá Đầu sơn tiền, lôi oanh đình tác: trước đỉnh núi Phá Đầu, một âm thanh vang to như tiếng sấm nổ, như một sức mạnh rất lớn, làm chấn động phá tan sự mê hoặc của muôn loài chúng sanh.
Huỳnh Mai Ngưu Đầu, ngộ trúng độc dược: Huỳnh Mai và Ngưu Đầu là tên của hai vị Tổ sư. Cả hai vị Hoằng Nhẫn Huỳnh Mai và Pháp Dung Ngưu Đầu đều bị trúng độc của tổ Đạo Tín, nhưng độc dược ở đây chẳng phải là chất độc, mà chính là được Tứ tổ hóa độ. Những người bình thường nhìn vào tưởng rằng đó là trúng độc, không thể giải thoát, nên nói ngộ độc dược.
Hoặc nói kệ rằng:
Thị thùy phược nhữ bất tự do: Tam tổ Tăng Xán hỏi Tổ Đạo Tín rằng: “ai trói buộc ngươi làm cho ngươi không được tự do?” Sau khi nghe lời khai thị của Tổ, Đại sư Đạo Tín mới sực tỉnh, nghĩ lại quả thật chẳng có người nào trói mình cả, chỉ là tự mình cột mình, rồi cảm giác không được tự do tự tại, tự mình sinh ra biết bao chấp trước, cảm thấy điều này không tự do, điều kia cũng không tự do. Nhưng tìm nguồn gốc của nó chỉ chẳng thấy đâu cả, nên nói chẳng ai trói cột mình. Vì vậy, Đại sư Đạo Tín hoát nhiên đại ngộ.
Vô đoan chấp trước đả phá đầu: Tam tổ nói với Đạo Tín, ngươi vô duyên vô cớ sinh ra sự chấp trước như vậy, tự mình đánh vào đầu mình như đập vỡ nó.
Trắc nghiệm trí lực kham phó pháp: Tổ Tăng Xán sau khi dò xét trí tuệ của Đạo Tín, xét thấy căn cơ trí tuệ của ngài rất sâu dày, mỗi khi chất vấn điều gì, ngài đều ứng đối nhanh nhẹn và thông suốt, xứng đáng truyền trao pháp ấn.
Tuyển trạch hiền tài tế độ châu: Tổ Tăng Xán dò xét, chọn lựa bậc đức hạnh hiền tài để truyền trao y bát và đại pháp, cho nên trong đoạn chánh văn có câu “tế độ châu”, ý nói Tổ đem thuyền pháp trao cho Đạo Tín.
Truyền Phật tâm ấn đương đại nhậm: vì đã chọn lựa xong, nên Tổ quyết định truyền tâm ấn của Phật cho Đạo Tín, đồng thời căn dặn ngài phải đảm đương tốt trọng trách to lớn này.
Tục tổ mạng mạch diễn huyền du: câu này muốn nói Đại sư Đạo Tín nối truyền mạng mạch của chư Phật và tổ sư. Hai chữ “huyền du” ở đây biểu thị cho trí tuệ và đạo phong của chư vị thánh nhân.
Hoa địa tuy phát tu nhân chủng: cuối cùng tổ nói bài kệ tụng, nội dung bài kệ là: tuy có hoa có đất, nhưng nếu không có người trồng hoa, thì hoa sẽ không mọc ra, cũng không trổ hoa, vì vậy cần phải có người gieo trồng giống hoa.
Nhân duyên phối hợp đạo vĩnh lưu: ý nói do nhân duyên hòa hợp tốt, nên đạo Phật mới được lưu truyền lâu dài ở thế.
[1] Trong cuốn Bát Thập Bát Tổ Đạo ảnh Truyền Tán có ghi rằng: Đại sư Đạo Tín tổ thứ tư họ là Tư Mã. Vốn ở phía Bắc tỉnh Hà Nam, sau dời về huyện Kỳ Châu Quảng Tế. Lúc sinh ra rất có những điềm rất lạ thường, lúc nhỏ rất yêu thích cửa giải thoát thuộc Không tông, ngài không ngừng nghiên cứu học hỏi. Sau gặp tổ Tăng Xán truyền thừa pháp ấn, ngài lập nguyện nhiếp tâm lưng không chạm chiếu trong suốt 60 năm. Vào triều đại nhà Tùy, niên gián Đại Nghiệp năm thứ 12, để tránh né thế cuộc loạn ly, ngài đã hướng dẫn đồ chúng đến Kiết Châu thuộc tỉnh Giang Tây, đúng lúc ấy lại gặp quân giặc tràn đến bao vây thành ấp, suốt bảy tuần không thoát ra được, mọi người ai nấy đều kinh hoàng sợ hãi, ngài vì lòng từ thương xót họ, bèn dạy họ đọc Kinh Ma Ha Bát Nhã, bọn giặc nghe tiếng tụng niệm nhỉn lên mặt thành, thấy dường như có các tướng trời, chúng bèn nói với nhau: “trong thành chắc chắn có bậc thánh, chúng ta không thể tiếp tục đánh phá thành được nữa”, vì thế chẳng bao lâu chúng rút lui hết.