Nguyên văn:
師,荊州枝江人,姓衛氏。隋開皇間,括天下私度僧尼,師遁入山谷。大業中, 發丁夫開通濟渠;饑殍相枕,師乞食救之。既乃,杖錫登衡嶽,行頭陀行。唐貞觀中,謁黃梅五祖,遂得心旨。於是遍歷名跡,至嵩少,云:「是吾終焉之地。」 自爾禪者輻輳。神龍二年,中宗賜紫衣摩衲,尊以師禮,延入宮中供養。三載 ,辭歸嵩嶽。是年三月八日,閉戶偃身而寂,春秋一百二十有八。門人遵遺命, 舁置林間,果見野火自燃,得舍利八十粒。
贊曰
據少室座 秉黃梅印 鈍置南嶽 持挈萬乘
入冰知水 末後正令 人不能識 火能聽命
或說偈曰 ◎宣公上人作
遯世隱居入深林 出家修道覓天真
乞食濟人活眾命 衲衣遮體抖擻生
帝王禮請以師事 黃梅嗣法重傳心
偃身而寂自然逝 野火焚燒舍利精
Âm Hán Việt:
Sư, Kinh Châu Chi Giang nhân, tính Vệ thị. Tùy Khai Hoàng gian, quát thiên hạ tư độ tăng ni, sư độn nhập sơn cốc. Đại Nghiệp trung, phát đinh phu khai thông tế cừ. Cơ biễu tương chẩm, sư khất thực cầu chi. Ký nãi, trượng tích đăng Hành Nhạc, hành đầu đà hạnh. Đường Trinh Quán trung, yết Huỳnh Mai ngũ tổ, toại đắc tâm chỉ. Ư thị biến lịch danh tích, chí Tung Thiểu, vân: “thị ngô chung yên chi địa”. Tự nhĩ thiền giả bức tấu. Thần long nhị niên, Trung Tông tứ tử y ma nạp, tôn dĩ sư lễ, diên nhập cung trung cung dưỡng. Tam tải, từ quy Tung Nhạc. Thị niên tam nguyệt bát nhật, bế hộ yển thân nhi tịch, xuân thu nhất bách nhị thập hữu bát. Môn nhân tuân mệnh, dư trực lâm gian, quả kiến dã hỏa tự nhiên, đắc xá lợi bát thập lạp.
Tán viết:
Cứ Thiểu Thất tọa
Bỉnh Huỳnh Mai ấn
Độn trí Nam Nhạc
Trì khế vạn thừa.
Nhập băng tri thủy
Mạc hậu chánh lệnh
Nhân bất năng thức
Hỏa năng thính mệnh.
Hoặc thuyết kệ viết: Tuyên công thượng nhân tác
Độn thế ẩn cư nhập thâm lâm
Xuất gia tu đạo mịch thiên chân
Khất thực tế nhân hoạt chúng mệnh
Nạp y thứ thể đẩu tẩu sinh
Đế vương lễ thỉnh dĩ sư sự
Huỳnh Mai tự pháp trùng truyền tâm
Yển thân nhi tịch tự nhiên thệ
Dã hòa phần thiêu xá lợi tinh.
Dịch:
Sư họ Vệ, người Chi Giang, Kinh Châu. Vào đời Tùy, năm Khai Hoàng, ra lệnh tập họp những người dân chưa được quan binh cho phép, tự mình thế phát xuất gia làm tăng, nghe tin này Đại sư trốn vào hang núi. Vào đời Đại Nghiệp, nhà Tùy lại ra lệnh cho những người trai tráng khỏe mạnh tự mình khai mở kênh mương, sông ngòi để cứu giúp cho dân chúng. Lúc bấy giờ, nhiều người đói khát đến chết, họ nằm gối đầu nhau trên đường, Đại sư đi khất thực để cứu sống họ. Chẳng bao lâu, Đại sư chống tích trượng đi lên núi Hành Nhạc tu hạnh đầu đà. Đến năm Trinh Quán đời Đường, Đại sư đến bái yết ngũ tổ Huỳnh Mai bèn được truyền trao yếu chỉ tâm pháp. Từ đó, Đại sư đi du hóa khắp những vùng thắng tích, rồi đến núi Tung, núi Thiếu Thất và nói: “đây là nơi ta an nghỉ cuối cùng”. Kể từ đó, những người tu thiền tựu hội về nơi đây vô cùng đông đảo. Đến năm Thần Long thứ hai, vua Đường Trung Tông ban tặng cho ngài một chiếc y bá nạp màu đỏ tía, tôn kính như bậc thầy, đồng thời thỉnh mời ngài vào hoàng cung cúng dường. Sau ba năm, Đại sư từ biệt và trở về núi Tung Nhạc. Ngày mùng 8 tháng 3 năm ấy, ngài đóng cửa nằm viên tịch, thọ mạng 128 tuổi. Hàng môn đồ vâng theo lời dạy của thầy đưa nhục thân của ngài vào rừng, thi thể vừa đặt xuống, bổng nhiên ngọn lửa tự bốc cháy, sau đó thu nhặt được 80 viên xá lợi.
Bài tán nói:
Dựa tòa Thiếu Thất
Cầm ấn Huỳnh Mai
Ẩn tu Nam Nhạc
Hỗ trợ hoàng đế
Gặp băng biết nước
Pháp yếu rốt ráo
Người không thể hiểu
Chỉ lửa tự ngộ.
Hoặc nói bài kệ rằng:
Lánh trần ẩn thế đến núi rừng
Xuất gia tu đạo tầm chơn tánh
Khất thực cứu nhân thoát cảnh chết
Áo vá che thân hạnh đầu đà
Đế vương đảnh lễ bái tôn thầy
Nối pháp Huỳnh Mai truyền tâm ấn
An tọa viên tịch tự tại đi
Lửa hồng thiêu đốt tồn xá lợi.
Giảng:
Thiền sư Tung Nhạc Huệ An, tại núi Tung thuộc Trung Nhạc. Thiền sư này tên Huệ An.
Sư: Sư ở đây tức chỉ cho thiền sư Huệ An. Ngài họ Vệ, người Chi Giang, Kinh Châu. Kinh Châu nay là Hồ Bắc. Tỉnh Hồ Bắc có vùng tên Kinh Châu, còn gọi là Tương Dương. Còn Chi Giang là tên của một huyện. Thiền sư là người huyện Chi Giang tỉnh Kinh Châu, họ Vệ.
Tùy Khai Hoàng gian, quát thiên hạ tư độ tăng ni: Tùy là tên của một triều đại, Khai Hoàng thuộc niên hiệu của triều đại Tùy. Vào thời Tùy Văn Đế, người dân không được tùy tiện xuất gia. Trong đoạn chánh văn dùng hai chữ “tư độ” ý nói chính phủ không biết. Lúc ấy nếu ai muốn xuất gia nhất định phải xin phép, phải được chính phủ cho phép thì mới được xuất gia. Nếu không được phép thì người dân không được tùy tiện xuất gia, cũng không được tùy tiện làm Tỳ kheo hoặc Tỳ kheo ni. Sư độn nhập sơn cốc: lúc này vì chính phủ không cho phép tùy tiện, lén lút xuất gia, nên Đại sư trốn vào hang núi sâu ở ẩn nơi ấy.
Đại nghiệp trung: khoảng năm Đại Nghiệp đời vua Tùy Dương Đế. Phát đinh phu khai thông tế cừ: chữ “đinh” ở đây nghĩa là chàng trai trẻ tráng kiện. “phát đinh phu” là kêu gọi nhiều người đi làm lao động, làm những công việc cực nhọc, nhưng chẳng có tiền bạc chi cả. “khai thông tế cừ” những người lao động đào thành một con sông thông các tàu thuyền. Cơ biễu tương chẩm, sư khất thực cầu chi: hai chữ “cơ biễu” là chỉ cho người thiếu ăn, bị đói mà chết. Những người đói khổ ấy, người này gối đầu người kia, người kia gối đầu người nọ, thi thể chồng chất lên nhau nằm la liệt. Pháp sư Huệ An đi khắp nơi hóa duyên, trên đường trở về đem những vật thực hóa duyên được đưa cho những người đó ăn.
Ký nãi, trượng tích đăng Hành Nhạc, hành đầu đà hạnh: Hành Nhạc còn gọi là Nam Nhạc, ngọn núi này thuộc huyện Hành Sơn, tỉnh Hồ Nam. Chẳng bao lâu, Pháp sư Huệ An chống tích trượng đi lên núi Hành Nhạc trú ngụ ở nơi ấy, mỗi ngày ăn một bữa, ngủ dưới gốc cây, chỉ mặc tam y, hoặc ngồi giữa mồ mả, hoặc ngồi chỗ đất trống. Ở nơi ấy hành hạnh đầu đà. Đầu đà là tiếng Phạn, còn gọi là đẩu tẩu, nghĩa là nhẫn không nổi cũng phải nhẫn, chịu đựng không được cũng phải chịu. Ý nói cho dù khốn khổ, gian lao thế nào cũng cố gắng tu hành, không thay đổi mục đích và tông chỉ tu hành.
Đường Trinh Quán trung, yết Huỳnh Mai ngũ tổ, toại đắc tâm chỉ: vào năm Trinh Quán đời Đường Thái Tông, Đại sư Huệ An đi đến viếng thăm Ngũ tổ Huỳnh Mai tại tỉnh Hồ Bắc, khi ấy ngài được Ngũ tổ truyền trao diệu pháp tâm ấn.
Ư thị biến lịch danh tích: từ đó ngài đi du hóa khắp vùng sông núi nổi tiếng từ xa xưa. Cho đến tất cả những danh tham thắng cảnh ngài đều đến tham quan chiêm bái. Chí Tung Thiểu, vân: “thị ngô chung yên chi địa”: khi đến núi Tung, còn gọi là Trung Nhạc, tọa lạc tại chùa Thiếu Lâm tỉnh Hà Nam, ngoài ra còn gọi là núi Thiếu Thất. Đại sư Huệ An nói: “Ồ! Đây chính là nơi ta an nghỉ cuối cùng! Vậy ta phải ở đây tu hành cho đến lúc chết, không đi đâu nữa”. Tự nhĩ thiền giả bức tấu: từ đó về sau, những người học đạo, tu hành tấp nập tìm đến nơi này để gần gũi và theo ngài học đạo.
Thần Long nhị niên, Trung Tông tứ tử y ma nạp: Vào năm Thần Long thứ hai, đời vua Đường Trung Tông, ngài đã ban tặng cho ngài Huệ An một đại y bá nạp màu đỏ tía.
Tôn dĩ sư lễ, diên nhập cung trung cung dưỡng: hoàng đế Trung Tông bái lạy Thiền sư Huệ An xin nhận ngài làm thầy, sau đó thỉnh ngài đến cung điện để cúng dường.
Tam tải, từ quy Tung Nhạc: Thiền sư Huệ An vào hoàng cung sống trong 3 năm, sau đó ngài lại xin với hoàng đế nghỉ phép để trở về núi Tung Nhạc.[1]
Thị niên tam nguyệt bát nhật, bế hộ yển thân nhi tịch: trong năm đó nhằm mùng 8 tháng 3 năm Thần Long thứ 5, sau khi trở về núi Tung Nhạc, ngài bèn đóng cửa lại nằm viên tịch tại đó. Trong đoạn chánh văn hai chữ “yển thân” nghĩa là nằm xếp bằng an nghỉ.
Xuân thu nhất bách nhị thập hữu bát: năm ngài viên tịch, thọ mạng 128 tuổi.
Môn nhân tuân mệnh, dư trực lâm gian: hai chữ “môn nhân” là biểu thị hàng môn đồ có thể đi vào bên trong cửa, những người đệ tử này đều là hàng đệ tử đã được ngài truyền dạy giáo pháp. Hàng đệ tử ruột, hằng thân cận bên ngài đã vâng theo lời di chúc của Thiền sư Huệ An, tức những lời di giáo trước khi ngài viên tịch, tức sau khi ngài viên tịch đem nhục thân của ngài vào để trong rừng.
Quả kiến dã hỏa tự nhiên, đắc xá lợi bát thập lạp: quả nhiên sau khi ngài viên tịch, hàng môn đồ đã đưa ngài vào rừng, vừa đặt vào vị trí hỏa táng xong, không đợi mọi người mồi lửa, cỏ cơm đã tự bốc cháy! Về sau thu được 80 viên xá lợi.
Bài tán nói:
Cứ thiểu thất tọa, bỉnh Huỳnh Mai ấn: khi Thiền sư Huệ An đến núi Thiếu Thất, quyết định dừng trụ nơi ấy để hoằng dương Phật pháp. Ngài dựa theo tông chỉ của Ngũ tổ Huỳnh Mai truyền trao để truyền dạy giáo pháp cho hàng Tăng Ni và tín đồ.
Độn trí Nam Nhạc, trì khế vạn thừa: trong chánh văn nhắc đến “Nam Nhạc” tức chỉ cho núi Hành. Thiền sư Huệ An đến núi Nam Nhạc để ẩn tu nơi đó, trong thời gian này ngài đã thực hành pháp khổ hạnh khó làm. Đến năm Thần Long thứ hai, vua Đường Trung Tông quyết định thỉnh ngài đến hoàng cung. Khi ấy ngài trụ tại đây tu hành, mặt khác cũng để hỗ trợ hoàng đế trong việc chính sự. “Vạn thừa” ở đây là chỉ cho hoàng đế.
Nhập băng tri thủy, mạc hậu chánh lệnh: khi nhìn thấy tảng băng, ngài liền biết băng do nước kết thành. Đó là bài pháp ngài nói sau cùng cho đại chúng nghe. Ý nói khi chúng ta đến chỗ đóng băng, phải nhận biết băng do nước kết thành.
Nhân bất năng thức, hỏa năng thính mệnh: khi nghe Thiền sư nói vậy, tất cả mọi người đều chưa hiểu rõ ý ngài muốn nói gì. Nhưng đám lửa có thể hiểu được lời của ngài, vì vậy bảo lửa bốc cháy thì nó sẽ bốc cháy. Chúng ta thấy điều này có lạ không?
Hoặc nói bài kệ rằng:
Kỳ thật không cần có người khen ngợi, tán thán Thiền sư Huệ An. Vì ngài đã thành tựu đạo quả, chúng ta có tán thán hay không tán thán ngài cũng chứng đạo rồi. Nhưng vì cảm thấy Thiền sư tu hành rất siêng năng, đáng được chúng ta tán thán, cho nên tuy không cần tán thán ngài, nhưng để khuyến tấn người đời sau, khiến họ ngưỡng mộ, nên ở đây đã dùng đôi lời bằng văn tự tán thán ngài để biểu thị sự tôn kính đối với ngài.
Độn thế ẩn cư nhập thâm lâm: “độn thế” ở đây ý nói ngài muốn tu hành, không muốn mọi người quấy nhiễu, nên đã đi vào rừng sâu ẩn cư nơi đó, để mọi người không quấy rối. Chữ “ẩn” không phải nói ngài không tuân giữ phép tắc, trái lại ngài rất muốn tuân giữ quy cũ, chẳng bao giờ muốn làm buồn phiền những người bên cạnh, nên đã đi vào trong núi trú ngụ. Hơn nữa lúc bấy giờ, chính phủ không cho phép người dân được tùy tiện xuất gia, mà cần phải đến xin phép chính phủ chấp nhận cho xuất gia. Thiền sư Huệ An vì không muốn tốn công làm thủ tục này, nên tự mình lén đến nơi thâm sơn cùng cốc, không có dấu chân người đặt đến, để không ai tìm được ngài và sống đời xuất gia.
Xuất gia tu đạo mịch thiên chân: Thiền sư tìm đến vùng núi sâu thanh vắng, không người tới lui, rồi tự mình thế phát xuất gia, ở tại nơi ấy tu hành. Hằng ngày ngài tu tập những gì? Ngài tự tìm tính thiên chân. Trong chánh văn nói đến chữ “mịch” nghĩa là tìm. Thế nào gọi là “thiên chân”? đó chính là Phật tính bổn nguyên. Trong Chứng Đạo Ca có nói:
Quân bất kiến,
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân.
Vô minh thật tính tức Phật tính,
Huyễn hóa không thân tức pháp thân.
Pháp thân giác liễu vô nhất vật,
Bổn nguyên tự tính thiên chân Phật.
Dịch:
Anh thấy chăng,
Bậc tuyệt học vô vi nhàn đạo,
Chẳng trừ vọng tưởng chẳng cầu chân.
Thực tính vô minh vốn tính Phật,
Thân không ảo hóa tức pháp thân.
Pháp thân đã giác không một vật,
Nguồn gốc tự tính thiên chân Phật.
Khất thực tế nhân hoạt chúng mệnh: lúc bấy giờ, chính phủ bắt người dân đi làm lao động, mùa màng thu hoạch lúc ấy không tốt lắm, các loại ngũ cốc đều thu hoạch kém, nên trên đường đi người chết đói nằm la liệt. Người chết đói vì họ không có cơm ăn. Trong cuốn Mạnh Tử nói: “nhà bếp có thịt béo, chuồng ngựa có ngựa béo, người dân lại mang sắc diện đói khát, ngoài đồng thì chất đầy xác người chết đói. Do đây mà họ phải bắt thú cho người ăn”. Nghe nói, trong nhà bếp của hoàng đế thì rất nhiều thịt béo, trong chuồng ngựa cũng có vô số ngựa mập béo, trái lại nhân dân bá tánh lại đói khát đến nỗi mặt mày xanh xao vàng vọt, thế nên trên đường lộ có rất nhiều người bị chết vì đói, nhưng chính phủ chẳng biết đến cứu giúp những người dân đói khổ, gian nan này. Do vậy, Pháp sư mới đi hóa duyên đem những vật thực như gạo, rau, cũ cho những người đói ăn, nên cứu sống được rất nhiều người.
Nạp y thứ thể đẩu tẩu sinh: Pháp sư chỉ mặc một chiếc y bá nạp rách để che thân, hành trì hạnh đầu đà, sống nơi núi rừng để duy trì sinh mạng của mình.
Đế vương lễ thỉnh dĩ sư sự: trong đoạn chánh văn hai chữ “đế vương” tức chỉ cho hoàng đế. Vua Đường Trung Tông mời thỉnh Pháp sư vào hoàng cung cúng dường suốt 3 năm, sau đó đảnh lễ xin quy y và tôn ngài làm thầy.
Huỳnh Mai tự pháp trùng truyền tâm: Tổ sư Huỳnh Mai truyền pháp tâm ấn cho ngài. Truyền pháp ở đây cũng giống như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đem chánh pháp nhãn tạng truyền trao cho tôn giả Ca Diếp, sau đó tôn giả Ca Diếp truyền cho tôn giả A Nan, lần lượt lưu truyền hết đời này sang đời khác. Đó gọi là pháp môn lấy tâm truyền tâm. Hai chữ “Huỳnh Mai” ở đây tức chỉ cho Ngũ tổ. “Tự pháp” nghĩa là truyền pháp cho Pháp sư. “Trùng truyền tâm” tức lấy tâm truyền tâm.
Yển thân nhi tịch tự nhiên thệ: yển thân ý chỉ nửa nằm nửa ngồi. Sau đó viên tịch với tinh thần tự tại vô ngại.
Dã hòa phần thiêu xá lợi tinh: “dã hòa” nghĩa là ngọn lửa bổng nhiên bốc cháy không cần người mồi lửa mà có lửa. Sau khi viên tịch, hàng đệ tử đưa di hài của ngài vào trong rừng cây, đặt xuống tự nhiên ngọn lửa bốc cháy, thiêu đốt thân thể của ngài, thiêu xong tìm được 80 viên xá lợi. Sở dĩ có xá lợi là do trong quá trình tu hành, ngài nghiêm giữ giới luật rất tinh mật, nếu người tu hành không trì giới, không dụng công tu hành, chẳng chịu đoạn trừ ái dục, sau khi viên tịch sẽ không tìm thấy xá lợi, do tinh tấn đoạn dứt ái dục, trong thân thể chúng ta mới dưỡng thành xá lợi.
[1] Trong cuốn Chỉ Nguyệt Lục ghi rằng: đầu đời Tùy, vua Tùy Dương Đế đã từng thỉnh sư vào hoàng cung nhưng sư không đến. Đến đời Đường Cao Tông, nhà vua cũng mời thỉnh ngài, ngài cũng không đi. Mãi đến đời Võ Hậu dùng phép thỉnh thầy để nghinh đón ngài sư mới lên xe kéo đi. Võ Hậu từng hỏi ngài: “sư năm nay bao nhiêu tuổi?” Sư đáp: “chẳng nhớ” Võ Hậu lại hỏi: “vì sao không nhớ?” sư đáp: “thân sinh tử cũng ví như quy luật tuần hoàn” chuyển mãi không ngừng, nếu nhớ điều đó, tức tâm này dừng trụ nơi ấy, chính giữa không có khoảng cách, nhìn thấy bọt bóng nước nổi lên rồi diệt mất, đó chính là vọng tưởng. Từ cái biết ban đầu cho đến động rồi lại diệt cũng chỉ như vậy, đâu có năm tháng nào để nhớ? Nghe xong Võ Hậu đê đầu đảnh lễ tín thọ lời dạy của ngài. Đến đời vua Đường Trung Tông tức vị càng kính trọng ngài hơn. Năm Thần Long thứ ba từ biệt đức vua trở về núi Tung Nhạc.
師,荊州枝江人,姓衛氏。隋開皇間,括天下私度僧尼,師遁入山谷。大業中, 發丁夫開通濟渠;饑殍相枕,師乞食救之。既乃,杖錫登衡嶽,行頭陀行。唐貞觀中,謁黃梅五祖,遂得心旨。於是遍歷名跡,至嵩少,云:「是吾終焉之地。」 自爾禪者輻輳。神龍二年,中宗賜紫衣摩衲,尊以師禮,延入宮中供養。三載 ,辭歸嵩嶽。是年三月八日,閉戶偃身而寂,春秋一百二十有八。門人遵遺命, 舁置林間,果見野火自燃,得舍利八十粒。
贊曰
據少室座 秉黃梅印 鈍置南嶽 持挈萬乘
入冰知水 末後正令 人不能識 火能聽命
或說偈曰 ◎宣公上人作
遯世隱居入深林 出家修道覓天真
乞食濟人活眾命 衲衣遮體抖擻生
帝王禮請以師事 黃梅嗣法重傳心
偃身而寂自然逝 野火焚燒舍利精
Âm Hán Việt:
Sư, Kinh Châu Chi Giang nhân, tính Vệ thị. Tùy Khai Hoàng gian, quát thiên hạ tư độ tăng ni, sư độn nhập sơn cốc. Đại Nghiệp trung, phát đinh phu khai thông tế cừ. Cơ biễu tương chẩm, sư khất thực cầu chi. Ký nãi, trượng tích đăng Hành Nhạc, hành đầu đà hạnh. Đường Trinh Quán trung, yết Huỳnh Mai ngũ tổ, toại đắc tâm chỉ. Ư thị biến lịch danh tích, chí Tung Thiểu, vân: “thị ngô chung yên chi địa”. Tự nhĩ thiền giả bức tấu. Thần long nhị niên, Trung Tông tứ tử y ma nạp, tôn dĩ sư lễ, diên nhập cung trung cung dưỡng. Tam tải, từ quy Tung Nhạc. Thị niên tam nguyệt bát nhật, bế hộ yển thân nhi tịch, xuân thu nhất bách nhị thập hữu bát. Môn nhân tuân mệnh, dư trực lâm gian, quả kiến dã hỏa tự nhiên, đắc xá lợi bát thập lạp.
Tán viết:
Cứ Thiểu Thất tọa
Bỉnh Huỳnh Mai ấn
Độn trí Nam Nhạc
Trì khế vạn thừa.
Nhập băng tri thủy
Mạc hậu chánh lệnh
Nhân bất năng thức
Hỏa năng thính mệnh.
Hoặc thuyết kệ viết: Tuyên công thượng nhân tác
Độn thế ẩn cư nhập thâm lâm
Xuất gia tu đạo mịch thiên chân
Khất thực tế nhân hoạt chúng mệnh
Nạp y thứ thể đẩu tẩu sinh
Đế vương lễ thỉnh dĩ sư sự
Huỳnh Mai tự pháp trùng truyền tâm
Yển thân nhi tịch tự nhiên thệ
Dã hòa phần thiêu xá lợi tinh.
Dịch:
Sư họ Vệ, người Chi Giang, Kinh Châu. Vào đời Tùy, năm Khai Hoàng, ra lệnh tập họp những người dân chưa được quan binh cho phép, tự mình thế phát xuất gia làm tăng, nghe tin này Đại sư trốn vào hang núi. Vào đời Đại Nghiệp, nhà Tùy lại ra lệnh cho những người trai tráng khỏe mạnh tự mình khai mở kênh mương, sông ngòi để cứu giúp cho dân chúng. Lúc bấy giờ, nhiều người đói khát đến chết, họ nằm gối đầu nhau trên đường, Đại sư đi khất thực để cứu sống họ. Chẳng bao lâu, Đại sư chống tích trượng đi lên núi Hành Nhạc tu hạnh đầu đà. Đến năm Trinh Quán đời Đường, Đại sư đến bái yết ngũ tổ Huỳnh Mai bèn được truyền trao yếu chỉ tâm pháp. Từ đó, Đại sư đi du hóa khắp những vùng thắng tích, rồi đến núi Tung, núi Thiếu Thất và nói: “đây là nơi ta an nghỉ cuối cùng”. Kể từ đó, những người tu thiền tựu hội về nơi đây vô cùng đông đảo. Đến năm Thần Long thứ hai, vua Đường Trung Tông ban tặng cho ngài một chiếc y bá nạp màu đỏ tía, tôn kính như bậc thầy, đồng thời thỉnh mời ngài vào hoàng cung cúng dường. Sau ba năm, Đại sư từ biệt và trở về núi Tung Nhạc. Ngày mùng 8 tháng 3 năm ấy, ngài đóng cửa nằm viên tịch, thọ mạng 128 tuổi. Hàng môn đồ vâng theo lời dạy của thầy đưa nhục thân của ngài vào rừng, thi thể vừa đặt xuống, bổng nhiên ngọn lửa tự bốc cháy, sau đó thu nhặt được 80 viên xá lợi.
Bài tán nói:
Dựa tòa Thiếu Thất
Cầm ấn Huỳnh Mai
Ẩn tu Nam Nhạc
Hỗ trợ hoàng đế
Gặp băng biết nước
Pháp yếu rốt ráo
Người không thể hiểu
Chỉ lửa tự ngộ.
Hoặc nói bài kệ rằng:
Lánh trần ẩn thế đến núi rừng
Xuất gia tu đạo tầm chơn tánh
Khất thực cứu nhân thoát cảnh chết
Áo vá che thân hạnh đầu đà
Đế vương đảnh lễ bái tôn thầy
Nối pháp Huỳnh Mai truyền tâm ấn
An tọa viên tịch tự tại đi
Lửa hồng thiêu đốt tồn xá lợi.
Giảng:
Thiền sư Tung Nhạc Huệ An, tại núi Tung thuộc Trung Nhạc. Thiền sư này tên Huệ An.
Sư: Sư ở đây tức chỉ cho thiền sư Huệ An. Ngài họ Vệ, người Chi Giang, Kinh Châu. Kinh Châu nay là Hồ Bắc. Tỉnh Hồ Bắc có vùng tên Kinh Châu, còn gọi là Tương Dương. Còn Chi Giang là tên của một huyện. Thiền sư là người huyện Chi Giang tỉnh Kinh Châu, họ Vệ.
Tùy Khai Hoàng gian, quát thiên hạ tư độ tăng ni: Tùy là tên của một triều đại, Khai Hoàng thuộc niên hiệu của triều đại Tùy. Vào thời Tùy Văn Đế, người dân không được tùy tiện xuất gia. Trong đoạn chánh văn dùng hai chữ “tư độ” ý nói chính phủ không biết. Lúc ấy nếu ai muốn xuất gia nhất định phải xin phép, phải được chính phủ cho phép thì mới được xuất gia. Nếu không được phép thì người dân không được tùy tiện xuất gia, cũng không được tùy tiện làm Tỳ kheo hoặc Tỳ kheo ni. Sư độn nhập sơn cốc: lúc này vì chính phủ không cho phép tùy tiện, lén lút xuất gia, nên Đại sư trốn vào hang núi sâu ở ẩn nơi ấy.
Đại nghiệp trung: khoảng năm Đại Nghiệp đời vua Tùy Dương Đế. Phát đinh phu khai thông tế cừ: chữ “đinh” ở đây nghĩa là chàng trai trẻ tráng kiện. “phát đinh phu” là kêu gọi nhiều người đi làm lao động, làm những công việc cực nhọc, nhưng chẳng có tiền bạc chi cả. “khai thông tế cừ” những người lao động đào thành một con sông thông các tàu thuyền. Cơ biễu tương chẩm, sư khất thực cầu chi: hai chữ “cơ biễu” là chỉ cho người thiếu ăn, bị đói mà chết. Những người đói khổ ấy, người này gối đầu người kia, người kia gối đầu người nọ, thi thể chồng chất lên nhau nằm la liệt. Pháp sư Huệ An đi khắp nơi hóa duyên, trên đường trở về đem những vật thực hóa duyên được đưa cho những người đó ăn.
Ký nãi, trượng tích đăng Hành Nhạc, hành đầu đà hạnh: Hành Nhạc còn gọi là Nam Nhạc, ngọn núi này thuộc huyện Hành Sơn, tỉnh Hồ Nam. Chẳng bao lâu, Pháp sư Huệ An chống tích trượng đi lên núi Hành Nhạc trú ngụ ở nơi ấy, mỗi ngày ăn một bữa, ngủ dưới gốc cây, chỉ mặc tam y, hoặc ngồi giữa mồ mả, hoặc ngồi chỗ đất trống. Ở nơi ấy hành hạnh đầu đà. Đầu đà là tiếng Phạn, còn gọi là đẩu tẩu, nghĩa là nhẫn không nổi cũng phải nhẫn, chịu đựng không được cũng phải chịu. Ý nói cho dù khốn khổ, gian lao thế nào cũng cố gắng tu hành, không thay đổi mục đích và tông chỉ tu hành.
Đường Trinh Quán trung, yết Huỳnh Mai ngũ tổ, toại đắc tâm chỉ: vào năm Trinh Quán đời Đường Thái Tông, Đại sư Huệ An đi đến viếng thăm Ngũ tổ Huỳnh Mai tại tỉnh Hồ Bắc, khi ấy ngài được Ngũ tổ truyền trao diệu pháp tâm ấn.
Ư thị biến lịch danh tích: từ đó ngài đi du hóa khắp vùng sông núi nổi tiếng từ xa xưa. Cho đến tất cả những danh tham thắng cảnh ngài đều đến tham quan chiêm bái. Chí Tung Thiểu, vân: “thị ngô chung yên chi địa”: khi đến núi Tung, còn gọi là Trung Nhạc, tọa lạc tại chùa Thiếu Lâm tỉnh Hà Nam, ngoài ra còn gọi là núi Thiếu Thất. Đại sư Huệ An nói: “Ồ! Đây chính là nơi ta an nghỉ cuối cùng! Vậy ta phải ở đây tu hành cho đến lúc chết, không đi đâu nữa”. Tự nhĩ thiền giả bức tấu: từ đó về sau, những người học đạo, tu hành tấp nập tìm đến nơi này để gần gũi và theo ngài học đạo.
Thần Long nhị niên, Trung Tông tứ tử y ma nạp: Vào năm Thần Long thứ hai, đời vua Đường Trung Tông, ngài đã ban tặng cho ngài Huệ An một đại y bá nạp màu đỏ tía.
Tôn dĩ sư lễ, diên nhập cung trung cung dưỡng: hoàng đế Trung Tông bái lạy Thiền sư Huệ An xin nhận ngài làm thầy, sau đó thỉnh ngài đến cung điện để cúng dường.
Tam tải, từ quy Tung Nhạc: Thiền sư Huệ An vào hoàng cung sống trong 3 năm, sau đó ngài lại xin với hoàng đế nghỉ phép để trở về núi Tung Nhạc.[1]
Thị niên tam nguyệt bát nhật, bế hộ yển thân nhi tịch: trong năm đó nhằm mùng 8 tháng 3 năm Thần Long thứ 5, sau khi trở về núi Tung Nhạc, ngài bèn đóng cửa lại nằm viên tịch tại đó. Trong đoạn chánh văn hai chữ “yển thân” nghĩa là nằm xếp bằng an nghỉ.
Xuân thu nhất bách nhị thập hữu bát: năm ngài viên tịch, thọ mạng 128 tuổi.
Môn nhân tuân mệnh, dư trực lâm gian: hai chữ “môn nhân” là biểu thị hàng môn đồ có thể đi vào bên trong cửa, những người đệ tử này đều là hàng đệ tử đã được ngài truyền dạy giáo pháp. Hàng đệ tử ruột, hằng thân cận bên ngài đã vâng theo lời di chúc của Thiền sư Huệ An, tức những lời di giáo trước khi ngài viên tịch, tức sau khi ngài viên tịch đem nhục thân của ngài vào để trong rừng.
Quả kiến dã hỏa tự nhiên, đắc xá lợi bát thập lạp: quả nhiên sau khi ngài viên tịch, hàng môn đồ đã đưa ngài vào rừng, vừa đặt vào vị trí hỏa táng xong, không đợi mọi người mồi lửa, cỏ cơm đã tự bốc cháy! Về sau thu được 80 viên xá lợi.
Bài tán nói:
Cứ thiểu thất tọa, bỉnh Huỳnh Mai ấn: khi Thiền sư Huệ An đến núi Thiếu Thất, quyết định dừng trụ nơi ấy để hoằng dương Phật pháp. Ngài dựa theo tông chỉ của Ngũ tổ Huỳnh Mai truyền trao để truyền dạy giáo pháp cho hàng Tăng Ni và tín đồ.
Độn trí Nam Nhạc, trì khế vạn thừa: trong chánh văn nhắc đến “Nam Nhạc” tức chỉ cho núi Hành. Thiền sư Huệ An đến núi Nam Nhạc để ẩn tu nơi đó, trong thời gian này ngài đã thực hành pháp khổ hạnh khó làm. Đến năm Thần Long thứ hai, vua Đường Trung Tông quyết định thỉnh ngài đến hoàng cung. Khi ấy ngài trụ tại đây tu hành, mặt khác cũng để hỗ trợ hoàng đế trong việc chính sự. “Vạn thừa” ở đây là chỉ cho hoàng đế.
Nhập băng tri thủy, mạc hậu chánh lệnh: khi nhìn thấy tảng băng, ngài liền biết băng do nước kết thành. Đó là bài pháp ngài nói sau cùng cho đại chúng nghe. Ý nói khi chúng ta đến chỗ đóng băng, phải nhận biết băng do nước kết thành.
Nhân bất năng thức, hỏa năng thính mệnh: khi nghe Thiền sư nói vậy, tất cả mọi người đều chưa hiểu rõ ý ngài muốn nói gì. Nhưng đám lửa có thể hiểu được lời của ngài, vì vậy bảo lửa bốc cháy thì nó sẽ bốc cháy. Chúng ta thấy điều này có lạ không?
Hoặc nói bài kệ rằng:
Kỳ thật không cần có người khen ngợi, tán thán Thiền sư Huệ An. Vì ngài đã thành tựu đạo quả, chúng ta có tán thán hay không tán thán ngài cũng chứng đạo rồi. Nhưng vì cảm thấy Thiền sư tu hành rất siêng năng, đáng được chúng ta tán thán, cho nên tuy không cần tán thán ngài, nhưng để khuyến tấn người đời sau, khiến họ ngưỡng mộ, nên ở đây đã dùng đôi lời bằng văn tự tán thán ngài để biểu thị sự tôn kính đối với ngài.
Độn thế ẩn cư nhập thâm lâm: “độn thế” ở đây ý nói ngài muốn tu hành, không muốn mọi người quấy nhiễu, nên đã đi vào rừng sâu ẩn cư nơi đó, để mọi người không quấy rối. Chữ “ẩn” không phải nói ngài không tuân giữ phép tắc, trái lại ngài rất muốn tuân giữ quy cũ, chẳng bao giờ muốn làm buồn phiền những người bên cạnh, nên đã đi vào trong núi trú ngụ. Hơn nữa lúc bấy giờ, chính phủ không cho phép người dân được tùy tiện xuất gia, mà cần phải đến xin phép chính phủ chấp nhận cho xuất gia. Thiền sư Huệ An vì không muốn tốn công làm thủ tục này, nên tự mình lén đến nơi thâm sơn cùng cốc, không có dấu chân người đặt đến, để không ai tìm được ngài và sống đời xuất gia.
Xuất gia tu đạo mịch thiên chân: Thiền sư tìm đến vùng núi sâu thanh vắng, không người tới lui, rồi tự mình thế phát xuất gia, ở tại nơi ấy tu hành. Hằng ngày ngài tu tập những gì? Ngài tự tìm tính thiên chân. Trong chánh văn nói đến chữ “mịch” nghĩa là tìm. Thế nào gọi là “thiên chân”? đó chính là Phật tính bổn nguyên. Trong Chứng Đạo Ca có nói:
Quân bất kiến,
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân.
Vô minh thật tính tức Phật tính,
Huyễn hóa không thân tức pháp thân.
Pháp thân giác liễu vô nhất vật,
Bổn nguyên tự tính thiên chân Phật.
Dịch:
Anh thấy chăng,
Bậc tuyệt học vô vi nhàn đạo,
Chẳng trừ vọng tưởng chẳng cầu chân.
Thực tính vô minh vốn tính Phật,
Thân không ảo hóa tức pháp thân.
Pháp thân đã giác không một vật,
Nguồn gốc tự tính thiên chân Phật.
Khất thực tế nhân hoạt chúng mệnh: lúc bấy giờ, chính phủ bắt người dân đi làm lao động, mùa màng thu hoạch lúc ấy không tốt lắm, các loại ngũ cốc đều thu hoạch kém, nên trên đường đi người chết đói nằm la liệt. Người chết đói vì họ không có cơm ăn. Trong cuốn Mạnh Tử nói: “nhà bếp có thịt béo, chuồng ngựa có ngựa béo, người dân lại mang sắc diện đói khát, ngoài đồng thì chất đầy xác người chết đói. Do đây mà họ phải bắt thú cho người ăn”. Nghe nói, trong nhà bếp của hoàng đế thì rất nhiều thịt béo, trong chuồng ngựa cũng có vô số ngựa mập béo, trái lại nhân dân bá tánh lại đói khát đến nỗi mặt mày xanh xao vàng vọt, thế nên trên đường lộ có rất nhiều người bị chết vì đói, nhưng chính phủ chẳng biết đến cứu giúp những người dân đói khổ, gian nan này. Do vậy, Pháp sư mới đi hóa duyên đem những vật thực như gạo, rau, cũ cho những người đói ăn, nên cứu sống được rất nhiều người.
Nạp y thứ thể đẩu tẩu sinh: Pháp sư chỉ mặc một chiếc y bá nạp rách để che thân, hành trì hạnh đầu đà, sống nơi núi rừng để duy trì sinh mạng của mình.
Đế vương lễ thỉnh dĩ sư sự: trong đoạn chánh văn hai chữ “đế vương” tức chỉ cho hoàng đế. Vua Đường Trung Tông mời thỉnh Pháp sư vào hoàng cung cúng dường suốt 3 năm, sau đó đảnh lễ xin quy y và tôn ngài làm thầy.
Huỳnh Mai tự pháp trùng truyền tâm: Tổ sư Huỳnh Mai truyền pháp tâm ấn cho ngài. Truyền pháp ở đây cũng giống như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đem chánh pháp nhãn tạng truyền trao cho tôn giả Ca Diếp, sau đó tôn giả Ca Diếp truyền cho tôn giả A Nan, lần lượt lưu truyền hết đời này sang đời khác. Đó gọi là pháp môn lấy tâm truyền tâm. Hai chữ “Huỳnh Mai” ở đây tức chỉ cho Ngũ tổ. “Tự pháp” nghĩa là truyền pháp cho Pháp sư. “Trùng truyền tâm” tức lấy tâm truyền tâm.
Yển thân nhi tịch tự nhiên thệ: yển thân ý chỉ nửa nằm nửa ngồi. Sau đó viên tịch với tinh thần tự tại vô ngại.
Dã hòa phần thiêu xá lợi tinh: “dã hòa” nghĩa là ngọn lửa bổng nhiên bốc cháy không cần người mồi lửa mà có lửa. Sau khi viên tịch, hàng đệ tử đưa di hài của ngài vào trong rừng cây, đặt xuống tự nhiên ngọn lửa bốc cháy, thiêu đốt thân thể của ngài, thiêu xong tìm được 80 viên xá lợi. Sở dĩ có xá lợi là do trong quá trình tu hành, ngài nghiêm giữ giới luật rất tinh mật, nếu người tu hành không trì giới, không dụng công tu hành, chẳng chịu đoạn trừ ái dục, sau khi viên tịch sẽ không tìm thấy xá lợi, do tinh tấn đoạn dứt ái dục, trong thân thể chúng ta mới dưỡng thành xá lợi.
[1] Trong cuốn Chỉ Nguyệt Lục ghi rằng: đầu đời Tùy, vua Tùy Dương Đế đã từng thỉnh sư vào hoàng cung nhưng sư không đến. Đến đời Đường Cao Tông, nhà vua cũng mời thỉnh ngài, ngài cũng không đi. Mãi đến đời Võ Hậu dùng phép thỉnh thầy để nghinh đón ngài sư mới lên xe kéo đi. Võ Hậu từng hỏi ngài: “sư năm nay bao nhiêu tuổi?” Sư đáp: “chẳng nhớ” Võ Hậu lại hỏi: “vì sao không nhớ?” sư đáp: “thân sinh tử cũng ví như quy luật tuần hoàn” chuyển mãi không ngừng, nếu nhớ điều đó, tức tâm này dừng trụ nơi ấy, chính giữa không có khoảng cách, nhìn thấy bọt bóng nước nổi lên rồi diệt mất, đó chính là vọng tưởng. Từ cái biết ban đầu cho đến động rồi lại diệt cũng chỉ như vậy, đâu có năm tháng nào để nhớ? Nghe xong Võ Hậu đê đầu đảnh lễ tín thọ lời dạy của ngài. Đến đời vua Đường Trung Tông tức vị càng kính trọng ngài hơn. Năm Thần Long thứ ba từ biệt đức vua trở về núi Tung Nhạc.