Nguyên văn:
師,潤州延陵濮氏子。投開善寺出家,及進具,洞明經論。後謁巖禪師,諮詢祕要。巖審其根器,堪荷正法,示以心印,師豁然領悟。復付法法持禪師,隱居茅山。將入滅,見五百許眾,髻髮後垂,如菩薩狀,各持旛華,云:「請法師講。」又感山神現大蟒身,至庭前,如將泣別。唐天冊元年八月一日示寂。山林變白,溪澗絕流;道俗哀慕,聲動山谷。世壽六十有七,僧臘四十。
贊曰
一相無相 誰能思量
一身多身 萬物皆真
動也行雲出岫 靜也聲湛谷神
赴機千江月 擬議便隔津
又說偈曰
堪為法器荷如來 豁然開悟嘆奇哉
隱居巖穴將入滅 頓見聖眾現靈台
山神化蟒惜別泣 溪水絕流誌悲哀
草木皆白齊示變 天地同哭棟樑材
Âm Hán Việt:
Sư, Nhuận Châu Diên Lăng Bộc thị tử. Đầu Khai Thiện tự xuất gia, cập tấn cụ, động minh kinh luận. Hậu yết Nham Thiền sư, tư tuần bí yếu. Nham thẩm kỳ căn khí, kham hà chánh pháp, thị dĩ tâm ấn, sư hoát nhiên lĩnh ngộ. Phục phó pháp Pháp Trì Thiền sư, ẩn cư Mao sơn. Tương nhập diệt, kiến ngũ bách hứa chúng, kế phát hậu thùy, như Bồ tát trạng, các trì phan hoa, vân: “thỉnh pháp sư giảng”. Hựu cảm sơn thần hiện đại mãng thân, chí đình tiền, như tương khấp biệt. Đường Thiên Sách nguyên niên bát nguyệt nhất nhật thị tịch. Sơn lâm biến bạch, khê giản tuyệt lưu, đạo tục ai mộ, thanh động sơn cốc. Thế thọ lục thập hữu thất, tăng lạp tứ thập.
Tán viết:
Nhất tướng vô tướng
Thùy năng tư lương
Nhất thân đa thân
Vạn vật giai chân
Động dã hành vân xuất tụ
Tĩnh dã thanh trạm cốc thần
Phó cơ thiên giang nguyệt
Nghĩ nghị tiện cách tân
Hựu thuyết kệ viết:
Kham vi pháp khí hà như lai
Hoát nhiên khai ngộ thán kỳ tai
Ẩn cư nham huyệt tương nhập diệt
Đốn kiến thánh chúng hiện linh đài
Sơn thần hóa mãng tích biệt khấp
Khê thủy tuyệt lưu chí bi ai
Thảo một giai bạch tề thị biến
Thiên địa đồng khốc đống lương tài
Dịch:
Thiền sư Huệ Phương họ Bộc, người Nhuận Châu, Diên Lăng, xuất gia tại chùa Khai Thiện, lúc thọ giới cụ túc, Thiền sư đã nghiên cứu thông thạo kinh luận. Sau đến bái yết Thiền sư Trí Nham để thỉnh giáo chỗ bí yếu trong Phật pháp. Thiền sư Trí Nham xét thấy ngài có căn khí đại thừa, có thể đảm nhận công việc truyền bá chánh pháp nên chỉ dạy tâm ấn, Thiền sư hoát nhiên đại ngộ. Sau Thiền sư Huệ Phương lại truyền trao pháp ấn ấy cho Thiền sư Pháp Trì, rồi đến ẩn tu tại núi Mao. Lúc nhập diệt thấy có 500 vị thánh chúng tóc xỏa sau lưng, tướng mạo trông giống như chư vị Bồ tát, mỗi vị tay cầm tràng phan bảo cái đi đến và nói: “thỉnh pháp sư giảng pháp”. Lại thấy thần núi hiện thân mãng xà to lớn bò đến trước phòng ngài, biểu hiện dáng vẻ như muốn khóc và từ biệt. Đến ngày mùng 1 tháng 8 năm đầu của Thiên Sách đời Đường, Thiền sư thị tịch. Cả núi rừng đều biến thành màu trắng, khe, suối trong rừng đều ngưng chảy, tăng đồ, tín chúng đều đau xót kính thương, tiếng khóc bi thương vang động cả hang động. Thiền sư thọ mạng 67 tuổi, hạ lạp 40 năm.
Bài tán nói:
Một tướng tức vô tướng
Ai có thể tư lương
Một thân hàm nhiều thân
Muôn vật đều chân thật
Động như mây qua núi
Tĩnh như tiếng hang thần
Duyên theo ngàn sông hiện
Nghị bàn liền cách ngăn.
Lại nói kệ rằng:
Bậc pháp khí đảm đương trọng trách
Bỗng ngộ khai khen ngợi lạ kỳ
Ẩn chốn hang sâu về cõi tịnh
Chợt thấy thánh chúng hiện linh đài
Thần núi hóa trăn lệ lưu luyến
Suối khe ngừng chảy bi ai nhớ
Cỏ cây biến trắng hiện cách chia
Đất trời cùng khóc bậc rường cột.
Giảng:
Tổ sư đời thứ 34 là tôn giả Huệ Phương, tên của ngài là Thiền sư Huệ Phương, thuộc phái Ngưu Đầu.
Sư, Nhuận Châu diên Lăng Bộc thị tử: Thiền sư họ Bộc, là người Nhuận Châu Trung Hoa.
Đầu Khai Thiện tự xuất gia, cập tấn cụ, động minh kinh luận: ngài xuất gia tại chùa Khai Thiện, lúc thọ giới cụ túc, ngài đã nghiên cứu thâm hiểu tất cả kinh điển. Hai chữ “động minh” trong chánh văn nghĩa là hiểu rõ hoàn toàn, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ của ngài sâu rộng như biển.
Hậu yết Nham Thiền sư, tư tuần bí yếu: sau đó ngài đến bái yết Thiền sư Trí Nham và thỉnh ngài truyền dạy, giáo huấn thêm. Chữ “tư” nghĩa là hỏi. tức có chỗ nào không hiểu, ngài liền thỉnh vấn Thiền sư Trí Nham những chỗ trọng yếu.
Nham thẩm kỳ căn khí, kham hà chánh pháp, thị dĩ tâm ấn, sư hoát nhiên lĩnh ngộ: Thiền sư Trí Nham quán sát biết Thiền sư Huệ Phương là bậc có khí chất Đại thừa, có thể đảm nhận trách nhiệm truyền thừa chánh pháp nhãn tạng, vì thế ngài bèn truyền trao pháp ấn cho Thiền sư Huệ Phương, ngay khi đó ngài liền đại ngộ. Phục phó pháp Pháp Trì Thiền sư, ẩn cư Mao sơn: về sau Thiền sư Huệ Phương lại đem diệu pháp tâm ấn ấy truyền cho Thiền sư Pháp Trì, rồi đi đến núi Mao ẩn cư nơi đó tu tập.
Tương nhập diệt, kiến ngũ bách hứa chúng, kế phát hậu thùy, như Bồ tát trạng, các trì phan hoa: đợi đến lúc Thiền sư Huệ Phương viên tịch, nhìn thấy 500 đồ chúng, tóc xỏa sau lưng, cách trang sức của họ giống như 500 vị Bồ tát tựu hội đến chỗ ngài. Trên tay mỗi vị đều cầm tràng phan bảo cái đến nghinh tiếp ngài. Vân: thỉnh pháp sư giảng: các vị liền bạch với Thiền sư Huệ Phương rằng: “chúng tôi muốn thỉnh Pháp sư giảng kinh thuyết pháp cho chúng tôi nghe ạ!”.
Hựu cảm sơn thần hiện đại mãng thân, chí đình tiền, như tương khấp biệt: sau đó ngài lại gặp một vị thần núi thị hiện làm thân rắn to lớn bò đến chỗ trước phòng ngài, nhìn dáng mạo của nó như muốn khóc và từ biệt ngài. Cho nên tại chùa Vạn Phật Thành của chúng ta, các vị nhìn thấy những chú chim sẻ, hoặc mấy ngày trước đây có một con rắn bò đến, đó đều là sự thị hiện. Các vị nhìn xem con rắn ngủ trên đường, nó dường như cũng chẳng sợ loài người.
Đường Thiên Sách nguyên niên bát nguyệt nhất nhật thị tịch: vào ngày mùng 1 tháng 8 đầu năm Thiên Sách, triều Đường, đời hoàng đế Võ Tắc Thiên, Thiền sư Huệ Phương viên tịch.
Sơn lâm biến bạch, khê giản tuyệt lưu: lúc bấy giờ, cây cỏ hoa lá đều biến thành màu trắng, đây là biểu thị sự bi ai đau buồn của quần chúng, tín đồ, tất cả các sông ngòi cũng dừng chảy, để tỏ sự thương tiếc chia buồn. Đạo tục ai mộ, thanh động sơn cốc: hàng môn đồ và tín chúng thảy đều rất đau buồn tiếc nhớ, cũng có thể nói toàn bộ trong hang núi đều vang lên tiếng khóc thương bi ai.
Thế thọ lục thập hữu thất, tăng lạp tứ thập: Thiền sư Huệ Phương thọ mạng được 67 tuổi, hạ lạp 40 năm.
Bài tán nói:
Nhất tướng vô tướng, thùy năng tư lương: một tướng cũng chẳng có, ức chế tâm ý bình lặng, lìa tướng, lấy gì để suy tư nghĩ lường? nên nói những gì có thể tư lường.
Nhất thân đa thân, vạn vật giai chân: ý nói một thân có thể biến hiện ra trăm ngàn muôn ức hóa thân, muôn vật đều là pháp thân của Như Lai. Động dã hành vân xuất tụ: lúc chuyển động cũng giống như mây từ không trung bay ra khỏi núi vậy.
Tĩnh dã thanh trạm cốc thần: khi tĩnh thì âm thanh cũng vắng lặng tĩnh mịch, như sự thần kỳ trong hang núi, chẳng chút động tĩnh.
Phó cơ thiên giang nguyệt, nghĩ nghị tiện cách tân: tùy theo căn cơ của chúng sanh mà nói pháp, cũng giống như bóng trăng trong ngàn sông vậy. Nếu các vị nói: “tôi thử suy tư nghĩ ngợi” tức đã vượt ngoài chân lý rồi. Hai chữ “cách tân” nghĩa là cách ly quá xa, chẳng thể hiểu được nghĩa lý chân chánh này.
Hoặc nói kệ rằng:
Kham vi pháp khí hà như lai: Thiền sư Huệ Phương là một bậc pháp khí trong Phật pháp. Sao gọi là bậc pháp khí? Nghĩa là bậc có thể tiếp nối huệ mạng của Phật, đảm nhiệm công việc hoằng pháp độ sanh, gánh vác sự nghiệp hộ trì và phụng sự chánh pháp. Cho nên nói “kham vi pháp khí”. “Hà” nghĩa đầy đủ là phụ hà, tức gánh vác gia nghiệp của Phật.
Hoát nhiên khai ngộ thán kỳ tai: Thiền sư Trí Nham đã hướng dẫn, chỉ dạy ngài diệu pháp tâm ấn, trung đạo trong việc tu hành, qua đó ngài lĩnh ngộ được yếu chỉ của Phật pháp. Vì nghe lời khai thị của Thiền sư Trí Nham, Thiền sư Huệ Phương hoát nhiên đại ngộ, nên gọi là lĩnh ngộ, tức hiểu thấu suốt. “Thán kỳ tai” trong chánh văn tức muốn nói Thiền sư Huệ Phương cũng giống như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi dưới cội bồ đề cảm ngộ được sự kỳ diệu về chân lý mà ngộ đạo vậy.
Ẩn cư nham huyệt tương nhập diệt: trên nói về lý ngài tuy đã đốn ngộ, nhưng về sự thì cần phải tiệm tu. Ý nói về lý luận ngài đã thấu triệt, nhưng Thiền sư Huệ Phương cần phải tự mình trải qua quá trình dụng công tu tập. Vì thế ngài quyết định sống ẩn dật trong hang động tại núi Mao để công phu tu tập.
Chúng ta biết, sự tu tập càng đơn giản càng tốt, tức chẳng cần hình thức cầu kỳ, đừng tạo sắm, bày biện nhiều đồ vật trong phòng ốc của mình, chỉ cần đơn sơ không cần hình thức là tốt nhất. Vì khi có đồ vật tức có chướng ngại, có chướng ngại tức không đạt được giải thoát, không được giải thoát sẽ không ra khỏi luân hồi. Cho nên người xuất gia tu hành thường chủ trương “bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai” nghĩa là “Xưa nay không một vật, nơi nào dính bụi trần?” nếu các vị không có vật gì sẽ không bị chướng ngại gì cả. Vì vậy Thiền sư phải sống chốn núi rừng, ngay cả thau chậu, chén bát cũng không cần đến, khi uống nước chỉ cần dùng cái gáo trong thiên nhiên hoặc dùng hai tay bụm lại vốc nước uống. Ăn đồ vật cũng vậy, trên núi rừng sẵn có cây lá, rễ cỏ, rau rừng… dùng sơ sài tạm qua ngày để duy trì mạng sống, không đói chết là được rồi. Chúng ta không nên hôm nay uống trà Tây Tạng, ngày mai lại ăn cơm Tây hoặc là dùng bánh bao Nam Tư Lạp Phu, canh gấu Bắc cực… Chúng ta không nên quá cầu kỳ trong ăn uống, uống trà Tây Tạng quá nhiều thì dục vọng tham muốn càng thêm nặng. Tham muốn nhiều sẽ không tu tập được. Trong khi đó biết bao kiến thức, học vấn bổ ích chúng ta lại không lo học, lại chuyên lo học ăn món này uống trà nọ, như thế thì có lợi ích gì? Như vậy có được gọi là người học đạo, xuất gia hay tu đạo chăng? Nếu chúng ta không ngu muội thì ai lại đi học những thứ ấy, đó là hạng ngu si! Tại sao chúng ta không học tu hành? Học pháp uống trà có lợi ích gì? Học cách ăn uống của người khác có hữu ích gì? Vậy nên chúng ta cần học tu hành thế nào, dụng công ra sao. Chớ nên học làm thế nào để trộm vật ăn uống, học những thứ ấy thì cuộc đời chúng ta sẽ trầm luân, đọa lạc. Thế nên nói người ẩn cư trong hang động chẳng cần vật gì, ngay cả tai nghe âm thanh của mình tại nơi đây cũng cảm giác nặng nề, nếu có con dao trí tuệ chúng ta cần phải chặt đứt căn trần, không dùng đến nó. Tuy nhiên nếu các vị muốn làm được như vậy, cần phải tránh xa trần thế, ở ẩn chốn núi rừng, dụng công tu tập tức phải “đem tất cả vào chỗ nhập diệt”. Theo tự điển giải thích nhập diệt nghĩa là từ bỏ tất cả những phiền não chấp trước trong thế gian, tiến vào cửa giải thoát vô lậu.
Đốn kiến thánh chúng hiện linh đài: “đốn kiến” nghĩa là lập tức thấy được năm trăm vị Bồ tát thị hiện đến để đưa tiễn ngài, thỉnh ngài đi giảng kinh. “Hiện linh đài” linh đài ở đây tức nói đến tâm mình, trong tâm hiển thị ra. Cho nên người tu đạo nghe bên đây, nghe bên kia, đi đó đây khắp nơi nghe mọi người nói chuyện. Nói chuyện ở đây tức chỉ những chuyện phiếm không thật, hoặc nghe những người không chân chánh nói chuyện hư ảo không thật, đó chẳng phải là chúng ta. Thần thông diệu dụng trong Phật giáo là những điều do tự tính chúng ta hiển hiện ra, chẳng phải từ bên ngoài đến. Phàm những vật, những điều bên ngoài đều là tà thuyết ngoại đạo, không đáng tin tưởng. Nên ở đây nói “hiện linh đài” tức chỉ cho chư vị Bồ tát từ trong tự tính chúng ta thị hiện thỉnh ngài đi giảng kinh, thuyết pháp.
Sơn thần hóa mãng tích biệt khấp: câu này ý nói các vị thần núi không nỡ rời xa vị Thiền sư tu hành nơi đó, họ mong muốn ngài vẫn sống lâu dài hơn nữa trong núi này, cho nên hiện thành con mãng xà đến nơi ấy rơi nước mắt. “Tích biệt khấp” ở đây ý nói họ khóc.
Khê thủy tuyệt lưu chí bi ai: nước trong khe, suối ngừng chảy, đây cũng biểu thị hiện tượng bi ai, thương tiếc.
Thảo một giai bạch tề thị biến: khi Thiền sư Huệ Phương viên tịch, cây cỏ hoa lá đều biến thành màu trắng, tất cả đều là màu trắng, đây là biểu trưng cảnh tượng bi thương, luyến tiếc. Như vậy chúng ta thấy, bậc thánh lúc viên tịch, cỏ cây hoa lá đều ngậm ngùi đau thương, cỏ cây đều khóc thương! Thậm chí nước trong khe suối đều phải ngừng chảy, đều bày tỏ sự bi ai, luyến tiếc. Những hiện tượng trên đều biểu thị lúc ngài viên tịch, mọi cảnh vật trong thiên nhiên đều biến động thay đổi, không như thường lệ.
Thiên địa đồng khốc đống lương tài: lúc này trời đất cũng đều như muốn khóc. Các vị Phật, Bồ tát đều phải viên tịch, còn chúng sanh trong thế gian lại bị đọa lạc trầm luận trong biển khổ.
師,潤州延陵濮氏子。投開善寺出家,及進具,洞明經論。後謁巖禪師,諮詢祕要。巖審其根器,堪荷正法,示以心印,師豁然領悟。復付法法持禪師,隱居茅山。將入滅,見五百許眾,髻髮後垂,如菩薩狀,各持旛華,云:「請法師講。」又感山神現大蟒身,至庭前,如將泣別。唐天冊元年八月一日示寂。山林變白,溪澗絕流;道俗哀慕,聲動山谷。世壽六十有七,僧臘四十。
贊曰
一相無相 誰能思量
一身多身 萬物皆真
動也行雲出岫 靜也聲湛谷神
赴機千江月 擬議便隔津
又說偈曰
堪為法器荷如來 豁然開悟嘆奇哉
隱居巖穴將入滅 頓見聖眾現靈台
山神化蟒惜別泣 溪水絕流誌悲哀
草木皆白齊示變 天地同哭棟樑材
Âm Hán Việt:
Sư, Nhuận Châu Diên Lăng Bộc thị tử. Đầu Khai Thiện tự xuất gia, cập tấn cụ, động minh kinh luận. Hậu yết Nham Thiền sư, tư tuần bí yếu. Nham thẩm kỳ căn khí, kham hà chánh pháp, thị dĩ tâm ấn, sư hoát nhiên lĩnh ngộ. Phục phó pháp Pháp Trì Thiền sư, ẩn cư Mao sơn. Tương nhập diệt, kiến ngũ bách hứa chúng, kế phát hậu thùy, như Bồ tát trạng, các trì phan hoa, vân: “thỉnh pháp sư giảng”. Hựu cảm sơn thần hiện đại mãng thân, chí đình tiền, như tương khấp biệt. Đường Thiên Sách nguyên niên bát nguyệt nhất nhật thị tịch. Sơn lâm biến bạch, khê giản tuyệt lưu, đạo tục ai mộ, thanh động sơn cốc. Thế thọ lục thập hữu thất, tăng lạp tứ thập.
Tán viết:
Nhất tướng vô tướng
Thùy năng tư lương
Nhất thân đa thân
Vạn vật giai chân
Động dã hành vân xuất tụ
Tĩnh dã thanh trạm cốc thần
Phó cơ thiên giang nguyệt
Nghĩ nghị tiện cách tân
Hựu thuyết kệ viết:
Kham vi pháp khí hà như lai
Hoát nhiên khai ngộ thán kỳ tai
Ẩn cư nham huyệt tương nhập diệt
Đốn kiến thánh chúng hiện linh đài
Sơn thần hóa mãng tích biệt khấp
Khê thủy tuyệt lưu chí bi ai
Thảo một giai bạch tề thị biến
Thiên địa đồng khốc đống lương tài
Dịch:
Thiền sư Huệ Phương họ Bộc, người Nhuận Châu, Diên Lăng, xuất gia tại chùa Khai Thiện, lúc thọ giới cụ túc, Thiền sư đã nghiên cứu thông thạo kinh luận. Sau đến bái yết Thiền sư Trí Nham để thỉnh giáo chỗ bí yếu trong Phật pháp. Thiền sư Trí Nham xét thấy ngài có căn khí đại thừa, có thể đảm nhận công việc truyền bá chánh pháp nên chỉ dạy tâm ấn, Thiền sư hoát nhiên đại ngộ. Sau Thiền sư Huệ Phương lại truyền trao pháp ấn ấy cho Thiền sư Pháp Trì, rồi đến ẩn tu tại núi Mao. Lúc nhập diệt thấy có 500 vị thánh chúng tóc xỏa sau lưng, tướng mạo trông giống như chư vị Bồ tát, mỗi vị tay cầm tràng phan bảo cái đi đến và nói: “thỉnh pháp sư giảng pháp”. Lại thấy thần núi hiện thân mãng xà to lớn bò đến trước phòng ngài, biểu hiện dáng vẻ như muốn khóc và từ biệt. Đến ngày mùng 1 tháng 8 năm đầu của Thiên Sách đời Đường, Thiền sư thị tịch. Cả núi rừng đều biến thành màu trắng, khe, suối trong rừng đều ngưng chảy, tăng đồ, tín chúng đều đau xót kính thương, tiếng khóc bi thương vang động cả hang động. Thiền sư thọ mạng 67 tuổi, hạ lạp 40 năm.
Bài tán nói:
Một tướng tức vô tướng
Ai có thể tư lương
Một thân hàm nhiều thân
Muôn vật đều chân thật
Động như mây qua núi
Tĩnh như tiếng hang thần
Duyên theo ngàn sông hiện
Nghị bàn liền cách ngăn.
Lại nói kệ rằng:
Bậc pháp khí đảm đương trọng trách
Bỗng ngộ khai khen ngợi lạ kỳ
Ẩn chốn hang sâu về cõi tịnh
Chợt thấy thánh chúng hiện linh đài
Thần núi hóa trăn lệ lưu luyến
Suối khe ngừng chảy bi ai nhớ
Cỏ cây biến trắng hiện cách chia
Đất trời cùng khóc bậc rường cột.
Giảng:
Tổ sư đời thứ 34 là tôn giả Huệ Phương, tên của ngài là Thiền sư Huệ Phương, thuộc phái Ngưu Đầu.
Sư, Nhuận Châu diên Lăng Bộc thị tử: Thiền sư họ Bộc, là người Nhuận Châu Trung Hoa.
Đầu Khai Thiện tự xuất gia, cập tấn cụ, động minh kinh luận: ngài xuất gia tại chùa Khai Thiện, lúc thọ giới cụ túc, ngài đã nghiên cứu thâm hiểu tất cả kinh điển. Hai chữ “động minh” trong chánh văn nghĩa là hiểu rõ hoàn toàn, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ của ngài sâu rộng như biển.
Hậu yết Nham Thiền sư, tư tuần bí yếu: sau đó ngài đến bái yết Thiền sư Trí Nham và thỉnh ngài truyền dạy, giáo huấn thêm. Chữ “tư” nghĩa là hỏi. tức có chỗ nào không hiểu, ngài liền thỉnh vấn Thiền sư Trí Nham những chỗ trọng yếu.
Nham thẩm kỳ căn khí, kham hà chánh pháp, thị dĩ tâm ấn, sư hoát nhiên lĩnh ngộ: Thiền sư Trí Nham quán sát biết Thiền sư Huệ Phương là bậc có khí chất Đại thừa, có thể đảm nhận trách nhiệm truyền thừa chánh pháp nhãn tạng, vì thế ngài bèn truyền trao pháp ấn cho Thiền sư Huệ Phương, ngay khi đó ngài liền đại ngộ. Phục phó pháp Pháp Trì Thiền sư, ẩn cư Mao sơn: về sau Thiền sư Huệ Phương lại đem diệu pháp tâm ấn ấy truyền cho Thiền sư Pháp Trì, rồi đi đến núi Mao ẩn cư nơi đó tu tập.
Tương nhập diệt, kiến ngũ bách hứa chúng, kế phát hậu thùy, như Bồ tát trạng, các trì phan hoa: đợi đến lúc Thiền sư Huệ Phương viên tịch, nhìn thấy 500 đồ chúng, tóc xỏa sau lưng, cách trang sức của họ giống như 500 vị Bồ tát tựu hội đến chỗ ngài. Trên tay mỗi vị đều cầm tràng phan bảo cái đến nghinh tiếp ngài. Vân: thỉnh pháp sư giảng: các vị liền bạch với Thiền sư Huệ Phương rằng: “chúng tôi muốn thỉnh Pháp sư giảng kinh thuyết pháp cho chúng tôi nghe ạ!”.
Hựu cảm sơn thần hiện đại mãng thân, chí đình tiền, như tương khấp biệt: sau đó ngài lại gặp một vị thần núi thị hiện làm thân rắn to lớn bò đến chỗ trước phòng ngài, nhìn dáng mạo của nó như muốn khóc và từ biệt ngài. Cho nên tại chùa Vạn Phật Thành của chúng ta, các vị nhìn thấy những chú chim sẻ, hoặc mấy ngày trước đây có một con rắn bò đến, đó đều là sự thị hiện. Các vị nhìn xem con rắn ngủ trên đường, nó dường như cũng chẳng sợ loài người.
Đường Thiên Sách nguyên niên bát nguyệt nhất nhật thị tịch: vào ngày mùng 1 tháng 8 đầu năm Thiên Sách, triều Đường, đời hoàng đế Võ Tắc Thiên, Thiền sư Huệ Phương viên tịch.
Sơn lâm biến bạch, khê giản tuyệt lưu: lúc bấy giờ, cây cỏ hoa lá đều biến thành màu trắng, đây là biểu thị sự bi ai đau buồn của quần chúng, tín đồ, tất cả các sông ngòi cũng dừng chảy, để tỏ sự thương tiếc chia buồn. Đạo tục ai mộ, thanh động sơn cốc: hàng môn đồ và tín chúng thảy đều rất đau buồn tiếc nhớ, cũng có thể nói toàn bộ trong hang núi đều vang lên tiếng khóc thương bi ai.
Thế thọ lục thập hữu thất, tăng lạp tứ thập: Thiền sư Huệ Phương thọ mạng được 67 tuổi, hạ lạp 40 năm.
Bài tán nói:
Nhất tướng vô tướng, thùy năng tư lương: một tướng cũng chẳng có, ức chế tâm ý bình lặng, lìa tướng, lấy gì để suy tư nghĩ lường? nên nói những gì có thể tư lường.
Nhất thân đa thân, vạn vật giai chân: ý nói một thân có thể biến hiện ra trăm ngàn muôn ức hóa thân, muôn vật đều là pháp thân của Như Lai. Động dã hành vân xuất tụ: lúc chuyển động cũng giống như mây từ không trung bay ra khỏi núi vậy.
Tĩnh dã thanh trạm cốc thần: khi tĩnh thì âm thanh cũng vắng lặng tĩnh mịch, như sự thần kỳ trong hang núi, chẳng chút động tĩnh.
Phó cơ thiên giang nguyệt, nghĩ nghị tiện cách tân: tùy theo căn cơ của chúng sanh mà nói pháp, cũng giống như bóng trăng trong ngàn sông vậy. Nếu các vị nói: “tôi thử suy tư nghĩ ngợi” tức đã vượt ngoài chân lý rồi. Hai chữ “cách tân” nghĩa là cách ly quá xa, chẳng thể hiểu được nghĩa lý chân chánh này.
Hoặc nói kệ rằng:
Kham vi pháp khí hà như lai: Thiền sư Huệ Phương là một bậc pháp khí trong Phật pháp. Sao gọi là bậc pháp khí? Nghĩa là bậc có thể tiếp nối huệ mạng của Phật, đảm nhiệm công việc hoằng pháp độ sanh, gánh vác sự nghiệp hộ trì và phụng sự chánh pháp. Cho nên nói “kham vi pháp khí”. “Hà” nghĩa đầy đủ là phụ hà, tức gánh vác gia nghiệp của Phật.
Hoát nhiên khai ngộ thán kỳ tai: Thiền sư Trí Nham đã hướng dẫn, chỉ dạy ngài diệu pháp tâm ấn, trung đạo trong việc tu hành, qua đó ngài lĩnh ngộ được yếu chỉ của Phật pháp. Vì nghe lời khai thị của Thiền sư Trí Nham, Thiền sư Huệ Phương hoát nhiên đại ngộ, nên gọi là lĩnh ngộ, tức hiểu thấu suốt. “Thán kỳ tai” trong chánh văn tức muốn nói Thiền sư Huệ Phương cũng giống như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi dưới cội bồ đề cảm ngộ được sự kỳ diệu về chân lý mà ngộ đạo vậy.
Ẩn cư nham huyệt tương nhập diệt: trên nói về lý ngài tuy đã đốn ngộ, nhưng về sự thì cần phải tiệm tu. Ý nói về lý luận ngài đã thấu triệt, nhưng Thiền sư Huệ Phương cần phải tự mình trải qua quá trình dụng công tu tập. Vì thế ngài quyết định sống ẩn dật trong hang động tại núi Mao để công phu tu tập.
Chúng ta biết, sự tu tập càng đơn giản càng tốt, tức chẳng cần hình thức cầu kỳ, đừng tạo sắm, bày biện nhiều đồ vật trong phòng ốc của mình, chỉ cần đơn sơ không cần hình thức là tốt nhất. Vì khi có đồ vật tức có chướng ngại, có chướng ngại tức không đạt được giải thoát, không được giải thoát sẽ không ra khỏi luân hồi. Cho nên người xuất gia tu hành thường chủ trương “bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai” nghĩa là “Xưa nay không một vật, nơi nào dính bụi trần?” nếu các vị không có vật gì sẽ không bị chướng ngại gì cả. Vì vậy Thiền sư phải sống chốn núi rừng, ngay cả thau chậu, chén bát cũng không cần đến, khi uống nước chỉ cần dùng cái gáo trong thiên nhiên hoặc dùng hai tay bụm lại vốc nước uống. Ăn đồ vật cũng vậy, trên núi rừng sẵn có cây lá, rễ cỏ, rau rừng… dùng sơ sài tạm qua ngày để duy trì mạng sống, không đói chết là được rồi. Chúng ta không nên hôm nay uống trà Tây Tạng, ngày mai lại ăn cơm Tây hoặc là dùng bánh bao Nam Tư Lạp Phu, canh gấu Bắc cực… Chúng ta không nên quá cầu kỳ trong ăn uống, uống trà Tây Tạng quá nhiều thì dục vọng tham muốn càng thêm nặng. Tham muốn nhiều sẽ không tu tập được. Trong khi đó biết bao kiến thức, học vấn bổ ích chúng ta lại không lo học, lại chuyên lo học ăn món này uống trà nọ, như thế thì có lợi ích gì? Như vậy có được gọi là người học đạo, xuất gia hay tu đạo chăng? Nếu chúng ta không ngu muội thì ai lại đi học những thứ ấy, đó là hạng ngu si! Tại sao chúng ta không học tu hành? Học pháp uống trà có lợi ích gì? Học cách ăn uống của người khác có hữu ích gì? Vậy nên chúng ta cần học tu hành thế nào, dụng công ra sao. Chớ nên học làm thế nào để trộm vật ăn uống, học những thứ ấy thì cuộc đời chúng ta sẽ trầm luân, đọa lạc. Thế nên nói người ẩn cư trong hang động chẳng cần vật gì, ngay cả tai nghe âm thanh của mình tại nơi đây cũng cảm giác nặng nề, nếu có con dao trí tuệ chúng ta cần phải chặt đứt căn trần, không dùng đến nó. Tuy nhiên nếu các vị muốn làm được như vậy, cần phải tránh xa trần thế, ở ẩn chốn núi rừng, dụng công tu tập tức phải “đem tất cả vào chỗ nhập diệt”. Theo tự điển giải thích nhập diệt nghĩa là từ bỏ tất cả những phiền não chấp trước trong thế gian, tiến vào cửa giải thoát vô lậu.
Đốn kiến thánh chúng hiện linh đài: “đốn kiến” nghĩa là lập tức thấy được năm trăm vị Bồ tát thị hiện đến để đưa tiễn ngài, thỉnh ngài đi giảng kinh. “Hiện linh đài” linh đài ở đây tức nói đến tâm mình, trong tâm hiển thị ra. Cho nên người tu đạo nghe bên đây, nghe bên kia, đi đó đây khắp nơi nghe mọi người nói chuyện. Nói chuyện ở đây tức chỉ những chuyện phiếm không thật, hoặc nghe những người không chân chánh nói chuyện hư ảo không thật, đó chẳng phải là chúng ta. Thần thông diệu dụng trong Phật giáo là những điều do tự tính chúng ta hiển hiện ra, chẳng phải từ bên ngoài đến. Phàm những vật, những điều bên ngoài đều là tà thuyết ngoại đạo, không đáng tin tưởng. Nên ở đây nói “hiện linh đài” tức chỉ cho chư vị Bồ tát từ trong tự tính chúng ta thị hiện thỉnh ngài đi giảng kinh, thuyết pháp.
Sơn thần hóa mãng tích biệt khấp: câu này ý nói các vị thần núi không nỡ rời xa vị Thiền sư tu hành nơi đó, họ mong muốn ngài vẫn sống lâu dài hơn nữa trong núi này, cho nên hiện thành con mãng xà đến nơi ấy rơi nước mắt. “Tích biệt khấp” ở đây ý nói họ khóc.
Khê thủy tuyệt lưu chí bi ai: nước trong khe, suối ngừng chảy, đây cũng biểu thị hiện tượng bi ai, thương tiếc.
Thảo một giai bạch tề thị biến: khi Thiền sư Huệ Phương viên tịch, cây cỏ hoa lá đều biến thành màu trắng, tất cả đều là màu trắng, đây là biểu trưng cảnh tượng bi thương, luyến tiếc. Như vậy chúng ta thấy, bậc thánh lúc viên tịch, cỏ cây hoa lá đều ngậm ngùi đau thương, cỏ cây đều khóc thương! Thậm chí nước trong khe suối đều phải ngừng chảy, đều bày tỏ sự bi ai, luyến tiếc. Những hiện tượng trên đều biểu thị lúc ngài viên tịch, mọi cảnh vật trong thiên nhiên đều biến động thay đổi, không như thường lệ.
Thiên địa đồng khốc đống lương tài: lúc này trời đất cũng đều như muốn khóc. Các vị Phật, Bồ tát đều phải viên tịch, còn chúng sanh trong thế gian lại bị đọa lạc trầm luận trong biển khổ.