Nguyên văn:
師,潤州江寧人,姓張氏。幼出家,年三十游黃梅,依忍大師座下,聞法心開。復值方禪師,為之印可。及黃梅垂滅,謂弟子玄賾曰:「後傳吾法者,可有十人,金陵法持是其一也。」唐長安二年,終於金陵延祚寺無常院,遺誡露骸松下,飼諸鳥獸。迎出日,空中有神旛西來,繞山數匝,所居故院竹園,林木變白,七日而止。壽六十八臘。
贊曰
黃梅聞法 牛頭受記 傑出威師 綿遠相繼
露骸松下 含生等利 慧日長明 輝天耀地
或說偈曰
江寧張氏育奇才 年幼出家暢所懷
黃梅聞法傳心印 青松捨肉施骨骸
空中神旛來西域 竹園喬木向東白
大聖化物無方隅 千秋後世莫徘徊
Âm Hán Việt:
Sư, Nhuận Châu Giang Ninh nhân, tính Trương thị. Ấu xuất gia, niên tam thập du Huỳnh Mai, y Nhẫn Đại sư tòa hạ, văn pháp tâm khai. Phục Trực Phương Thiền sư, vi chi ấn khả. Cập Huỳnh Mai thùy diệt, vị đệ tử Huyền Trách viết: “hậu truyền ngô pháp giả, khả hữu thập nhân, kim lăng pháp trì thị kỳ nhất dã”. Đường Trường An nhị niên, chung ư kim lăng Diên Tộ tự vô thường viện, di giới lộ hài tùng hạ, tự chư điểu thú. Nghinh xuất nhật, không trung hữu thần phan tây lai, nhiễu sơn số táp, sở cư cố viện trúc viên, lâm mộc biến bạch, thất nhật nhi chỉ. Thọ lục thập bát lạp.
Tán viết:
Huỳnh Mai văn pháp
Ngưu Đầu thọ ký
Kiệt xuất uy sư
Miên viễn tương kế
Lộ hài tùng hạ
Hàm sinh đẳng lợi
Huệ nhật trường minh
Huy thiên diệu địa
Hoặc thuyết kệ viết:
Giang Ninh Trương thị dục kỳ tài
Niên ấu xuất gia sướng sở hoài
Huỳnh Mai văn pháp truyền tâm ấn
Thanh tùng xả nhục thí cốt hài
Không trung thần phan lai tây vực
Trúc viên kiều mộc hướng đông bạch
Đại thánh hóa vật vô phương ngung
Thiên thu hậu thế mạc bồi hồi.
Dịch:
Thiền sư họ Trương, người Giang Ninh, Nhuận Châu. Từ bé đã xuất gia, năm ngài 30 tuổi đi du phương đến đạo tràng Huỳnh Mai, nương theo Tổ Hoằng Nhẫn nghe kinh học pháp, khai mở tâm tánh. Sau đó gặp được Thiền sư Phương ấn chứng. Đến lúc Tổ Hoằng Nhẫn tịch diệt, ngài nói với đệ tử tên là Huyền Trách rằng: “sau này có 10 người nối truyền và hoằng dương giáo pháp của ta, trong đó Thiền sư Pháp Trì tại Kim Lăng là một trong những vị ấy”. Vào niên hiệu Trường An năm thứ 2 đời Đường, Thiền sư Pháp Trì viên tịch tại viện Vô Thường, chùa Diên Tộ, huyện Kim Lăng, lúc sắp viên tịch Thiền sư đã căn dặn hàng môn đồ rằng, sau khi ngài viên tịch, đem thi hài của ngài để dưới gốc cây tùng, để bố thí cho các loài chim thú ăn. Sáng hôm sau, trên không trung có phướn thần từ phía Tây đến, rồi đi nhiễu quanh núi mấy vòng, khi ấy trong vườn trúc chỗ Thiền sư an trú trước đây, tất cả cây cối đều biến thành màu trắng trong suốt 7 ngày mới dứt. Thiền sư Pháp Trì thọ mạng 68 tuổi.
Bài tán nói:
Nghe pháp tại Hoàng Mai
Thọ ký tại Ngưu Đầu
Bậc uy nghi kiệt xuất
Nối truyền pháp lâu dài.
Thi hài dưới cội tùng
Sanh linh đều lợi lạc
Tuệ nhật chiếu muôn phương
Đất trời khắp sáng tỏ.
Hoặc nói kệ rằng:
Họ Trương tài trí tại Giang Ninh
Thuở ấu xuất gia thỏa ước nguyền
Huỳnh Mai nghe pháp truyền tâm ấn
Dưới cội cây tùng thí nhục thân
Trên không thần phướn từ Tây đến
Vườn trúc cây xanh biến trắng xóa
Bậc thánh giáo hóa không phân biệt
Đời sau muôn thuở chẳng ngại ngần.
Giảng:
Đây là Thiền sư Pháp Trì đời thứ 35 tại núi Ngưu Đầu.
Sư, Nhuận Châu Giang Ninh nhân, tính Trương thị: Thiền sư Pháp Trì họ Trương, người Giang Ninh Nhuận Châu (nay là Nam Kinh). Ấu xuất gia, niên tam thập du Huỳnh Mai, y Nhẫn Đại sư tòa hạ, văn pháp tâm khai: Ngài xuất gia lúc còn trẻ. Năm 30 tuổi, ngài đến huyện Huỳnh Mai tỉnh Hồ Bắc tiếp cận với ngũ tổ Hoằng Nhẫn, lúc ấy mỗi ngày ngài đều đến nghe tổ Hoằng Nhẫn thuyết pháp, sau đó khai ngộ. Phục Trực Phương Thiền sư, vi chi ấn khả: về sau lại gặp được Thiền sư Huệ Phương ấn chứng khiến ngài được khai ngộ.
Cập Huỳnh Mai thùy diệt, vị đệ tử Huyền Trách viết: hậu truyền ngô pháp giả, khả hữu thập nhân, kim lăng pháp trì thị kỳ nhất dã: đến khi ngũ tổ Hoằng Nhẫn sắp viên tịch, ngài bèn nói với đệ tử tên Huyền Trách rằng: “sau này có 10 vị có thể đảm nhận công việc truyền thừa giáo pháp của ta. Trong đó có Thiền sư Pháp Trì là một trong những vị có thể gánh vác công việc hoằng truyền pháp ấn tại Kim Lăng”.
Đường Trường An nhị niên, chung ư kim lăng Diên Tộ tự vô thường viện: hoàng đế Tắc Thiên, tức Võ Hậu, niên hiệu Trường An năm thứ hai đời nhà Đường, Thiền sư Pháp Trì viên tịch tại viện Vô Thường, chùa Diên Tộ ở Kim Lăng. Di giới lộ hài tùng hạ, tự chư điểu thú: sau đó ngài để lại lời di huấn căn dặn đệ tử ngài, phải đem di thể của ngài đặt dưới gốc cây tùng để loài chim sẻ và thú dữ đến ăn thịt.
Nghinh xuất nhật, không trung hữu thần phan tây lai, nhiễu sơn số táp: đến lúc đưa nhục thân của ngài ra khỏi phòng, trên không trung từ phía Tây của những đám mây bổng xuất hiện tràng phan bảo cái, lúc bấy giờ như có chư thiên cầm những cờ phướn đi nhiễu phía bên phải nhiều vòng chỗ phòng thất ngài ở. Sở cư cố viện trúc viên, lâm mộc biến bạch, thất nhật nhi chỉ: tại viện Vô Thường nơi ngài an trú, những bụi trúc và cây rừng chung quanh đó đều biến thành màu trắng trong suốt 7 ngày. Thọ lục thập bát lạp: Thiền sư Pháp Trì thọ mạng 68 tuổi.
Bài tán nói:
Đây là bài kệ tán thán của Thiền sư Pháp Trì.
Huỳnh Mai văn pháp, Ngưu Đầu thọ ký: Thiền sư Pháp Trì nghe Ngũ tổ Huỳnh Mai thuyết pháp tại núi Ngưu Đầu và được Tổ thọ ký rằng, Thiền sư Pháp Trì là vị có thể truyền thừa diệu pháp.
Kiệt xuất uy sư, miên viễn tương kế: Ngài là một nhân tài kiệt xuất trong Phật giáo, có đầy đủ uy nghi phẩm hạnh, rất được tôn kính. Thiền sư Pháp Trì đã kế thừa chư Phật, chư Tổ hoằng truyền thiền pháp ngày một hưng thịnh.
Lộ hài tùng hạ, hàm sinh đẳng lợi: lúc sắp viên tịch, Thiền sư Pháp Trì đã căn dặn hàng môn đồ của ngài nên đem nhục thân của ngài để dưới gốc cây tùng, để cúng dường bình đẳng cho các loài chim thú cùng nhau ăn.
Huệ nhật trường minh, huy thiên diệu địa: ngài ví như mặt trời trí tuệ, thường chiếu rọi ánh sáng đến khắp trong trời đất, làm tốt đẹp trời đất, khiến cho cả đất trời đều được trang nghiêm.
Hoặc nói kệ rằng:
Đây thật là không có chuyện gì nên tìm việc để làm, giống như vẽ vời thêm chuyện. Tuy là chuyện thừa, nhưng cũng để biểu hiện sự tâm đắc của mình, đây hoàn toàn chẳng phải sao chép trên sách. Vậy tôi xin nói bài kệ như sau:
Giang Ninh Trương thị dục kỳ tài: tại Giang Ninh nay là Nam Kinh, có gia đình họ Trương hạ sinh một bé trai rất là đặc biệt. Nó đọc chữ bằng phần mông! Hôm nay tôi nghe một người nào đó nói: “có bài báo viết rằng, tại Bắc Kinh có đứa bé gái đọc chữ bằng phần mông”. Đây quả là một chuyện hài! Phần mông lại biết đọc chữ, còn đầu nó lại không đọc chữ được ư? Chữ đó ngửi nghe mùi thối ư? Trong bài kệ dùng hai chữ “kỳ tài” nghĩa là thông minh, tức chỉ đứa bé có bộ nhớ rất tốt. Nên nói đó là đứa bé rất đặc biệt, khác lạ hơn người bình thường. Vì sao vậy?
Niên ấu xuất gia sướng sở hoài: Thiền sư Pháp Trì từ bé đã phát tâm xuất gia, theo Phật giáo gọi là đồng chân xuất gia. Tức chỉ cho những vị chưa lập gia đình, nếu là người nam thì chưa có bạn gái hoặc người nữ thì chưa có bạn trai. Tất nhiên ở đây Thiền sư là người nam, chẳng phải là nữ. Vì vậy lúc ngài xuất gia hoàn toàn chưa có bạn gái. Trong bài kệ nói “sướng sở hoài” tức chỉ lúc ngài xuất gia với một chí nguyện vô cùng hoan hỷ khoái lạc, vì tâm nguyện mà phát khởi xuất gia, chớ chẳng phải muốn xuất gia, nếu thực hiện không được lại trở về lập gia đình. Một khi lập gia thất thì bị dính mắc, khi ấy muốn xuất gia cũng không thực hiện được chí nguyện. Đó gọi là không thể “sướng sở hoài”, nhưng đối với Thiền sư thì đã được “sướng sở hoài” tức đã hoàn thành được ước nguyện của mình.
Huỳnh Mai văn pháp truyền tâm ấn: sau khi xuất gia rồi, Thiền sư Pháp Trì đến chỗ Ngũ tổ Hoằng Nhẫn nghe giảng thuyết Phật pháp. Về sau ngài được Ngũ tổ truyền trao pháp môn tâm ấn. Đó gọi là “chánh pháp nhãn tạng, giáo ngoại biệt truyền, dĩ tâm tức tâm, bất lập văn tự”. Chánh pháp nhãn tạng này tức nói Thiền sư Pháp Trì được tổ truyền trao tâm ấn của Phật, cũng gọi là pháp tâm ấn. Ở đây trong lòng chúng ta đều biết rõ, dùng tâm ấn tâm, tức dùng chân lý Phật pháp để khế ước, ngầm thỏa thuận với nhau.
Thanh tùng xả nhục thí cốt hài: câu này thường dùng trong đối liễn. Ở đây hai chữ “Huỳnh Mai” đối với “thanh tùng”, thật là tuyệt! kế đến “văn pháp” đối với “xả nhục”, văn pháp nghĩa là nghe pháp từ bên ngoài, còn xả nhục tức xả bỏ nhục thân từ bên trong. Sau cùng là “truyền tâm ấn” đối với “thí cốt hài”, cốt hài chỉ cho thi thể không cần nữa, đem bố thí cho chúng sanh. Như vậy phải chăng tất cả đều phá bỏ chấp trước? Cho nên về sau lúc viên tịch Thiền sư Pháp Trì đã căn dặn đệ tử đem thi thể của ngài bố thí cho thế giới, cho chúng sanh.
Vì vậy các vị đều phải nên ghi nhớ: Cả đời của tôi chẳng cần gì cả, đợi đến lúc sau khi tôi viên tịch, tôi cũng không cần bố thí thân mạng này cho loài chim thú ăn, vì các loài chim thú ấy không biết có phát tâm bồ đề không. Vậy nên đem thi thể này thiêu đốt, rồi đem tro xương rải trong hư không, để tro xương này biến khắp hư không pháp giới, chỉ cần một làn gió thổi đến sẽ khiến tro tàn kia bay khắp nơi, nơi nào có một hạt vi trần, có một chút tro xương bay đến, thì tôi sẽ hóa độ chúng sanh nơi ấy khiến cho họ đều được thành Phật! Các vị nhớ rõ cứ làm y như vậy, tôi không cần nhà thờ, tháp miếu, cũng không cần nhục thân. Nhục thân này tùy tiện xử lý hoặc là khi các loài chuột không có thực vật ăn thì cứ cho chúng ăn vậy. Tôi chỉ muốn công bằng, không thiên vị, không nên chỉ bố thí cho một con chuột nào, phải nên bố thí cho tất cả chúng sanh. Các vị thấy thấy làm như vậy có được không? Vì thế tôi cũng không muốn để thi hài dưới gốc cây tùng để cho các loài chim thú ăn.
Không trung thần phan lai tây vực: câu này muốn miêu tả cảnh giới từ trên không trung cờ phướn từ phương Tây xuất hiện, đây tức chứng minh Bồ tát thị hiện đến tiếp dẫn ngài.
Trúc viên kiều mộc hướng đông bạch: trên miêu tả cờ phướn xuất hiện từ hướng Tây, dưới đối lại “hướng Đông bạch” đây chỉ cho sự tương đối! lại nữa những hàng cây to nghiêng rạp xuống như tỏ ý cuối đầu về hướng Đông của Thiền sư Pháp Trì để đảnh lễ.
Đại thánh hóa vật vô phương ngung: câu này ý nói vị thánh nhân này giáo hóa chúng sanh không có phương pháp cố định, cũng chẳng phân biệt chủng tộc, ngài không nói: “anh là người Trung Hoa, tôi không hóa độ anh, anh là người Mỹ nên tôi rất ghét anh”. Nói tóm lại, Thiền sư Pháp Trì hoàn toàn chẳng có quan niệm phân biệt chủng tộc, cũng chẳng có tư tưởng nhân ngã, tất cả đều bình đẳng. Ngài chẳng bao giờ khởi niệm “ồ, anh là người Triều Tiên, tôi phải tránh xa anh!”, ngài chẳng phải là người như vậy. Cho nên mới nói bậc đại thánh này giáo hóa khắp nơi, không phân biệt chấp trước một nơi nào.
Thiên thu hậu thế mạc bồi hồi: đối với Thiền sư Pháp Trì, chúng ta là người đời sau. Trải qua ngàn năm, chúng ta đoàn hậu tấn nhìn thấy chư vị tiền bối tu hành như vậy, có những thành tựu như vậy, nên chúng ta không thể đứng tại chỗ đợi chờ. Nói muốn đi hướng này, nhưng lại nghĩ thế này, suy tư thế kia, “xuất gia, kết hôn, hướng nào tốt đây?” cứ chần chừ, lưỡng lự mãi, không chắc chắn hướng nào. Một chân bước hai bên, vừa muốn lên thuyền đi hướng Bắc, lại muốn đổi ý đi hướng Nam. Vậy đi hướng nào là tốt? Chớ như vậy! Nếu cứ bâng khuâng lưỡng lự mãi, thì hướng nào cũng không đi được, Giang Bắc, Giang Nam cả hai đều không đến được, như vậy tức tự mình bỏ lỡ cơ hội.
Trong câu kệ dùng từ “bồi hồi” tức chỉ người đứng một chỗ, không biết đi hướng nào. Đi hướng này không được, đi hướng kia cũng không đúng, gọi đó là bồi hồi, chẳng chú ý. Nói là tu hành, hạ thủ công phu, nhưng lại nghĩ “ngủ chút cũng tốt”. Muốn ngồi thiền nhưng lại nghĩ: “ồ, mình ngủ vẫn chưa đủ, thôi thì đi ngủ vậy!” lên giường nằm ngủ lại hối hận nghĩ rằng: “Mình phải nên ngồi thiền mới đúng” kết quả ngủ cũng không yên mà ngồi thiền cũng chẳng được, đó gọi là lưỡng lự. Đó chỉ là những ví dụ đơn giản, sâu xa hơn nữa tức các vị tự mình muốn thực hành, nhưng lại cứ mãi đắn đo suy tư… đó chính là bị hoàn cảnh chi phối, không làm chủ được mình.
師,潤州江寧人,姓張氏。幼出家,年三十游黃梅,依忍大師座下,聞法心開。復值方禪師,為之印可。及黃梅垂滅,謂弟子玄賾曰:「後傳吾法者,可有十人,金陵法持是其一也。」唐長安二年,終於金陵延祚寺無常院,遺誡露骸松下,飼諸鳥獸。迎出日,空中有神旛西來,繞山數匝,所居故院竹園,林木變白,七日而止。壽六十八臘。
贊曰
黃梅聞法 牛頭受記 傑出威師 綿遠相繼
露骸松下 含生等利 慧日長明 輝天耀地
或說偈曰
江寧張氏育奇才 年幼出家暢所懷
黃梅聞法傳心印 青松捨肉施骨骸
空中神旛來西域 竹園喬木向東白
大聖化物無方隅 千秋後世莫徘徊
Âm Hán Việt:
Sư, Nhuận Châu Giang Ninh nhân, tính Trương thị. Ấu xuất gia, niên tam thập du Huỳnh Mai, y Nhẫn Đại sư tòa hạ, văn pháp tâm khai. Phục Trực Phương Thiền sư, vi chi ấn khả. Cập Huỳnh Mai thùy diệt, vị đệ tử Huyền Trách viết: “hậu truyền ngô pháp giả, khả hữu thập nhân, kim lăng pháp trì thị kỳ nhất dã”. Đường Trường An nhị niên, chung ư kim lăng Diên Tộ tự vô thường viện, di giới lộ hài tùng hạ, tự chư điểu thú. Nghinh xuất nhật, không trung hữu thần phan tây lai, nhiễu sơn số táp, sở cư cố viện trúc viên, lâm mộc biến bạch, thất nhật nhi chỉ. Thọ lục thập bát lạp.
Tán viết:
Huỳnh Mai văn pháp
Ngưu Đầu thọ ký
Kiệt xuất uy sư
Miên viễn tương kế
Lộ hài tùng hạ
Hàm sinh đẳng lợi
Huệ nhật trường minh
Huy thiên diệu địa
Hoặc thuyết kệ viết:
Giang Ninh Trương thị dục kỳ tài
Niên ấu xuất gia sướng sở hoài
Huỳnh Mai văn pháp truyền tâm ấn
Thanh tùng xả nhục thí cốt hài
Không trung thần phan lai tây vực
Trúc viên kiều mộc hướng đông bạch
Đại thánh hóa vật vô phương ngung
Thiên thu hậu thế mạc bồi hồi.
Dịch:
Thiền sư họ Trương, người Giang Ninh, Nhuận Châu. Từ bé đã xuất gia, năm ngài 30 tuổi đi du phương đến đạo tràng Huỳnh Mai, nương theo Tổ Hoằng Nhẫn nghe kinh học pháp, khai mở tâm tánh. Sau đó gặp được Thiền sư Phương ấn chứng. Đến lúc Tổ Hoằng Nhẫn tịch diệt, ngài nói với đệ tử tên là Huyền Trách rằng: “sau này có 10 người nối truyền và hoằng dương giáo pháp của ta, trong đó Thiền sư Pháp Trì tại Kim Lăng là một trong những vị ấy”. Vào niên hiệu Trường An năm thứ 2 đời Đường, Thiền sư Pháp Trì viên tịch tại viện Vô Thường, chùa Diên Tộ, huyện Kim Lăng, lúc sắp viên tịch Thiền sư đã căn dặn hàng môn đồ rằng, sau khi ngài viên tịch, đem thi hài của ngài để dưới gốc cây tùng, để bố thí cho các loài chim thú ăn. Sáng hôm sau, trên không trung có phướn thần từ phía Tây đến, rồi đi nhiễu quanh núi mấy vòng, khi ấy trong vườn trúc chỗ Thiền sư an trú trước đây, tất cả cây cối đều biến thành màu trắng trong suốt 7 ngày mới dứt. Thiền sư Pháp Trì thọ mạng 68 tuổi.
Bài tán nói:
Nghe pháp tại Hoàng Mai
Thọ ký tại Ngưu Đầu
Bậc uy nghi kiệt xuất
Nối truyền pháp lâu dài.
Thi hài dưới cội tùng
Sanh linh đều lợi lạc
Tuệ nhật chiếu muôn phương
Đất trời khắp sáng tỏ.
Hoặc nói kệ rằng:
Họ Trương tài trí tại Giang Ninh
Thuở ấu xuất gia thỏa ước nguyền
Huỳnh Mai nghe pháp truyền tâm ấn
Dưới cội cây tùng thí nhục thân
Trên không thần phướn từ Tây đến
Vườn trúc cây xanh biến trắng xóa
Bậc thánh giáo hóa không phân biệt
Đời sau muôn thuở chẳng ngại ngần.
Giảng:
Đây là Thiền sư Pháp Trì đời thứ 35 tại núi Ngưu Đầu.
Sư, Nhuận Châu Giang Ninh nhân, tính Trương thị: Thiền sư Pháp Trì họ Trương, người Giang Ninh Nhuận Châu (nay là Nam Kinh). Ấu xuất gia, niên tam thập du Huỳnh Mai, y Nhẫn Đại sư tòa hạ, văn pháp tâm khai: Ngài xuất gia lúc còn trẻ. Năm 30 tuổi, ngài đến huyện Huỳnh Mai tỉnh Hồ Bắc tiếp cận với ngũ tổ Hoằng Nhẫn, lúc ấy mỗi ngày ngài đều đến nghe tổ Hoằng Nhẫn thuyết pháp, sau đó khai ngộ. Phục Trực Phương Thiền sư, vi chi ấn khả: về sau lại gặp được Thiền sư Huệ Phương ấn chứng khiến ngài được khai ngộ.
Cập Huỳnh Mai thùy diệt, vị đệ tử Huyền Trách viết: hậu truyền ngô pháp giả, khả hữu thập nhân, kim lăng pháp trì thị kỳ nhất dã: đến khi ngũ tổ Hoằng Nhẫn sắp viên tịch, ngài bèn nói với đệ tử tên Huyền Trách rằng: “sau này có 10 vị có thể đảm nhận công việc truyền thừa giáo pháp của ta. Trong đó có Thiền sư Pháp Trì là một trong những vị có thể gánh vác công việc hoằng truyền pháp ấn tại Kim Lăng”.
Đường Trường An nhị niên, chung ư kim lăng Diên Tộ tự vô thường viện: hoàng đế Tắc Thiên, tức Võ Hậu, niên hiệu Trường An năm thứ hai đời nhà Đường, Thiền sư Pháp Trì viên tịch tại viện Vô Thường, chùa Diên Tộ ở Kim Lăng. Di giới lộ hài tùng hạ, tự chư điểu thú: sau đó ngài để lại lời di huấn căn dặn đệ tử ngài, phải đem di thể của ngài đặt dưới gốc cây tùng để loài chim sẻ và thú dữ đến ăn thịt.
Nghinh xuất nhật, không trung hữu thần phan tây lai, nhiễu sơn số táp: đến lúc đưa nhục thân của ngài ra khỏi phòng, trên không trung từ phía Tây của những đám mây bổng xuất hiện tràng phan bảo cái, lúc bấy giờ như có chư thiên cầm những cờ phướn đi nhiễu phía bên phải nhiều vòng chỗ phòng thất ngài ở. Sở cư cố viện trúc viên, lâm mộc biến bạch, thất nhật nhi chỉ: tại viện Vô Thường nơi ngài an trú, những bụi trúc và cây rừng chung quanh đó đều biến thành màu trắng trong suốt 7 ngày. Thọ lục thập bát lạp: Thiền sư Pháp Trì thọ mạng 68 tuổi.
Bài tán nói:
Đây là bài kệ tán thán của Thiền sư Pháp Trì.
Huỳnh Mai văn pháp, Ngưu Đầu thọ ký: Thiền sư Pháp Trì nghe Ngũ tổ Huỳnh Mai thuyết pháp tại núi Ngưu Đầu và được Tổ thọ ký rằng, Thiền sư Pháp Trì là vị có thể truyền thừa diệu pháp.
Kiệt xuất uy sư, miên viễn tương kế: Ngài là một nhân tài kiệt xuất trong Phật giáo, có đầy đủ uy nghi phẩm hạnh, rất được tôn kính. Thiền sư Pháp Trì đã kế thừa chư Phật, chư Tổ hoằng truyền thiền pháp ngày một hưng thịnh.
Lộ hài tùng hạ, hàm sinh đẳng lợi: lúc sắp viên tịch, Thiền sư Pháp Trì đã căn dặn hàng môn đồ của ngài nên đem nhục thân của ngài để dưới gốc cây tùng, để cúng dường bình đẳng cho các loài chim thú cùng nhau ăn.
Huệ nhật trường minh, huy thiên diệu địa: ngài ví như mặt trời trí tuệ, thường chiếu rọi ánh sáng đến khắp trong trời đất, làm tốt đẹp trời đất, khiến cho cả đất trời đều được trang nghiêm.
Hoặc nói kệ rằng:
Đây thật là không có chuyện gì nên tìm việc để làm, giống như vẽ vời thêm chuyện. Tuy là chuyện thừa, nhưng cũng để biểu hiện sự tâm đắc của mình, đây hoàn toàn chẳng phải sao chép trên sách. Vậy tôi xin nói bài kệ như sau:
Giang Ninh Trương thị dục kỳ tài: tại Giang Ninh nay là Nam Kinh, có gia đình họ Trương hạ sinh một bé trai rất là đặc biệt. Nó đọc chữ bằng phần mông! Hôm nay tôi nghe một người nào đó nói: “có bài báo viết rằng, tại Bắc Kinh có đứa bé gái đọc chữ bằng phần mông”. Đây quả là một chuyện hài! Phần mông lại biết đọc chữ, còn đầu nó lại không đọc chữ được ư? Chữ đó ngửi nghe mùi thối ư? Trong bài kệ dùng hai chữ “kỳ tài” nghĩa là thông minh, tức chỉ đứa bé có bộ nhớ rất tốt. Nên nói đó là đứa bé rất đặc biệt, khác lạ hơn người bình thường. Vì sao vậy?
Niên ấu xuất gia sướng sở hoài: Thiền sư Pháp Trì từ bé đã phát tâm xuất gia, theo Phật giáo gọi là đồng chân xuất gia. Tức chỉ cho những vị chưa lập gia đình, nếu là người nam thì chưa có bạn gái hoặc người nữ thì chưa có bạn trai. Tất nhiên ở đây Thiền sư là người nam, chẳng phải là nữ. Vì vậy lúc ngài xuất gia hoàn toàn chưa có bạn gái. Trong bài kệ nói “sướng sở hoài” tức chỉ lúc ngài xuất gia với một chí nguyện vô cùng hoan hỷ khoái lạc, vì tâm nguyện mà phát khởi xuất gia, chớ chẳng phải muốn xuất gia, nếu thực hiện không được lại trở về lập gia đình. Một khi lập gia thất thì bị dính mắc, khi ấy muốn xuất gia cũng không thực hiện được chí nguyện. Đó gọi là không thể “sướng sở hoài”, nhưng đối với Thiền sư thì đã được “sướng sở hoài” tức đã hoàn thành được ước nguyện của mình.
Huỳnh Mai văn pháp truyền tâm ấn: sau khi xuất gia rồi, Thiền sư Pháp Trì đến chỗ Ngũ tổ Hoằng Nhẫn nghe giảng thuyết Phật pháp. Về sau ngài được Ngũ tổ truyền trao pháp môn tâm ấn. Đó gọi là “chánh pháp nhãn tạng, giáo ngoại biệt truyền, dĩ tâm tức tâm, bất lập văn tự”. Chánh pháp nhãn tạng này tức nói Thiền sư Pháp Trì được tổ truyền trao tâm ấn của Phật, cũng gọi là pháp tâm ấn. Ở đây trong lòng chúng ta đều biết rõ, dùng tâm ấn tâm, tức dùng chân lý Phật pháp để khế ước, ngầm thỏa thuận với nhau.
Thanh tùng xả nhục thí cốt hài: câu này thường dùng trong đối liễn. Ở đây hai chữ “Huỳnh Mai” đối với “thanh tùng”, thật là tuyệt! kế đến “văn pháp” đối với “xả nhục”, văn pháp nghĩa là nghe pháp từ bên ngoài, còn xả nhục tức xả bỏ nhục thân từ bên trong. Sau cùng là “truyền tâm ấn” đối với “thí cốt hài”, cốt hài chỉ cho thi thể không cần nữa, đem bố thí cho chúng sanh. Như vậy phải chăng tất cả đều phá bỏ chấp trước? Cho nên về sau lúc viên tịch Thiền sư Pháp Trì đã căn dặn đệ tử đem thi thể của ngài bố thí cho thế giới, cho chúng sanh.
Vì vậy các vị đều phải nên ghi nhớ: Cả đời của tôi chẳng cần gì cả, đợi đến lúc sau khi tôi viên tịch, tôi cũng không cần bố thí thân mạng này cho loài chim thú ăn, vì các loài chim thú ấy không biết có phát tâm bồ đề không. Vậy nên đem thi thể này thiêu đốt, rồi đem tro xương rải trong hư không, để tro xương này biến khắp hư không pháp giới, chỉ cần một làn gió thổi đến sẽ khiến tro tàn kia bay khắp nơi, nơi nào có một hạt vi trần, có một chút tro xương bay đến, thì tôi sẽ hóa độ chúng sanh nơi ấy khiến cho họ đều được thành Phật! Các vị nhớ rõ cứ làm y như vậy, tôi không cần nhà thờ, tháp miếu, cũng không cần nhục thân. Nhục thân này tùy tiện xử lý hoặc là khi các loài chuột không có thực vật ăn thì cứ cho chúng ăn vậy. Tôi chỉ muốn công bằng, không thiên vị, không nên chỉ bố thí cho một con chuột nào, phải nên bố thí cho tất cả chúng sanh. Các vị thấy thấy làm như vậy có được không? Vì thế tôi cũng không muốn để thi hài dưới gốc cây tùng để cho các loài chim thú ăn.
Không trung thần phan lai tây vực: câu này muốn miêu tả cảnh giới từ trên không trung cờ phướn từ phương Tây xuất hiện, đây tức chứng minh Bồ tát thị hiện đến tiếp dẫn ngài.
Trúc viên kiều mộc hướng đông bạch: trên miêu tả cờ phướn xuất hiện từ hướng Tây, dưới đối lại “hướng Đông bạch” đây chỉ cho sự tương đối! lại nữa những hàng cây to nghiêng rạp xuống như tỏ ý cuối đầu về hướng Đông của Thiền sư Pháp Trì để đảnh lễ.
Đại thánh hóa vật vô phương ngung: câu này ý nói vị thánh nhân này giáo hóa chúng sanh không có phương pháp cố định, cũng chẳng phân biệt chủng tộc, ngài không nói: “anh là người Trung Hoa, tôi không hóa độ anh, anh là người Mỹ nên tôi rất ghét anh”. Nói tóm lại, Thiền sư Pháp Trì hoàn toàn chẳng có quan niệm phân biệt chủng tộc, cũng chẳng có tư tưởng nhân ngã, tất cả đều bình đẳng. Ngài chẳng bao giờ khởi niệm “ồ, anh là người Triều Tiên, tôi phải tránh xa anh!”, ngài chẳng phải là người như vậy. Cho nên mới nói bậc đại thánh này giáo hóa khắp nơi, không phân biệt chấp trước một nơi nào.
Thiên thu hậu thế mạc bồi hồi: đối với Thiền sư Pháp Trì, chúng ta là người đời sau. Trải qua ngàn năm, chúng ta đoàn hậu tấn nhìn thấy chư vị tiền bối tu hành như vậy, có những thành tựu như vậy, nên chúng ta không thể đứng tại chỗ đợi chờ. Nói muốn đi hướng này, nhưng lại nghĩ thế này, suy tư thế kia, “xuất gia, kết hôn, hướng nào tốt đây?” cứ chần chừ, lưỡng lự mãi, không chắc chắn hướng nào. Một chân bước hai bên, vừa muốn lên thuyền đi hướng Bắc, lại muốn đổi ý đi hướng Nam. Vậy đi hướng nào là tốt? Chớ như vậy! Nếu cứ bâng khuâng lưỡng lự mãi, thì hướng nào cũng không đi được, Giang Bắc, Giang Nam cả hai đều không đến được, như vậy tức tự mình bỏ lỡ cơ hội.
Trong câu kệ dùng từ “bồi hồi” tức chỉ người đứng một chỗ, không biết đi hướng nào. Đi hướng này không được, đi hướng kia cũng không đúng, gọi đó là bồi hồi, chẳng chú ý. Nói là tu hành, hạ thủ công phu, nhưng lại nghĩ “ngủ chút cũng tốt”. Muốn ngồi thiền nhưng lại nghĩ: “ồ, mình ngủ vẫn chưa đủ, thôi thì đi ngủ vậy!” lên giường nằm ngủ lại hối hận nghĩ rằng: “Mình phải nên ngồi thiền mới đúng” kết quả ngủ cũng không yên mà ngồi thiền cũng chẳng được, đó gọi là lưỡng lự. Đó chỉ là những ví dụ đơn giản, sâu xa hơn nữa tức các vị tự mình muốn thực hành, nhưng lại cứ mãi đắn đo suy tư… đó chính là bị hoàn cảnh chi phối, không làm chủ được mình.