Nguyên văn:
師,延陵人也,俗姓馬。參威禪師,悟旨;復居京口鶴林寺。一日,有屠者裕謁,願就所居辦供;師欣然往,眾皆見訝。師曰:「佛性平等,賢愚一致;但可度者,吾即度之。何差別之有?」僧問:「如何是西來意?」師曰:「會即不會,疑即不疑。」又曰:「不會不疑底,不疑不會底。」又有僧扣門,師問:「是甚麼人?」曰:「是僧。」師曰:「非但是僧,佛來亦不著。」曰:「為甚麼不著?」師曰:「無汝棲泊處。」天寶十一年示寂,塔於黃鶴山。敕諡大律禪師,大和寶航之塔。
贊曰
佛性平等 海水味一 屠兒刀放 三塗頓息
西來何意 會即不疑 不疑不會 佛亦奚為
或說偈曰◎宣公上人作
馬氏有子玄素師 屠夫設齋供養之
眾皆訝然呼怪怪 佛性平等勿咄咄
聖凡暫異應修善 賢愚一致莫糊塗
自古真理原不二 休認蟑螂作木虱
Âm Hán Việt:
Sư, Diên Lăng nhân dã, tục tính Mã. Tham Uy Thiền sư, ngộ chỉ, phục cư kinh khẩu Hạc Lâm tự. Nhất nhật, hữu đồ giả dụ yết, nguyện tựu cư biện cung, sư hân nhiên vãng, chúng giai kiến nhạ. Sư viết: “Phật tính bình đẳng, hiền ngu nhất trí, đản khả độ giả, ngô tức độ chi. Hà sai biệt chi hữu?” tăng vấn: “như hà thị tây lai ý?” Sư viết: “hội tức bất hội, nghi tức bất nghi”. Hựu viết: “bất hội bất nghi để, bất nghi bất hội để”. Hựu hữu tăng khấu môn, sư vấn: “thị thậm ma nhân?” viết: “thị tăng”. Sư viết: “phi đản thị tăng, Phật lai diệc bất trước”. Viết” “vi thậm ma bất trước?” Sư viết: “vô nhữ thê bạc xứ”. Thiên Bảo thập nhất niên thị tịch, tháp ư Hoàng Hạc sơn. Sắc thụy Đại Luật Thiền sư, Đại Hòa Bảo Hàng chi tháp.
Tán viết:
Phật tính bình đẳng
Hải thủy vị nhất
Đồ nhi đao phóng
Tam đồ đốn tức
Tây lai hà ý
Hội tức bất ngi
Bất nghi bất hội
Phật diệc hề vi
Hoặc thuyết kệ viết – Tuyên công thượng nhân tác
Mã thị hữu tử huyền tố sư
Đồ phu thiết trai cung dưỡng chi
Chúng giai nhạ nhiên hô quái quái
Phật tính bình đẳng vật đốt đốt
Thánh phàm tạm dị ưng tu thiện
Hiền ngu nhất trí mặc hồ đồ
Tự cổ chân lý nguyên bất nhị
Hưu nhận chương lang tác mộc sắt.
Dịch:
Thiền sư họ Mã, người Diên Lăng. Nhân lúc bái kiến Thiền sư Trí Uy, bèn thấu ngộ được yếu chỉ, sau đó trở về an trú tại chùa Hạc Lâm ở Kinh Khẩu. Một hôm, có người đồ tể tên Dụ đến bái yết để mời thỉnh Thiền sư đến nhà của ông cúng dường ngọ trai, Thiền sư vui vẻ nhận lời, cả chúng tăng nghe được việc này đều rất kinh ngạc. Thiền sư bèn nói: “Phật tính bình đẳng, hiền ngu nhất trí, chỉ cần gặp người đáng độ, ta liền độ ngay. Cớ sao lại khởi tâm phân biệt?” Có vị tăng hỏi: “thế nào là tây lai ý?” Thiền sư đáp: “lãnh hội tức chẳng lãnh hội, nghi tức chẳng nghi” ngài nói tiếp: “chỗ rốt ráo của không lãnh hội, không nghi ngờ chính là chỗ rốt ráo của không nghi không lãnh hội”. Lại có vị tăng đến gõ cửa, Thiền sư bèn hỏi: “đó là ai?” vị ấy đáp: “là tăng nhân”. Thiền sư nói: “chẳng những là tăng, thậm chí Phật đến cũng chẳng lưu tâm”. Vị tăng hỏi: “vì sao lại chẳng lưu tâm?” Thiền sư đáp: “chẳng có chỗ an trú của ông”. Thiền sư viên tịch vào năm Thiên Bảo thứ 11, dựng tháp tại núi Hoàng Hạc. được vua Đường sắc phong thụy hiệu là Thiền sư Đại Luật, tháp hiệu là Đại Hòa Bảo Hàng.
Bài tán nói:
Phật tính bình đẳng
Nước biển một vị
Đồ tể buông đao
Tam đồ liền dứt
Tây lai ý gì
Hội tức không nghi
Không nghi chẳng hội
Phật cũng như vậy.
Hoặc nói kệ rằng:
Họ Mã có con chính Huyền Tố
Đồ tể thiết trai thỉnh cúng dường
Chúng tăng kinh ngạc nói lạ thay
Phật tính bình đẳng có chi đâu
Thánh phàm tạm khác nên tu thiện
Hiền ngu nhất trí chớ hồ đồ
Từ xưa chân lý vốn không hai
Chớ lầm bọ ngựa tưởng mọt cây.
Giảng:
Hôm nay tôi giảng về Thiền sư Huyền Tố tại chùa Hạc Lâm ở núi Ngưu Đài, đời thứ 37.
Sư, Diên Lăng nhân dã, tục tính Mã: Thiền sư này họ Mã, người Diên Lăng. Tham Uy Thiền sư, ngộ chỉ, phục cư Kinh Khẩu Hạc Lâm tự: lúc ngài đi tham bái Thiền sư Trí Uy, hiểu được pháp môn tâm ấn hướng thượng. Sau đó ngài trở về an trú tại chùa Hạc Lâm ở Kinh Khẩu.
Nhất nhật, hữu đồ giả dụ yết, nguyện tựu cư biện cung: một hôm, ngài gặp một người đồ tể chuyên giết các loài gia súc như heo, bò hoặc dê. Tên đồ tể này chuyên sát sinh, trong xã hội đây là ngành nghề thấp kém, thuộc dòng giống hạ liệt. Người này tên là “Dụ”, tìm đến bái kiến thăm hỏi và thỉnh Thiền sư Huyền Tố đến cửa hàng giết súc vật của ông để thọ trai. Các vị thấy, đây quả thật là một chuyện khôi hài phải không? Chỗ cửa hàng của ông ta nào là thịt heo, thịt vịt, cá… thứ chi cũng có, ông ta là một người đồ tể lại phát tâm muốn mời Hòa Thượng đến cửa hàng của ông để cúng dường buổi cơm chay.
Sư hân nhiên vãng, chúng giai kiến nhạ: chữ “hân” nghĩa là vui vẻ. Thiền sư Huyền Tố vui vẻ nhận lời thỉnh mời của ông và nói: “được thôi, tôi sẽ đến nhà của ông thọ nhận vật ứng cúng”. Sự kiện này đối với các vị Hòa Thượng khác sẽ nghĩ rằng đây là một sự việc kỳ lạ và rất đặc biệt. Một người đồ tể chuyên mổ heo giết dê lại đến mời Hòa Thượng đến cúng chay, làm sao có thể nhận lãnh vật ứng cúng được? Tất cả tăng chúng trong chùa đều rất kinh ngạc, cho rằng việc này chẳng đúng pháp.
Sư viết: “Phật tính bình đẳng, hiền ngu nhất trí: Thiền sư Huyền Tố bèn nói, các vị chớ nên lo lắng, cũng không nên sinh lòng hoài nghi. Phật tính là bình đẳng, người đồ tể giết heo cũng có Phật tính, tương lai ông ấy cũng có thể thành Phật đấy. Phật tính bình đẳng này chẳng phân biệt, bất luận là người thiện lành hay kẻ xấu ác đều như nhau cả. Phật giáo nói như vậy, thế thì thiện ác có lẫn lộn không? “Phật tính bình đẳng”, cho dù giết bao nhiêu người Phật tính cũng không giảm bớt, cứu bao nhiêu người Phật tính cũng chẳng tăng thêm. Thế thì vì sao người ta phải cứu giúp người, mà không giết nhiều người? Các vị thử suy nghĩ điều này xem thế nào.
Chẳng phải là như vậy, Phật tính tuy bình đẳng, ai cũng có đầy đủ Phật tính, nhưng ở đây nói “hiền ngu nhất trí” nghĩa là bất luận là người hiền hay kẻ ác, sống trong biển khổ mênh mông, một khi hồi đầu sẽ đến bờ giác, chỉ cần người ấy thay đổi tự tính, sửa sai thì ai cũng sẽ có cơ hội thành Phật cả, chẳng phải nói người làm ác và làm thiện đều giống nhau, không thể như vậy được.
Ví như có người nói: “thấy cũng như không thấy, không thấy cũng như thấy”. Nếu không thấy như thấy, vậy vì sao các vị phải thấy? Như nói “tốt cũng chính là xấu, xấu cũng chính là tốt, chẳng có tốt cũng chẳng có xấu, chẳng xấu cũng chẳng tốt”. Vậy thì các vị làm xấu là được rồi, cần gì phải làm tốt? Cho nên điều này không thể nói lẫn lộn được, không thể nói chung chung mơ hồ như vậy. Đúng là Phật tính đều bình đẳng như nhau, nhưng mỗi người cần phải thay đổi triệt để những tính xấu ác đang tồn tại trong con người mình, mới có thể đi đến nhất trí! Nếu mọi người không thay đổi, thì người hiền vẫn luôn hiền, người ngu mãi là ngu, chúng ta không thể nói hùa như vậy được.
Không thể nói: “tôi không tu hành hay tu hành cũng như nhau, tôi không ăn chay và ăn chay cũng chẳng khác gì!” Đây quả là mắng người vậy! Bởi vì nói tôi không tu hành hoặc tu hành, không ăn chay hoặc ăn chay, không chửi mắng người và chửi mắng người, không giết người hoặc giết người cũng đồng như nhau. Có lý lẽ như vậy không? Quả thật chẳng có. Cho nên không thể nói bao gồm như vậy được, nói như thế ví như người nuốt trọn trái táo vào cuống họng. Như Trư Bát Giới nuốt trọn trái táo vào rồi hỏi: “Anh khỉ à! Trái táo này hương vị của nó thế nào?” Sự việc như vậy các vị thấy họ thuộc người ngu si hay không ngu si?
Thế nên người thiện lành đừng ngại dũng mãnh tinh tấn thực hiện điều lành, người ác cần phải sửa tính xấu ác đổi thành tính thiện lành tốt đẹp. Các vị là người hiền lương có thể giáo hóa người ngu, người ngu nên hướng đến người hiền để học hỏi. Không thể quơ đũa cả nắm nói rằng: “ồ, bạn nói như vậy, tôi có một biện pháp dung hòa tốt nhất. Biện pháp thế nào? Tôi chẳng ăn chay cũng như ăn chay, vậy thì anh không mặc quần áo cũng như mặc quần áo, anh không ăn cơm cũng như ăn cơm, vậy thì anh đừng ăn. Đó là phương pháp của tôi, không ăn và ăn như nhau phải không? Vậy thì anh ăn làm gì cho phiền phức? anh thử nghĩ xem sao!” người kia nói, “không được, bụng tôi không bằng lòng” vậy anh học điều đó có ích lợi gì? Làm sao lại nói thiền ngoài miệng (“khẩu đầu thiền”) để giảng những điều vô dụng như vậy? không nên dùng thiền ngoài miệng giảng lời vô ích, mà phải giảng thuyết những lời chân thật, thực tại, đừng ngoài miệng nói Phật để lừa gạt người. Nếu tôi giảng kinh điển, các vị đều nói tôi mắng chửi người. “ồ, tôi mắng chửi người cũng là chẳng mắng chửi chi cả! Như vậy có đúng không?” không được nói như vậy! Tôi giảng thuyết chân lý, nhưng các vị nói tôi mắng chửi người. Thực tế tôi chẳng phải mắng chửi người, mà là giảng chân lý.
Đản khả độ giả, ngô tức độ chi. Hà sai biệt chi hữu: chỉ cần có cơ hội độ người, tôi liền độ họ. Vì sao phải khởi tâm phân biệt nặng nề như thế, vì sao phải đắn đo, lo ngại nhiều vậy? Độ người thì có chi mà sinh khởi phân biệt?
Tăng vấn: “như hà thị tây lai ý? Có một vị Hòa Thượng hỏi Thiền sư Huyền Tố rằng: “thế nào là Tây lai đại ý?” Tây lai đại ý cũng chính là ý chỉ của Tổ sư.
Sư viết: “hội tức bất hội, nghi tức bất nghi”: Thiền sư Huyền Tố bèn nói: “những gì gọi là Tây lai đại ý? Khi ông hiểu rõ, cũng giống như chẳng hiểu vậy”. Nói như vậy là thế nào? Hiểu làm sao giống như chẳng hiểu? Vậy chẳng hiểu cũng giống như hiểu ư? Như thế không đúng! Ông hiểu có thể giống không hiểu; ông không hiểu thì không thể giống như hiểu được. Nói như vậy tức ông đã hiểu rồi, chớ nên cống cao ngã mạn, đừng kiêu ngạo nói rằng: “ồ, ông biết rồi ư? Tôi đã hiểu được Tây lai đại ý là gì rồi! (tức ý chỉ của Tổ từ phương Tây) Ô, ông vẫn chưa hiểu!” đó gọi là cống cao ngã mạn, đó gọi là hiểu tức chẳng hiểu; vốn dĩ ông chưa chắc thông hiểu, ông chỉ giả mạo thông đạt thôi.
Ông hiểu rồi, không cần đi khắp nơi khoe khoang, nói rằng: “a, tôi là người đã hiểu ý chỉ của Tổ từ phương Tây đến, tôi hiểu được ý của Tổ sư!” ông không cần phải đi khắp nơi quảng cáo, thổi phồng như vậy. “có hương thơm tự nhiên của xạ hương thì đâu cần phải khoe khoang”, nếu ông thật có vật ấy, chẳng sợ không có người mua. Không cần phải đi khắp nơi tìm chủ mua. Đặc biệt là ông thật có, đâu cần phải lo lắng muốn bán đồ vật ấy đúng không? Không cần vậy. Nhân duyên thuần thục, tự nhiên chí hướng giữa thầy trò sẽ gặp nhau, khi ấy sẽ bắt đầu hành pháp. Chẳng phải giống như cái loa từ sáng đến chiều cứ phát thanh kêu la inh ỏi mãi, kêu la cho người bên cạnh nghe, chẳng phải như vậy. “Người đã thông hiểu thì không khó, việc khó sẽ chẳng hiểu”, hiểu rồi thì tất cả đều chẳng có vấn đề chi cả, không hiểu thì rất nhiều sự việc sẽ phát sinh. Cũng vậy câu nói trong chánh văn “nghi tức bất nghi” nghĩa là rốt cùng sẽ không còn nghi ngờ. Ông đã không nghi sẽ không sinh khởi niệm nghi, không sinh khởi tức sẽ không nghi.
Hựu viết: “bất hội bất nghi để, bất nghi bất hội để” nếu ông không biết thì sẽ không nghi, nếu không nghi, lại không biết. Chữ “để” là chữ không thật, hư giả, chớ truy tìm nó.
Hựu hữu tăng khấu môn: lại có vị Hòa Thượng đến gõ cửa của Thiền sư. Sư vấn: “thị thậm ma nhân?” Đây đều là cố sức khai mở cơ phong (tức chỗ vi diệu, sâu kín trong thiền cơ), ngoài miệng nói thiền để đùa giỡn! ông chớ đem việc đùa giỡn ấy cho là sự thật, đó chỉ là trò đùa, trêu chọc, bỡn cợt. Thiền sư bèn hỏi “người nào kêu cửa?”.
Viết: “thị tăng”: người kêu cửa nói: “là người xuất gia, là tăng nhân”.
Sư viết: “phi đản thị tăng, Phật lai diệc bất trước”: Thiền sư nói: “dù ông là bậc tăng nhân, thậm chí ông là Phật đến, tôi cũng chẳng để tâm đến ông!” hai chữ “bất trước” nghĩa là chẳng lưu tâm. Ý nói tôi bỏ mặc ông, cũng chẳng tiếp đãi, coi như chẳng có việc gì xảy ra.
Viết” “vi thậm ma bất trước?” vị tăng nghe Thiền sư nói xong, bèn hỏi: “vì sao Phật đến mà ngài cũng chẳng quan tâm?”
Sư viết: “vô nhữ thê bạc xứ” Thiền sư nói: “vì sao tôi chẳng quan tâm ư? Bởi vì hiện tại chẳng có nơi ông trú ngụ”. Hai chữ “thê bạc” nghĩa là nơi trú ngụ. không có nơi an trú tức ông vẫn chưa có đủ tư cách!
Thiên Bảo thập nhất niên thị tịch, tháp ư Hoàng Hạc sơn. Sắc thụy Đại Luật Thiền sư, Đại Hòa Bảo Hàng chi tháp: Thiền sư Huyền Tố viên tịch vào năm Thiên Bảo thứ 11 đời Đường Huyền Tông, hoàng đế sắc phong cho ngài hiệu là Thiền sư Đại Luật, và đã kiến lập bảo tháp tôn thờ ngài tại núi Hoàng Hạc, bảo tháp này được đặt tên là tháp Đại Hòa Bảo Hàng.
Bài tán nói:
Phật tính bình đẳng, hải thủy vị nhất: Phật tính là bình đẳng, nước trong biển chỉ thuần một vị. Vị ấy là vị gì? Các vị tự mình thưởng thức sẽ biết!
Đồ nhi đao phóng, tam đồ đốn tức: người đồ tể buông bỏ đao xuống, liền lập tức thành Phật. “Tam đồ” là chỉ cho ba cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. “đốn tức” nghĩa là dứt bỏ ngay khi ấy.
Tây lai hà ý, hội tức bất nghi: Tây lai nghĩa là gì? Nếu ông hiểu rõ tức sẽ không sinh nghi ngờ.
Bất nghi bất hội, Phật diệc hề vi: Nếu ông không nghi ngờ, tức vẫn chưa thật hiểu. Nếu thật hiểu rồi thì ngay cả Phật cũng không chấp trước, nên nói Phật đến cũng chẳng quan tâm. Như câu nói “Phật lai Phật trảm, ma lai ma trảm” (Phật đến chém Phật, ma đến chém ma), đó gọi là thấu triệt đại ngộ, trừ sạch tất cả pháp, lìa tất cả tướng.
Hoặc nói kệ rằng:
Bài kệ này không biết là ai viết, tôi cũng không nhận ra bài kệ, bài kệ cũng chẳng nhận ra tôi, tuy nhiên tôi nhớ bài kệ này. Bài kệ nói:
Mã thị hữu tử Huyền Tố sư: họ Mã thật rất may mắn, người này có người con. Đứa con này quả là một bậc đại trượng phu, là bậc anh hùng, là bậc hào kiệt, là gương sáng trong cõi nhân thiên. Vị này tên là Thiền sư Huyền Tố. Hai chữ “hữu tử” hàm ý tán thán: “họ Mã thật may mắn! người này có một người con tốt, đã xuất gia trở thành một vị Thiền sư!”
Đồ phu thiết trai cung dưỡng chi: đột nhiên có một người đồ tể muốn thiết trai và đến thỉnh Thiền sư về nhà cúng dường, Thiền sư đã hoan hỷ nhận lời mời thỉnh.
Chúng giai nhạ nhiên hô quái quái: tất cả các vị tăng chúng khác nghe ngài nhận lời mời đều vô cùng kinh ngạc, bèn nói: “thật kỳ lạ, đây là thế nào, sao Thiền sư lại đến nhà người đồ tể nhận vật ứng cúng?” mọi người đều cảm thấy lạ “ồ, thật kỳ lạ, thật không hiểu nổi!”
Phật tính bình đẳng vật đốt đốt: riêng Thiền sư lại nói, Phật tính đều bình đẳng, các vị chớ tỏ vẻ kinh ngạc nữa, chẳng có gì là lạ cả!
Chư tăng đều nói “lạ, lạ, lạ”, Thiền sư Huyền Tố lại quát “thôi đi, thôi đi, thôi đi”. Đó quả là một cặp đối rất hay! Phàm viết kệ tụng và thi thơ, hai câu đầu không cần đối, nhưng câu thứ ba, thứ tư thường là cặp đối, câu 5, 6 cũng là cặp đối, câu 7, 8 thì không cần đối. Ở đây bài kệ của tôi, các vị cho nó thuộc loại thi thơ cũng được, thuộc kệ tụng cũng được, vì thơ cũng chẳng ra thơ, kệ cũng chẳng ra kệ, loại nào cũng chẳng đúng.
Thánh phàm tạm dị ưng tu thiện: bậc thánh nhân và hạng phàm phu vốn như nhau, họ chỉ khác nhau tạm thời, tuy nhiên các vị cần phải tu thiện, các việc ác chớ làm, phải tích tạo điều lành, nếu các vị chẳng siêng năng làm việc lành, trái lại việc ác thì muốn làm. Như vậy các vị vĩnh viễn sẽ là phàm phu, vĩnh viễn không thể đến được địa vị thánh quả. Vì sao? Vì các vị chẳng chịu thuận theo thiện pháp thực hành, trái lại cứ mãi bị các điều xấu ác dẫn dắt cuốn lôi.
Hiền ngu nhất trí mặc hồ đồ: mọi người dù là bậc hiền hay kẻ ngu đều là nhất trí, đều có thể thành Phật, người hiền có thể thành Phật, kẻ ngu cũng có thể thành Phật, người tốt thành Phật được, kẻ xấu cũng thành Phật được. Tuy nhiên chúng ta không thể nói một cách quả quyết, bừa bãi rằng: “tôi làm ác cũng tức là làm thiện”. Điều này chắc chắn là không được, chớ hồ đồ không hiểu rõ chân lý, nói bừa nói càn.
Tự cổ chân lý nguyên bất nhị[1]: từ xưa đến nay, chân lý chỉ có một, không có hai. Không ai có thể làm trái ngược với chân lý. Hưu nhận chương lang tác mộc sắt: các vị chớ nên lầm tưởng bọ ngựa cho là mọt cây. Chỉ cần sai một mảy may, sẽ đưa đến sự sai lầm ngàn dặm, chúng ta không nên nghĩ như vậy, nếu cho rằng điều thiện chẳng tương quan, điều ác cũng chẳng tương quan, tôi giết người cũng như chẳng giết, tôi không giết cũng như giết. Như vậy người bị giết chết thật là oan ức phải không? Không giết cũng là giết, đây phải chăng chẳng có công lý ư? Cho nên điều này chúng ta phải nhận thức rõ ràng, chớ nên hiểu mơ hồ.
[1] Câu này được bổ sung thêm trong cuốn Phật Tổ Đạo ảnh, ghi rằng “xưa nay chân lý vốn không hai”, nay y theo lời giảng của Thượng nhân Tuyên Hóa ghi âm lại rằng “từ xưa chân lý vốn không hai”.
師,延陵人也,俗姓馬。參威禪師,悟旨;復居京口鶴林寺。一日,有屠者裕謁,願就所居辦供;師欣然往,眾皆見訝。師曰:「佛性平等,賢愚一致;但可度者,吾即度之。何差別之有?」僧問:「如何是西來意?」師曰:「會即不會,疑即不疑。」又曰:「不會不疑底,不疑不會底。」又有僧扣門,師問:「是甚麼人?」曰:「是僧。」師曰:「非但是僧,佛來亦不著。」曰:「為甚麼不著?」師曰:「無汝棲泊處。」天寶十一年示寂,塔於黃鶴山。敕諡大律禪師,大和寶航之塔。
贊曰
佛性平等 海水味一 屠兒刀放 三塗頓息
西來何意 會即不疑 不疑不會 佛亦奚為
或說偈曰◎宣公上人作
馬氏有子玄素師 屠夫設齋供養之
眾皆訝然呼怪怪 佛性平等勿咄咄
聖凡暫異應修善 賢愚一致莫糊塗
自古真理原不二 休認蟑螂作木虱
Âm Hán Việt:
Sư, Diên Lăng nhân dã, tục tính Mã. Tham Uy Thiền sư, ngộ chỉ, phục cư kinh khẩu Hạc Lâm tự. Nhất nhật, hữu đồ giả dụ yết, nguyện tựu cư biện cung, sư hân nhiên vãng, chúng giai kiến nhạ. Sư viết: “Phật tính bình đẳng, hiền ngu nhất trí, đản khả độ giả, ngô tức độ chi. Hà sai biệt chi hữu?” tăng vấn: “như hà thị tây lai ý?” Sư viết: “hội tức bất hội, nghi tức bất nghi”. Hựu viết: “bất hội bất nghi để, bất nghi bất hội để”. Hựu hữu tăng khấu môn, sư vấn: “thị thậm ma nhân?” viết: “thị tăng”. Sư viết: “phi đản thị tăng, Phật lai diệc bất trước”. Viết” “vi thậm ma bất trước?” Sư viết: “vô nhữ thê bạc xứ”. Thiên Bảo thập nhất niên thị tịch, tháp ư Hoàng Hạc sơn. Sắc thụy Đại Luật Thiền sư, Đại Hòa Bảo Hàng chi tháp.
Tán viết:
Phật tính bình đẳng
Hải thủy vị nhất
Đồ nhi đao phóng
Tam đồ đốn tức
Tây lai hà ý
Hội tức bất ngi
Bất nghi bất hội
Phật diệc hề vi
Hoặc thuyết kệ viết – Tuyên công thượng nhân tác
Mã thị hữu tử huyền tố sư
Đồ phu thiết trai cung dưỡng chi
Chúng giai nhạ nhiên hô quái quái
Phật tính bình đẳng vật đốt đốt
Thánh phàm tạm dị ưng tu thiện
Hiền ngu nhất trí mặc hồ đồ
Tự cổ chân lý nguyên bất nhị
Hưu nhận chương lang tác mộc sắt.
Dịch:
Thiền sư họ Mã, người Diên Lăng. Nhân lúc bái kiến Thiền sư Trí Uy, bèn thấu ngộ được yếu chỉ, sau đó trở về an trú tại chùa Hạc Lâm ở Kinh Khẩu. Một hôm, có người đồ tể tên Dụ đến bái yết để mời thỉnh Thiền sư đến nhà của ông cúng dường ngọ trai, Thiền sư vui vẻ nhận lời, cả chúng tăng nghe được việc này đều rất kinh ngạc. Thiền sư bèn nói: “Phật tính bình đẳng, hiền ngu nhất trí, chỉ cần gặp người đáng độ, ta liền độ ngay. Cớ sao lại khởi tâm phân biệt?” Có vị tăng hỏi: “thế nào là tây lai ý?” Thiền sư đáp: “lãnh hội tức chẳng lãnh hội, nghi tức chẳng nghi” ngài nói tiếp: “chỗ rốt ráo của không lãnh hội, không nghi ngờ chính là chỗ rốt ráo của không nghi không lãnh hội”. Lại có vị tăng đến gõ cửa, Thiền sư bèn hỏi: “đó là ai?” vị ấy đáp: “là tăng nhân”. Thiền sư nói: “chẳng những là tăng, thậm chí Phật đến cũng chẳng lưu tâm”. Vị tăng hỏi: “vì sao lại chẳng lưu tâm?” Thiền sư đáp: “chẳng có chỗ an trú của ông”. Thiền sư viên tịch vào năm Thiên Bảo thứ 11, dựng tháp tại núi Hoàng Hạc. được vua Đường sắc phong thụy hiệu là Thiền sư Đại Luật, tháp hiệu là Đại Hòa Bảo Hàng.
Bài tán nói:
Phật tính bình đẳng
Nước biển một vị
Đồ tể buông đao
Tam đồ liền dứt
Tây lai ý gì
Hội tức không nghi
Không nghi chẳng hội
Phật cũng như vậy.
Hoặc nói kệ rằng:
Họ Mã có con chính Huyền Tố
Đồ tể thiết trai thỉnh cúng dường
Chúng tăng kinh ngạc nói lạ thay
Phật tính bình đẳng có chi đâu
Thánh phàm tạm khác nên tu thiện
Hiền ngu nhất trí chớ hồ đồ
Từ xưa chân lý vốn không hai
Chớ lầm bọ ngựa tưởng mọt cây.
Giảng:
Hôm nay tôi giảng về Thiền sư Huyền Tố tại chùa Hạc Lâm ở núi Ngưu Đài, đời thứ 37.
Sư, Diên Lăng nhân dã, tục tính Mã: Thiền sư này họ Mã, người Diên Lăng. Tham Uy Thiền sư, ngộ chỉ, phục cư Kinh Khẩu Hạc Lâm tự: lúc ngài đi tham bái Thiền sư Trí Uy, hiểu được pháp môn tâm ấn hướng thượng. Sau đó ngài trở về an trú tại chùa Hạc Lâm ở Kinh Khẩu.
Nhất nhật, hữu đồ giả dụ yết, nguyện tựu cư biện cung: một hôm, ngài gặp một người đồ tể chuyên giết các loài gia súc như heo, bò hoặc dê. Tên đồ tể này chuyên sát sinh, trong xã hội đây là ngành nghề thấp kém, thuộc dòng giống hạ liệt. Người này tên là “Dụ”, tìm đến bái kiến thăm hỏi và thỉnh Thiền sư Huyền Tố đến cửa hàng giết súc vật của ông để thọ trai. Các vị thấy, đây quả thật là một chuyện khôi hài phải không? Chỗ cửa hàng của ông ta nào là thịt heo, thịt vịt, cá… thứ chi cũng có, ông ta là một người đồ tể lại phát tâm muốn mời Hòa Thượng đến cửa hàng của ông để cúng dường buổi cơm chay.
Sư hân nhiên vãng, chúng giai kiến nhạ: chữ “hân” nghĩa là vui vẻ. Thiền sư Huyền Tố vui vẻ nhận lời thỉnh mời của ông và nói: “được thôi, tôi sẽ đến nhà của ông thọ nhận vật ứng cúng”. Sự kiện này đối với các vị Hòa Thượng khác sẽ nghĩ rằng đây là một sự việc kỳ lạ và rất đặc biệt. Một người đồ tể chuyên mổ heo giết dê lại đến mời Hòa Thượng đến cúng chay, làm sao có thể nhận lãnh vật ứng cúng được? Tất cả tăng chúng trong chùa đều rất kinh ngạc, cho rằng việc này chẳng đúng pháp.
Sư viết: “Phật tính bình đẳng, hiền ngu nhất trí: Thiền sư Huyền Tố bèn nói, các vị chớ nên lo lắng, cũng không nên sinh lòng hoài nghi. Phật tính là bình đẳng, người đồ tể giết heo cũng có Phật tính, tương lai ông ấy cũng có thể thành Phật đấy. Phật tính bình đẳng này chẳng phân biệt, bất luận là người thiện lành hay kẻ xấu ác đều như nhau cả. Phật giáo nói như vậy, thế thì thiện ác có lẫn lộn không? “Phật tính bình đẳng”, cho dù giết bao nhiêu người Phật tính cũng không giảm bớt, cứu bao nhiêu người Phật tính cũng chẳng tăng thêm. Thế thì vì sao người ta phải cứu giúp người, mà không giết nhiều người? Các vị thử suy nghĩ điều này xem thế nào.
Chẳng phải là như vậy, Phật tính tuy bình đẳng, ai cũng có đầy đủ Phật tính, nhưng ở đây nói “hiền ngu nhất trí” nghĩa là bất luận là người hiền hay kẻ ác, sống trong biển khổ mênh mông, một khi hồi đầu sẽ đến bờ giác, chỉ cần người ấy thay đổi tự tính, sửa sai thì ai cũng sẽ có cơ hội thành Phật cả, chẳng phải nói người làm ác và làm thiện đều giống nhau, không thể như vậy được.
Ví như có người nói: “thấy cũng như không thấy, không thấy cũng như thấy”. Nếu không thấy như thấy, vậy vì sao các vị phải thấy? Như nói “tốt cũng chính là xấu, xấu cũng chính là tốt, chẳng có tốt cũng chẳng có xấu, chẳng xấu cũng chẳng tốt”. Vậy thì các vị làm xấu là được rồi, cần gì phải làm tốt? Cho nên điều này không thể nói lẫn lộn được, không thể nói chung chung mơ hồ như vậy. Đúng là Phật tính đều bình đẳng như nhau, nhưng mỗi người cần phải thay đổi triệt để những tính xấu ác đang tồn tại trong con người mình, mới có thể đi đến nhất trí! Nếu mọi người không thay đổi, thì người hiền vẫn luôn hiền, người ngu mãi là ngu, chúng ta không thể nói hùa như vậy được.
Không thể nói: “tôi không tu hành hay tu hành cũng như nhau, tôi không ăn chay và ăn chay cũng chẳng khác gì!” Đây quả là mắng người vậy! Bởi vì nói tôi không tu hành hoặc tu hành, không ăn chay hoặc ăn chay, không chửi mắng người và chửi mắng người, không giết người hoặc giết người cũng đồng như nhau. Có lý lẽ như vậy không? Quả thật chẳng có. Cho nên không thể nói bao gồm như vậy được, nói như thế ví như người nuốt trọn trái táo vào cuống họng. Như Trư Bát Giới nuốt trọn trái táo vào rồi hỏi: “Anh khỉ à! Trái táo này hương vị của nó thế nào?” Sự việc như vậy các vị thấy họ thuộc người ngu si hay không ngu si?
Thế nên người thiện lành đừng ngại dũng mãnh tinh tấn thực hiện điều lành, người ác cần phải sửa tính xấu ác đổi thành tính thiện lành tốt đẹp. Các vị là người hiền lương có thể giáo hóa người ngu, người ngu nên hướng đến người hiền để học hỏi. Không thể quơ đũa cả nắm nói rằng: “ồ, bạn nói như vậy, tôi có một biện pháp dung hòa tốt nhất. Biện pháp thế nào? Tôi chẳng ăn chay cũng như ăn chay, vậy thì anh không mặc quần áo cũng như mặc quần áo, anh không ăn cơm cũng như ăn cơm, vậy thì anh đừng ăn. Đó là phương pháp của tôi, không ăn và ăn như nhau phải không? Vậy thì anh ăn làm gì cho phiền phức? anh thử nghĩ xem sao!” người kia nói, “không được, bụng tôi không bằng lòng” vậy anh học điều đó có ích lợi gì? Làm sao lại nói thiền ngoài miệng (“khẩu đầu thiền”) để giảng những điều vô dụng như vậy? không nên dùng thiền ngoài miệng giảng lời vô ích, mà phải giảng thuyết những lời chân thật, thực tại, đừng ngoài miệng nói Phật để lừa gạt người. Nếu tôi giảng kinh điển, các vị đều nói tôi mắng chửi người. “ồ, tôi mắng chửi người cũng là chẳng mắng chửi chi cả! Như vậy có đúng không?” không được nói như vậy! Tôi giảng thuyết chân lý, nhưng các vị nói tôi mắng chửi người. Thực tế tôi chẳng phải mắng chửi người, mà là giảng chân lý.
Đản khả độ giả, ngô tức độ chi. Hà sai biệt chi hữu: chỉ cần có cơ hội độ người, tôi liền độ họ. Vì sao phải khởi tâm phân biệt nặng nề như thế, vì sao phải đắn đo, lo ngại nhiều vậy? Độ người thì có chi mà sinh khởi phân biệt?
Tăng vấn: “như hà thị tây lai ý? Có một vị Hòa Thượng hỏi Thiền sư Huyền Tố rằng: “thế nào là Tây lai đại ý?” Tây lai đại ý cũng chính là ý chỉ của Tổ sư.
Sư viết: “hội tức bất hội, nghi tức bất nghi”: Thiền sư Huyền Tố bèn nói: “những gì gọi là Tây lai đại ý? Khi ông hiểu rõ, cũng giống như chẳng hiểu vậy”. Nói như vậy là thế nào? Hiểu làm sao giống như chẳng hiểu? Vậy chẳng hiểu cũng giống như hiểu ư? Như thế không đúng! Ông hiểu có thể giống không hiểu; ông không hiểu thì không thể giống như hiểu được. Nói như vậy tức ông đã hiểu rồi, chớ nên cống cao ngã mạn, đừng kiêu ngạo nói rằng: “ồ, ông biết rồi ư? Tôi đã hiểu được Tây lai đại ý là gì rồi! (tức ý chỉ của Tổ từ phương Tây) Ô, ông vẫn chưa hiểu!” đó gọi là cống cao ngã mạn, đó gọi là hiểu tức chẳng hiểu; vốn dĩ ông chưa chắc thông hiểu, ông chỉ giả mạo thông đạt thôi.
Ông hiểu rồi, không cần đi khắp nơi khoe khoang, nói rằng: “a, tôi là người đã hiểu ý chỉ của Tổ từ phương Tây đến, tôi hiểu được ý của Tổ sư!” ông không cần phải đi khắp nơi quảng cáo, thổi phồng như vậy. “có hương thơm tự nhiên của xạ hương thì đâu cần phải khoe khoang”, nếu ông thật có vật ấy, chẳng sợ không có người mua. Không cần phải đi khắp nơi tìm chủ mua. Đặc biệt là ông thật có, đâu cần phải lo lắng muốn bán đồ vật ấy đúng không? Không cần vậy. Nhân duyên thuần thục, tự nhiên chí hướng giữa thầy trò sẽ gặp nhau, khi ấy sẽ bắt đầu hành pháp. Chẳng phải giống như cái loa từ sáng đến chiều cứ phát thanh kêu la inh ỏi mãi, kêu la cho người bên cạnh nghe, chẳng phải như vậy. “Người đã thông hiểu thì không khó, việc khó sẽ chẳng hiểu”, hiểu rồi thì tất cả đều chẳng có vấn đề chi cả, không hiểu thì rất nhiều sự việc sẽ phát sinh. Cũng vậy câu nói trong chánh văn “nghi tức bất nghi” nghĩa là rốt cùng sẽ không còn nghi ngờ. Ông đã không nghi sẽ không sinh khởi niệm nghi, không sinh khởi tức sẽ không nghi.
Hựu viết: “bất hội bất nghi để, bất nghi bất hội để” nếu ông không biết thì sẽ không nghi, nếu không nghi, lại không biết. Chữ “để” là chữ không thật, hư giả, chớ truy tìm nó.
Hựu hữu tăng khấu môn: lại có vị Hòa Thượng đến gõ cửa của Thiền sư. Sư vấn: “thị thậm ma nhân?” Đây đều là cố sức khai mở cơ phong (tức chỗ vi diệu, sâu kín trong thiền cơ), ngoài miệng nói thiền để đùa giỡn! ông chớ đem việc đùa giỡn ấy cho là sự thật, đó chỉ là trò đùa, trêu chọc, bỡn cợt. Thiền sư bèn hỏi “người nào kêu cửa?”.
Viết: “thị tăng”: người kêu cửa nói: “là người xuất gia, là tăng nhân”.
Sư viết: “phi đản thị tăng, Phật lai diệc bất trước”: Thiền sư nói: “dù ông là bậc tăng nhân, thậm chí ông là Phật đến, tôi cũng chẳng để tâm đến ông!” hai chữ “bất trước” nghĩa là chẳng lưu tâm. Ý nói tôi bỏ mặc ông, cũng chẳng tiếp đãi, coi như chẳng có việc gì xảy ra.
Viết” “vi thậm ma bất trước?” vị tăng nghe Thiền sư nói xong, bèn hỏi: “vì sao Phật đến mà ngài cũng chẳng quan tâm?”
Sư viết: “vô nhữ thê bạc xứ” Thiền sư nói: “vì sao tôi chẳng quan tâm ư? Bởi vì hiện tại chẳng có nơi ông trú ngụ”. Hai chữ “thê bạc” nghĩa là nơi trú ngụ. không có nơi an trú tức ông vẫn chưa có đủ tư cách!
Thiên Bảo thập nhất niên thị tịch, tháp ư Hoàng Hạc sơn. Sắc thụy Đại Luật Thiền sư, Đại Hòa Bảo Hàng chi tháp: Thiền sư Huyền Tố viên tịch vào năm Thiên Bảo thứ 11 đời Đường Huyền Tông, hoàng đế sắc phong cho ngài hiệu là Thiền sư Đại Luật, và đã kiến lập bảo tháp tôn thờ ngài tại núi Hoàng Hạc, bảo tháp này được đặt tên là tháp Đại Hòa Bảo Hàng.
Bài tán nói:
Phật tính bình đẳng, hải thủy vị nhất: Phật tính là bình đẳng, nước trong biển chỉ thuần một vị. Vị ấy là vị gì? Các vị tự mình thưởng thức sẽ biết!
Đồ nhi đao phóng, tam đồ đốn tức: người đồ tể buông bỏ đao xuống, liền lập tức thành Phật. “Tam đồ” là chỉ cho ba cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. “đốn tức” nghĩa là dứt bỏ ngay khi ấy.
Tây lai hà ý, hội tức bất nghi: Tây lai nghĩa là gì? Nếu ông hiểu rõ tức sẽ không sinh nghi ngờ.
Bất nghi bất hội, Phật diệc hề vi: Nếu ông không nghi ngờ, tức vẫn chưa thật hiểu. Nếu thật hiểu rồi thì ngay cả Phật cũng không chấp trước, nên nói Phật đến cũng chẳng quan tâm. Như câu nói “Phật lai Phật trảm, ma lai ma trảm” (Phật đến chém Phật, ma đến chém ma), đó gọi là thấu triệt đại ngộ, trừ sạch tất cả pháp, lìa tất cả tướng.
Hoặc nói kệ rằng:
Bài kệ này không biết là ai viết, tôi cũng không nhận ra bài kệ, bài kệ cũng chẳng nhận ra tôi, tuy nhiên tôi nhớ bài kệ này. Bài kệ nói:
Mã thị hữu tử Huyền Tố sư: họ Mã thật rất may mắn, người này có người con. Đứa con này quả là một bậc đại trượng phu, là bậc anh hùng, là bậc hào kiệt, là gương sáng trong cõi nhân thiên. Vị này tên là Thiền sư Huyền Tố. Hai chữ “hữu tử” hàm ý tán thán: “họ Mã thật may mắn! người này có một người con tốt, đã xuất gia trở thành một vị Thiền sư!”
Đồ phu thiết trai cung dưỡng chi: đột nhiên có một người đồ tể muốn thiết trai và đến thỉnh Thiền sư về nhà cúng dường, Thiền sư đã hoan hỷ nhận lời mời thỉnh.
Chúng giai nhạ nhiên hô quái quái: tất cả các vị tăng chúng khác nghe ngài nhận lời mời đều vô cùng kinh ngạc, bèn nói: “thật kỳ lạ, đây là thế nào, sao Thiền sư lại đến nhà người đồ tể nhận vật ứng cúng?” mọi người đều cảm thấy lạ “ồ, thật kỳ lạ, thật không hiểu nổi!”
Phật tính bình đẳng vật đốt đốt: riêng Thiền sư lại nói, Phật tính đều bình đẳng, các vị chớ tỏ vẻ kinh ngạc nữa, chẳng có gì là lạ cả!
Chư tăng đều nói “lạ, lạ, lạ”, Thiền sư Huyền Tố lại quát “thôi đi, thôi đi, thôi đi”. Đó quả là một cặp đối rất hay! Phàm viết kệ tụng và thi thơ, hai câu đầu không cần đối, nhưng câu thứ ba, thứ tư thường là cặp đối, câu 5, 6 cũng là cặp đối, câu 7, 8 thì không cần đối. Ở đây bài kệ của tôi, các vị cho nó thuộc loại thi thơ cũng được, thuộc kệ tụng cũng được, vì thơ cũng chẳng ra thơ, kệ cũng chẳng ra kệ, loại nào cũng chẳng đúng.
Thánh phàm tạm dị ưng tu thiện: bậc thánh nhân và hạng phàm phu vốn như nhau, họ chỉ khác nhau tạm thời, tuy nhiên các vị cần phải tu thiện, các việc ác chớ làm, phải tích tạo điều lành, nếu các vị chẳng siêng năng làm việc lành, trái lại việc ác thì muốn làm. Như vậy các vị vĩnh viễn sẽ là phàm phu, vĩnh viễn không thể đến được địa vị thánh quả. Vì sao? Vì các vị chẳng chịu thuận theo thiện pháp thực hành, trái lại cứ mãi bị các điều xấu ác dẫn dắt cuốn lôi.
Hiền ngu nhất trí mặc hồ đồ: mọi người dù là bậc hiền hay kẻ ngu đều là nhất trí, đều có thể thành Phật, người hiền có thể thành Phật, kẻ ngu cũng có thể thành Phật, người tốt thành Phật được, kẻ xấu cũng thành Phật được. Tuy nhiên chúng ta không thể nói một cách quả quyết, bừa bãi rằng: “tôi làm ác cũng tức là làm thiện”. Điều này chắc chắn là không được, chớ hồ đồ không hiểu rõ chân lý, nói bừa nói càn.
Tự cổ chân lý nguyên bất nhị[1]: từ xưa đến nay, chân lý chỉ có một, không có hai. Không ai có thể làm trái ngược với chân lý. Hưu nhận chương lang tác mộc sắt: các vị chớ nên lầm tưởng bọ ngựa cho là mọt cây. Chỉ cần sai một mảy may, sẽ đưa đến sự sai lầm ngàn dặm, chúng ta không nên nghĩ như vậy, nếu cho rằng điều thiện chẳng tương quan, điều ác cũng chẳng tương quan, tôi giết người cũng như chẳng giết, tôi không giết cũng như giết. Như vậy người bị giết chết thật là oan ức phải không? Không giết cũng là giết, đây phải chăng chẳng có công lý ư? Cho nên điều này chúng ta phải nhận thức rõ ràng, chớ nên hiểu mơ hồ.
[1] Câu này được bổ sung thêm trong cuốn Phật Tổ Đạo ảnh, ghi rằng “xưa nay chân lý vốn không hai”, nay y theo lời giảng của Thượng nhân Tuyên Hóa ghi âm lại rằng “từ xưa chân lý vốn không hai”.