Nguyên văn:
師,蘇州崑山朱氏子。初膺儒教,年二十八,投素禪師出家。得旨後,至徑山駐錫,玄化大振。僧問:「如何是道?」師曰:「山上有鯉魚,海底有蓬塵。」問:「如何是祖師西來意?」師曰:「汝問得不當!」曰:「如何得當?」師曰:「待吾滅後,即向汝說。」唐大歷三年,代宗徵至闕下,親加瞻禮。帝悅,謂忠國師曰:「朕欲賜欽師一名。」國師欣然奉詔,乃議號國一焉。後辭歸本山,于貞元八年十二月示寂,說法而逝。諡大覺禪師。
贊曰
為真法寶 作丈夫事 鼻祖雙徑 龍王獻地
馬師試惑 帝主鈍置 唐國一人 聲振百世
或說偈曰◎宣公上人作
蘇州崑山龍象出 始習儒教旋改途
徑峰駐錫振玄化 王宮供養展鴻圖
尊號國一昭德業 諡云大覺表哀思
吾輩佛子當追念 見賢思齊道不孤
Âm Hán Việt:
Sư Tô Châu Côn Sơn Chu thị tử. Sơ ưng Nho giáo, niên nhị thập bát, đầu Tố Thiền sư xuất gia. Đắc chỉ hậu, chí Kính Sơn trú tích, huyền hóa đại chấn. Tăng vấn: “như hà thị đạo?” Sư viết: “sơn thượng hữu lý ngư, hải để hữu bồng trần”. vấn: “như hà thị Tổ sư Tây lai ý?” sư viết: “nhữ vấn đắc bất đương!” viết: “như hà đắc đương?” Sư viết: “đãi ngô diệt hậu, tức hướng nhữ thuyết”. Đường đại lịch tam niên, đại tông trưng chí khuyết hạ, thân gia chiêm lễ. Đế duyệt, vị Trung quốc sư viết: “trẫm dục tứ khâm sư nhất danh”. Quốc sư hân nhiên phụng chiêu, nãi nghị hiệu Quốc Nhất yên. Hậu từ quy bổn sơn, vu Trinh Nguyên bát niên thập nhị ngoạt thị tịch, thuyết pháp nhi thệ. Thụy Đại Giác Thiền sư.
Tán viết:
Vi chân pháp bảo
Tác trượng phu sự
Tị tổ song Kính
Long vương hiến địa
Mã sư thí hoặc
Đế vương độn trí
Đường Quốc Nhất nhân
Thanh chấn bá thế.
Hoặc thuyết kệ viết – Tuyên công Thượng nhân tác.
Tô Châu Côn Sơn long tượng xuất
Thủy tập Nho giáo toàn cải đồ
Kính Phong trú tích chấn huyền hóa
Vương cung cúng dường triển hồng đồ
Tôn hiệu Quốc Nhất chiêu đức nghiệp
Thụy vân Đại Giác biểu ai tư
Ngô bối Phật tử đương truy niệm
Kiến hiền tư tề đạo bất cô.
Dịch:
Thiền sư họ Chu, người Côn Sơn, Tô Châu. Ban đầu theo học Nho giáo, đến năm 28 tuổi theo xuất gia với Thiền sư Huyền Tố. Sau khi học được yếu chỉ Phật pháp, Thiền sư bèn đến trú ngụ tại núi Kính, hoằng dương Phật pháp ngày một hưng thịnh. Có vị tăng đến hỏi: “thế nào là đạo?” Thiền sư đáp: “trên núi có cá chép, dưới biển có bụi trần” vị tăng hỏi tiếp: “thế nào là ý chỉ của Tổ sư đến từ phương Tây?” Thiền sư nói: “ông hỏi chưa đúng!” vị tăng nói: “sao là đúng?” Thiền sư đáp: “đợi sau khi ta diệt độ, sẽ nói cho ông biết”. Đến năm Đại Lịch thứ 3, đời Đường, vua Đại Tông mời Thiền sư đến hoàng cung, đích thân vua đảnh lễ. Đức vua rất vui mừng nói với quốc sư Trung rằng: “Trẫm muốn ban tặng cho Thiền sư đáng kính này một danh hiệu”. Quốc sư vui vẻ tiếp nhận chiếu chỉ của hoàng đế, bèn đề nghị nhà vua đặt hiệu là Quốc Nhất. Sau đó Thiền sư từ biệt trở về núi Kính, vào tháng 12 năm Trinh Nguyên thứ 8, Thiền sư thuyết pháp rồi thị tịch, vua Đường Đại Tông ban thụy hiệu là Thiền sư Đại Giác.
Bài tán nói:
Là chân pháp bảo
Làm việc trượng phu
Thủy tổ Kính sơn
Vua rồng hiến đất
Mã tổ thử nghiệm
Đế vương cung kính
Quốc Nhất đời Đường
Danh lưu muôn đời.
Hoặc nói kệ rằng:
Đất Tô Châu voi rồng xuất hiện
Trước học Nho giáo sau chuyển đổi
Trụ núi Kính hoằng dương đạo pháp
Vua tôn kính thỉnh đến cúng dường
Tôn Quốc Nhất biểu dương hạnh đức
Thụy Đại Giác nêu lòng kính nhớ
Hàng Phật tử ghi mãi chớ quên
Nhớ bậc hiền thánh bồi đạo tâm.
Giảng:
Thiền sư Đạo Khâm trụ ở núi Kính, Tổ sư đời thứ 38.
Sư Tô Châu Côn Sơn Chu thị tử: Thiền sư Đạo Khâm họ Chu, Người Tô Châu, huyện Côn Sơn. Sơ ưng Nho giáo, niên nhị thập bát, đầu Tố Thiền sư xuất gia: lúc còn đi học, ngài chuyên học về giáo nghĩa của Khổng Tử. Năm 28 tuổi, ngài đến quy y và xin xuất gia theo Thiền sư Huyền Tố.
Đắc chỉ hậu, chí Kính sơn trú tích, huyền hóa đại chấn: sau khi xuất gia tu học, ngài nắm được tông chỉ tu hành thành Phật. Ngài hiểu rõ tông chỉ rằng “lý tuy đốn ngộ, sự phải tiệm tu”, về sau ngài đến núi Kính an trú nơi đó[1]. Chữ “tích” nghĩa là cây tích trượng. “Trụ tích” tức đem tích trượng để nơi đó. Lúc bấy giờ, phương cách giáo hóa bất khả tư nghì ấy rất hưng thịnh, khiến việc hoằng hóa của ngài ngày một phát triển.
Tăng vấn: “như hà thị đạo?” có một vị Hòa Thượng đến hỏi Thiền sư Đạo Khâm rằng: “thế nào là đạo?”
Sư viết: “sơn thượng hữu lý ngư, hải để hữu bồng trần” Thiền sư Đạo Khâm đáp: “trên núi có cá chép, dưới đáy biển bụi đất”. Chữ “bồng” tức chỉ cỏ dại, cỏ bồng (mượn đó để chỉ cho đất hoang), còn chữ “trần” là chỉ cho bụi bặm.
Vấn: “như hà thị Tổ sư Tây lai ý?” vị tăng hỏi tiếp: “những gì gọi là đại ý của Tổ sư từ phương Tây đến?”
Sư viết: “nhữ vấn đắc bất đương!” Thiền sư Đạo Khâm bèn nói: “ông hỏi chưa thích đáng!” Viết: “như hà đắc đương?” vị tăng ấy bèn hỏi: “thế nào mới là thích đáng?”
Sư viết: “đãi ngô diệt hậu, tức hướng nhữ thuyết” Thiền sư Đạo Khâm bèn nói: “ông hỏi sao cho đúng, đợi sau khi ta viên tịch rồi sẽ nói cho ông biết!”
Đường Đại Lịch tam niên, Đại Tông trưng chí khuyết hạ, thân gia chiêm lễ: vào năm Đại Lịch thứ 3, đời Đường, vua Đại Tông ban chiếu thỉnh Thiền sư Đạo Khâm vào hoàng cung cúng dường, khi Thiền sư Đạo Khâm đến chính vua Đại Tông đích thân ra nghinh đón, đảnh lễ và cúng dường ngài.
Đế duyệt, vị Trung quốc sư viết: “trẫm dục tứ khâm sư nhất danh” vua Đại Tông rất vui mừng, nói với Quốc sư Trung rằng: (tức quốc sư Huệ Trung ở núi Bạch Nhai Nam Dương) “trẫm muốn ban tặng cho Thiền sư Đạo Khâm một danh hiệu, đặt tên gì cho đúng đây?” Quốc sư hân nhiên phụng chiêu, nãi nghị hiệu Quốc Nhất yên: Quốc sư Trung rất hoan hỷ tiếp nhận mệnh lệnh của đức vua, cùng ngài thương lượng, rồi thưa rằng, đặt cho ngài ấy là “Thiền sư Quốc Nhất”, ý nói trong nước duy nhất chỉ có một vị.[2]
Hậu từ quy bổn sơn: sau đó Thiền sư Đạo Khâm từ biệt hoàng đế trở về núi Kính an trú nơi ấy.
Vu Trinh Nguyên bát niên thập nhị ngoạt thị tịch, thuyết pháp nhi thệ. Thụy Đại Giác Thiền sư: vào tháng 12 năm Trinh Nguyên thứ 8, đời vua Đường Đức Tông, Thiền sư lâm bệnh, ngài bảo đại chúng tựu hội lại và nói pháp cho mọi người nghe, sau đó ngài viên tịch. Đức vua bèn ban cho ngài thụy hiệu là Thiền sư Đại Giác.
Bài tán nói:
Vi chân pháp bảo, tác trượng phu sự: Thiền sư Đạo Khâm được biểu trưng như một vật báu quý giá trong giáo pháp, những việc ngài làm đều là những việc của bậc đại trượng phu.
Tị tổ song Kính, Long vương hiến địa: tại núi Kính, Thiền sư chính là vị tổ sư khai mở đạo mầu, chính vì thế các vua rồng đã hiến cúng cho ngài một miếng đất.
Mã sư thí hoặc, đế vương độn trí: Mã tổ đã dùng thư từ để đàm luận đạo pháp với ngài, xét thấy Thiền sư Đạo Khâm đã thấu ngộ được chân lý.[3] Hoàng đế nghe tin cũng đến cúng dường và cung kính ngài.
Đường Quốc Nhất nhân, thanh chấn bá thế: đời Đường, danh tiếng của Thiền sư được lưu truyền rộng rãi, người người đều sùng bái và tín ngưỡng ngài.
Vì sao phải nói đến núi Kính? Vì Thiền sư an trú nơi đó, người xưa thường dùng địa danh để xưng gọi ngài, để biểu ý tôn kính, không gọi bằng tên. Đó là vị nào? Đó là Kính Sơn. Kính Sơn vốn chẳng phải là tên của ngài, chỉ là nơi ngài an trú, người đời sau vì tôn kính bậc trưởng bối, bèn dùng tên địa danh không dùng tên người.
Lại tán kệ rằng:
Chữ “hựu” là dư thừa, vốn dĩ không cần thiết phải nói bài kệ này, nhưng vì lòng ngưỡng mộ. Thế nên tôi viết bài kệ tụng này để tán thán Thiền sư Đạo Khâm. Đối với các vị Thiền sư cho dù chúng ta có tán thán hay không tán cũng vậy, nhưng vì chúng ta là người đời sau, vì ngưỡng mộ muốn xưng tán chư vị Tổ sư tiền bối, nên đối trước tình cảnh không cần tán thán, cũng gắng gượng dùng vài câu thô sơ để làm việc này.
Tô Châu Côn Sơn long tượng xuất: Tô Châu là thành phố thuộc vùng Giang Nam Trung Hoa, nên có câu “trên có thiên đường, dưới có Tô Châu”, thiên đường tức chỉ một nơi rất đẹp, Tô Châu, Hàng Châu là nơi có thắng cảnh xinh đẹp, nào là núi đồi hùng vĩ, sông nước diễm lệ, khắp nơi phong cảnh cuốn hút, làm mê hoặc người. Đặc biệt là tại Côn Sơn, xuất hiện các loài rồng voi này để biểu thị những tác gia trong cửa Phật cũng chỉ các bậc thiện tri thức.
Thủy tập Nho giáo toàn cải đồ: lúc đầu Thiền sư Đạo Khâm vốn là người chuyên nghiên cứu về Nho giáo. Sau thấy học thuyết của Khổng Tử chưa được rốt ráo, như nói “tôi lúc 30 tuổi lập thân xử thế, năm 40 tuổi có thể tránh được sự sai lầm, không còn mê hoặc, 50 tuổi thì rõ biết về thiên mệnh, đến năm 60 tuổi thì có thể thuận theo thiên mệnh” (“tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh”), thế nên ngài quyết định xuất gia, và bắt đầu thay đổi phương pháp dụng công tu học của mình.
Kính phong trú tích chấn huyền hóa: Thiền sư đến sống ở núi Kính, từ đó Phật pháp bắt đầu hưng thịnh.
Vương cung cúng dường triển hồng đồ: hoàng đế vì kính phục nên mời Thiền sư vào cung điện cúng dường, lúc này, đại chí, đại nguyện tu hành của ngài cũng đã viên mãn.
Tôn hiệu Quốc Nhất chiêu đức nghiệp: sau đó hoàng đế ban tặng cho ngài một danh hiệu, đó là Thiền sư Quốc Nhất, bởi vì ngài đạo hạnh, phẩm đức tu hành của ngài đã thể hiện rõ rệt qua quá trình hành đạo.
Thụy vân Đại Giác biểu ai tư: đợi đến lúc ngài viên tịch, đức vua lại một lần nữa ban tặng cho ngài thụy hiệu là Thiền sư Đại Giác, điều này cũng thể hiện đức vua luôn nhớ tưởng, vĩnh viễn không quên được đức hạnh của Thiền sư Đạo Khâm.
Ngô bối Phật tử đương truy niệm: ngày nay những người xuất gia chúng ta, chớ nên xuất gia rồi lại sinh tâm biếng nhác, không chịu công phu những thời khóa sớm tối, cũng không chịu cúng ngọ. Tôi xin nói cho các vị biết, sau này các vị Sa di, Sa di ni, bất luận ai có bệnh, chỉ cần còn đi nổi, bắt buộc phải lên cúng dường ngọ trai, tụng kinh các thời sớm, tối. Không nên bỏ thời công phu khuya hoặc tối, không nên biếng nhác như vậy, chớ nên ăn không ngồi rồi đợi chết, hoặc làm ra vẻ người tu hành nhiều, nhưng thực tế chẳng công phu tu tập.
Bất luận người tu hành nào, chớ nên từ sáng đến tối cứ giả vờ bệnh tật, nếu các vị giả bệnh chắc chắn sẽ có một ngày bệnh thật, bệnh thật thì sẽ chết. Làm người xuất gia nếu không thật lòng tu đạo, cứ mãi sống ẩn nơi chốn già lam mà gạt gẫm mọi người, người xuất gia như vậy tương lai chắc chắn sẽ đọa địa ngục. Cho nên chúng ta cần phải học gương hạnh của các bậc cổ đức thánh hiền, chúng ta thử tìm xem chư vị thánh hiền thời xưa có ai giả vờ bệnh tật bao giờ? Cho dù là sanh bệnh thật, thì các vị vẫn y theo thời khóa tu tập. Khi tôi còn trẻ, mỗi khi sanh bệnh chẳng ai biết cả, nên lúc lên chánh điện tụng kinh thường bị ngất xỉu, tôi cũng chẳng bao giờ giả vờ bệnh, rồi ngồi đờ ở trong phòng đợi người bưng cơm đến. Thế nên nói “chư vị Phật tử nên nhớ lại những hành vi, đức hạnh của chư vị tổ sư thời xưa tu hành”.
Kiến hiền tư tề đạo bất cô: chúng ta nhìn thấy đạo đức, phẩm hạnh của những bậc có tu hành, thì nên hướng đến các vị học hỏi các gương hạnh ấy, để được giống như các ngài.
[1] Công án của Thiền sư Đạo Khâm sống ở núi Kính, trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục có ghi rằng: Thiền sư Đạo Khâm họ Chu, người Côn Sơn, thành phố Tô Châu, sau xuất gia sống ở núi Kính thuộc thành phố Hàng Châu, lúc đầu theo học Nho giáo. Đến năm 28 tuổi gặp được Thiền sư Huyền Tố, khi ấy ngài nói với Đạo Khâm rằng: “thấy ngươi có khí chất ôn hòa, chính trực, đây quả là chân pháp bảo”. Thiền sư Đạo Khâm cảm ngộ và hiểu được ý ngài, nhân đó xin làm đệ tử và theo xuất gia với Thiền sư Huyền Tố, Thiền sư Huyền Tố đích thân cạo tóc cho Đạo Khâm. Sau khi thọ giới xong, ngài dạy rằng: “con đi dọc theo con sông, đến núi Kính thì dừng lại”. Thiền sư Đạo Khâm vâng lời thầy đi về hướng Nam gặp một ngọn núi ở phía Đông Bắc, hỏi thăm những người tiều phu, họ nói: “đây là núi Kính”, vì vậy ngài dừng lại an trú nơi ấy.
[2] Công án “Quốc Nhất Thiền Sư” từ đây mà có, trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục cũng ghi rằng: năm Đại Lịch thứ 3, đời Đường, vua Đại Tông ban chiếu chỉ thỉnh Thiền sư Đạo Khâm vào hoàng cung cúng dường, chính đức vua đích thân ra đón tiếp và đảnh lễ. Một hôm, Thiền sư ở trong cung điện nhìn thấy đức vua bèn đứng dậy, vua liền nói: “Thiền sư sao lại đứng dậy?” Thiền sư Đạo Khâm đáp: “đàn việt vì sao phải xem xét tứ oai nghi của bần đạo”. Nghe xong nhà vua vui mừng nói với Quốc sư Huệ Trung rằng: “trẫm muốn ban tặng cho Thiền sư Đạo Khâm một danh hiệu”. Quốc sư Huệ Trung cũng vui vẻ bằng lòng làm theo ý vua, sau đó bèn đặt cho ngài một danh hiệu là Quốc Nhất.
[3] Công án Mã tổ thử nghiệm trình độ mê ngộ của Thiền sư Đạo Khâm, đã được ghi chép trong cuốn Chỉ Nguyệt Lục rằng: Mã tổ bảo người đem sách tặng, trong sách vẽ một hình tròn, biểu thị tính tuyệt đối của chân lý. Thiền sư Đạo Khâm lật sách ra thêm vào trong hình tròn một chấm rồi đóng lại. Quốc sư Huệ Trung nói: “Thiền sư Đạo Khâm bị Mã tổ gạt rồi”.
師,蘇州崑山朱氏子。初膺儒教,年二十八,投素禪師出家。得旨後,至徑山駐錫,玄化大振。僧問:「如何是道?」師曰:「山上有鯉魚,海底有蓬塵。」問:「如何是祖師西來意?」師曰:「汝問得不當!」曰:「如何得當?」師曰:「待吾滅後,即向汝說。」唐大歷三年,代宗徵至闕下,親加瞻禮。帝悅,謂忠國師曰:「朕欲賜欽師一名。」國師欣然奉詔,乃議號國一焉。後辭歸本山,于貞元八年十二月示寂,說法而逝。諡大覺禪師。
贊曰
為真法寶 作丈夫事 鼻祖雙徑 龍王獻地
馬師試惑 帝主鈍置 唐國一人 聲振百世
或說偈曰◎宣公上人作
蘇州崑山龍象出 始習儒教旋改途
徑峰駐錫振玄化 王宮供養展鴻圖
尊號國一昭德業 諡云大覺表哀思
吾輩佛子當追念 見賢思齊道不孤
Âm Hán Việt:
Sư Tô Châu Côn Sơn Chu thị tử. Sơ ưng Nho giáo, niên nhị thập bát, đầu Tố Thiền sư xuất gia. Đắc chỉ hậu, chí Kính Sơn trú tích, huyền hóa đại chấn. Tăng vấn: “như hà thị đạo?” Sư viết: “sơn thượng hữu lý ngư, hải để hữu bồng trần”. vấn: “như hà thị Tổ sư Tây lai ý?” sư viết: “nhữ vấn đắc bất đương!” viết: “như hà đắc đương?” Sư viết: “đãi ngô diệt hậu, tức hướng nhữ thuyết”. Đường đại lịch tam niên, đại tông trưng chí khuyết hạ, thân gia chiêm lễ. Đế duyệt, vị Trung quốc sư viết: “trẫm dục tứ khâm sư nhất danh”. Quốc sư hân nhiên phụng chiêu, nãi nghị hiệu Quốc Nhất yên. Hậu từ quy bổn sơn, vu Trinh Nguyên bát niên thập nhị ngoạt thị tịch, thuyết pháp nhi thệ. Thụy Đại Giác Thiền sư.
Tán viết:
Vi chân pháp bảo
Tác trượng phu sự
Tị tổ song Kính
Long vương hiến địa
Mã sư thí hoặc
Đế vương độn trí
Đường Quốc Nhất nhân
Thanh chấn bá thế.
Hoặc thuyết kệ viết – Tuyên công Thượng nhân tác.
Tô Châu Côn Sơn long tượng xuất
Thủy tập Nho giáo toàn cải đồ
Kính Phong trú tích chấn huyền hóa
Vương cung cúng dường triển hồng đồ
Tôn hiệu Quốc Nhất chiêu đức nghiệp
Thụy vân Đại Giác biểu ai tư
Ngô bối Phật tử đương truy niệm
Kiến hiền tư tề đạo bất cô.
Dịch:
Thiền sư họ Chu, người Côn Sơn, Tô Châu. Ban đầu theo học Nho giáo, đến năm 28 tuổi theo xuất gia với Thiền sư Huyền Tố. Sau khi học được yếu chỉ Phật pháp, Thiền sư bèn đến trú ngụ tại núi Kính, hoằng dương Phật pháp ngày một hưng thịnh. Có vị tăng đến hỏi: “thế nào là đạo?” Thiền sư đáp: “trên núi có cá chép, dưới biển có bụi trần” vị tăng hỏi tiếp: “thế nào là ý chỉ của Tổ sư đến từ phương Tây?” Thiền sư nói: “ông hỏi chưa đúng!” vị tăng nói: “sao là đúng?” Thiền sư đáp: “đợi sau khi ta diệt độ, sẽ nói cho ông biết”. Đến năm Đại Lịch thứ 3, đời Đường, vua Đại Tông mời Thiền sư đến hoàng cung, đích thân vua đảnh lễ. Đức vua rất vui mừng nói với quốc sư Trung rằng: “Trẫm muốn ban tặng cho Thiền sư đáng kính này một danh hiệu”. Quốc sư vui vẻ tiếp nhận chiếu chỉ của hoàng đế, bèn đề nghị nhà vua đặt hiệu là Quốc Nhất. Sau đó Thiền sư từ biệt trở về núi Kính, vào tháng 12 năm Trinh Nguyên thứ 8, Thiền sư thuyết pháp rồi thị tịch, vua Đường Đại Tông ban thụy hiệu là Thiền sư Đại Giác.
Bài tán nói:
Là chân pháp bảo
Làm việc trượng phu
Thủy tổ Kính sơn
Vua rồng hiến đất
Mã tổ thử nghiệm
Đế vương cung kính
Quốc Nhất đời Đường
Danh lưu muôn đời.
Hoặc nói kệ rằng:
Đất Tô Châu voi rồng xuất hiện
Trước học Nho giáo sau chuyển đổi
Trụ núi Kính hoằng dương đạo pháp
Vua tôn kính thỉnh đến cúng dường
Tôn Quốc Nhất biểu dương hạnh đức
Thụy Đại Giác nêu lòng kính nhớ
Hàng Phật tử ghi mãi chớ quên
Nhớ bậc hiền thánh bồi đạo tâm.
Giảng:
Thiền sư Đạo Khâm trụ ở núi Kính, Tổ sư đời thứ 38.
Sư Tô Châu Côn Sơn Chu thị tử: Thiền sư Đạo Khâm họ Chu, Người Tô Châu, huyện Côn Sơn. Sơ ưng Nho giáo, niên nhị thập bát, đầu Tố Thiền sư xuất gia: lúc còn đi học, ngài chuyên học về giáo nghĩa của Khổng Tử. Năm 28 tuổi, ngài đến quy y và xin xuất gia theo Thiền sư Huyền Tố.
Đắc chỉ hậu, chí Kính sơn trú tích, huyền hóa đại chấn: sau khi xuất gia tu học, ngài nắm được tông chỉ tu hành thành Phật. Ngài hiểu rõ tông chỉ rằng “lý tuy đốn ngộ, sự phải tiệm tu”, về sau ngài đến núi Kính an trú nơi đó[1]. Chữ “tích” nghĩa là cây tích trượng. “Trụ tích” tức đem tích trượng để nơi đó. Lúc bấy giờ, phương cách giáo hóa bất khả tư nghì ấy rất hưng thịnh, khiến việc hoằng hóa của ngài ngày một phát triển.
Tăng vấn: “như hà thị đạo?” có một vị Hòa Thượng đến hỏi Thiền sư Đạo Khâm rằng: “thế nào là đạo?”
Sư viết: “sơn thượng hữu lý ngư, hải để hữu bồng trần” Thiền sư Đạo Khâm đáp: “trên núi có cá chép, dưới đáy biển bụi đất”. Chữ “bồng” tức chỉ cỏ dại, cỏ bồng (mượn đó để chỉ cho đất hoang), còn chữ “trần” là chỉ cho bụi bặm.
Vấn: “như hà thị Tổ sư Tây lai ý?” vị tăng hỏi tiếp: “những gì gọi là đại ý của Tổ sư từ phương Tây đến?”
Sư viết: “nhữ vấn đắc bất đương!” Thiền sư Đạo Khâm bèn nói: “ông hỏi chưa thích đáng!” Viết: “như hà đắc đương?” vị tăng ấy bèn hỏi: “thế nào mới là thích đáng?”
Sư viết: “đãi ngô diệt hậu, tức hướng nhữ thuyết” Thiền sư Đạo Khâm bèn nói: “ông hỏi sao cho đúng, đợi sau khi ta viên tịch rồi sẽ nói cho ông biết!”
Đường Đại Lịch tam niên, Đại Tông trưng chí khuyết hạ, thân gia chiêm lễ: vào năm Đại Lịch thứ 3, đời Đường, vua Đại Tông ban chiếu thỉnh Thiền sư Đạo Khâm vào hoàng cung cúng dường, khi Thiền sư Đạo Khâm đến chính vua Đại Tông đích thân ra nghinh đón, đảnh lễ và cúng dường ngài.
Đế duyệt, vị Trung quốc sư viết: “trẫm dục tứ khâm sư nhất danh” vua Đại Tông rất vui mừng, nói với Quốc sư Trung rằng: (tức quốc sư Huệ Trung ở núi Bạch Nhai Nam Dương) “trẫm muốn ban tặng cho Thiền sư Đạo Khâm một danh hiệu, đặt tên gì cho đúng đây?” Quốc sư hân nhiên phụng chiêu, nãi nghị hiệu Quốc Nhất yên: Quốc sư Trung rất hoan hỷ tiếp nhận mệnh lệnh của đức vua, cùng ngài thương lượng, rồi thưa rằng, đặt cho ngài ấy là “Thiền sư Quốc Nhất”, ý nói trong nước duy nhất chỉ có một vị.[2]
Hậu từ quy bổn sơn: sau đó Thiền sư Đạo Khâm từ biệt hoàng đế trở về núi Kính an trú nơi ấy.
Vu Trinh Nguyên bát niên thập nhị ngoạt thị tịch, thuyết pháp nhi thệ. Thụy Đại Giác Thiền sư: vào tháng 12 năm Trinh Nguyên thứ 8, đời vua Đường Đức Tông, Thiền sư lâm bệnh, ngài bảo đại chúng tựu hội lại và nói pháp cho mọi người nghe, sau đó ngài viên tịch. Đức vua bèn ban cho ngài thụy hiệu là Thiền sư Đại Giác.
Bài tán nói:
Vi chân pháp bảo, tác trượng phu sự: Thiền sư Đạo Khâm được biểu trưng như một vật báu quý giá trong giáo pháp, những việc ngài làm đều là những việc của bậc đại trượng phu.
Tị tổ song Kính, Long vương hiến địa: tại núi Kính, Thiền sư chính là vị tổ sư khai mở đạo mầu, chính vì thế các vua rồng đã hiến cúng cho ngài một miếng đất.
Mã sư thí hoặc, đế vương độn trí: Mã tổ đã dùng thư từ để đàm luận đạo pháp với ngài, xét thấy Thiền sư Đạo Khâm đã thấu ngộ được chân lý.[3] Hoàng đế nghe tin cũng đến cúng dường và cung kính ngài.
Đường Quốc Nhất nhân, thanh chấn bá thế: đời Đường, danh tiếng của Thiền sư được lưu truyền rộng rãi, người người đều sùng bái và tín ngưỡng ngài.
Vì sao phải nói đến núi Kính? Vì Thiền sư an trú nơi đó, người xưa thường dùng địa danh để xưng gọi ngài, để biểu ý tôn kính, không gọi bằng tên. Đó là vị nào? Đó là Kính Sơn. Kính Sơn vốn chẳng phải là tên của ngài, chỉ là nơi ngài an trú, người đời sau vì tôn kính bậc trưởng bối, bèn dùng tên địa danh không dùng tên người.
Lại tán kệ rằng:
Chữ “hựu” là dư thừa, vốn dĩ không cần thiết phải nói bài kệ này, nhưng vì lòng ngưỡng mộ. Thế nên tôi viết bài kệ tụng này để tán thán Thiền sư Đạo Khâm. Đối với các vị Thiền sư cho dù chúng ta có tán thán hay không tán cũng vậy, nhưng vì chúng ta là người đời sau, vì ngưỡng mộ muốn xưng tán chư vị Tổ sư tiền bối, nên đối trước tình cảnh không cần tán thán, cũng gắng gượng dùng vài câu thô sơ để làm việc này.
Tô Châu Côn Sơn long tượng xuất: Tô Châu là thành phố thuộc vùng Giang Nam Trung Hoa, nên có câu “trên có thiên đường, dưới có Tô Châu”, thiên đường tức chỉ một nơi rất đẹp, Tô Châu, Hàng Châu là nơi có thắng cảnh xinh đẹp, nào là núi đồi hùng vĩ, sông nước diễm lệ, khắp nơi phong cảnh cuốn hút, làm mê hoặc người. Đặc biệt là tại Côn Sơn, xuất hiện các loài rồng voi này để biểu thị những tác gia trong cửa Phật cũng chỉ các bậc thiện tri thức.
Thủy tập Nho giáo toàn cải đồ: lúc đầu Thiền sư Đạo Khâm vốn là người chuyên nghiên cứu về Nho giáo. Sau thấy học thuyết của Khổng Tử chưa được rốt ráo, như nói “tôi lúc 30 tuổi lập thân xử thế, năm 40 tuổi có thể tránh được sự sai lầm, không còn mê hoặc, 50 tuổi thì rõ biết về thiên mệnh, đến năm 60 tuổi thì có thể thuận theo thiên mệnh” (“tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh”), thế nên ngài quyết định xuất gia, và bắt đầu thay đổi phương pháp dụng công tu học của mình.
Kính phong trú tích chấn huyền hóa: Thiền sư đến sống ở núi Kính, từ đó Phật pháp bắt đầu hưng thịnh.
Vương cung cúng dường triển hồng đồ: hoàng đế vì kính phục nên mời Thiền sư vào cung điện cúng dường, lúc này, đại chí, đại nguyện tu hành của ngài cũng đã viên mãn.
Tôn hiệu Quốc Nhất chiêu đức nghiệp: sau đó hoàng đế ban tặng cho ngài một danh hiệu, đó là Thiền sư Quốc Nhất, bởi vì ngài đạo hạnh, phẩm đức tu hành của ngài đã thể hiện rõ rệt qua quá trình hành đạo.
Thụy vân Đại Giác biểu ai tư: đợi đến lúc ngài viên tịch, đức vua lại một lần nữa ban tặng cho ngài thụy hiệu là Thiền sư Đại Giác, điều này cũng thể hiện đức vua luôn nhớ tưởng, vĩnh viễn không quên được đức hạnh của Thiền sư Đạo Khâm.
Ngô bối Phật tử đương truy niệm: ngày nay những người xuất gia chúng ta, chớ nên xuất gia rồi lại sinh tâm biếng nhác, không chịu công phu những thời khóa sớm tối, cũng không chịu cúng ngọ. Tôi xin nói cho các vị biết, sau này các vị Sa di, Sa di ni, bất luận ai có bệnh, chỉ cần còn đi nổi, bắt buộc phải lên cúng dường ngọ trai, tụng kinh các thời sớm, tối. Không nên bỏ thời công phu khuya hoặc tối, không nên biếng nhác như vậy, chớ nên ăn không ngồi rồi đợi chết, hoặc làm ra vẻ người tu hành nhiều, nhưng thực tế chẳng công phu tu tập.
Bất luận người tu hành nào, chớ nên từ sáng đến tối cứ giả vờ bệnh tật, nếu các vị giả bệnh chắc chắn sẽ có một ngày bệnh thật, bệnh thật thì sẽ chết. Làm người xuất gia nếu không thật lòng tu đạo, cứ mãi sống ẩn nơi chốn già lam mà gạt gẫm mọi người, người xuất gia như vậy tương lai chắc chắn sẽ đọa địa ngục. Cho nên chúng ta cần phải học gương hạnh của các bậc cổ đức thánh hiền, chúng ta thử tìm xem chư vị thánh hiền thời xưa có ai giả vờ bệnh tật bao giờ? Cho dù là sanh bệnh thật, thì các vị vẫn y theo thời khóa tu tập. Khi tôi còn trẻ, mỗi khi sanh bệnh chẳng ai biết cả, nên lúc lên chánh điện tụng kinh thường bị ngất xỉu, tôi cũng chẳng bao giờ giả vờ bệnh, rồi ngồi đờ ở trong phòng đợi người bưng cơm đến. Thế nên nói “chư vị Phật tử nên nhớ lại những hành vi, đức hạnh của chư vị tổ sư thời xưa tu hành”.
Kiến hiền tư tề đạo bất cô: chúng ta nhìn thấy đạo đức, phẩm hạnh của những bậc có tu hành, thì nên hướng đến các vị học hỏi các gương hạnh ấy, để được giống như các ngài.
[1] Công án của Thiền sư Đạo Khâm sống ở núi Kính, trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục có ghi rằng: Thiền sư Đạo Khâm họ Chu, người Côn Sơn, thành phố Tô Châu, sau xuất gia sống ở núi Kính thuộc thành phố Hàng Châu, lúc đầu theo học Nho giáo. Đến năm 28 tuổi gặp được Thiền sư Huyền Tố, khi ấy ngài nói với Đạo Khâm rằng: “thấy ngươi có khí chất ôn hòa, chính trực, đây quả là chân pháp bảo”. Thiền sư Đạo Khâm cảm ngộ và hiểu được ý ngài, nhân đó xin làm đệ tử và theo xuất gia với Thiền sư Huyền Tố, Thiền sư Huyền Tố đích thân cạo tóc cho Đạo Khâm. Sau khi thọ giới xong, ngài dạy rằng: “con đi dọc theo con sông, đến núi Kính thì dừng lại”. Thiền sư Đạo Khâm vâng lời thầy đi về hướng Nam gặp một ngọn núi ở phía Đông Bắc, hỏi thăm những người tiều phu, họ nói: “đây là núi Kính”, vì vậy ngài dừng lại an trú nơi ấy.
[2] Công án “Quốc Nhất Thiền Sư” từ đây mà có, trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục cũng ghi rằng: năm Đại Lịch thứ 3, đời Đường, vua Đại Tông ban chiếu chỉ thỉnh Thiền sư Đạo Khâm vào hoàng cung cúng dường, chính đức vua đích thân ra đón tiếp và đảnh lễ. Một hôm, Thiền sư ở trong cung điện nhìn thấy đức vua bèn đứng dậy, vua liền nói: “Thiền sư sao lại đứng dậy?” Thiền sư Đạo Khâm đáp: “đàn việt vì sao phải xem xét tứ oai nghi của bần đạo”. Nghe xong nhà vua vui mừng nói với Quốc sư Huệ Trung rằng: “trẫm muốn ban tặng cho Thiền sư Đạo Khâm một danh hiệu”. Quốc sư Huệ Trung cũng vui vẻ bằng lòng làm theo ý vua, sau đó bèn đặt cho ngài một danh hiệu là Quốc Nhất.
[3] Công án Mã tổ thử nghiệm trình độ mê ngộ của Thiền sư Đạo Khâm, đã được ghi chép trong cuốn Chỉ Nguyệt Lục rằng: Mã tổ bảo người đem sách tặng, trong sách vẽ một hình tròn, biểu thị tính tuyệt đối của chân lý. Thiền sư Đạo Khâm lật sách ra thêm vào trong hình tròn một chấm rồi đóng lại. Quốc sư Huệ Trung nói: “Thiền sư Đạo Khâm bị Mã tổ gạt rồi”.