師,姓潘,富陽人也。母朱氏,夢日光入口,有娠。及誕,異香滿室,
遂名香光。九歲出家,二十一,於荊州果願寺受具。後詣長安西明寺復禮法
師處,學《華嚴經》、《起信論》。禮示以〈真妄頌〉,俾修禪那。代宗詔
國一禪師至闕下,師謁之,發明心地。及南歸,見秦望山有長松盤曲如蓋,
遂棲止其上。白侍郎出守杭郡,入山問道。師曰:「諸惡莫作,眾善奉
行。」白曰:「三歲孩童也曉得。」師曰:「八十老翁行不得。」忽一日,
謂侍者曰:「吾今報盡。」言訖坐亡。
贊曰
秦望山頭 是何模樣 月挂松枝 塵飛不上
至險至平 太守難諒 位高太危 徒懷悵望
或說偈曰
日光入口夢兆祥 異香滿室呈瑞相
九歲出家戒果願 三七參訪至長安
華嚴起信勤習誦 禪那般若倍鑽研
松結鳥窠避風雨 報盡立亡解脫鄉
Âm Hán Việt:
Sư, tính Phan, Phú Dương nhân dã. Mẫu Chu thị, mộng nhật quang nhập
khẩu, hữu thân. Cập đản, dị hương mãn thất, toại danh Hương Quang. Cửu tuế xuất
gia, nhị thập nhất, ư Kinh Châu Quả Nguyện tự thọ cụ. Hậu nghệ Trường An Tây
Minh tự phục lễ pháp sư xứ, học Hoa Nghiêm Kinh, Khởi Tín Luận. lễ thị dĩ chân
vọng tụng, tỉ tu thiền na. Đại Tông chiêu Quốc Nhất Thiền sư chí khuyết hạ, sư yết
chi, phát minh tâm địa. Cập nam qui, kiến tần vọng sơn hữu trưởng tùng bàn khúc
như cái, toại thê chỉ kỳ thượng. Bạch thị lang xuất thủ hàng quận, nhập sơn vấn
đạo. Sư viết: “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”. Bạch viết: “tam tuế hài
đồng dã hiểu đắc”. Sư viết: “bát thập lão ông hành bất đắc”. Hốt nhất nhật, vị thị
giả viết: “ngô kim báo tận”. Ngôn ngật tọa vong.
Tán viết:
Tần Vọng sơn đầu
Thị hà mô dạng
Nguyệt qua tùng chi
Lộc phi bất thượng
Chí hiểm chí bình
Thái thú nan lượng
Vị cao thái nguy
Đồ hoài trướng vọng.
Hoặc thuyết kệ viết:
Nhựt quang nhập khẩu mộng triệu tường
Dị hương mãn thất trình thụy tướng
Cửu tuế xuất gia giới Quả Nguyện
Tam thất tham phỏng chí Trường An
Hoa Nghiêm Khởi Tín cần tập tụng
Thiền na Bát nhã bội toàn nghiên
Tùng kết Điểu Khoa tỵ phong vũ
Báo tận lập vong giải thoát hương.
Dịch:
Thiền sư họ Phan, người Phú Dương. Mẹ họ Chu, một hôm nhân nằm mộng
thấy một luồng ánh sáng chạy vào miệng, từ đó bà thọ thai. Đến lúc ngài ra đời,
khắp trong nhà xông mùi hương lạ, nên mẹ ngài đặt tên cho ngài là Hương Quang.
Năm lên 9 tuổi, ngài xuất gia, đến năm 21 tuổi, ngài đến thọ giới cụ túc tại chùa
Quả Nguyện ở Kinh Châu. Sau ngài lại đến chùa Tây Minh ở Trường An theo
Pháp sư Phục Lễ học Kinh Hoa Nghiêm, Đại Thừa Khởi Tín Luận. Pháp Sư dùng
Chân Vọng Tụng khai thị để dạy ngài tu thiền. Khi vua Đại Tông ban chiếu thư
thỉnh Thiền sư Quốc Nhất vào cung, Thiền sư tìm đến bái yết, xin ngài truyền dạy
pháp môn tâm địa. Đến lúc ngài trở về phương Nam, nhìn thấy trong núi Tần Vọng
có cây tùng lâu năm, cành cây uốn khúc như chiếc lọng bèn nương thân nơi đó.
Lúc bấy giờ có thị lang họ Bạch đang nhậm chức quan thái thú ở Hàng Châu, một
hôm ông đến núi Tần Vọng tìm Thiền sư hỏi đạo. Thiền sư dạy: “các việc ác chớ
làm, các điều thiện nên làm”. Quan họ Bạch nói: “trẻ con 3 tuổi cũng biết điều ấy”.
Thiền sư nói: “ông lão 80 tuổi cũng chưa thực hành được”. Một hôm, Thiền sư nói
với người đệ tử thị giả rằng: “nay báo thân của ta đã tận”. Nói xong ngài ngồi ngay
thẳng thị tịch.
Bài tán nói:
Trên đỉnh núi Tần Vọng
Hình dạng núi ra sao
Trăng treo trên cành tùng
Bụi trần bay chẳng đến
Hiểm nguy nhưng yên ổn
Thái thú chẳng hiểu đặng
Chỗ cao lại nguy hiểm
Đồ chúng mãi nhớ thương
Bài kệ nói rằng:
Hào quang vào miệng hiển mộng lành
Hương lạ tỏa khắp hiện tướng tốt
Chín tuổi xuất gia Quả Nguyện tự
Hai mốt tham học tại Trường An
Hoa Nghiêm, Khởi Tín chuyên nghiên cứu
Thiền na Bát nhã hằng tư duy
Nhành tùng làm tổ tránh gió mưa
Báo thân buông xả đường giải thoát.
Giảng:
Thiền sư Đạo Lâm ở tổ chim, đời thứ 39, “điểu khòa” tức một tổ chim.
Sư, tính Phan, Phú Dương nhân dã: Thiền sư này tên là Đạo Lâm, họ
Phan, người Phú Dương.
Mẫu Chu thị, mộng nhật quang nhập khẩu, hữu thân: mẹ của ngài họ
Chu, cha họ Phan. Một hôm nọ vào lúc đêm, mẹ ngài nằm mộng trông thấy một
luồng ánh sáng đi vào miệng của bà, từ đó bà thọ thai, sinh được một bé trai.
Cập đản, dị hương mãn thất, toại danh Hương Quang: đợi đến ngày ngài ra đời, một
mùi hương rất lạ xông khắp nhà. Cho nên mẹ ngài đặt tên cho ngài là Hương
Quang. Mùi hương lạ này chưa ai được ngửi cả. Vì sao khắp nhà của ngài lại xông
mùi hương lạ như vậy? Bởi vì Thiền sư này trong kiếp quá khứ đã từng tu hành, là
bậc có đạo đức phạm hạnh, nên lúc ngài ra đời mới hiện tướng tốt này. Tướng tốt
này có lúc hiện ánh sáng, có lúc hiện hoa thơm, lúc thì xông mùi hương lạ, có vô
số điềm lành, cảnh giới này những người bình thường chẳng bao giờ thấy được, chỉ
những người có thiện căn sâu dày, có đầy đủ phước báo mới xuất hiện.
Cửu tuế xuất gia, nhị thập nhất, ư Kinh Châu Quả Nguyện tự thọ cụ:
năm lên 9 tuổi, Thiền sư Đạo Lâm xuất gia, đến năm 21 tuổi, ngài được thọ giới Sa
di, giới Tỳ kheo và giới cụ túc Bồ tát tại chùa Quả Nguyện ở Kinh Châu.
Hậu nghệ Trường An Tây Minh tự phục lễ pháp sư xứ, học Hoa
Nghiêm Kinh, Khởi Tín Luận: sau khi thọ cụ túc giới xong, Thiền sư Đạo Lâm
đi chu du khắp nơi tham học, sau đó ngài đến trụ tại chùa Tây Minh ở Trường An.
Tại đây có một vị Pháp sư tên Phục Lễ, ngài tìm đến thân cận để học Kinh Hoa
Nghiêm và Đại Thừa Khởi Tín Luận với Pháp sư. Lễ thị dĩ chân vọng tụng, tỉ tu
thiền na: Pháp sư Phục Lễ dạy ngài một bài kệ tụng tựa là “Chân Vọng Tụng”, sau
đó giảng giải để ngài tu tập thiền định.
Đại Tông chiêu Quốc Nhất Thiền sư chí khuyết hạ, sư yết chi, phát
minh tâm địa: vào đời Đường vua Đại Tông hạ chiếu mời Thiền sư Quốc Nhất
(tức Thiền sư Đạo Khâm ở núi Kính) đến hoàng cung, Thiền sư Điểu Khòa (Thiền
sư Đạo Lâm) bèn đến bái yết Thiền sư Quốc Nhất cầu xin ngài truyền dạy pháp
môn tâm địa.
Cập nam qui, kiến tần vọng sơn hữu trưởng tùng bàn khúc như cái, toại
thê chỉ kỳ thượng: đợi đến lúc ngài trở về phương Nam, nơi đây có một ngọn núi
tên núi Tần Vọng, trong núi có một cây tùng đã lâu năm, trên cây chỗ uốn khúc
giống như cây lọng bảo cái, vì thế ngài tạo một chỗ ở bên trong lót những cỏ tranh.
Vì hình dạng giống như một cái tổ chim, cho nên mọi người gọi ngài là Thiền sư Ô
Sào.
Bạch thị lang xuất thủ Hàng quận, nhập sơn vấn đạo: có cư sĩ Bạch
Hương Sơn, tên Bạch Cư Dị. Lúc bấy giờ Bạch Cư Dị làm quan Thái thú ở Hàng
Châu, một hôm ngài đến núi Tần Vọng thỉnh giáo Thiền sư Ô Sào phải tu hành như
thế nào?
Sư viết: “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” Thiền sư Ô Sào trả
lời rằng: “tất cả việc ác chớ làm, tất cả việc thiện nên làm”. Nghe trả lời xong,
Bạch Cư Dị liền nói, chỉ hai câu đơn giản như thế, mọi người ai cũng biết hết, cho
nên…
Bạch viết: “tam tuế hài đồng dã hiểu đắc” Bạch Cư Dị nói: “Thiền sư nói
hai câu ấy, đứa bé 3 tuổi cũng biết, còn tôi hỏi ngài phương thức tu đạo như thế
nào, ngài nói như vậy ư?” Bạch Cư Dị chẳng hiểu được ý tứ của Thiền sư Ô Sào.
Sư viết: “bát thập lão ông hành bất đắc” Thiền sư Ô Sào liền nói: “ông
nói đứa bé 3 tuổi cũng biết, nhưng người già 80 tuổi cũng không dễ gì thực hành
được ‘các ác chớ làm, việc thiện nên làm đấy!’”
Hốt nhất nhật, vị thị giả viết: “ngô kim báo tận”. Ngôn ngật tọa vong:
một hôm, Thiền sư nói với vị đệ tử thị giả rằng: “nay thọ mạng của ta đã hết, báo
thân của ta đã tận”. Nói xong, ngài bèn ngồi ngay ngắn thị tịch, chẳng hỏi điều gì,
cũng chẳng có bệnh đau, chỉ vì báo thân đã tận nên ra đi.
Bài tán nói:
Bài tán này nói:
Tần Vọng sơn đầu, thị hà mô dạng: ở xứ Hàng Châu có một ngọn núi tên
Tần Vọng, trên đỉnh núi thế nào?
Nguyệt qua tùng chi, lộc phi bất thượng: trên cành cây tùng dường như có
ánh trăng treo trên ấy, bụi trần không thể bám được, rất là trong sạch.
Chí hiểm chí bình, thái thú nan lượng: sống ở trên cây rất nguy hiểm,
nhưng rất bình an. Cư sĩ Bạch Hương Sơn không hiểu được ý ngài. Hai chữ “nan
lượng” nghĩa là không thông hiểu.1
Vị cao thái nguy, đồ hoài trướng vọng: sống trên cây vừa cao vừa nguy
hiểm, quan thái thú lo lắng cho ngài, không yên tâm.
Hoặc nói kệ rằng:
Bài kệ này có thể là dư. “Kệ” vì chúng ta gọi đó là thi thơ ư? Cũng không
giống thi thơ, nên chỉ có thể gọi là kệ tụng. Vậy kệ tụng chỉ cần qua loa là được,
luật bình trắc chẳng nghiêm khắc, chặt chẽ như làm thơ, nên tôi viết thành bài kệ
tụng. “Tán” tức là khen ngợi, đối với Thiền sư, chúng ta chẳng cần dùng ngôn ngữ
khen ngợi tán thán, vì chúng ta khen ngợi cũng chẳng tăng thêm sự quang minh,
tươi sáng cho ngài, hoặc chúng ta phỉ báng thì đức hạnh của ngài cũng chẳng giảm
bớt. Cho nên nói “ngợi khen chẳng thấy tăng, phỉ báng chẳng thấy giảm”. Tuy nói
như vậy, nhưng thông thường chúng ta có thói quen, khi không có việc gì làm, lại
thích làm việc gì đó, nên việc đó đối với tôi đã trở thành thói quen, khi rảnh rổi
thường tìm việc làm, nên ở đây khi giảng về mỗi vị Tổ sư xong, tôi thường viết 8
câu làm thành bài kệ tụng. Bài kệ tụng này nói như sau:
Nhựt quang nhập khẩu mộng triệu tường: trong câu đầu thuật về mẹ
Thiền sư một hôm nằm mộng thấy một luồng hào quang chạy vào miệng bà, sau đó
bà thọ thai, đây là một điềm báo tốt lành.
Dị hương mãn thất trình thụy tướng: đến khi ngài ra đời, trong nhà khắp
nơi xông mùi hương lạ, cho nên mẹ đặt tên cho ngài là Hương Quang, đây là biểu
hiện một tướng tốt lành.
Cửu tuế xuất gia giới Quả Nguyện: năm lên 9 tuổi, ngài chọn đường xuất
gia, sau đó đến chùa Quả Nguyện thọ giới.
Tam thất tham phỏng chí Trường An: đến năm 21 tuổi, ngài quyết định
lên đường đi chu du đó đây tham vấn, học hỏi, khi đến chùa Tây Minh ở Trường
An, ngài thường thân cận với Thiền sư Phục Lễ.
Hoa Nghiêm Khởi Tín cần tập tụng: khi ấy Thiền sư Phục Lễ giảng Kinh
Hoa Nghiêm và Luận Đại Thừa Khởi Tín… cho ngài nghe. Từ đó ngài ngày đêm
học tập không nghỉ bộ Kinh Hoa Nghiêm và bộ Đại Thừa Khởi Tín Luận.
Thiền na Bát nhã bội toàn nghiên: ngoài ra còn siêng năng hạ thủ công
phu tư duy, tu tập thiền định, về trí tuệ Bát nhã ngài cũng ra sức nghiên cứu miệt
mài, ví như đánh lửa, tuyệt đối phải liên tục, không gián đoạn cho đến lúc được lửa
mới dừng.
Tùng kết điểu khoa tỵ phong vũ: ngài sống trong một tổ rơm được làm ở
trên cây tùng, để tránh gió mưa nắng rét. Vì ngài thường tu tập ở đó, nên mọi
người gọi ngài là Thiền sư Ô Sào.
Báo tận lập vong giải thoát hương: đến khi hóa duyên của ngài đã tận, bèn
nói với người đệ tử thị giả rằng, ngài muốn ra đi, nói xong ngài ngồi nhập định rồi
viên tịch. Các vị suy nghĩ xem, sự ra đi của Thiền sư Ô Sào thật là tự tại giải thoát,
chẳng chút chướng ngại! Đó mới gọi là xa lìa mộng tưởng điên đảo, đạt được Niết
bàn cứu cánh.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
1. Công án Bạch Cư Dị hỏi Thiền sư Ô Sào, trong cuốn Chỉ Nguyệt Lục đã ghi chép như sau: lúc Bạch Cư Dị làm
quan thái thú ở Hàng Châu, ngài từng đi vào núi bái yết Thiền sư Ô Sào và hỏi: “Thiền sư sống nơi ấy rất nguy
hiểm”. Thiền sư đáp: “thái thú còn nguy hiểm hơn”. Bạch Cư Dị nói: “vị trí của đệ tử là giữ yên giang sơn, sao lại
nói nguy hiểm?” Thiền sư đáp: “lửa củi giao nhau, thức đại không dứt, chẳng phải là nguy hiểm ư?” Bạch Cư Dị lại
hỏi tiếp: “thế nào là đại ý Phật pháp?” Thiền sư đáp: “các ác chớ làm, điều thiện nên làm”. Nghe xong Bạch Cư Dị
nói: “điều ấy đứa bé 3 tuổi cũng biết điều đó”. Thiền sư đáp: “đứa bé 3 tuổi đều biết, nhưng người già 80 tuổi vẫn
chưa làm xong”. Nghe xong Bạch Cư Dị đảnh lễ rồi quay trở về.
遂名香光。九歲出家,二十一,於荊州果願寺受具。後詣長安西明寺復禮法
師處,學《華嚴經》、《起信論》。禮示以〈真妄頌〉,俾修禪那。代宗詔
國一禪師至闕下,師謁之,發明心地。及南歸,見秦望山有長松盤曲如蓋,
遂棲止其上。白侍郎出守杭郡,入山問道。師曰:「諸惡莫作,眾善奉
行。」白曰:「三歲孩童也曉得。」師曰:「八十老翁行不得。」忽一日,
謂侍者曰:「吾今報盡。」言訖坐亡。
贊曰
秦望山頭 是何模樣 月挂松枝 塵飛不上
至險至平 太守難諒 位高太危 徒懷悵望
或說偈曰
日光入口夢兆祥 異香滿室呈瑞相
九歲出家戒果願 三七參訪至長安
華嚴起信勤習誦 禪那般若倍鑽研
松結鳥窠避風雨 報盡立亡解脫鄉
Âm Hán Việt:
Sư, tính Phan, Phú Dương nhân dã. Mẫu Chu thị, mộng nhật quang nhập
khẩu, hữu thân. Cập đản, dị hương mãn thất, toại danh Hương Quang. Cửu tuế xuất
gia, nhị thập nhất, ư Kinh Châu Quả Nguyện tự thọ cụ. Hậu nghệ Trường An Tây
Minh tự phục lễ pháp sư xứ, học Hoa Nghiêm Kinh, Khởi Tín Luận. lễ thị dĩ chân
vọng tụng, tỉ tu thiền na. Đại Tông chiêu Quốc Nhất Thiền sư chí khuyết hạ, sư yết
chi, phát minh tâm địa. Cập nam qui, kiến tần vọng sơn hữu trưởng tùng bàn khúc
như cái, toại thê chỉ kỳ thượng. Bạch thị lang xuất thủ hàng quận, nhập sơn vấn
đạo. Sư viết: “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”. Bạch viết: “tam tuế hài
đồng dã hiểu đắc”. Sư viết: “bát thập lão ông hành bất đắc”. Hốt nhất nhật, vị thị
giả viết: “ngô kim báo tận”. Ngôn ngật tọa vong.
Tán viết:
Tần Vọng sơn đầu
Thị hà mô dạng
Nguyệt qua tùng chi
Lộc phi bất thượng
Chí hiểm chí bình
Thái thú nan lượng
Vị cao thái nguy
Đồ hoài trướng vọng.
Hoặc thuyết kệ viết:
Nhựt quang nhập khẩu mộng triệu tường
Dị hương mãn thất trình thụy tướng
Cửu tuế xuất gia giới Quả Nguyện
Tam thất tham phỏng chí Trường An
Hoa Nghiêm Khởi Tín cần tập tụng
Thiền na Bát nhã bội toàn nghiên
Tùng kết Điểu Khoa tỵ phong vũ
Báo tận lập vong giải thoát hương.
Dịch:
Thiền sư họ Phan, người Phú Dương. Mẹ họ Chu, một hôm nhân nằm mộng
thấy một luồng ánh sáng chạy vào miệng, từ đó bà thọ thai. Đến lúc ngài ra đời,
khắp trong nhà xông mùi hương lạ, nên mẹ ngài đặt tên cho ngài là Hương Quang.
Năm lên 9 tuổi, ngài xuất gia, đến năm 21 tuổi, ngài đến thọ giới cụ túc tại chùa
Quả Nguyện ở Kinh Châu. Sau ngài lại đến chùa Tây Minh ở Trường An theo
Pháp sư Phục Lễ học Kinh Hoa Nghiêm, Đại Thừa Khởi Tín Luận. Pháp Sư dùng
Chân Vọng Tụng khai thị để dạy ngài tu thiền. Khi vua Đại Tông ban chiếu thư
thỉnh Thiền sư Quốc Nhất vào cung, Thiền sư tìm đến bái yết, xin ngài truyền dạy
pháp môn tâm địa. Đến lúc ngài trở về phương Nam, nhìn thấy trong núi Tần Vọng
có cây tùng lâu năm, cành cây uốn khúc như chiếc lọng bèn nương thân nơi đó.
Lúc bấy giờ có thị lang họ Bạch đang nhậm chức quan thái thú ở Hàng Châu, một
hôm ông đến núi Tần Vọng tìm Thiền sư hỏi đạo. Thiền sư dạy: “các việc ác chớ
làm, các điều thiện nên làm”. Quan họ Bạch nói: “trẻ con 3 tuổi cũng biết điều ấy”.
Thiền sư nói: “ông lão 80 tuổi cũng chưa thực hành được”. Một hôm, Thiền sư nói
với người đệ tử thị giả rằng: “nay báo thân của ta đã tận”. Nói xong ngài ngồi ngay
thẳng thị tịch.
Bài tán nói:
Trên đỉnh núi Tần Vọng
Hình dạng núi ra sao
Trăng treo trên cành tùng
Bụi trần bay chẳng đến
Hiểm nguy nhưng yên ổn
Thái thú chẳng hiểu đặng
Chỗ cao lại nguy hiểm
Đồ chúng mãi nhớ thương
Bài kệ nói rằng:
Hào quang vào miệng hiển mộng lành
Hương lạ tỏa khắp hiện tướng tốt
Chín tuổi xuất gia Quả Nguyện tự
Hai mốt tham học tại Trường An
Hoa Nghiêm, Khởi Tín chuyên nghiên cứu
Thiền na Bát nhã hằng tư duy
Nhành tùng làm tổ tránh gió mưa
Báo thân buông xả đường giải thoát.
Giảng:
Thiền sư Đạo Lâm ở tổ chim, đời thứ 39, “điểu khòa” tức một tổ chim.
Sư, tính Phan, Phú Dương nhân dã: Thiền sư này tên là Đạo Lâm, họ
Phan, người Phú Dương.
Mẫu Chu thị, mộng nhật quang nhập khẩu, hữu thân: mẹ của ngài họ
Chu, cha họ Phan. Một hôm nọ vào lúc đêm, mẹ ngài nằm mộng trông thấy một
luồng ánh sáng đi vào miệng của bà, từ đó bà thọ thai, sinh được một bé trai.
Cập đản, dị hương mãn thất, toại danh Hương Quang: đợi đến ngày ngài ra đời, một
mùi hương rất lạ xông khắp nhà. Cho nên mẹ ngài đặt tên cho ngài là Hương
Quang. Mùi hương lạ này chưa ai được ngửi cả. Vì sao khắp nhà của ngài lại xông
mùi hương lạ như vậy? Bởi vì Thiền sư này trong kiếp quá khứ đã từng tu hành, là
bậc có đạo đức phạm hạnh, nên lúc ngài ra đời mới hiện tướng tốt này. Tướng tốt
này có lúc hiện ánh sáng, có lúc hiện hoa thơm, lúc thì xông mùi hương lạ, có vô
số điềm lành, cảnh giới này những người bình thường chẳng bao giờ thấy được, chỉ
những người có thiện căn sâu dày, có đầy đủ phước báo mới xuất hiện.
Cửu tuế xuất gia, nhị thập nhất, ư Kinh Châu Quả Nguyện tự thọ cụ:
năm lên 9 tuổi, Thiền sư Đạo Lâm xuất gia, đến năm 21 tuổi, ngài được thọ giới Sa
di, giới Tỳ kheo và giới cụ túc Bồ tát tại chùa Quả Nguyện ở Kinh Châu.
Hậu nghệ Trường An Tây Minh tự phục lễ pháp sư xứ, học Hoa
Nghiêm Kinh, Khởi Tín Luận: sau khi thọ cụ túc giới xong, Thiền sư Đạo Lâm
đi chu du khắp nơi tham học, sau đó ngài đến trụ tại chùa Tây Minh ở Trường An.
Tại đây có một vị Pháp sư tên Phục Lễ, ngài tìm đến thân cận để học Kinh Hoa
Nghiêm và Đại Thừa Khởi Tín Luận với Pháp sư. Lễ thị dĩ chân vọng tụng, tỉ tu
thiền na: Pháp sư Phục Lễ dạy ngài một bài kệ tụng tựa là “Chân Vọng Tụng”, sau
đó giảng giải để ngài tu tập thiền định.
Đại Tông chiêu Quốc Nhất Thiền sư chí khuyết hạ, sư yết chi, phát
minh tâm địa: vào đời Đường vua Đại Tông hạ chiếu mời Thiền sư Quốc Nhất
(tức Thiền sư Đạo Khâm ở núi Kính) đến hoàng cung, Thiền sư Điểu Khòa (Thiền
sư Đạo Lâm) bèn đến bái yết Thiền sư Quốc Nhất cầu xin ngài truyền dạy pháp
môn tâm địa.
Cập nam qui, kiến tần vọng sơn hữu trưởng tùng bàn khúc như cái, toại
thê chỉ kỳ thượng: đợi đến lúc ngài trở về phương Nam, nơi đây có một ngọn núi
tên núi Tần Vọng, trong núi có một cây tùng đã lâu năm, trên cây chỗ uốn khúc
giống như cây lọng bảo cái, vì thế ngài tạo một chỗ ở bên trong lót những cỏ tranh.
Vì hình dạng giống như một cái tổ chim, cho nên mọi người gọi ngài là Thiền sư Ô
Sào.
Bạch thị lang xuất thủ Hàng quận, nhập sơn vấn đạo: có cư sĩ Bạch
Hương Sơn, tên Bạch Cư Dị. Lúc bấy giờ Bạch Cư Dị làm quan Thái thú ở Hàng
Châu, một hôm ngài đến núi Tần Vọng thỉnh giáo Thiền sư Ô Sào phải tu hành như
thế nào?
Sư viết: “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” Thiền sư Ô Sào trả
lời rằng: “tất cả việc ác chớ làm, tất cả việc thiện nên làm”. Nghe trả lời xong,
Bạch Cư Dị liền nói, chỉ hai câu đơn giản như thế, mọi người ai cũng biết hết, cho
nên…
Bạch viết: “tam tuế hài đồng dã hiểu đắc” Bạch Cư Dị nói: “Thiền sư nói
hai câu ấy, đứa bé 3 tuổi cũng biết, còn tôi hỏi ngài phương thức tu đạo như thế
nào, ngài nói như vậy ư?” Bạch Cư Dị chẳng hiểu được ý tứ của Thiền sư Ô Sào.
Sư viết: “bát thập lão ông hành bất đắc” Thiền sư Ô Sào liền nói: “ông
nói đứa bé 3 tuổi cũng biết, nhưng người già 80 tuổi cũng không dễ gì thực hành
được ‘các ác chớ làm, việc thiện nên làm đấy!’”
Hốt nhất nhật, vị thị giả viết: “ngô kim báo tận”. Ngôn ngật tọa vong:
một hôm, Thiền sư nói với vị đệ tử thị giả rằng: “nay thọ mạng của ta đã hết, báo
thân của ta đã tận”. Nói xong, ngài bèn ngồi ngay ngắn thị tịch, chẳng hỏi điều gì,
cũng chẳng có bệnh đau, chỉ vì báo thân đã tận nên ra đi.
Bài tán nói:
Bài tán này nói:
Tần Vọng sơn đầu, thị hà mô dạng: ở xứ Hàng Châu có một ngọn núi tên
Tần Vọng, trên đỉnh núi thế nào?
Nguyệt qua tùng chi, lộc phi bất thượng: trên cành cây tùng dường như có
ánh trăng treo trên ấy, bụi trần không thể bám được, rất là trong sạch.
Chí hiểm chí bình, thái thú nan lượng: sống ở trên cây rất nguy hiểm,
nhưng rất bình an. Cư sĩ Bạch Hương Sơn không hiểu được ý ngài. Hai chữ “nan
lượng” nghĩa là không thông hiểu.1
Vị cao thái nguy, đồ hoài trướng vọng: sống trên cây vừa cao vừa nguy
hiểm, quan thái thú lo lắng cho ngài, không yên tâm.
Hoặc nói kệ rằng:
Bài kệ này có thể là dư. “Kệ” vì chúng ta gọi đó là thi thơ ư? Cũng không
giống thi thơ, nên chỉ có thể gọi là kệ tụng. Vậy kệ tụng chỉ cần qua loa là được,
luật bình trắc chẳng nghiêm khắc, chặt chẽ như làm thơ, nên tôi viết thành bài kệ
tụng. “Tán” tức là khen ngợi, đối với Thiền sư, chúng ta chẳng cần dùng ngôn ngữ
khen ngợi tán thán, vì chúng ta khen ngợi cũng chẳng tăng thêm sự quang minh,
tươi sáng cho ngài, hoặc chúng ta phỉ báng thì đức hạnh của ngài cũng chẳng giảm
bớt. Cho nên nói “ngợi khen chẳng thấy tăng, phỉ báng chẳng thấy giảm”. Tuy nói
như vậy, nhưng thông thường chúng ta có thói quen, khi không có việc gì làm, lại
thích làm việc gì đó, nên việc đó đối với tôi đã trở thành thói quen, khi rảnh rổi
thường tìm việc làm, nên ở đây khi giảng về mỗi vị Tổ sư xong, tôi thường viết 8
câu làm thành bài kệ tụng. Bài kệ tụng này nói như sau:
Nhựt quang nhập khẩu mộng triệu tường: trong câu đầu thuật về mẹ
Thiền sư một hôm nằm mộng thấy một luồng hào quang chạy vào miệng bà, sau đó
bà thọ thai, đây là một điềm báo tốt lành.
Dị hương mãn thất trình thụy tướng: đến khi ngài ra đời, trong nhà khắp
nơi xông mùi hương lạ, cho nên mẹ đặt tên cho ngài là Hương Quang, đây là biểu
hiện một tướng tốt lành.
Cửu tuế xuất gia giới Quả Nguyện: năm lên 9 tuổi, ngài chọn đường xuất
gia, sau đó đến chùa Quả Nguyện thọ giới.
Tam thất tham phỏng chí Trường An: đến năm 21 tuổi, ngài quyết định
lên đường đi chu du đó đây tham vấn, học hỏi, khi đến chùa Tây Minh ở Trường
An, ngài thường thân cận với Thiền sư Phục Lễ.
Hoa Nghiêm Khởi Tín cần tập tụng: khi ấy Thiền sư Phục Lễ giảng Kinh
Hoa Nghiêm và Luận Đại Thừa Khởi Tín… cho ngài nghe. Từ đó ngài ngày đêm
học tập không nghỉ bộ Kinh Hoa Nghiêm và bộ Đại Thừa Khởi Tín Luận.
Thiền na Bát nhã bội toàn nghiên: ngoài ra còn siêng năng hạ thủ công
phu tư duy, tu tập thiền định, về trí tuệ Bát nhã ngài cũng ra sức nghiên cứu miệt
mài, ví như đánh lửa, tuyệt đối phải liên tục, không gián đoạn cho đến lúc được lửa
mới dừng.
Tùng kết điểu khoa tỵ phong vũ: ngài sống trong một tổ rơm được làm ở
trên cây tùng, để tránh gió mưa nắng rét. Vì ngài thường tu tập ở đó, nên mọi
người gọi ngài là Thiền sư Ô Sào.
Báo tận lập vong giải thoát hương: đến khi hóa duyên của ngài đã tận, bèn
nói với người đệ tử thị giả rằng, ngài muốn ra đi, nói xong ngài ngồi nhập định rồi
viên tịch. Các vị suy nghĩ xem, sự ra đi của Thiền sư Ô Sào thật là tự tại giải thoát,
chẳng chút chướng ngại! Đó mới gọi là xa lìa mộng tưởng điên đảo, đạt được Niết
bàn cứu cánh.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
1. Công án Bạch Cư Dị hỏi Thiền sư Ô Sào, trong cuốn Chỉ Nguyệt Lục đã ghi chép như sau: lúc Bạch Cư Dị làm
quan thái thú ở Hàng Châu, ngài từng đi vào núi bái yết Thiền sư Ô Sào và hỏi: “Thiền sư sống nơi ấy rất nguy
hiểm”. Thiền sư đáp: “thái thú còn nguy hiểm hơn”. Bạch Cư Dị nói: “vị trí của đệ tử là giữ yên giang sơn, sao lại
nói nguy hiểm?” Thiền sư đáp: “lửa củi giao nhau, thức đại không dứt, chẳng phải là nguy hiểm ư?” Bạch Cư Dị lại
hỏi tiếp: “thế nào là đại ý Phật pháp?” Thiền sư đáp: “các ác chớ làm, điều thiện nên làm”. Nghe xong Bạch Cư Dị
nói: “điều ấy đứa bé 3 tuổi cũng biết điều đó”. Thiền sư đáp: “đứa bé 3 tuổi đều biết, nhưng người già 80 tuổi vẫn
chưa làm xong”. Nghe xong Bạch Cư Dị đảnh lễ rồi quay trở về.