三十四世永嘉真覺禪師
|
Nguyên văn:
師,諱玄覺,本郡人。丱歲出家,遍探三藏,精於禪觀。後至曹溪,繞祖三匝。祖曰:「大德自何方來?生大我慢!」師曰:「生死事大,無常迅速。」祖曰:「何不體取無生,了無速乎?」曰:「體即無生,了本無速。」祖曰:「汝甚得無生之意。」曰:「無生豈有意耶?」祖曰:「無意誰當分別?」曰:「分別亦非意。」祖歎曰:「善哉!如是。」師參禮,告辭。祖曰:「少留一宿。」翌日下山,回溫江,學者輻輳。後安坐示滅,諡無相大師,塔曰淨光。著〈禪宗修悟圓旨〉,名〈永嘉集〉、〈證道歌〉。
贊曰:
鑑在機先 氣吞佛祖 振錫而來 適逢其主
機用超越 如縛猛虎 一宿便歸 別開門戶
或說偈曰:宣公上人作
遍探三藏尋寶珠 普修萬行展鴻圖
生大我慢緣何故 去志迅疾胡太速
越宿下山且暫住 他日弘法莫糊塗
含笑而逝芳千古 證道歌留傳億秋
Âm Hán Việt:
Sư, húy Huyền Giác, Bổn Quận nhân. Quán tuế xuất gia, biến tham tam tạng, tinh ư thiền quán. Hậu chí Tào Khê, nhiễu tổ tam táp. Tổ viết: “Đại đức tự hà phương lai? Sinh đại ngã mạn!” Sư viết: “sinh tử sự đại, vô thường tấn tốc”. Tổ viết: “hà bất lễ thủ vô sinh, liễu vô tốc hồ?” viết: “thể tức vô sinh, liễu bổn vô tốc”. Tổ viết: “Nhữ thậm đắc vô sinh chi ý”. Viết: “vô sinh khởi hữu ý da?” tổ viết: “vô ý thùy đương phân biệt?” viết: “phân biệt diệc phi ý”. Tổ thán viết: “thiện tai! Như thị”. Sư tham lễ, cáo từ. Tổ viết: “thiểu lưu nhất túc”. Dực nhật hạ sơn, hồi ôn giang, học giả bức tấu. Hậu an tọa thị diệt, thụy Vô Tướng Đại Sư, tháp viết tịnh quang. Trước “Thiền Tông Tu Ngộ Viên Chỉ”, danh “Vĩnh Gia Tập”, “Chứng Đạo Ca”
Tán viết:
Giám tại cơ tiên
Khí thôn Phật tổ
Chấn tích nhi lai
Thích phùng kỳ chủ
Cơ dụng siêu việt
Như phược mạnh hổ
Nhất túc tiện quy
Biệt khai môn hộ.
Hoặc thuyết kệ viết: Tuyên công thượng nhân tác
Biến tham tam tạng tầm bảo châu
Phổ tu vạn hạnh triển hồng đồ
Sinh đại ngã mạn duyên hà cố
Khứ chí tấn tật hồ thái tốc
Việt túc hạ sơn thả tạm trú
Tha nhật hoằng pháp mạc hồ đồ
Hàm tiếu nhi thệ phương thiên cổ
Chứng đạo ca lưu truyền ức thu.
Dịch:
Đại sư húy là Huyền Giác, người Bổn Quận. Thuở còn bé đã xuất gia, ngài nghiên cứu tham học cả ba tạng kinh, luật, luận, tinh chuyên về pháp môn thiền quán. Về sau tìm đến Tào Khê, lúc đến đi nhiễu quanh Lục tổ ba vòng. Tổ trông thấy bèn hỏi: “Đại đức từ phương nào đến? sao lại sinh tâm ngã mạn như vậy!” Đại sư liền đáp: “sinh tử là việc lớn, vô thường lại nhanh chóng”. Tổ hỏi tiếp: “sao không thể nhập lý vô sanh, liễu đạt được chỗ không mau chóng?” Đại sư đáp: “thể tức vô sanh, liễu vốn không nhanh chóng” Tổ nói: “ông đã thâm nhập được ý vô sinh”. Đại sư hỏi: “vô sanh lẽ nào lại có chỗ nghĩ lường ư?” Tổ đáp: “không chỗ nghĩ lường vậy ai còn phân biệt?” Đại sư nói: “phân biệt cũng chẳng phải chỗ nghĩ lường”. Tổ nghe xong tán thán nói: “Lành thay! Thật đúng như vậy”. Đại sư đảnh lễ Tổ rồi cáo từ. Tổ nói: “hãy ở lại một đêm”. Sáng hôm sau xuống núi trở về Ôn Giang. Về sau hành giả đến tham học với Đại sư rất đông. Sau đó Đại sư an tọa thị tịch, vua ban thụy hiệu Vô Tướng Đại sư, bảo tháp hiệu Tịnh Quang. Tác phẩm trước tác gồm có Thiền Tông Tu Ngộ Viên Chỉ, hoặc còn gọi là Vĩnh Gia Tập, Chứng Đạo Ca.
Bài tán nói:
Trước quán cơ duyên
Phật tổ đại khí
Chống trượng mà đến
Đúng lúc gặp chủ.
Cơ dụng siêu việt
Như trói hổ dữ
Một đêm hồi quy
Tự lập đạo tràng.
Hoặc nói bài kệ rằng:
Tham học tam tạng tìm bảo châu
Rộng tu vạn hạnh xiển đạo mầu
Duyên chi sinh khởi đại ngã mạn
Đi mau về gấp cớ sao vội
Tạm trú qua đêm mai xuống núi
Ngày sau hoằng pháp chớ buông lung
Tự tại ra đi danh thơm mãi
Đạo Ca thi chứng lưu truyền khắp.
Giảng:
Thiền sư Vĩnh Gia Chân Giác đời thứ 34, Vĩnh Gia là địa danh tên một huyện. Người đời sau vì tôn kính vị tổ này, nên gọi ngài là Vĩnh Gia, tên của ngài là Chân Giác, nghĩa là giác ngộ chân chánh. Ngài đã trước tác tác phẩm Vĩnh Gia Tập, trong đó có bài Chứng Đạo Ca.
Sư, húy Huyền Giác, Bổn Quận nhân: Thiền sư này tên là Huyền Giác, là người huyện Vĩnh Gia, tỉnh Ôn Châu, họ Đới.
Quán tuế xuất gia: chữ “quán” ở đây ý chỉ lúc ngài còn bé, tuổi vừa lên 4 ngài đã xuất gia, nhỏ hơn chú tiểu An An và Quả Đà nửa số tuổi. Biến tham tam tạng, tinh ư thiền quán: hai chữ “tam tạng” chỉ cho kinh, luật và luận. Cả ba tạng này ngài đều nghiên cứu qua, đặc biệt là giáo quán trong tông Thiên Thai ngài còn nghiên cứu kỹ hơn.
Hậu chí Tào Khê, nhiễu tổ tam táp: về sau ngài tìm đến chùa Nam Hoa thuộc phái Tào Khê, lúc ấy lục tổ Huệ Năng đang đăng tòa thuyết pháp, ngài đi hướng về phía mặt nhiễu quanh pháp tòa ba vòng, giống như ngày nay chúng ta làm lễ thỉnh pháp vậy. Ngài cầm tích trượng chống xuống đất, đứng nơi đó, tướng mạo trông rất uy nghiêm.
Tổ viết: Đại đức tự hà phương lai? Sinh đại ngã mạn: Lục tổ đại sư nhìn ngài và nói: “người xuất gia vốn có ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, ông chẳng chút uy nghi, tám muôn tế hạnh cũng chẳng có. Nay ông đứng nơi đây, sinh khởi đại ngã mạn, ông muốn biểu thị tính anh hùng gì thế?” câu hỏi của tổ ngụ ý muốn hỏi Đại sư Vĩnh Gia từ phương nào đến? Vì sao lại đứng nơi ấy, ông có ý gì?
Sư viết: sinh tử sự đại, vô thường tấn tốc: Đại sư Vĩnh Gia liền đáp, vì sao lại như vậy? bởi vì việc sinh tử là việc lớn, sự vô thường đến rất nhanh.
Tổ viết: hà bất lễ thủ vô sinh, liễu vô tốc hồ? Lục tổ đại sư hỏi tiếp: “sao ông không hiểu về vô sanh, lại thông đạt về quy luật vô thường nhanh chóng ấy?”
Viết: “thể tức vô sinh, liễu bổn vô tốc: Đại sư Vĩnh Gia nói tiếp: “bổn thể bổn lai vốn không sanh, nếu ngài thông suốt thì chẳng có sanh. Nếu ngài liễu ngộ rồi thì nào có sự vô thường nhanh chóng kia? Do Ngài không hiểu, nên mới thấy vô thường nhanh chóng, nếu thấu triệt rồi tức chẳng có vô thường đâu cả!”
Tổ viết: Nhữ thậm đắc vô sinh chi ý: Lục tổ đại sư nói: “Ồ! Vậy là ông đã đạt được vô sanh pháp nhẫn, hiểu rõ ý nghĩa không có sinh tử!”
Viết: vô sinh khởi hữu ý da? Đại sư Vĩnh Gia bèn hỏi Lục tổ: “vô sanh còn có chỗ nghĩ lường ư?”
Tổ viết: vô ý thùy đương phân biệt? Lục tổ đại sư đáp: “nếu vô sanh chẳng có chỗ nghĩ lường, vậy ông phân biệt xem cái đó là ai? Còn nếu ông phân biệt, thì đó chính là ý thức thứ 6!”
Viết: phân biệt diệc phi ý: Đại sư Vĩnh Gia nói: “chỗ phân biệt của tôi chẳng phải là dùng ý thức phân biệt, mà là trí tuệ”.
Tổ thán viết: thiện tai! Như thị: Lục tổ đại sư bèn tán thán nói: “Lành thay! Ông thật rất giỏi, đúng là như vậy, đúng là như vậy”.
Sư tham lễ, cáo từ: Lục tổ đại sư tán thán Đại sư Vĩnh Gia xong, Đại sư Vĩnh Gia lập tức chỉnh trang y phục rồi cúi đầu đảnh lễ tổ và cáo từ ra về. Tổ viết: thiểu lưu nhất túc: Lục tổ đại sư nói: “ông nên nghỉ lại đây một đêm, chớ vội ra về!”, vì thế Đại sư Vĩnh Gia liền nghỉ lại nơi đây một đêm. Từ đó, mọi người đặt cho ngài cái tên là “Nhất Túc Giác”, ý nói nghỉ một đêm liền khai ngộ. Vậy nên ai đến Vạn Phật Thành, không cần phải nghỉ một đêm, chỉ cần một chút thời gian liền khai ngộ. Các vị khai ngộ rồi, nếu không dùng cơm thì sẽ đói.
Dực nhật hạ sơn, hồi ôn giang, học giả bức tấu: sáng hôm sau Đại sư Vĩnh Gia xuống núi, trở về tỉnh Ôn Châu nơi ngài trú ngụ, từ đó rất nhiều người theo ngài học đạo. Trong đoạn chánh văn dùng hai chữ “bức tấu” ý nói rất nhiều người đến tu học với ngài.
Hậu an tọa thị diệt: đến lúc viên tịch, ngài ngồi kiết già an tọa viên tịch. Thụy Vô Tướng Đại Sư, tháp viết tịnh quang: hoàng đế ban cho ngài thụy hiệu Vô Tướng Đại sư, bảo tháp hiệu Tịnh Quang Tháp. Trước Thiền Tông Tu Ngộ Viên Chỉ, danh Vĩnh Gia Tập, Chứng Đạo Ca: Đại sư đã trước tác bộ sách tựa là Thiền Tông Tu Ngộ Viên Chỉ, còn có tên khác là Vĩnh Gia Tập, trong đó có bài Chứng Đạo Ca.
Bài tán nói:
Giám tại cơ tiên, khí thôn Phật tổ: Đại sư giống như chiếc gương vậy, trước khéo nhận biết thời cơ. Với phong thái này, thậm chí đối với Phật, chư tổ ngài đều thấu suốt.
Chấn tích nhi lai, thích phùng kỳ chủ: khi đến ngài dùng tích trượng chống xuống đất, đúng lúc gặp tác gia này.
Cơ dụng siêu việt, như phược mạnh hổ: chữ “cơ” ở đây là chỉ căn cơ, ngài trước quán xét căn cơ, sau đó mới xiển dương giáo nghĩa, vì người nói pháp. Chữ “dụng” nghĩa là diệu dụng của ngài. Ngài phối hợp cả hai cơ và dụng vượt hơn những người khác, ví như cột trói con hổ dữ lại vậy.
Nhất túc tiện quy, biệt khai môn hộ: ý nói nghỉ một đêm rồi trở lại Ôn Châu, sau đó đi khắp nơi kiến lập đạo tràng để giáo hóa chúng sanh.
Hoặc nói bài kệ rằng:
Bài kệ này vốn dĩ không có cũng được, nhưng tôi muốn lập lại, nên nói thêm bài kệ, không có quan trọng lắm.
Biến tham tam tạng tầm bảo châu: vì sao Đại sư Vĩnh Gia phải nghiên cứu ba tạng kinh, luật, luận? Bởi vì ngài muốn tìm viên minh châu trong chéo áo.
Phổ tu vạn hạnh triển hồng đồ: Đại sư đọc thấy trong kinh, luật, luận nói rằng, cần phải tu lục độ vạn hạnh, cho nên ngài rộng tu lục độ vạn hạnh và chuyên học về pháp chỉ quán trong tông Thiên Thai.
Sinh đại ngã mạn duyên hà cố: về sau Đại sư tìm đến chỗ của Lục tổ Huệ Năng, xin Lục tổ ấn chứng cho ngài. Tuy nhiên trước khi ấn chứng, Đại sư bèn hướng về phía mặt nhiễu quanh pháp tòa ba vòng, dùng tích trượng chống dưới đất và đứng nơi đó giống như khúc gỗ vậy.
Lục tổ đại sư vừa nhìn thấy ngài bèn nói: “người xuất gia cần phải có ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, ông phải nên lễ phép. Ông đứng nơi đó giống như khúc gỗ, lại làm ra vẻ là bậc anh hùng, ông muốn biểu thị mình là đấng hào kiệt ư? Ông thật quá ngã mạn, vì sao ông phải làm như vậy?”
Nghe Lục tổ nói như vậy, nhưng Đại sư Vĩnh Gia chẳng trả lời lý do vì sao, chỉ nói: “sinh tử là việc lớn, vô thường nhanh chóng”. Lục tổ nghe xong, cảm thấy có lý, nên hỏi tiếp: “sao ông không học vô sanh pháp nhẫn? vì sao ông không biết rằng quỷ vô thường đến rất nhanh chóng?” ông quá ngã mạn vì chưa dứt hết sinh tử, việc lớn chưa rõ, nên đâu có thời giờ để đảnh lễ phải không.
Khứ chí tấn tật hồ thái tốc: sau khi giảng cho Đại sư Vĩnh Gia nghe và hiểu rõ xong, Lục tổ liền truyền trao diệu pháp tâm ấn cho ngài. Sau đó, Đại sư Vĩnh Gia khấu đầu đảnh lễ ba lạy rồi nói: “đệ tử trở về đây!” Lục tổ đại sư nói: “sao ông lại về gấp vậy? lúc đến cũng nhanh, mà về cũng nhanh, vì sao ông lại muốn về mau như vậy? ông ở lại đây nghỉ một đêm đi!”.
Việt túc hạ sơn thả tạm trú: ông đợi sáng mai rồi xuống núi, hôm nay ở lại đây nghỉ một đêm, chớ vội vã như vậy! ông kéo căng rồi lại xiết chặt, chậm rồi lại thả lỏng, chi bằng không căng không chậm, như thế mới thành công. Đoạn này ý Lục tổ muốn dạy Đại sư Vĩnh Gia rằng, chớ nên gấp vội, lúng túng, như thế mọi việc bỏ lỡ cơ hội, phạm sai lầm.
Tha nhật hoằng pháp mạc hồ đồ: Lục tổ bảo: hôm nay ông nghỉ lại nơi đây, đợi lúc trở về rồi hoằng dương Phật pháp, ông chớ lờ mờ bị vô minh che lấp, phải phá tan vô minh, sáng suốt không mê lầm. Một khi không mê mờ thì vô minh biến mất, vô minh không tồn tại thì trí tuệ phát sinh.
Hàm tiếu nhi thệ phương thiên cổ: về sau Đại sư Vĩnh Gia ngồi tại đó viên tịch, danh tiếng của ngài lưu truyền khắp muôn phương, mọi người đều nói Đại sư Vĩnh Gia là vị có công phu tu tập cao sâu.
Chứng Đạo Ca lưu truyền ức thu: Đại sư đã trước tác bài Chứng Đạo Ca, trong đó có câu: “anh thấy chăng, dứt học vô vi nhàn đạo nhân, chẳng trừ vọng tưởng chẳng cầu chân…” tác phẩm này lưu truyền trên ngàn năm, người người đều học tác phẩm này. Cho nên các vị thử suy nghĩ xem, năm lên 4 tuổi, Đại sư Vĩnh Gia đã xuất gia. Do vậy, Hòa thượng nói: những đứa bé con của các vị đến đây rồi, hãy để chúng ở lại nơi này cho xuất gia đừng đem chúng về. (cả đại chúng cùng cười)
師,諱玄覺,本郡人。丱歲出家,遍探三藏,精於禪觀。後至曹溪,繞祖三匝。祖曰:「大德自何方來?生大我慢!」師曰:「生死事大,無常迅速。」祖曰:「何不體取無生,了無速乎?」曰:「體即無生,了本無速。」祖曰:「汝甚得無生之意。」曰:「無生豈有意耶?」祖曰:「無意誰當分別?」曰:「分別亦非意。」祖歎曰:「善哉!如是。」師參禮,告辭。祖曰:「少留一宿。」翌日下山,回溫江,學者輻輳。後安坐示滅,諡無相大師,塔曰淨光。著〈禪宗修悟圓旨〉,名〈永嘉集〉、〈證道歌〉。
贊曰:
鑑在機先 氣吞佛祖 振錫而來 適逢其主
機用超越 如縛猛虎 一宿便歸 別開門戶
或說偈曰:宣公上人作
遍探三藏尋寶珠 普修萬行展鴻圖
生大我慢緣何故 去志迅疾胡太速
越宿下山且暫住 他日弘法莫糊塗
含笑而逝芳千古 證道歌留傳億秋
Âm Hán Việt:
Sư, húy Huyền Giác, Bổn Quận nhân. Quán tuế xuất gia, biến tham tam tạng, tinh ư thiền quán. Hậu chí Tào Khê, nhiễu tổ tam táp. Tổ viết: “Đại đức tự hà phương lai? Sinh đại ngã mạn!” Sư viết: “sinh tử sự đại, vô thường tấn tốc”. Tổ viết: “hà bất lễ thủ vô sinh, liễu vô tốc hồ?” viết: “thể tức vô sinh, liễu bổn vô tốc”. Tổ viết: “Nhữ thậm đắc vô sinh chi ý”. Viết: “vô sinh khởi hữu ý da?” tổ viết: “vô ý thùy đương phân biệt?” viết: “phân biệt diệc phi ý”. Tổ thán viết: “thiện tai! Như thị”. Sư tham lễ, cáo từ. Tổ viết: “thiểu lưu nhất túc”. Dực nhật hạ sơn, hồi ôn giang, học giả bức tấu. Hậu an tọa thị diệt, thụy Vô Tướng Đại Sư, tháp viết tịnh quang. Trước “Thiền Tông Tu Ngộ Viên Chỉ”, danh “Vĩnh Gia Tập”, “Chứng Đạo Ca”
Tán viết:
Giám tại cơ tiên
Khí thôn Phật tổ
Chấn tích nhi lai
Thích phùng kỳ chủ
Cơ dụng siêu việt
Như phược mạnh hổ
Nhất túc tiện quy
Biệt khai môn hộ.
Hoặc thuyết kệ viết: Tuyên công thượng nhân tác
Biến tham tam tạng tầm bảo châu
Phổ tu vạn hạnh triển hồng đồ
Sinh đại ngã mạn duyên hà cố
Khứ chí tấn tật hồ thái tốc
Việt túc hạ sơn thả tạm trú
Tha nhật hoằng pháp mạc hồ đồ
Hàm tiếu nhi thệ phương thiên cổ
Chứng đạo ca lưu truyền ức thu.
Dịch:
Đại sư húy là Huyền Giác, người Bổn Quận. Thuở còn bé đã xuất gia, ngài nghiên cứu tham học cả ba tạng kinh, luật, luận, tinh chuyên về pháp môn thiền quán. Về sau tìm đến Tào Khê, lúc đến đi nhiễu quanh Lục tổ ba vòng. Tổ trông thấy bèn hỏi: “Đại đức từ phương nào đến? sao lại sinh tâm ngã mạn như vậy!” Đại sư liền đáp: “sinh tử là việc lớn, vô thường lại nhanh chóng”. Tổ hỏi tiếp: “sao không thể nhập lý vô sanh, liễu đạt được chỗ không mau chóng?” Đại sư đáp: “thể tức vô sanh, liễu vốn không nhanh chóng” Tổ nói: “ông đã thâm nhập được ý vô sinh”. Đại sư hỏi: “vô sanh lẽ nào lại có chỗ nghĩ lường ư?” Tổ đáp: “không chỗ nghĩ lường vậy ai còn phân biệt?” Đại sư nói: “phân biệt cũng chẳng phải chỗ nghĩ lường”. Tổ nghe xong tán thán nói: “Lành thay! Thật đúng như vậy”. Đại sư đảnh lễ Tổ rồi cáo từ. Tổ nói: “hãy ở lại một đêm”. Sáng hôm sau xuống núi trở về Ôn Giang. Về sau hành giả đến tham học với Đại sư rất đông. Sau đó Đại sư an tọa thị tịch, vua ban thụy hiệu Vô Tướng Đại sư, bảo tháp hiệu Tịnh Quang. Tác phẩm trước tác gồm có Thiền Tông Tu Ngộ Viên Chỉ, hoặc còn gọi là Vĩnh Gia Tập, Chứng Đạo Ca.
Bài tán nói:
Trước quán cơ duyên
Phật tổ đại khí
Chống trượng mà đến
Đúng lúc gặp chủ.
Cơ dụng siêu việt
Như trói hổ dữ
Một đêm hồi quy
Tự lập đạo tràng.
Hoặc nói bài kệ rằng:
Tham học tam tạng tìm bảo châu
Rộng tu vạn hạnh xiển đạo mầu
Duyên chi sinh khởi đại ngã mạn
Đi mau về gấp cớ sao vội
Tạm trú qua đêm mai xuống núi
Ngày sau hoằng pháp chớ buông lung
Tự tại ra đi danh thơm mãi
Đạo Ca thi chứng lưu truyền khắp.
Giảng:
Thiền sư Vĩnh Gia Chân Giác đời thứ 34, Vĩnh Gia là địa danh tên một huyện. Người đời sau vì tôn kính vị tổ này, nên gọi ngài là Vĩnh Gia, tên của ngài là Chân Giác, nghĩa là giác ngộ chân chánh. Ngài đã trước tác tác phẩm Vĩnh Gia Tập, trong đó có bài Chứng Đạo Ca.
Sư, húy Huyền Giác, Bổn Quận nhân: Thiền sư này tên là Huyền Giác, là người huyện Vĩnh Gia, tỉnh Ôn Châu, họ Đới.
Quán tuế xuất gia: chữ “quán” ở đây ý chỉ lúc ngài còn bé, tuổi vừa lên 4 ngài đã xuất gia, nhỏ hơn chú tiểu An An và Quả Đà nửa số tuổi. Biến tham tam tạng, tinh ư thiền quán: hai chữ “tam tạng” chỉ cho kinh, luật và luận. Cả ba tạng này ngài đều nghiên cứu qua, đặc biệt là giáo quán trong tông Thiên Thai ngài còn nghiên cứu kỹ hơn.
Hậu chí Tào Khê, nhiễu tổ tam táp: về sau ngài tìm đến chùa Nam Hoa thuộc phái Tào Khê, lúc ấy lục tổ Huệ Năng đang đăng tòa thuyết pháp, ngài đi hướng về phía mặt nhiễu quanh pháp tòa ba vòng, giống như ngày nay chúng ta làm lễ thỉnh pháp vậy. Ngài cầm tích trượng chống xuống đất, đứng nơi đó, tướng mạo trông rất uy nghiêm.
Tổ viết: Đại đức tự hà phương lai? Sinh đại ngã mạn: Lục tổ đại sư nhìn ngài và nói: “người xuất gia vốn có ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, ông chẳng chút uy nghi, tám muôn tế hạnh cũng chẳng có. Nay ông đứng nơi đây, sinh khởi đại ngã mạn, ông muốn biểu thị tính anh hùng gì thế?” câu hỏi của tổ ngụ ý muốn hỏi Đại sư Vĩnh Gia từ phương nào đến? Vì sao lại đứng nơi ấy, ông có ý gì?
Sư viết: sinh tử sự đại, vô thường tấn tốc: Đại sư Vĩnh Gia liền đáp, vì sao lại như vậy? bởi vì việc sinh tử là việc lớn, sự vô thường đến rất nhanh.
Tổ viết: hà bất lễ thủ vô sinh, liễu vô tốc hồ? Lục tổ đại sư hỏi tiếp: “sao ông không hiểu về vô sanh, lại thông đạt về quy luật vô thường nhanh chóng ấy?”
Viết: “thể tức vô sinh, liễu bổn vô tốc: Đại sư Vĩnh Gia nói tiếp: “bổn thể bổn lai vốn không sanh, nếu ngài thông suốt thì chẳng có sanh. Nếu ngài liễu ngộ rồi thì nào có sự vô thường nhanh chóng kia? Do Ngài không hiểu, nên mới thấy vô thường nhanh chóng, nếu thấu triệt rồi tức chẳng có vô thường đâu cả!”
Tổ viết: Nhữ thậm đắc vô sinh chi ý: Lục tổ đại sư nói: “Ồ! Vậy là ông đã đạt được vô sanh pháp nhẫn, hiểu rõ ý nghĩa không có sinh tử!”
Viết: vô sinh khởi hữu ý da? Đại sư Vĩnh Gia bèn hỏi Lục tổ: “vô sanh còn có chỗ nghĩ lường ư?”
Tổ viết: vô ý thùy đương phân biệt? Lục tổ đại sư đáp: “nếu vô sanh chẳng có chỗ nghĩ lường, vậy ông phân biệt xem cái đó là ai? Còn nếu ông phân biệt, thì đó chính là ý thức thứ 6!”
Viết: phân biệt diệc phi ý: Đại sư Vĩnh Gia nói: “chỗ phân biệt của tôi chẳng phải là dùng ý thức phân biệt, mà là trí tuệ”.
Tổ thán viết: thiện tai! Như thị: Lục tổ đại sư bèn tán thán nói: “Lành thay! Ông thật rất giỏi, đúng là như vậy, đúng là như vậy”.
Sư tham lễ, cáo từ: Lục tổ đại sư tán thán Đại sư Vĩnh Gia xong, Đại sư Vĩnh Gia lập tức chỉnh trang y phục rồi cúi đầu đảnh lễ tổ và cáo từ ra về. Tổ viết: thiểu lưu nhất túc: Lục tổ đại sư nói: “ông nên nghỉ lại đây một đêm, chớ vội ra về!”, vì thế Đại sư Vĩnh Gia liền nghỉ lại nơi đây một đêm. Từ đó, mọi người đặt cho ngài cái tên là “Nhất Túc Giác”, ý nói nghỉ một đêm liền khai ngộ. Vậy nên ai đến Vạn Phật Thành, không cần phải nghỉ một đêm, chỉ cần một chút thời gian liền khai ngộ. Các vị khai ngộ rồi, nếu không dùng cơm thì sẽ đói.
Dực nhật hạ sơn, hồi ôn giang, học giả bức tấu: sáng hôm sau Đại sư Vĩnh Gia xuống núi, trở về tỉnh Ôn Châu nơi ngài trú ngụ, từ đó rất nhiều người theo ngài học đạo. Trong đoạn chánh văn dùng hai chữ “bức tấu” ý nói rất nhiều người đến tu học với ngài.
Hậu an tọa thị diệt: đến lúc viên tịch, ngài ngồi kiết già an tọa viên tịch. Thụy Vô Tướng Đại Sư, tháp viết tịnh quang: hoàng đế ban cho ngài thụy hiệu Vô Tướng Đại sư, bảo tháp hiệu Tịnh Quang Tháp. Trước Thiền Tông Tu Ngộ Viên Chỉ, danh Vĩnh Gia Tập, Chứng Đạo Ca: Đại sư đã trước tác bộ sách tựa là Thiền Tông Tu Ngộ Viên Chỉ, còn có tên khác là Vĩnh Gia Tập, trong đó có bài Chứng Đạo Ca.
Bài tán nói:
Giám tại cơ tiên, khí thôn Phật tổ: Đại sư giống như chiếc gương vậy, trước khéo nhận biết thời cơ. Với phong thái này, thậm chí đối với Phật, chư tổ ngài đều thấu suốt.
Chấn tích nhi lai, thích phùng kỳ chủ: khi đến ngài dùng tích trượng chống xuống đất, đúng lúc gặp tác gia này.
Cơ dụng siêu việt, như phược mạnh hổ: chữ “cơ” ở đây là chỉ căn cơ, ngài trước quán xét căn cơ, sau đó mới xiển dương giáo nghĩa, vì người nói pháp. Chữ “dụng” nghĩa là diệu dụng của ngài. Ngài phối hợp cả hai cơ và dụng vượt hơn những người khác, ví như cột trói con hổ dữ lại vậy.
Nhất túc tiện quy, biệt khai môn hộ: ý nói nghỉ một đêm rồi trở lại Ôn Châu, sau đó đi khắp nơi kiến lập đạo tràng để giáo hóa chúng sanh.
Hoặc nói bài kệ rằng:
Bài kệ này vốn dĩ không có cũng được, nhưng tôi muốn lập lại, nên nói thêm bài kệ, không có quan trọng lắm.
Biến tham tam tạng tầm bảo châu: vì sao Đại sư Vĩnh Gia phải nghiên cứu ba tạng kinh, luật, luận? Bởi vì ngài muốn tìm viên minh châu trong chéo áo.
Phổ tu vạn hạnh triển hồng đồ: Đại sư đọc thấy trong kinh, luật, luận nói rằng, cần phải tu lục độ vạn hạnh, cho nên ngài rộng tu lục độ vạn hạnh và chuyên học về pháp chỉ quán trong tông Thiên Thai.
Sinh đại ngã mạn duyên hà cố: về sau Đại sư tìm đến chỗ của Lục tổ Huệ Năng, xin Lục tổ ấn chứng cho ngài. Tuy nhiên trước khi ấn chứng, Đại sư bèn hướng về phía mặt nhiễu quanh pháp tòa ba vòng, dùng tích trượng chống dưới đất và đứng nơi đó giống như khúc gỗ vậy.
Lục tổ đại sư vừa nhìn thấy ngài bèn nói: “người xuất gia cần phải có ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, ông phải nên lễ phép. Ông đứng nơi đó giống như khúc gỗ, lại làm ra vẻ là bậc anh hùng, ông muốn biểu thị mình là đấng hào kiệt ư? Ông thật quá ngã mạn, vì sao ông phải làm như vậy?”
Nghe Lục tổ nói như vậy, nhưng Đại sư Vĩnh Gia chẳng trả lời lý do vì sao, chỉ nói: “sinh tử là việc lớn, vô thường nhanh chóng”. Lục tổ nghe xong, cảm thấy có lý, nên hỏi tiếp: “sao ông không học vô sanh pháp nhẫn? vì sao ông không biết rằng quỷ vô thường đến rất nhanh chóng?” ông quá ngã mạn vì chưa dứt hết sinh tử, việc lớn chưa rõ, nên đâu có thời giờ để đảnh lễ phải không.
Khứ chí tấn tật hồ thái tốc: sau khi giảng cho Đại sư Vĩnh Gia nghe và hiểu rõ xong, Lục tổ liền truyền trao diệu pháp tâm ấn cho ngài. Sau đó, Đại sư Vĩnh Gia khấu đầu đảnh lễ ba lạy rồi nói: “đệ tử trở về đây!” Lục tổ đại sư nói: “sao ông lại về gấp vậy? lúc đến cũng nhanh, mà về cũng nhanh, vì sao ông lại muốn về mau như vậy? ông ở lại đây nghỉ một đêm đi!”.
Việt túc hạ sơn thả tạm trú: ông đợi sáng mai rồi xuống núi, hôm nay ở lại đây nghỉ một đêm, chớ vội vã như vậy! ông kéo căng rồi lại xiết chặt, chậm rồi lại thả lỏng, chi bằng không căng không chậm, như thế mới thành công. Đoạn này ý Lục tổ muốn dạy Đại sư Vĩnh Gia rằng, chớ nên gấp vội, lúng túng, như thế mọi việc bỏ lỡ cơ hội, phạm sai lầm.
Tha nhật hoằng pháp mạc hồ đồ: Lục tổ bảo: hôm nay ông nghỉ lại nơi đây, đợi lúc trở về rồi hoằng dương Phật pháp, ông chớ lờ mờ bị vô minh che lấp, phải phá tan vô minh, sáng suốt không mê lầm. Một khi không mê mờ thì vô minh biến mất, vô minh không tồn tại thì trí tuệ phát sinh.
Hàm tiếu nhi thệ phương thiên cổ: về sau Đại sư Vĩnh Gia ngồi tại đó viên tịch, danh tiếng của ngài lưu truyền khắp muôn phương, mọi người đều nói Đại sư Vĩnh Gia là vị có công phu tu tập cao sâu.
Chứng Đạo Ca lưu truyền ức thu: Đại sư đã trước tác bài Chứng Đạo Ca, trong đó có câu: “anh thấy chăng, dứt học vô vi nhàn đạo nhân, chẳng trừ vọng tưởng chẳng cầu chân…” tác phẩm này lưu truyền trên ngàn năm, người người đều học tác phẩm này. Cho nên các vị thử suy nghĩ xem, năm lên 4 tuổi, Đại sư Vĩnh Gia đã xuất gia. Do vậy, Hòa thượng nói: những đứa bé con của các vị đến đây rồi, hãy để chúng ở lại nơi này cho xuất gia đừng đem chúng về. (cả đại chúng cùng cười)